BAN PHỤNG VỤ GIÁO PHẬN HÀ TĨNH

 

LỊCH PHỤNG VỤ

(2023-2024)

 

PHỤNG VỤ NĂM B

QUÝ MÃO – GIÁP THÌN

 

NHNG ĐIU CN BIT TRƯC

I. HUN TH VPHNG V

     Các mục tử không phải chỉ tuân giữ các lề luật trong các hoạt động Phụng vụ, để cử hành thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn phải làm cho tín hữu tham dự Phụng vụ một cách ý thức, linh động và hữu hiệu (HC. về Phụng vụ số 11).

     Tác vụ của Linh mục là tác vụ của toàn thể Giáo hội. Vì thế không thể thi hành tác vụ này, nếu không có sự vâng phục, sự hiệp thông cùng hàng giáo phẩm và chăm lo phục vụ Thiên Chúa và anh em. Bản chất phẩm trật của Phụng vụ, hiệu lực Bí tích và sự tôn trọng phải có đối với cộng đoàn giáo dân đòi Linh mục phải chu toàn nhiệm vụ trong việc phượng tự như thừa tác viên và người phân phát trung tín các mầu nhiệm Thiên Chúa, và không được tự đưa vào những lễ nghi không được quy định và chấp nhận trong các sách Phụng vụ (HT. Liturgicae instaurationes 5-9-1970, cuối số 1).

II. LỄ CHO GIÁO DÂN

Theo luật chung, đó là lễ mà Giám mục Giáo phận dâng để chỉ cho giáo dân trong Giáo phận (GL 388), và Linh mục quản xứ dâng lễ để chỉ cho giáo dân trong xứ mình (GL 534, §1).

GL 534,§1: “Sau khi đã nhận giáo xứ, Linh mục quản xứ có nghĩa vụ phải chỉ Thánh lễ cho giáo dân được giao phó cho mình, vào mỗi ngày Chúa nhật và lễ buộc trong Giáo phận; ai bị ngăn trở chính đáng, không cử hành được, thì phải nhờ người khác chỉ lễ trong chính ngày ấy, hay chính mình chỉ lễ vào những ngày khác”.

  • 2: “Linh mục phải coi nhiều giáo xứ, thì vào những ngày ở triệt 1, chỉ buộc chỉ một Thánh lễ cho toàn bộ giáo dân được giao phó cho mình”.
  • 3: “Linh mục quản xứ không làm đủ bổn phận ở triệt 1 và 2, thì đã bỏ bao nhiêu lễ, phải lo chỉ cho đủ bấy nhiêu lễ sớm hết sức”.

Riêng tại Việt Nam, theo văn thư của Bộ Truyền giáo, ngày 11/11/1987, phải chỉ lễ cho giáo dân trong những ngày sau đây:

  1. Lễ Chúa Giáng Sinh
  2. Lễ Chúa Hiển Linh
  3. Lễ Thánh Giuse, Bạn Đức Trinh Nữ Maria
  4. Lễ Phục Sinh
  5. Lễ Thăng Thiên
  6. Lễ Hiện Xuống
  7. Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô
  8. Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ
  9. Lễ các Thánh Nam Nữ
  10. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
  11. Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

III. VỀ VIỆC CỬ HÀNH THÁNH LỄ HÔN PHỐI

Khi cử hành hôn phối trong Thánh lễ, thì chỉ được cử hành Thánh lễ hôn phối vào một số ngày trong năm mà thôi.

1. Không được cử hành Thánh lễ hôn phối trong những ngày sau đây:

– Các lễ trọng buộc cũng như không buộc,

– Các Chúa nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh,

– Lễ tro và các ngày trong Tuần thánh,

– Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2/11),

– Các ngày trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Gặp những ngày trên, phải cử hành lễ theo ngày phụng vụ và đọc tất cả các bài Sách Thánh của ngày lễ đó. Vẫn đọc lời chúc hôn trong Thánh lễ, và cuối lễ có thể dùng công thức ban phép lành cho đôi tân hôn.

Nếu không phải là Tam Nhật Vượt Qua hay lễ trọng buộc, thì cũng có thể đọc một bài đọc về lễ hôn phối.

2. Các Chúa nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên: Cử hành Thánh lễ Chúa nhật, nhưng trong các bài Sách Thánh có thể đọc một bài về lễ hôn phối; nếu cử hành Thánh lễ không có cộng đồng tham dự, thì có thể cử hành toàn bộ Thánh lễ hôn phối (CE 603 và OCM mới [1990], các số: 34, 54, 56).

IV. THÁNH LỄ TRONG NHỮNG NGÀY THƯỜNG MÙA THƯỜNG NIÊN

Trong các ngày mùa Thường Niên có thể chọn:

  1. Hoặc một trong 34 Thánh lễ Chúa nhật Thường Niên: trong Thánh lễ đã chọn này, ngoài các lời nguyện của nó, có thể lấy các lời nguyện của một Chúa nhật Thường Niên khác, hoặc một trong các lời nguyện “tuỳ nhu cầu” (IM 323).
  2. Hoặc Thánh lễ về một vị thánh có tên ngày hôm đó trong sổ bộ các Thánh.
  3. Hoặc Thánh lễ tuỳ nhu cầu hay ngoại lịch.
  4. Hoặc bất cứ Thánh lễ cầu hồn nào, khi cử hành Thánh lễ cầu hồn hàng ngày thì phải chỉ cho những kẻ qua đời.

Nếu có giáo dân tham dự thì trước hết phải để ý đến lợi ích thiêng liêng của giáo dân, và đừng bắt người ta theo ý riêng mình, nhất là phải lưu ý đừng bỏ thường xuyên mà không có lý do chính đáng các bài đọc đã chỉ định cho từng ngày, trong sách các bài đọc các ngày trong tuần, vì Hội thánh muốn dọn cho giáo dân bàn tiệc Lời Chúa thịnh soạn hơn.

Cũng vì lẽ đó, Linh mục chỉ nên chọn Thánh lễ cầu hồn một cách chừng mực, vì Thánh lễ nào cũng được hiến tế để cầu cho kẻ sống và kẻ qua đời, và trong mọi kinh Tạ ơn đều có nhớ đến người quá cố.

Nơi nào giáo dân yêu thích lễ Votiva về Đức Mẹ hay các Thánh, thì hãy làm mỗi tuần ít là một lễ về các vị đó để thoả mãn lòng đạo đức chính đáng của họ.V

v. LỄ NHỚ TRÙNG CÁC MÙA PHỤNG VỤ ĐẶC BIỆT

1 – Nếu lễ nhớ trùng vào các Chúa nhật, lễ trọng, lễ kính, hoặc Thứ Tư Lễ Tro, Tuần Thánh và Tuần Bát Nhật Phục Sinh, thì coi như không có.

2 – Từ ngày 17 – 24 tháng 12 cũng như trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh và các ngày thường trong Mùa Chay, không cử hành một lễ nhớ bắt buộc nào, kể cả các lễ ghi trong lịch riêng. Còn giả sử có lễ nhớ bắt buộc nào trùng với các ngày trong Mùa Chay, thì năm đó, lễ ấy kể như lễ nhớ không bắt buộc.

3 – Trong những thời kỳ nói trên, nếu muốn kính nhớ một vị Thánh ghi trong lịch ngày hôm đó thì:

a – Giờ Kinh Sách, sau khi đọc bài các Giáo Phụ lấy trong phần riêng về mùa với câu xướng đáp, đọc thêm tiểu sử vị Thánh nhớ ngày hôm đó, với lời nguyện về vị Thánh để kết thúc.

b – Giờ Kinh Sáng, Kinh Chiều, sau lời nguyện riêng về mùa (bỏ câu kết thúc), có thể thêm điệp ca (riêng hay chung) và lời nguyện về vị Thánh rồi mới kết thúc.

c – Trong Thánh lễ của chính ngày, có thể đọc lời nguyện nhập lễ của lễ được nhớ, mà bỏ lời nguyện của ngày (trong lễ chỉ được đọc một lời nguyện nhập lễ mà thôi).

4 – Trong Mùa Chay, bỏ tất cả Alleluia trong phụng vụ Thánh lễ và phụng vụ giờ kinh.

VI. THỨ TỰ CẤP BẬC CỦA CÁC NGÀY PHỤNG VỤ

Thứ tự ưu tiên trong việc cử hành các ngày phụng vụ phải nhất thiết căn cứ vào bảng qui định sau đây:

Cấp I:

  1. Tam Nhật Vượt Qua Khổ Nạn và Phục Sinh
  2. Lễ Giáng Sinh, Lễ Hiển Linh, Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Lễ Hiện Xuống. Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh. – Thứ Tư lễ Tro. – Các ngày thứ Hai cho đến thứ Năm Tuần Thánh. – Các ngày trong tuần Bát nhật Phục Sinh.
  3. Các lễ trọng của Chúa, của Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh đã ghi trong lịch chung Giáo hội.

– Ngày cầu cho các tín hữu đã qua đời.

  1. Các lễ trọng riêng biệt (propriae) như:
  2. Lễ mừng Quan Thầy chính của một địa phương, một thành trì (oppidum) hoặc của thành phố (civitas).
  3. Lễ mừng Cung hiến hay kỷ niệm Cung hiến của nhà thờ riêng biệt (propria).
  4. Lễ Mừng Tước hiệu của nhà thờ riêng biệt (propria).
  5. Lễ Mừng Tước hiệu hoặc Đấng sáng lập, hoặc Quan Thầy của Hội dòng.

