Vatican đã ban hành một tài liệu hướng dẫn với những gợi ý dành cho các giám mục Công giáo để thúc đẩy sự hiệp nhất với các cộng đồng Ki-tô giáo khác, với những lời khuyên thiết thực về cách vượt qua những thách thức chung của vấn đề đại kết.
Tài liệu “Chỉ nam đại kết” dài 26 trang có tựa đề “Giám mục và Hiệp nhất Ki-tô hữu: một chỉ nam đại kết”, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn và được Hội đồng Tòa Thánh Hiệp nhất các Ki-tô hữu ban hành ngày 4/12, nhân kỷ niệm 25 năm thông điệp về đại kết Xin cho họ nên một của thánh Gioan Phao-lô II và 60 năm thánh Gioan XXIII thành lập Hội đồng Tòa Thánh về hiệp nhất các Ki-tô hữu.
Văn kiện nhấn mạnh trách nhiệm của các giám mục giáo phận trong việc thúc đẩy sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu trong phạm vi quyền hạn của họ và đưa ra những gợi ý thực hành về cách thức đạt được điều này.
Tài liệu giải quyết các câu hỏi như hôn nhân giữa một người Công giáo và một Ki-tô hữu không Công giáo, việc rước lễ và việc các cộng đồng Ki-tô giáo khác sử dụng tài sản của Giáo hội Công giáo.
Việc rước lễ của một Ki-tô hữu không Công giáo
Về việc rước lễ với một cộng đoàn Ki-tô không phải Công giáo, chỉ nam nhắc lại luật của Giáo hội, trong đó nói rằng một giám mục Công giáo có thể cho phép một Ki-tô hữu không phải Công giáo lãnh nhận Bí tích Thánh Thể trong những trường hợp “ngoại lệ”, ví dụ như nguy cơ tử vong hoặc “sự cần thiết nghiêm trọng”, miễn là người đó có chung niềm tin Công giáo về Bí tích Thánh Thể.
Đức Hồng y Kurt Koch nói rằng đó là lý do giáo luật điều số 844 nói rằng một Ki-tô hữu không hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo phải “biểu lộ đức tin Công giáo” về Bí tích Thánh Thể và được chuẩn bị hợp lệ.
Chỉ nam nhấn mạnh rằng “các bí tich không bao giờ có thể được chia sẻ chỉ vì phép lịch sự”.
Việc cho sử dụng tài sản của Công giáo
Một điểm mà tài liệu thấy có thể tạo hiểu lầm cho các tín hữu đó là việc cho phép một cộng đồng Ki-tô giáo khác sử dụng nhà thờ Công giáo. Chỉ nam nói rằng các Giám mục có thể đưa ra khả năng đó nếu có nhu cầu, nhưng phải phân định rằng việc này “sẽ không gây ra tai tiếng hoặc nhầm lẫn cho các tín hữu”.
Hôn nhân giữa tín hữu Công giáo với một Ki-tô hữu không Công giáo
Về hôn nhân giữa một tín hữu Công giáo và một Ki-tô hữu không phải Công giáo, chỉ nam nói rằng những cuộc hôn nhân này “không nên bị coi là vấn đề, vì chúng thường là nơi từ đó xây dựng sự hiệp nhất của các Ki-tô hữu”. Tuy nhiên, các mục tử không thể thờ ơ trước nỗi đau của sự chia rẽ của Ki-tô giáo mà những gia đình này trải qua. Chỉ nam khuyến nghị các giám mục gặp gỡ và lắng nghe các gia đình hôn nhân hỗn hợp trong giáo phận của họ, đặc biệt là trong thời gian chuẩn bị hôn nhân và khi các cặp vợ chồng có con và chuẩn bị cho các em lãnh nhận các bí tích. (CSR_8883_2020)
Hồng Thủy
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật Lễ Lá Năm C: Cùng Chúa Cất Bước
Th4
Thánh tích trái tim của Carlo Acutis sẽ được đưa đến Roma trong..
Th4
Niềm Hy Vọng Kitô Giáo, Giải Pháp Cho Con Người Thời Nay
Th4
Người Khuyết Tật Tham Gia Đời Sống Giáo Hội
Th4
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 14 (31/3 – 07/4/2025): Giáo Hội..
Th4
Chín điều nên biết về Tuần Thánh
Th4
Sáu điều tín hữu nên biết về Chúa Nhật Lễ Lá
Th4
Quý Cha Giáo Hạt Hòa Ninh Tĩnh Tâm Kỳ II Năm Thánh 2025
Th4
Ý nghĩa Chúa Nhật Lễ Lá
Th4
Đại Hội Người Khiếm Thị Và Bước Chân Hành Hương Của Những Người..
Th4
Hành Hương Năm Thánh Của Đại Chủng Viện Thánh Phanxicô Xaviê – “Cùng..
Th4
Đàng Thánh Giá Năm 2025: “Dấu chân hy vọng trên đường thương khó”
Th4
Đức Giáo Hoàng kêu gọi chúng ta bớt nhìn vào màn hình, và..
Th4
Suy Niệm Chúa Nhật V Mùa Chay Năm C: “Một Khởi Đầu Mới..
Th4
Giáo Xứ Tân Thành Khai Mạc Ngày Cao Điểm Tuần Chầu
Th4
Học Hỏi Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội Lần Thứ..
Th4
Danh Sách Các Điểm Hành Hương Năm Thánh 2025 Tại Việt Nam
Th4
Doanh nhân Giáo phận tĩnh tâm và hành hương Năm Thánh
Th4
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức
Th4
Suy Niệm Đàng Thánh Giá 2025: “Thập Giá – Niềm Hy Vọng Của..
Th4