“Đức Giêsu là ai?”. Đây có lẽ là câu hỏi mà mỗi người Kitô hữu chúng ta phải không ngừng lặp đi lặp lại trong suốt cả cuộc đời. Bởi lẽ, dẫu chúng ta luôn tuyên xưng mình là Kitô hữu, tức là người thuộc về Đức Kitô, là môn đệ của Người, thậm chí là bạn của Người, thế nhưng, ta có thực sự biết Người là ai chăng?
Mười hai môn đệ xưa đã từng chia sẻ cuộc sống với Đức Giêsu trong suốt ba năm hoạt động công khai của Người, thế mà hầu như tất cả đã không biết Người là ai và họ dễ dàng bỏ Người, chối Người, thậm chí là bán đứng Người.
Đức Giêsu đã tỏ lộ mình hoàn toàn bằng cách trở nên giống mỗi một chúng ta ngoại trừ tội lỗi,[1] nhưng Người vẫn luôn là một ẩn số gây biết bao tranh cãi – là cớ vấp phạm cho nhiều người[2] – từ xưa tới nay. Người – Đức Kitô Giêsu – vẫn luôn gần gũi bên ta, nhưng vẫn luôn là một ẩn số đối với tất cả chúng ta. Đức Giêsu, Đấng là vẻ đẹp từ ngàn xưa mà nơi Người chẳng bao giờ có gì thay đổi, nhưng vẻ đẹp ngàn đời đó vẫn mãi là vẻ đẹp mới mẻ đến bất tận cho mỗi một chúng ta khám phá và kiếm tìm.[3]
“Đức Giêsu là ai?”. Chúng ta nói là chúng ta biết Người, nhưng thực sự cái biết đó của chúng ta như thế nào? Chắc hẳn, việc biết Đức Giêsu không đơn giản như là nắm lấy một khái niệm, một định nghĩa, hay như là tích lũy một lượng kiến thức nào đó. Đó không thể là cái biết của sự cân – đo – đong – đếm. Đó không là cái biết có thể diễn tả trọn vẹn bằng ngôn ngữ hay bằng bất cứ phương cách nào mà con người có thể biết đến. Nhưng, thiết nghĩ, đó phải là cái biết của một cuộc dấn thân, một cuộc lên đường thực sự đi “đến nơi Người ở và ở lại với Người.”[4] Biết Đức Kitô ắt hẳn phải là một bước ngoặt của cuộc đời mỗi ai dám lên đường. Đó phải là cái biết của một mối tương giao cá vị được xây dựng trong tình yêu và sự kết hợp với Người. Đó là cái biết của ân ban, tức là sự mạc khải hay là sự tự biểu lộ chính mình của Người dành cho những kẻ Người muốn.
Để biết “Đức Giêsu là ai?”, thiết tưởng chúng ta chỉ có thể làm theo chỉ dẫn của chính Người: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.”[5] Để nhờ việc gắn kết với Người ta tiến đến chỗ ngày một trở nên “đồng hình đồng dạng”[6] với Người, hay đó là việc mỗi chúng ta phải trở nên một Kitô khác. Chẳng có ai có thể trả lời rõ ràng về một người hơn là chính người đó. Cho nên, chỉ khi ta trở nên một Kitô khác thì ta mới trả lời được cho câu hỏi: Đức Giêsu là ai?
Sương Thiên Linh
Nhật tác 21.02.2019 – suy niệm Tin mừng Mc 8,27-33.
[1] x. Dt 4,15.
[2] x. Lc 2,34-35.
[3] Ý của thánh Augustinô.
[4] x. Ga 1,39.
[5] x. Mt 11,28.
[6] x. Pl 3,10.
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật V Mùa Chay Năm C: “Một Khởi Đầu Mới..
Th4
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức
Th4
Ủy Ban Phụng Tự Lưu Ý Khi Cử Hành Nhiều Lần Nghi Thức..
Th4
Ý Cầu Nguyện Của Đức Giáo Hoàng – Tháng 4/2025
Th4
Lá Thư Mùa Chay (4): Sai Một Ly Đi Một Dặm
Th4
Tin Tổng Hợp Giáo Phận Hà Tĩnh Tháng 03/2025
Th4
Cáo Phó: Ông Cố Gioan Baotixita – Thân phụ của Nt. Têrêxa Cao..
Th4
Thánh Lễ Cao Điểm Tuần Chầu Lượt Giáo Xứ An Nhiên
Th4
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 13 (24/3 – 31/3/2025): Bác Ái..
Th4
Suy niệm Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm C: “Niềm Vui Của Người..
Th3
Đức Thánh Cha đau buồn trước động đất ở Myanmar, Thái Lan và..
Th3
Gia Đình Thánh Tâm Giáo Phận Tĩnh Huấn Tông Đồ Trong Dịp Hành..
Th3
“Đến Với Anh Em” – Chuyến Thăm Của Đức Cha Louis Nguyễn Anh..
Th3
VP-TGMGPHT: Thông báo Thánh Lễ Truyền Dầu năm 2025
Th3
Legio Curia Hạt Ngàn Phố – Tổ Chức Đại Hội Acies
Th3
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Chay C – Danh Người Là Thương..
Th3
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Hạt Ngàn Phố Tĩnh Tâm Mùa Chay
Th3
Quan điểm Kitô giáo về tác động của AI trên sự thật
Th3
Giải Đáp Vài Thắc Mắc Liên Quan Đến Phụng Vụ Mùa Chay Và..
Th3
Bài Hát Cộng Đồng Chúa Nhật 4 Mùa Chay Năm C
Th3