Cấp II:

  1. Các lễ kính của Chúa đã ghi trong lịch chung của Giáo hội.
  2. Các Chúa nhật Mùa Giáng sinh và Mùa quanh năm.
  3. Các lễ kính của Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh được ghi trong lịch chung của Giáo hội.
  4. Các lễ kính riêng biệt (propria), như
  5. Lễ Quan Thầy chính của Giáo phận.[1]
  6. Kỷ niệm Cung hiến Nhà thờ chính toà.[2]
  7. Lễ Quan Thầy chính của miền hoặc tỉnh, quốc gia, hay của một vùng rộng lớn.[3]
  8. Các ngày Mùa Vọng từ 17 đến 24 tháng 12.

Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh.

Các ngày Mùa Chay.

Cấp III:

  1. Những lễ nhớ buộc ghi trong lịch chung Giáo hội.
  2. Những lễ nhớ buộc riêng biệt (propria), như: Quan Thầy nhì của địa phương, của Giáo phận, của miền hay giáo tỉnh dòng.

Những lễ nhớ tuỳ ý.

VII. VIỆC CỬ HÀNH CÁC THÁNH LỄ TÙY NHU CẦU CŨNG NHƯ THÁNH LỄ CẦU HỒN.

       Kí hiệu:

 V1 = Thánh lễ có nghi thức riêng (IM 330).

Thánh lễ tuỳ nhu cầu và ngoại lịch do lệnh hay phép của Đấng thường quyền sở tại (IM 332).

V2 = Thánh lễ tuỳ nhu cầu và ngoại lịch theo sự xét đoán của vị phụ trách thánh đường hay của chính Linh mục chủ tế (IM 333).

V3 = Thánh lễ tuỳ nhu cầu và ngoại lịch theo lòng đạo đức của giáo dân (IM 329).

D1 = Thánh lễ An táng (IM 336).

D2 = Thánh lễ cầu hồn sau khi được tin người chết, ngày cải táng hoặc trong ngày giỗ đầu (IM 337).

D3 = Thánh lễ cầu hồn hằng ngày (IM 337).

ÁP DNG

1Tam Nhật Vượt Qua 

Cấm tất cả các lễ trên.

2Các Chúa nhật MV, MC, MPS
3Các lễ trọng buộc
4Các lễ trọng không buộc, lễ cầu cho các tín hữu đã qua đờiĐược cử hành lễ an táng D1
5Thứ Tư lễ Tro; Thứ 2, 3, 4 Tuần Thánh
6Các ngày Tuần Bát Nhật Phục Sinh
7Các Chúa nhật Mùa GS và Mùa TNĐược cử hành

V1; D1

8Các lễ kính
9Các ngày kể từ ngày 17 đến 24 tháng 12 

Được cử hành

V1; D1; D2

10Các ngày Tuần Bát Nhật Giáng Sinh
11Các ngày Mùa Chay
12Các lễ nhớ buộcĐược cử hành

V1; V2;

D1; D2

13Các lễ được nhớ
14Các ngày Mùa Vọng đến 16 tháng 12
15Các ngày Mùa GS từ ngày 2 tháng 1
16Các ngày Mùa PS sau tuần Bát NhậtĐược cử hành

V1; V2; V3;

D1; D2; D3

17Các ngày quanh năm

VIII. THAM DỰ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT VÀ LỄ TRỌNG

Luật Chúa dạy thánh hoá Chúa nhật. Luật Giáo Hội dạy giữ Thánh lễ Chúa nhật và các ngày lễ buộc (GL.1248). Công Đồng Vatican II dạy: “Trong ngày Chúa nhật, các Kitô hữu phải họp nhau để nghe Lời Chúa và tham dự thánh lễ Tạ ơn, để kính nhớ cuộc Thương khó, sự sống lại vinh quang của Chúa Giêsu, đồng thời cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã dùng sự Phục Sinh của Chúa Kitô từ trong kẻ chết mà tái sinh họ trong niềm hy vọng sống động(1Pr 1,3; PV. 106). Vậy mọi tín hữu đã đến tuổi khôn khi không mắc ngăn trở chính đáng, buộc phải tham dự thánh lễ Chúa nhật và lễ buộc. Giáo luật mới cho phép giữ lễ chiều thứ 7 hoặc chiều áp lễ buộc thay cho Chúa nhật hay lễ buộc đó: “Người nào tham dự Thánh lễ được cử hành theo nghi thức Công giáo trong chính ngày lễ hoặc chiều ngày áp lễ ở bất cứ nơi nào, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh lễ” (GL. 1248§1).

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Đ  =   ĐỏGh  =  Giáo hoàngMC =  Mùa Chay
Tm  =  TímGm =  Giám mụcPS  =  Phục Sinh
Tr  =  TrắngLm =  Linh mụcMV  =  Mùa Vọng
X  =  XanhTh  =  ThánhGS  =  Giáng Sinh
Ht  =  Hội thánhĐtr =  Đồng trinhTN  =  Thường Niên
Tđ  =  Tử  đạo

Lưu ý: Lễ votiva đầu tháng:  Áo lễ trắng.

TAM NHẬT VƯỢT QUA

  1. Linh mục không coi xứ không được cử hành Thánh lễ trong ba ngày: thứ 5, thứ 6, thứ 7 Tuần Thánh, trừ khi có đồng tế ngày thứ Năm làm phép Dầu, hoặc phải thay thế cha xứ.
  2.  Linh mục coi xứ hoặc thay thế cha xứ:

* Ngày thứ Năm:

 – Được cử hành một lễ trọng và phải kiệu Thánh Thể sang Nhà tạm (dọn trong cùng một nhà thờ) để giáo dân chầu. (Có thể chầu cho đến nửa đêm; sau nửa đêm chỉ được chầu đơn giản). Việc kiệu Thánh Thể hôm nay chỉ có tính cách nghi thức, nhớ việc Chúa Giêsu vào vườn Giệt với một tâm hồn “Thầy buồn đến chết được”, chỉ mười một Tông đồ đi theo. Vì thế chỉ có giáo sĩ, nếu không thì một số ít giáo dân cầm nến đi rước mà thôi. Không: trống, nhạc, cờ, lọng, kể cả phương du.

– Phải cử hành lễ trọng sau 5 giờ chiều. Ngoài ra cha phụ trách được cử hành một lễ khác ở xứ mình phụ trách và phải cử hành sau một giờ chiều, trừ khi ở xa quá 10 cây số, thì được phép làm trong buổi sáng.

– Nơi nào không cử hành được lễ trọng để kiệu Mình Thánh thì được cử hành một lễ thường vào buổi chiều để cho rước lễ.

* Ngày thứ Sáu:

– Trong cùng một nhà thờ, đã có Thánh lễ trọng và kiệu Mình Thánh hôm thứ Năm, thì phải cử hành nghi lễ trọng thể chiều thứ Sáu và cho rước lễ. Trái lại, khi không có lễ trọng ngày thứ Năm, thì thứ Sáu không được cử hành nghi thức trọng thể và không được cho rước lễ. Mở ảnh đơn giản thì không cấm.

– Nghi lễ cử hành vào lúc 3 giờ chiều. Nếu cần làm hai nơi, thì được phép cử hành một nơi vào lúc 1 giờ chiều.

* Ngày thứ Bảy:

– Trong bất cứ nhà thờ nào, dù thứ Năm và thứ Sáu không làm gì, cũng được cử hành trọng thể một lễ trọng với đầy đủ nghi thức, và được phép cử hành sớm nhất là sau lúc mặt trời lặn.

– Nơi nào không thể cử hành nghi lễ trọng thể được, thì cũng không được làm lễ thường, dù thứ Năm và thứ Sáu đã cử hành đầy đủ các nghi thức.

 – Hôm nay trừ của ăn đàng, không ai được rước lễ ngoài Thánh lễ, dù kẻ liệt.

IX. MỘT VÀI THAY ĐI TRONG QUY CH TNG QUÁT CA SÁCH L RÔMA

1. Trong Thánh lễ, Linh mục chỉ được thích nghi những chỗ mà chữ đỏ dự trù; ngoài ra không được tự ý thêm, bớt hoặc thay đổi (24). Chẳng hạn, Linh mục được phép nói đôi lời dẫn vào một số nghi thức như: trước nghi thức sám hối, trước các bài đọc, và trước phép lành cuối lễ (nhưng không bao giờ được nói trong chính Kinh Tạ Ơn) (31).

2. Nghi thức bẻ bánh chỉ dành cho Linh mục và phó tế (83), vì thế thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh không được làm.

3. Sự thinh lặng là thành phần của cử hành phụng vụ, chứ không phải là một gợi ý nên hay không nên giữ. Những lúc thinh lặng là: trong nghi thức sám hối và sau lời mời cầu nguyện; sau bài đọc 1 và bài đọc 2 (có thể), sau bài diễn giảng; sau hiệp lễ. Hơn nữa, ngay từ trước khi cử hành Thánh lễ, còn nên giữ thinh lặng trong nhà thờ, trong phòng thánh và ở những nơi gần đó (45, 56).

4. Khi Giám mục Giáo phận cử hành Thánh lễ, phải có bảy chân nến (117, 307).

– Trong các cử hành long trọng, sau khi Tin Mừng được công bố, Giám mục có thể giơ cao sách Tin Mừng để ban phép lành cho dân chúng (171).

5. Trên hoặc gần bàn thờ, kể cả ngoài Thánh lễ, thường xuyên phải có một Thánh giá, mà cộng đoàn có thể nhìn thấy rõ ràng. Qui chế cũ chỉ nói trống là Thánh giá (crux). Qui chế mới nhấn mạnh ba lần: Thánh giá có tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh, để nhắc cho tín hữu cuộc thương khó cứu độ của Chúa (117, 120, 122, 308).

