
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã mời gọi các tín hữu noi theo gương thánh Giuse, người đã thể hiện không phải bằng những lời nói “gió thoảng mây bay” nhưng bằng “hành động cụ thể”, trong buổi tiếp kiến chung ngày 29 tháng 01 năm 2025 mà ngài chủ trì. Tiếp tục chương trình giáo lý về cuộc đời Chúa Giêsu dưới ánh sáng của niềm hy vọng, ngài đã suy gẫm về Thánh Giuse, “cha nuôi” của Chúa Giêsu, dựa trên đoạn Thánh kinh trong đó thánh Giuse nhận ra người đính ước với mình, Đức Maria, đã mang thai.
Tình yêu của ngài bị “thử thách nghiêm trọng”, Đức Phanxicô lưu ý mọi người rằng tình thế này rất có thể dẫn tới đổ vỡ cuộc đính ước. Nhưng Thánh Giuse đã “không để bị những tình cảm bản năng xâm chiếm” mà để cho “sự khôn ngoan của Thiên Chúa” dẫn dắt. Trong lúc ngài quyết định rời bỏ Maria một cách kín đáo mà không để Maria bị nhục nhã, Chúa đã nói với ngài trong mộng, cho ngài biết rằng hài nhi trong lòng Maria đến từ “Thánh Linh” và sẽ là Đấng Cứu Độ. “Thánh Giuse không đòi phải có thêm bằng chứng, ngài tin tưởng vào Chúa”, Đức Phanxicô nhấn mạnh. Đức Giáo Hoàng thứ 266 lúc đó mới nêu tấm gương của Thánh Giuse, người đã “không thể hiện bằng lời nói mà tin tưởng, hy vọng và yêu thương”. Thánh Giuse không nói với những lời “gió thoảng mây bay mà bằng hành động cụ thể”, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh và chúc các tín hữu “được ơn biết lắng nghe hơn là nói”.
Sự im lặng của Thánh Giuse có tầm quan trọng đặc biệt
Các sách Thánh kinh đặc biệt ít đề cập đến Giuse: chỉ có Thánh Mathêu và Thánh Luca là nói trực tiếp về ngài; Thánh sử Máccô hoàn toàn không nói tới và Thánh Gioan chỉ hai lần gián tiếp nhắc đến Ngài: “Chúa Giêsu, con trai Giuse” (Gioan 1, 45 ; 6, 42). Tên của ngài gắn kết mãi mãi với tên của Đức Maria và Chúa Giêsu trong một sứ vụ chung: khiến cho công cuộc cứu độ loài người trở nên khả thi nhờ lời “fiat” (xin vâng theo lời Chúa truyền) lần lượt của hai vị: “Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô” (Mt 1,16). Vì các Thánh kinh không thuật lại một lời nào của Thánh Cả do đó chúng ta được mời gọi lắng nghe sự im lặng của ngài. Một sự im lặng nói lên rất nhiều, có thể giống hình ảnh sự im lặng của Đức Chúa Cha, Ngài chỉ phát biểu bằng ân huệ của Con Ngài, qua miệng của Con Ngài, bằng sự hiến tế của Con Ngài. “Sự im lặng của Thánh Giuse có tầm quan trọng đặc biệt” Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh điều đó trong Tông huấn về dung mạo và sứ mạng của Thánh Giuse trong đời sống của Đức Kitô và của Giáo hội, mang tên Redemptoris Custos, ngày 15 tháng 8 năm 1989. “Nhờ điều đó, người ta mới nắm bắt được hoàn toàn sự thật trong những phán đoán của Thánh kinh về Thánh Giuse: Người “công chính” (Mt 1,19). Phải biết đọc được sự thật đó, vì qua đó người ta mới thấy được một trong những chứng tá quan trọng nhất về con người và ơn gọi của Ngài.
Có thể bạn quan tâm
Thần Khí Sự Sống- Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Tại Giáo..
Th7
Chuyện Cái Gương Soi
Th7
Sứ Điệp Đức Thánh Cha Cho Ngày Thế Giới Ông Bà Và Người..
Th7
Linh mục – Người Tô Điểm Tấm Áo Đời Tôi
Th7
Thư ngỏ mời tham dự và phổ biến buổi cầu nguyện trực tuyến..
Th7
Cáo phó: Ông cố Phêrô – Thân phụ của Linh mục Phêrô Nguyễn..
Th7
Lễ Quan Thầy Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Hà Tĩnh: “Phục Vụ..
Th7
Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục Tại Giáo Phận Hà Tĩnh
Th7
Ngày 10.7: Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự, Tử Đạo
Th7
🔴Trực Tiếp: Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục 2025I Giáo phận Hà Tĩnh
Th7
Chầu Lượt Giáo Xứ Phù Kinh: Bí Tích Thánh Thể Là Nguồn Sống..
Th7
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu Lượt tại Giáo xứ Tri Bản
Th7
Giáo Xứ Chúc A: Hơn 200 Em Thiếu Nhi Lãnh Nhận Ấn Tín..
Th7
Suy Niệm Chúa Nhật XIV Thường Niên C – Triều Đại Thiên Chúa..
Th7
Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Đức Cha Châu Ngọc Tri Làm Thành Viên..
Th7
Sắc Lệnh Về Bản Văn Và Các Bài Đọc Được Sử Dụng Trong..
Th7
Đại Hội Giới Trẻ Giáo Hạt Minh Cầm Lần Thứ Vii – Năm..
Th7
Sứ Điệp Đức Thánh Cha Nhân Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Việc..
Th7
Thư Bổ Nhiệm Giám Mục Đặc Trách Kiến Thiết Trung Tâm Thánh Mẫu..
Th7
Các vị Thánh của tháng Bảy
Th7