6. Chỉ có thừa tác viên Lời Chúa mới được lên giảng đài, còn những người khác như ca trưởng, người dẫn lễ v.v… thì không.

X. CHỈ DN V L ĐNG T TRONG GIÁO PHN HÀ TĨNH

1. Giáo lý về lễ đồng tế

Thánh lễ đồng tế đã được Công đồng Vatican II truyền lập lại và cho sử dụng rộng rãi hơn trong văn kiện đầu tiên, tức Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh (SC 57), rồi sau trong sắc lệnh về sứ  vụ và đời sống Linh mục (PO 8). Vấn đề còn được nhắc tới nhiều lần trong các văn kiện hậu Công Đồng, đặc biệt có hai văn kiện chính thức đề cập riêng về đồng tế, đó là: Nghi Thức Đồng Tế, do Bộ Nghi Lễ và Hội đồng thực thi Hiến chế về Phụng vụ soạn thảo và công bố ngày 07-03-1965 và bản công bố ngày 07-08-1972 của Bộ Phụng tự về việc nên đồng tế trong các lễ tại tu viện, Thánh lễ của cộng đoàn và được làm lễ hay đồng tế nhiều lần trong ngày.

Theo các văn kiện này cũng như theo giáo lý truyền thống của Giáo hội, thì việc đồng tế nói lên tính duy nhất của chức tư tế cũng như của Linh mục đoàn (x. SC 57); bày tỏ sự hiệp thông giữa các Giáo hội (UR 15: EM 8); biểu lộ tính duy nhất của Giáo hội về Hiến lễ và chức tư tế, là hình thức cử hành Thánh Thể trổi vượt trong các cộng đoàn và là hành động của toàn thể cộng đoàn, vì thế rất thích hợp cho Giám mục và Linh mục đoàn của ngài. Quả thực việc các Linh mục đồng tế với Giám mục của mình rất có ý nghĩa và giá trị.

Sau đây là một vài đoạn tiêu biểu trích ra từ những văn kiện trên:

Trong các hình thức cử hành Thánh Thể khác nhau, có một hình thức có giá trị đặc biệt, đó chính là việc đồng tế, mà Công đồng đã thiết lập lại trong thực hành chung của Giáo hội. Không nên coi việc đồng tế nầy như chỉ là phương thế để vượt qua những khó khăn thực tiễn, có thể xảy ra, như phải gia tăng nhiều cử hành cá nhân. Cần phải nhìn vào giá trị giáo lý thực sự, có sức biểu lộ tính duy nhất của Hy lễ và chức Tư tế, tính duy nhất của toàn thể dân Chúa trong hành động linh thánh, và sau hết, sự gia tăng đức ái chân chính, hiệu quả của Thánh Thể, giữa những người cùng cử hành Hy lễ độc nhất nầy.

Đặc tính kép ba chung cho mọi Thánh lễ như được đặt ra trước mắt cách đặc biệt hơn trong nghi thức mà nhiều Linh mục cùng đồng tế một Thánh lễ. Vì chưng, vì lý do cử hành Thánh lễ mà nhiều linh mục, nhờ quyền năng của cùng một chức tư tế và nhân danh cùng một Linh Mục Thượng Phẩm, một lòng một tiếng cùng nhau hành động, và bằng một hành động bí tích duy nhất, cùng làm nên (conficere) và hiến dâng một Hy Tế Duy nhất, đồng thời cùng tham dự vào cùng một Hy lễ ấy.

 Vì vậy khi cử hành Hy lễ, trong đó các tín hữu cùng tham dự cách ý thức và tích cực theo thể thức riêng của cộng đoàn, nhất là khi có Giám mục chủ toạ, thì Giáo hội được biểu lộ cách chính yếu trong sự duy nhất của Hy lễ và chức Tư tế, trong lời tạ ơn duy nhất, quanh một bàn thờ duy nhất cùng với các thừa tác viên và toàn thể dân thánh.

2. Quy luật điều hành việc đồng tế

Quy luật điều hành đồng tế đã được quy chế Sách Lễ Rôma xác định trong những số 153 – 208. Vì coi “đồng tế biểu lộ cách thích đáng tính duy nhất của chức tư tế, của hy lễ và của toàn thể dân Chúa” (QCSL 153), nên trên nguyên tắc, không những cho phép đồng tế mà còn nêu ra những trường hợp buộc phải đồng tế và những trường hợp nên đồng tế.

2.1. Những điều phải giữ trong lễ đồng tế

a- Khi chủ tế đã khai lễ, không tư tế nào được vào đồng tế hay tiếp nhận ai vào đồng tế nữa.

b- Từ khi bắt đầu rước nhập lễ đến kết thúc Thánh lễ, các Linh mục đồng tế không sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị tương tự để quay phim, chụp hình.

2.2. Trường hợp phải đồng tế

Những trường hợp sau đây phải đồng tế:

10 Thánh lễ tấn phong Giám mục;

20 Thánh lễ truyền chức Linh mục;

30 Thánh lễ cung hiến Dầu thánh;

40 Thánh lễ chúc phong Viện phụ, Viện mẫu.

2.3. Trường hợp nên đồng tế

Trừ khi vì lợi ích của giáo hữu đòi phải dâng lễ riêng cho họ, nên đồng tế trong những trường hợp sau:

10 Thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh;

20 Thánh lễ dịp họp Công đồng, các cuộc họp của các Giám mục và các Hội đồng Giám mục;

30 Thánh lễ nhân dịp hội họp các Linh mục triều cũng như dòng;

40 Các Linh mục trong một chủng viện, các hội dòng, nếu không phải cử hành Thánh lễ theo nhu cầu mục vụ riêng.

2.4. Trường hợp đồng tế với Giám mục

Những trường hợp sau nên đồng tế với Giám mục:

10 Thứ Tư Lễ Tro;

20 Chúa Nhật Lễ Lá;

30 Thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh;

40 Thánh lễ Vọng Phục Sinh;

50 Thánh lễ Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu;

60 Thánh lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời;

70 Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức;

80 Thánh lễ an táng, nhất là của Giám mục;

90 Thánh lễ cung hiến nhà thờ hoặc bàn thờ;

100 Thánh lễ tiếp nhận Đức tân Giám mục;

110 Những ngày Giám mục đi kinh lý;

120 Ngày Linh mục nhận nhiệm sở theo luật;

130 Thánh lễ chúc phong Viện phụ hoặc Viện mẫu;

140 Thánh lễ khấn dòng của tu sĩ.

2.5. Năng quyền của Giám mục cho phép đồng tế

Năng quyền Giám mục cho phép những trường hợp sau:

10 Thánh lễ tạ ơn của tân Linh mục, của tu sĩ sau ngày khấn dòng;

20 Kỷ niệm thụ phong Linh mục, kỷ niệm ngày khấn dòng của tu sĩ: 25 năm, 50 năm, 60 năm;

30 Linh mục quy tụ để tĩnh tâm;

40 Thánh lễ an táng, lễ giỗ và các dịp khác cầu nguyện cho giáo sĩ đã qua đời;

50 Dịp chầu Thánh Thể của giáo xứ theo truyền thống của Giáo phận;

60 Khi Linh mục được mời về sinh hoạt mục vụ. Ví dụ: giải tội, tĩnh tâm, tập huấn và thành lập các đoàn thể trong giáo xứ;

70 Thánh lễ an táng cha mẹ của giáo sĩ và tu sĩ, tập sinh và đại chủng sinh, tiền chủng sinh. Lễ giỗ lần đầu và mãn tang cha mẹ của giáo sĩ, tu sĩ và đại chủng sinh;

80 Những dịp Linh mục cử hành lễ cầu hồn cho cha mẹ, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của mình cũng như anh chị em dâu rể, thì được mời cha xứ đồng tế, hoặc ngược lại, khi cha xứ dâng lễ cho những người trên, Linh mục đó cũng được đồng tế;

90 Thánh lễ an táng thành viên Hội đồng Mục vụ giáo xứ đương nhiệm hoặc đã phục vụ ít nhất hai khóa;

100 Thánh lễ an táng thành viên của hội đoàn theo quy chế đã được Giám mục Giáo phận chuẩn nhận;

110 Thánh lễ Quan Thầy các giáo xứ, giáo họ;

120 Thánh lễ Quan Thầy các hội đoàn cấp giáo xứ, giáo họ thì được đồng tế không quá 3 Linh mục;

130 Những trường hợp đặc biệt khác, đương sự phải trình với cha xứ và cha xứ sẽ trình lên Đấng Bản Quyền.

2.6. Trường hợp được đồng tế lần thứ hai

Những trường hợp sau đây được đồng tế lần thứ hai:

10 Thánh lễ có Giám mục chủ tế;

20 Thánh lễ tạ ơn của tân Linh mục, của tu sĩ sau ngày khấn dòng;

30 Thánh lễ kỷ niệm thụ phong Linh mục, kỷ niệm ngày khấn dòng của tu sĩ: 25 năm, 50 năm, 60 năm;

40 Thánh lễ an táng cha mẹ của giáo sĩ, tu sĩ, tập sinh, đại chủng sinh và tiền chủng sinh;

50 Các Linh mục trong giáo hạt cử hành các Thánh lễ trong tuần chầu lượt;

60 Thứ Năm Tuần Thánh: Lễ Dầu và Lễ Tiệc Ly;

70 Thánh lễ Phục Sinh: Lễ Vọng và Lễ chính ngày.

2.7. Trường hợp được đồng tế ba lần

Những trường hợp sau đây được đồng tế ba lần, nhưng phải theo giờ quy định:

10 Thánh lễ Giáng Sinh;

20 Thánh lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2/11).

2.8. Trường hợp cấm đồng tế     

Những trường hợp sau đây cấm đồng tế:

10 Lễ thành hôn;

20 Lễ an táng giáo dân, trừ trường hợp nói ở điều 159, 70 – 100 của Kim Chỉ Nam Giáo phận Vinh (cũ);

30 Thánh lễ cho thiếu nhi, vì khả năng tâm lý của các em chưa thể nhận thức đúng về ý nghĩa của lễ đồng tế;

40 Giữa các Linh mục Công giáo với các Linh mục hay thừa tác viên của những Giáo hội hoặc những cộng đoàn không hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội Công giáo.

XI – 1. VIẾNG NHÀ THỜ

Mỗi năm có hai ngày được viếng nhà thờ hưởng Đại Xá:

  1. Ngày mồng 2/8; Đấng Bản quyền cho phép Chúa nhật trước hoặc sau mồng 2/8 dương lịch theo Sắc lệnh Ơn toàn xá (Enchiridion Indulgentiarum, 1999, n. 15).
  2.  Ngày Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2/11).

Thời gian viếng: Từ trưa ngày hôm trước đến hết ngày có Đại Xá: đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng.

 2. LỄ RIÊNG Ở VIỆT NAM

Thông báo của HĐGMVN ngày 01/01/1992:

  1. Chúa nhật đầu tháng Mân Côi được kính trọng thể Lễ Mân Côi.
  2. Ngày 24 tháng 11: Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam là Lễ Quan Thầy Giáo hội Việt Nam, lễ trọng. Được kính trọng thể vào Chúa nhật trước ngày 24/11.
  3. Lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu (01/10) và Lễ Thánh Phanxicô Xaviê (03/12) là lễ kính.
  4. Ngày 02/09: Quốc Khánh Việt Nam: Lễ cầu cho Tổ quốc.
  5. Ngày 15/08 Âm lịch: Tết Trung Thu.

Lưu ý: Các ngày thứ sáu có thể thay việc kiêng thịt bằng một việc đạo đức hay một việc từ thiện bác ái như: đọc hay nghe một đoạn Lời Chúa, làm một việc hãm mình đền tội, bố thí cho người nghèo, làm một việc công ích, vv… (Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, khóa họp tháng 04 năm 1991).

Như thế, để giữ Luật hãm mình ngày thứ sáu, tín hữu Việt Nam có thể kiêng thịt như luật chung Hội Thánh quy định, hay làm một việc đạo đức, từ thiện bác ái, như HĐGMVN đã cho phép.

NĂM PHỤNG VỤ

2023 – 2024

 

NĂM B

MÙA VỌNG

 

 “Mùa Vọng có hai đặc tính: vừa là mùa chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này, kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Với hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi” (AC 39).

03/12TmCHÚA NHẬT I MV. Tv tuần I.

Các bài đọc Chúa nhật: Năm B

Is 63,16b-17.19b; 64,2b-7; 1Cr 1,3-9; Mc 13,33-37.

Đông Tràng, Minh Tú, xứ Chay (hạt Hòa Ninh) chầu lượt.

523.  Điều răn thứ tám cấm những gì?

Điều răn thứ tám cấm:

– Làm chứng dốithề thốt và dối trá; mức độ nặng nhẹ căn cứ trên sự sai lệch của sự thật, trên những hoàn cảnh, trên những ý hướng của kẻ nói dối và mức độ thiệt hại mà các nạn nhân phải gánh chịu;

– Phán đoán hồ đồ, nói xấu, vu khống, bôi nhọ, là những tội làm giảm hay phá hoại uy tín và  danh dự mà mỗi người có quyền hưởng.

– Nịnh hót, tâng bốc và xu nịnh, nhất là khi nhằm mục đích phạm tội trọng hay thủ lợi bất chính.

Tất cả tội phạm nghịch với sự thật buộc phải đền bù lại nếu gây tai hại cho kẻ khác.

21/10
04/12TmThứ Hai tuần I MV.

Thánh Gioan Đamát, Linh mục, tiến sĩ Hội thánh (Tr).

Is 2,1-5 hoặc 4,2-6; Mt 8,5-11.

22/10
05/12TmThứ Ba tuần I MV.

Is 11,1-10; Lc 10,21-24.

23/10
06/12TmThứ Tư tuần I MV.

Thánh Nicôla, Giám mục (Tr).

Is 25,6-10a; Mt 15,29-37.

24/10
07/12TrThứ Năm tuần I MV. Đầu tháng.

Lễ nhớ Thánh Ambrôsiô, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh.

Is 26,1-6; Mt 7,21.24-27.

25/10
08/12TrThứ Sáu tuần I MV.

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Lễ trọng. Lễ cho giáo dân.

St 3,9-15.20; Ep 1,3-6.11-12; Lc 1,26-38.

26/10
09/12TmThứ Bảy tuần I MV.

Thánh Gioan Điđacô Câu-la-tô-a-din (Tr).

Is 30,19-21.23-26; Mt 9,35-10,1.6-8.

27/10
10/12TmCHÚA NHẬT II MV. Tv tuần II.

Is 40,1-5.9-11; 2Pr 3,8-14; Mc 1,1-8.

Làng Khe, Tam Tòa chầu lượt.

524.  Điều răn thứ tám đòi buộc những gì?

Điều răn thứ tám đòi buộc chúng ta phải tôn trọng sự thật, kèm theo sự tế nhị của đức ái:  trong lãnh vực truyền thông và thông tin, phải biết đánh giá lợi ích riêng và lợi ích chung, bảo vệ đời sống riêng tư, tránh gây gương xấu. Phải luôn bảo vệ các bí mật nghề nghiệp, trừ những trường hợp ngoại lệ, và vì những lý do nghiêm trọng và cân xứng. Cũng phải tôn trọng những chuyện tâm sự mà chúng ta đã hứa giữ bí mật.

28/10
11/12TmThứ Hai tuần II MV.

Thánh Đamasô I, Giáo hoàng (Tr).

Is 35,1-10; Lc 5,17-26.

29/10
12/12TmThứ Ba tuần II MV.

Đức Mẹ Guađalupê (Tr).

Is 40,1-11; Mt 18,12-14.

30/10
13/12ĐThứ Tư tuần II MV.

Lễ nhớ Thánh Lucia, trinh nữ, tử đạo.

Is 40,25-31; Mt 11,28-30.

01/11

 

14/12TrThứ Năm tuần II MV.

Lễ nhớ Thánh Gioan Thánh Giá, Linh mục, tiến sĩ Hội thánh.

Is 41,13-20; Mt 11,11-15.

02/11
15/12TmThứ Sáu tuần II MV.

Is 48,17-19; Mt 11,16-19.

03/11
16/12TmThứ Bảy tuần II MV.

Hc 48,1-4.9-11; Mt 17,10-13.

04/11
17/12TmCHÚA NHẬT III MV. Tv tuần III.

Is 61,1-2a.10-11; 1Tx 5,16-24;

Ga 1,6-8.19-28.

Vĩnh Hội, Thanh Thủy chầu lượt.

Từ ngày 17 đến ngày 24 là những ngày phụng vụ ưu tiên, không được cử hành lễ nhớ nào (xem chỉ dẫn ở số 5: Những điều cần biết trước).

525.  Phải sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội thế nào?

Thông tin bằng các phương tiện truyền thông phải phục vụ ích lợi chung; về nội dung, thông tin phải luôn đúng sự thật và trong giới hạn của công lý và bác ái, phải mang tính chất toàn vẹn. Mặt khác, thông tin phải được diễn tả cách chân thật và thích hợp, cẩn thận tuân giữ các luật luân lý, các quyền lợi chính đáng và phẩm giá con người.

05/11
18/12TmThứ Hai tuần III MV.

Gr 23,5-8; Mt 1,18-24.

06/11
19/12TmThứ Ba tuần III MV.

Tl 13,2-7.24-25a; Lc 1,5-25.

07/11
20/12TmThứ Tư tuần III MV.

Is 7,10-14; Lc 1,26-38.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Đồng Troóc (2016).

08/11
21/12TmThứ Năm tuần III MV.

Thánh Phêrô Canixiô, Linh mục, tiến sĩ Hội thánh.

Dc 2,8-14 hoặc Xp 3,14-18a; Lc 1,39-45.

09/11
22/12TmThứ Sáu tuần III MV.

1Sm 1,24-28; Lc 1,46-56.

10/11
23/12TmThứ Bảy tuần III MV.

Thánh Gioan Kêty, Linh mục.

Mlk 3,1-4.23-24; Lc 1,57-66.

Tuần cửu nhật mừng lễ Quan thầy Giáo phận.

11/11
24/12TmCHÚA NHẬT IV MV. Tv tuần IV.

2Sm 7,1-5.8b-12.14a.16; Rm 16,25-27;

Lc 1,26-38.

Tiến Thủy, Cây Lim chầu lượt.

LỄ VỌNG CHÚA GIÁNG SINH. Lễ trọng (Tr). Is 62,1-5; Cv 13,16-17.22-25; Mt 1,1-25 (Cử hành vào chiều 24/12).

Lễ đêm: Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14.

Trong các Thánh lễ, khi đọc kinh Tin Kính, phải bái gối ở câu: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần… và đã làm người”.

Các Linh mục được phép dâng 3 Thánh lễ, nhưng phải dâng theo giờ chỉ định, không được làm liên tiếp. Ai chỉ cử hành 1 hoặc 2 lễ thì chọn lễ theo giờ tương ứng. Các bài đọc trong 3 Thánh lễ có thể chọn để thay thế.

527.  Điều răn thứ chín đòi buộc điều gì?

Điều răn thứ chín đòi buộc phải chiến thắng đam mê xác thịt trong tư tưởng cũng như trong ước muốn. Cuộc chiến đấu chống lại dục vọng phải cần đến việc thanh luyện tâm hồn và thực hành đức tiết độ.

12/11
25/12TrThứ Hai. Ngày I Tuần Bát Nhật GS.

LỄ TRỌNG MỪNG CHÚA GIÁNG SINH.

Kiêng việc xác. Lễ cho giáo dân.

Lễ rạng đông: Is 62,11-12; Tt 3,4-7;

Lc 2,15-20.

Lễ ban ngày: Is 52,7-10; Dt 1,1-6;

Ga 1,1-18 hoặc 1,1-5.9-14.

13/11
26/12ĐThứ Ba. Ngày II Tuần Bát Nhật GS.

Lễ kính Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi.

Cv 6,8-10; 7,54-60; Mt 10,17-22.

14/11
27/12TrThứ Tư. Ngày III Tuần Bát Nhật GS.

Lễ kính Thánh Gioan, Tông đồ, tác giả sách Tin Mừng.

1Ga 1,1-4; Ga 20,2-8.

15/11
28/12ĐThứ Năm. Ngày IV Tuần Bát Nhật GS.

Lễ kính các Thánh Anh Hài, tử đạo.

1Ga 1,5-2,2; Mt 2,13-18.

16/11
29/12TrThứ Sáu. Ngày V Tuần Bát Nhật GS.

Thánh Tôma Beckét, Giám mục, tử đạo.

1Ga 2,3-11; Lc 2,22-35.

17/11
30/12TrThứ Bảy. Ngày VI Tuần Bát Nhật GS.

1Ga 2,12-17; Lc 2,36-40.

18/11
31/12TrChúa nhật II Giáng sinh. Ngày VII Tuần Bát Nhật GS.

Lễ Thánh Gia Thất.

St 15,1-6; 21,1-3; Dt 11,8.11-12.17-19;

Lc 2,22-40.

Thanh Hải chầu lượt.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Chợ Sàng (2020).

528.  Điều răn thứ chín cấm điều gì?

Điều răn thứ chín cấm nuôi dưỡng những ý tưởng và ước muốn về những hành vi bị giới răn thứ sáu cấm đoán.

19/11

HẾT NĂM DƯƠNG LỊCH 2023

NĂM 2024

THÁNG GIÊNG

01/01TrThứ Hai trước lễ Hiển Linh. Cuối tuần Bát Nhật GS.

Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa.

Lễ Trọng. Quan Thầy Giáo phận.

Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21.

Ngày thế giới hoà bình. Đấng thường quyền sở tại có thể cho cử hành Thánh lễ cầu cho Hòa bình.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Sen Bàng (2004).

20/11
02/01TrThứ Ba trước lễ Hiển Linh.

Lễ nhớ Thánh Basiliô Cả và Thánh Grêgôriô Nadien, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh.

1Ga 2,22-28; Ga 1,19-28.

21/11
03/01TrThứ Tư trước lễ Hiển Linh.

Danh Thánh Chúa Giêsu.

1Ga 2,29-3,6; Ga 1,29-34.

22/11
04/01TrThứ Năm trước lễ Hiển Linh. Đầu tháng.

Thánh Elizabeth Ann Seton.

1Ga 3,7-10;  Ga 1,35-42.

23/11
05/01TrThứ Sáu trước lễ Hiển Linh. Đầu tháng.

Thánh Gioan Neumann, Giám mục.

1Ga 3,11-21; Ga 1,43-51.

24/11
06/01TrThứ Bảy trước lễ Hiển Linh. Đầu tháng.

1Ga 5,5-13; Mc 1,7-11 hoặc Lc 3,23-38.

25/11
07/01TrCHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH.

Lễ trọng. Lễ cho giáo dân.

Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12.

Phúc Thành, xứ Chày (hạt Nguồn Son) chầu lượt.

529.  Làm thế nào để đạt tới sự thanh sạch của tâm hồn?

Với ơn Chúa, trong cuộc chiến đấu chống lại các ước muốn sai trái, người tín hữu đạt được sự thanh sạch của tâm hồn nhờ nhân đức và hồng ân khiết tịnh, nhờ sự trong sáng nơi ý hướng, nơi cái nhìn bên ngoài và bên trong, nhờ chế ngự các giác quan và trí tưởng tượng, và nhờ cầu nguyện.

26/11
08/01TrThứ Hai tuần I TN. Tv tuần I.

Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.

Is 55,1-11; 1Ga 5,1-9; Mc 1,7-11.

27/11
09/01XThứ Ba tuần I TN.

Bài đọc 1 trong ngày thường niên lấy bài năm chẵn. Chúa nhật: Năm B.

1Sm 1,9-20; Mc 1,21-28.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Thổ Hoàng (2015), nhà thờ Đông Yên (2018) và nhà thờ Thọ Vực (2021).

28/11
10/01XThứ Tư tuần I TN.

1Sm 3,1-10.19-20; Mc 1,29-39.

29/11
11/01XThứ Năm tuần I TN.

1Sm 4,1-11; Mc 1,40-45.

01/12

 

12/01XThứ Sáu tuần I TN.

1Sm 8,4-7.10-22a; Mc 2,1-12.

02/12
13/01XThứ Bảy tuần I TN.

Thánh Hilariô, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh (Tr).

1Sm 9,1-4.17-19; 10,1a; Mc 2, 13-17.

03/12
14/01XCHÚA NHẬT II TN. Tv tuần II.

1Sm 3,3b-10.19; 1Cr 6,13c-15a.17-20;

Ga 1,35-42.

Tân Mỹ chầu lượt.

530.  Sự thanh sạch còn có những đòi buộc nào khác nữa không?

Sự thanh sạch đòi hỏi phải có nết na; gìn giữ những gì thầm kín của con người, diễn tả sự tế nhị của đức khiết tịnh, kiểm soát cái nhìn và cử chỉ cho phù hợp với phẩm giá của con người và những giao tế của họ. Sự thanh sạch đòi buộc phải ngăn chặn thói khiêu dâm đang lan tràn và tránh xa những gì đưa đến sự tò mò không lành mạnh. Điều này còn đòi buộc phải thanh tẩy môi trường xã hội, bằng cuộc chiến đấu chống lại sự suy thoái phong hóa dựa trên một quan niệm sai lạc về tự do của con người.

04/12
15/01XThứ Hai tuần II TN.

1Sm 15,16-23; Mc 2,18-22.

05/12
16/01XThứ Ba tuần II TN.

1Sm 16,1-13; Mc 2,23-28.

06/12
17/01TrThứ Tư tuần II TN.

Lễ nhớ Thánh Antôn, viện phụ.

1Sm 17,32-33.37.40-51; Mc 3,1-6.

07/12
18/01XThứ Năm tuần II TN.

1Sm 18,6-9; 19,1-7; Mc 3,7-12.

Bắt đầu tuần cầu nguyện cho Kitô giáo hợp nhất. Trong tuần này có thể cử hành Thánh lễ cầu cho các Kitô hữu hợp nhất, kể cả trong ngày Chúa nhật.

08/12
19/01XThứ Sáu tuần II TN.

1Sm 24,3-21; Mc 3,13-19.

09/12
20/01XThứ Bảy tuần II TN.

Thánh Phabianô, Giáo hoàng, tử đạo; Thánh Sêbastianô, tử đạo (Đ).

2Sm 1,1-4.11-12.19.23-27; Mc 3,20-21.

10/12
21/01XCHÚA NHẬT III TN. Tv tuần III.

Gn 3,1-5.10; 1Cr 7,29-31; Mc 1,14-20.

Thiên Lý, Bàu Sen chầu lượt.

531.  Điều răn thứ mười đòi buộc điều gì và cấm điều gì?

Điều răn này bổ túc cho điều răn trước, buộc phải có thái độ tôn trọng tài sản của kẻ khác. Điều răn này cấm: tham lam và ham muốn bất chính  tài sản của người khác; cấm ganh tị, nghĩa là cảm thấy buồn phiền khi thấy người khác có tài sản, và ước ao vô độ muốn chiếm đoạt tài sản đó.

11/12
22/01XThứ Hai tuần III TN.

Thánh Vinh Sơn, phó tế, tử đạo (Đ).

2Sm 5,1-7.10; Mc 3,22-30.

12/12
23/01XThứ Ba tuần III TN.

2Sm 6,12b-15.17-19; Mc 3,31-35.

13/12
24/01TrThứ Tư tuần III TN.

Lễ nhớ Thánh Phanxicô Salêsiô, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh.

2Sm 7,4-17; Mc 4,1-20.

14/12
25/01TrThứ Năm tuần III TN.

Lễ kính Thánh Phaolô Tông đồ trở lại.

Cv 22,3-16 hoặc 9,1-22; Mc 16,15-18.

Kết thúc tuần cầu nguyện cho Kitô giáo hợp nhất.

15/12
26/01TrThứ Sáu tuần III TN.

Lễ nhớ Thánh Timôthê và Thánh Titô, Giám mục.

Lễ nhớ: 2Tm 1,1-8 hoặc Tt 1,1-5;

Lc 10,1-9.

Ngày thường: 2Sm 11,1-4a.5-10a.13-17;

Mc 4,26-34.

16/12
27/01XThứ Bảy tuần III TN.

Thánh Angela Merisi, trinh nữ (Tr).

2Sm 12,1-7a.10-17; Mc 4,35-41.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Mỹ Lộc (2015).

17/12
28/01XCHÚA NHẬT IV TN. Tv tuần IV.

Đnl 18,15-20; 1Cr 7,32-35; Mc 1,21-28.

Mân Côi, Xuân Hòa chầu lượt.

532.  Chúa Giêsu đòi buộc điều gì khi dạy tinh thần nghèo khó?

Chúa Giêsu đòi buộc các môn đệ yêu mến Người trên hết mọi sự và mọi người. Việc từ bỏ sự giàu sang trong tinh thần khó nghèo theo Tin Mừng và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, Đấng giải thoát chúng ta khỏi những âu lo của ngày mai, sẽ chuẩn bị cho chúng ta hưởng mối phúc của “những người nghèo khó trong tinh thần, vì Nước Trời đã thuộc về họ” (Mt 5, 3).

18/12
29/01XThứ Hai tuần IV TN.

2Sm 15,13-14.30; 16,5-13a; Mc 5,1-20.

19/12
30/01XThứ Ba tuần IV TN.

2Sm 18,9-10.14b.24-25a.30-19,3;

Mc 5,21-43.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Minh Cầm (2023).

20/12
31/01TrThứ Tư tuần IV TN.

Lễ nhớ Thánh Gioan Boscô, Linh mục.

2sm 24,2.9-17; Mc 6,1-6.

21/12

THÁNG HAI

 

01/02XThứ Năm tuần IV TN. Đầu tháng.

1V 2,1-4.10-12; Mc 6,7-13.

22/12
02/02TrThứ Sáu tuần IV TN. Đầu tháng.

Lễ kính dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh.

Mlk 3,1-4 hoặc Dt 2,14-18; Lc 2,22-40 hoặc  2,22-32.

23/12
03/02XThứ Bảy tuần IV TN. Đầu tháng.

Thánh Bơlasiô, Giám mục, tử đạo (Đ); Thánh Angariô, Giám mục (Tr).

1V 3,4-13; Mc 6,30-34.

24/12
04/02XCHÚA NHẬT V TN. Tv tuần I.

G 7,1-4.6-7; 1Cr 9,16-19.22-23;

Mc 1,29-39.

Các xứ chầu một giờ.

533.  Khao khát lớn nhất của con người là gì?

Khao khát lớn nhất của con người là được nhìn thấy Thiên Chúa. Tiếng kêu khát vọng của con người là: “Tôi muốn nhìn thấy Thiên Chúa.” Thật vậy, con người chỉ có thể tìm được hạnh phúc đích thực và trọn vẹn của mình trong sự hưởng kiến và hạnh phúc nơi Đấng đã dựng nên họ vì tình yêu và cũng là Đấng lôi kéo họ về với Ngài trong tình yêu vô tận.

“Ai thấy Thiên Chúa thì đã đạt được mọi phúc lộc mà người ta có thể nghĩ tưởng ra được” (thánh Grêgôriô thành Nysse).

25/12
05/02ĐThứ Hai tuần V TN.

Lễ nhớ Thánh Agata, trinh nữ, tử đạo.

1V 8,1-7.9-13; Mc 6,53-56.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Đá Nện (2022).

26/12
06/02ĐThứ Ba tuần V TN.

Lễ nhớ Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo.

1V 8,22-23.27-30; Mc 7,1-13.

27/12
07/02XThứ Tư tuần V TN.

1V 10,1-10; Mc 7,14-23.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Nghĩa Yên (2018).

28/12
08/02XThứ Năm tuần V TN.

Thánh Giêrônimô Êmiliani;

Thánh Giôsêphini Bakhita, trinh nữ (Tr).

1V 11,4-13; Mc 7,24-30.

29/12
09/02XThứ Sáu tuần V TN.

1V 11,29-32; 12,19; Mc 7,31-37.

Lễ Tất Niên (Tr): Is 63,7-9; 1Cr 1,3-9;

Lc 1,39-55.

Ngày cuối năm: Hát kinh Tạ Ơn.

Lễ Giao Thừa (Tr): Ds 6,22-27; 1Tx 5,16-26.28; Mt 5,1-10.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Quý Hòa (2022).

30/12

Quý Mão

 

10/02TrThứ Bảy tuần V TN.

Lễ nhớ Thánh Schôlastica, trinh nữ.

NGÀY ĐẦU NĂM: Lễ cầu bình an cho năm mới. Lần hạt 50.

St 1,14-18; Pl 4,4-8; Mt 6,25-34.

Is 65,17-21; Kh 21,1-6; Mt 5,43-48.

Is 11,1-9; Cl 3,12-17; Ga 14,23-27.

(Lấy năm A,B,C tùy chọn).

(Thánh lễ chiều và tối: Cử hành lễ Chúa nhật VI TN).

01/01

Giáp

Thìn

11/02XCHÚA NHẬT VI TN. Tv tuần II.

Lv 13,1-2.44-46; 1Cr 10,31-11,1; Mc 1,40-45.

NGÀY MỒNG HAI TẾT: Lễ cầu cho ông bà tổ tiên. Lần hạt 50 (Tr).

Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23;

Mt 15,1-6.

(Thánh lễ chiều và tối: Cử hành lễ Chúa nhật VI TN).

Các xứ chầu một giờ.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Thọ Ninh (1997).     

534.  Cầu nguyện là gì?

Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa hay là dâng lời cầu lên Thiên Chúa để xin những ơn lành phù hợp với thánh ý của Ngài. Cầu nguyện luôn là một hồng ân của Thiên Chúa, Đấng đến gặp gỡ con người. Cầu nguyện theo Kitô giáo là một liên hệ cá nhân và sống động của con cái với Cha là Thiên Chúa vô cùng nhân lành, với Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô và với Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong tâm hồn họ.

02/01
12/02TrThứ Hai tuần VI TN.

NGÀY MỒNG BA TẾT: Xin ơn thánh hóa công việc làm ăn. Lần hạt 50.

St 2,4b-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30.

03/01
13/02XThứ Ba tuần VI TN.

Gc 1,12-18; Mc 8,14-21.

04/01

 

 

MÙA CHAY

      “Mùa Chay nhằm chuẩn bị cử hành lễ Vượt Qua. Phụng vụ Mùa Chay giúp các dự tòng và các tín hữu cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác nhau của việc nhập đạo, còn các tín hữu thì qua việc tưởng niệm bí tích Thánh tẩy và việc sám hối” (AC 27).

LƯU Ý:

  1. Trong Mùa Chay, không được chưng hoa trên bàn thờ và chỉ được dùng nhạc cụ để đệm hát mà thôi, trừ Chúa nhật IV, các ngày lễ trọng và lễ kính. Có thể dùng lễ phục màu hồng trong Chúa nhật IV này (CE 41,252,300).
  2. Các ngày trong tuần Mùa Chay:
  3. Không được cử hành các lễ ngoại lịch và các lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381).
  4. Chỉ được cử hành các lễ tùy nhu cầu nếu có nhu cầu và lợi ích mục vụ quan trọng đòi hỏi nhưng phải có phép của Đấng Bản Quyền (IM 374).
  5. Nếu muốn kính nhớ một vị Thánh ghi trong lịch ngày hôm đó, có thể cử hành như sau:

      c.1. Các Giờ Kinh Phụng Vụ:

       c.1.1. Giờ Kinh Sách: sau khi đọc bài đọc các giáo phụ lấy trong phần riêng về mùa với câu xướng đáp, đọc thêm bài đọc về vị thánh nhớ ngày hôm đó với lời nguyện về vị thánh để kết thúc.

       c.1.2. Giờ Kinh Sáng và Kinh Chiều: sau lời nguyện về mùa (bỏ câu kết thúc), có thể thêm điệp ca (riêng hay chung) và lời nguyện về vị thánh rồi mới kết thúc (xem Văn kiện trình bày và quy định CGKPV, số 238-239).

       c.2. Thánh lễ: Linh mục cử hành thánh lễ theo ngày phụng vụ, nhưng có thể đọc lời nguyện nhập lễ của lễ nhớ, nếu lễ nhớ được ghi trong ngày đó (IM 355a).

 

14/02TmThứ Tư Lễ Tro. Khai mạc Mùa Chay.

Giữ chay và kiêng thịt.

Ge 2,12-18; 2Cr 5,20-6,2; Mt 6,1-6.16-18.

05/01
15/02TmThứ Năm sau Lễ Tro.

Đnl 30,15-20; Lc 9,22-25.

06/01
16/02TmThứ Sáu sau Lễ Tro.

Is 58,1-9a; Mt 9,14-15.

07/01
17/02TmThứ Bảy sau Lễ Tro.

Bảy Thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ.

Is 58,9b-14; Lc 5,27-32.

08/01
18/02TmCHÚA NHẬT I MC. Tv tuần I.

St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15.

Xuân Tình, Bình Thôn chầu lượt.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Gia Hưng (2017).

535.  Tại sao mọi người đều được mời gọi cầu nguyện?

Chỉ vì Thiên Chúa đã sáng tạo mọi sự từ hư không và vì con người, sau khi phạm tội, vẫn còn khả năng nhận biết Đấng Sáng Tạo của mình, nên vẫn khao khát hướng về Đấng đã tạo dựng nên mình. Mọi tôn giáo, và đặc biệt trong toàn bộ lịch sử cứu độ, làm chứng cho sự khao khát Thiên Chúa nơi con người. Nhưng chính Thiên Chúa đã đi bước trước, không ngừng lôi kéo mỗi người đến gặp gỡ Ngài cách huyền nhiệm trong việc cầu nguyện.

09/01
19/02TmThứ Hai tuần I MC.

Lv 19,1-2.11-18; Mt 25,31-46.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Xuân Tình (2005).

10/01
20/02TmThứ Ba tuần I MC.

Is 55,10-11; Mt 6,7-15.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Cửa Sót  (2013).

11/01
21/02TmThứ Tư tuần I MC.

Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh.

Gn 3,1-10; Lc 11,29-32.

12/01
22/02TrThứ Năm tuần I MC.

Lễ kính lập Tông Tòa Thánh Phêrô.

1Pr 5,1-4; Mt 16,13-19.

13/01
23/02TmThứ Sáu tuần I MC.

Thánh Pôlicapô, Giám mục, tử đạo.

Ed 18,21-28; Mt 5,20-26.

14/01
24/02TmThứ Bảy tuần I MC.

Đnl 26,16-19; Mt 5,43-48.

15/01
25/02TmCHÚA NHẬT II MC. Tv tuần II

St 22,1-2.9a.10-13.15-18; Rm 8,31b-34; Mc 9,2-10.

Khe Sắn, Phương Mỹ, Hội Nghĩa chầu lượt.

536.  Ông Abraham là mẫu gương về cầu nguyện như thế nào?

Ông Abraham là mẫu gương về cầu nguyện bởi vì ông bước đi trước nhan Thiên Chúa, Đấng ông lắng nghe và vâng phục. Lời cầu nguyện của ông là một cuộc chiến đấu của đức tin, vì ngay khi bị thử thách, ông vẫn xác tín vào sự trung thành của Thiên Chúa. Ngoài ra, sau khi đón tiếp Chúa trong lều của mình và được Ngài cho biết các kế hoạch, ông cả dám chuyển cầu cho các kẻ tội lỗi với một lòng tin tưởng táo bạo.

16/01
26/02TmThứ Hai tuần II MC.

Đn 9,4b-10; Lc 6,36-38.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Dũ Lộc  (2007).

17/01
27/02TmThứ Ba tuần II MC.

Is 1,10.16-20; Mt 23,1-12.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Tràng Đình (2022).

18/01
28/02TmThứ Tư tuần II MC.

Gr 18,18-20; Mt 20,17-28.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Hòa Mỹ (2017).

19/01
29/02TmThứ Năm tuần II MC.

Gr 17,5-10; Lc 16,19-31.

Tối khai mạc Tháng kính Thánh Giuse.

20/01

THÁNG BA
THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

Thánh Giuse là Quan Thầy và gương mẫu các công nhân và gia trưởng. Người đã sống cuộc đời lao động để nuôi gia đình, hoàn thành sứ mệnh cứu độ. Thánh Giuse là công nhân, là gia trưởng, chúng ta hãy học nơi Người để biết giá trị lao động; Nuôi sống gia đình và bản thân, liên kết với anh em và phục vụ họ, thực thi bác ái đích thực, là góp phần vào việc hoàn thiện công trình sáng tạo của Thiên Chúa.

01/03TmThứ Sáu tuần II MC. Đầu tháng.

St 37,3-4.12-13a.17b-28; Mt 21,33-43.45-46.

21/01
02/03TmThứ Bảy tuần II MC. Đầu tháng.

Mk 7,14-15.18-20; Lc 15,1-3.11-32.

22/01
03/03TmCHÚA NHẬT III MC. Tv tuần III

Xh 20, 1-17 hoặc 20,1-3.7-8.12-17;

1Cr 1,22-25; Ga 2,13-25.

Vĩnh Phước (HT), Vĩnh Cư, Thanh Hà  chầu lượt.

537.  Ông Môsê đã cầu nguyện thế nào?

Lời cầu nguyện của ông Môsê tiêu biểu cho lời cầu nguyện chiêm niệm. Thiên Chúa, Đấng đã gọi ông từ Bụi Gai bốc cháy, thường xuyên tiếp xúc lâu giờ với ông, “mặt giáp mặt như hai người bạn với nhau” (Xh 33,11). Trong tình thân mật với Thiên Chúa, ông Môsê rút được sức mạnh để kiên trì chuyển cầu cho dân mình: như vậy, lời cầu nguyện của ông tượng trưng cho lời chuyển cầu của Đấng Trung Gian duy nhất là Đức Giêsu Kitô.

23/01
04/03TmThứ Hai tuần III MC.

Thánh Caximia.

2V 5,1-15a; Lc 4,24-30.

24/01
05/03TmThứ Ba tuần III MC.

Đn 3,25.34-43; Mt 18,21-35.

25/01
06/03TmThứ Tư tuần III MC.

Đnl 4,1.5-9; Mt 5,17-19.

26/01
07/03TmThứ Năm tuần III MC. Đầu tháng.

Thánh Pepêtua và Thánh Phêlixita, tử đạo.

Gr 7,23-28; Lc 11,14-23.

27/01
08/03TmThứ Sáu tuần III MC.

Thánh Gioan Thiên Chúa, tu sĩ.

Hs 14,2-10; Mc 12, 28b-34.

28/01
09/03TmThứ Bảy tuần III MC.

Thánh Phanxica Rôma, nữ tu.

Hs 6,1-6; Lc 18,9-14.

29/01
10/03TmCHÚA NHẬT IV MC. Tv tuần IV.

2Sb 36,14-16.19-23; Ep 2,4-10;

Ga 3,14-21.

Hôm nay, chủ tế có thể mặc phẩm phục màu hồng, được chưng hoa bàn thờ cách vừa phải.

An Nhiên, Dũ Lộc, Lâm Sơn chầu lượt.

538.  Trong Cựu Ước, nhà vua và đền thờ có liên quan gì đến cầu nguyện?

Kinh nguyện của Dân Thiên Chúa được phát triển dưới bóng Nhà Chúa – bên Hòm bia Giao ước, rồi nơi Đền thờ – nhờ sự hướng dẫn của các vị Mục tử. Trong số đó, có Đavít, là vị vua “được đẹp lòng Thiên Chúa”, là người mục tử cầu nguyện cho dân của mình. Lời cầu nguyện của ông là mẫu mực cho kinh nguyện của dân, vì lời này luôn gắn bó với lời hứa của Thiên Chúa, được dâng lên với lòng tin tưởng yêu kính đối với Đấng là Vua và là Chúa duy nhất.

01/02
11/03TmThứ Hai tuần IV MC.

Is 65,17-21; Ga 4,43-54.

02/02
12/03TmThứ Ba tuần IV MC.

Ed 47,1-9.12; Ga 5,1-3a.5-16.

03/02
13/03TmThứ Tư tuần IV MC.

Is 49,8-15; Ga 5,17-30.

Kỷ niệm ngày Đức Phanxicô được bầu làm Giáo hoàng (2013).

04/02
14/03TmThứ Năm tuần IV MC.

Xh 32,7-14; Ga 5,31-47.

05/02
15/03TmThứ Sáu tuần IV MC.

Kn 2,1a.12-22; Ga 7,1-2.10.25-30.

06/02
16/03TmThứ Bảy tuần IV MC.

Gr 11,18-20; Ga 7,40-53.

07/02
17/03TmCHÚA NHẬT V MC. Tv tuần I.

Chúa nhật dọn chịu nạn.

Gr 31,31-34; Dt 5,7-9; Ga 12,20-33.

Tân Thành, Thủy Vực chầu lượt.

539.  Cầu nguyện có vai trò gì trong sứ vụ của các tiên tri?

Nhờ cầu nguyện, các tiên tri tìm được ánh sáng và sức mạnh để thúc đẩy dân chúng tin tưởng và hoán cải tâm hồn. Các ngài sống trong sự thân mật sâu xa với Thiên Chúa và chuyển cầu cho anh em của mình, là những người được các ngài loan báo điều họ đã thấy và đã nghe từ nơi Thiên Chúa. Ông Êlia là tổ phụ các tiên tri, nghĩa là những người tìm kiếm Tôn nhan Thiên Chúa. Trên đỉnh Carmel, ông đã giúp cho dân chúng quay về với đức tin, nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa, Đấng ông cầu khẩn: “Xin đáp lời con, lạy Chúa, xin đáp lời con” (1V 18,37).

08/02
18/03TmThứ Hai tuần V MC.

Thánh Syrilô, Giám mục Giêrusalem, tiến sĩ Hội thánh.

Đn 13,1-9.15-17.19-30.33-62 hoặc 13,41c-62; Ga 8,1-11.

09/02
19/03TrThứ Ba tuần V MC.

Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ Maria. Lễ trọng. Lễ cho giáo dân. Bổn mạng Hội Dòng Mến Thánh Giá.

2Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a hoặc Lc 2,41-51a.

Kỷ niệm ngày Đăng quang Đức Giáo hoàng Phanxicô (2013)

10/02
20/03TmThứ Tư tuần V MC.

Đn 3,14-20.24-25.28; Ga 8,31-42.

11/02
21/03TmThứ Năm tuần V MC.

St 17,3-9; Ga 8,51-59.

12/02
22/03TmThứ Sáu tuần V MC.

Gr 20, 10-13; Ga 10,32-42.

13/02
23/03TmThứ Bảy tuần V MC.

Thánh Turibiô Mônrôkhêrô, Giám mục.

Ed 37,21-28; Ga 11,45-57.

14/02
24/03ĐCHÚA NHẬT LỄ LÁ.

Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu Kitô.

Kiệu lá: Mc 11,1-10 hoặc Ga 12,12-16.

Thánh lễ: Is 50,4-7; Pl 2,6-11;

Mc 14,1-15,47 hoặc 15,1-39.

Các xứ chầu một giờ.

540. Các Thánh Vịnh có tầm quan trọng thế nào trong kinh nguyện?

Các Thánh Vịnh là tột đỉnh của kinh nguyện Cựu Ước: Lời Thiên Chúa đã trở thành lời cầu nguyện của con người. Vừa mang tính cá nhân, vừa mang có tính cộng đoàn, các Thánh Vịnh được Thánh Thần linh ứng, ca ngợi những kỳ công của Thiên Chúa trong công trình tạo dựng và trong lịch sử cứu độ. Đức Kitô đã cầu nguyện bằng các Thánh Vịnh và đã đưa chúng đến mức toàn hảo. Vì thế, các Thánh Vịnh là một yếu tố chính yếu và thường xuyên trong kinh nguyện của Hội thánh; chúng thích hợp cho con người trong mọi hoàn cảnh và qua mọi thời gian.

15/02
25/03TmThứ Hai Tuần Thánh.

Is 42,1-7; Ga 12,1-11.

16/02
26/03TmThứ Ba Tuần Thánh.

Is 49,1-6; Ga 13,21-33.36-38.

17/02
27/03TmThứ Tư Tuần Thánh.

Is 50,4-9a; Mt 26,14-25.

Ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu.

18/02
28/03TrThứ Năm Tuần Thánh.

Sáng, 08 giờ 30’: THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU tại nhà thờ Chính Tòa Văn Hạnh.

Is 61,1-3a.6a.8b-9; Kh 1,5-8; Lc 4,16-21.

Chiều: THÁNH LỄ TIỆC LY – Kỷ niệm Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể và chức Linh mục.

Xh 12,1-8.11-14; 1Cr 11,23-26; Ga 13,1-15.

Ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu.

19/02
29/03ĐThứ Sáu Tuần Thánh.

Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu. Giữ chay và kiêng thịt.

Is 52,13-53,12; Dt 4,14-16; 5,7-9; Ga 18,1-19,42.

Ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu.

Tuần cửu nhật kính Lòng Thương Xót Chúa.

Tiền “hôn chân” được quyên góp để trợ giúp Đất Thánh của Tòa Thánh và Quỹ bão lụt của Ủy Ban Bác ái xã hội trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam. Xin vui lòng nộp về TGM trước Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót, ngày 07/4/2024.

20/02
30/03TrThứ Bảy Tuần Thánh.

Tối: Cử hành Thánh lễ vọng Phục Sinh.

Bài đọc 1: St 1,1-2,2 hoặc 1,1.26-31a;

Bài đọc 2: St 22,1-18 hoặc 22,1-2.9a.10-13.15-18;

Bài đọc 3: Xh 14,15-15.1a;

Bài đọc 4: Is 54,5-14;

Bài đọc 5: Is 55,1-11;

Bài đọc 6: Br 3,9-15.32-4,4;

Bài đọc 7: Ed 36,16-17a.18-28;

Bài Thánh Thư: Rm 6,3-11;

Bài Tin Mừng: Mc 16,1-8.

21/02
31/03TrCHÚA NHẬT LỄ PHỤC SINH.

Tv tuần I.

Kiêng việc xác. Lễ cho giáo dân.

Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4 hoặc 1Cr 5,6b-8; Ga 20,1-9 hoặc nếu Thánh lễ ban chiều có thể đọc: Lc 24,13-35.

Các xứ chầu một giờ.

Từ hôm nay đọc kinh: “Nữ Vương Thiên Đàng”.

Phải đọc hay hát các ca tiếp liên trong Thánh lễ.

Bế mạc Tháng kính Thánh Giuse.

541.  Chúa Giêsu đã học cầu nguyện với ai?

Trong nhân loại, Chúa Giêsu đã học cầu nguyện từ Mẹ Người và từ truyền thống Do Thái. Nhưng lời cầu nguyện của Người còn phát xuất từ một nguồn mạch sâu thẳm hơn nữa, vì Người là Con vĩnh cửu của Thiên Chúa. Trong nhân tính thánh thiện, Chúa Giêsu dâng lên Cha của Người lời kinh tuyệt vời trong tình con thảo.  

22/02

 

THÁNG TƯ

01/04TrThứ Hai trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Cv 2,14.22b-33; Mt 28,8-15.

23/02
02/04TrThứ Ba trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Cv 2,36-41; Ga 20,11-18.

24/02
03/04TrThứ Tư trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Cv 3,1-10; Lc 24,13-35.

25/02
04/04TrThứ Năm trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Cv 3,11-26; Lc 24,35-48.

26/02
05/04TrThứ Sáu trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Cv 4,1-12; Ga 21,1-14.

27/02
06/04TrThứ Bảy trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Cv 4,13-21; Mc 16,9-15.

28/02
07/04TrCHÚA NHẬT II PS. Tv tuần II.

Kính Lòng Thương Xót Chúa.

(Cử  hành Thánh lễ Chúa Nhật II PS)

Cv 4,32-35; 1Ga 5,1-6; Ga 20,19-31.

Trại Lê, Trung Nghĩa, Bồng Lai chầu lượt.

542.  Chúa Giêsu cầu nguyện khi nào?

Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu thường xuyên cầu nguyện. Người thường lui vào nơi hoang vắng, kể cả lúc ban đêm. Người cầu nguyện trước những thời điểm quyết định cho sứ vụ của mình hay của các tông đồ. Thực ra, cả cuộc đời của Người là cầu nguyện, vì Người luôn sống trong sự hiệp thông tình yêu với Cha của mình.

29/02
08/04TrThứ Hai tuần II PS.

Lễ Truyền Tin. Lễ trọng.

Trong Thánh lễ này, khi đọc kinh Tin Kính phải bái quỳ từ câu:“… Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần …. và đã làm người”.

Is 7,10-14; 8,10; Dt 10,4-10; Lc 1,26-38.

30/02
09/04TrThứ Ba tuần II PS.

Cv 4,32-37; Ga 3,7b-15.

01/03
10/04TrThứ Tư tuần II PS.

Cv 5,17-21; Ga 3,16-21.

02/03
11/04ĐThứ Năm tuần II PS.

Lễ nhớ Thánh Stanislao, Giám mục, tử đạo.

Cv 5,27-33; Ga 3,31-36.

03/03
12/04TrThứ Sáu tuần II PS.

Cv 5,34-42; Ga 6,1-15.

04/03
13/04TrThứ Bảy tuần II PS.

Thánh Martinô I, Giáo hoàng, tử đạo (Đ).

Cv 6,1-7; Ga 6,16-21.

05/03
14/04TrCHÚA NHẬT III PS. Tv tuần III.

Cv 3,13-15.17-19; 1Ga 2,1-5a;

Lc 24,35-48.

Kẻ Tùng, Vạn Thành, Giáp Tam, Hướng Phương chầu lượt.

543.  Chúa Giêsu cầu nguyện như thế nào trong suốt cuộc khổ nạn?

Trong cơn hấp hối nơi vườn Ghếtsêmani, cũng như qua các lời cuối cùng trên Thánh giá, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu mạc khải chiều sâu thẳm của lời cầu nguyện trong tình con thảo của Người. Chúa Giêsu chu toàn ý định yêu thương của Chúa Cha và mang lấy trên mình Người tất cả âu lo của nhân loại, tất cả mọi lời van xin và chuyển cầu của lịch sử cứu độ.  Người dâng lên Chúa Cha, Đấng đón nhận những lời cầu nguyện ấy và đáp lại một cách vượt quá sự chờ mong, bằng cách làm cho Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại.

06/03
15/04TrThứ Hai tuần III PS.

Cv 6,8-15; Ga 6,22-29.

07/03
16/04TrThứ Ba tuần III PS.

Cv 7,51-8,1a; Ga 6,30-35.

08/03
17/04TrThứ Tư tuần III PS.

Cv 8,1b-8; Ga 6,35-40.

09/03
18/04TrThứ Năm tuần III PS.

Cv 8,26-40; Ga 6,44-51.

10/03
19/04TrThứ Sáu tuần III PS.

Cv 9,1-20; Ga 6,52-59.

11/03
20/04TrThứ Bảy tuần III PS.

Cv 9,31-42; Ga 6,51.60-69.

12/03
21/04TrCHÚA NHẬT IV PS. Tv tuần IV.

Cv 4,8-12; 1Ga 3,1-2; Ga 10,11-18.

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Cầu cho ơn thiên triệu Linh mục, tu sĩ.

Văn Hạnh, Thổ Hoàng, Dũ Yên, Khe Gát chầu lượt.

544.  Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện như thế nào?

Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện không những với lời kinh Lạy Cha, nhưng còn dạy chúng ta cầu nguyện ngay cả lúc Người cầu nguyện. Với cách thức này, Người cho chúng ta thấy, bên cạnh nội dung của lời cầu nguyện, còn có những thái độ cần thiết cho việc cầu nguyện đích thực: tâm hồn thanh sạch đang tìm kiếm Nước Trời và sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù của mình; sự tin tưởng mạnh mẽ, đầy tình con thảo, vượt quá những gì chúng ta có thể cảm nghiệm và thấu hiểu; sự tỉnh thức giúp người môn đệ tránh được cơn cám dỗ.     

13/03
22/04TrThứ Hai tuần IV PS.

Cv 11,1-18; Ga 10,1-10.

14/03
23/04TrThứ Ba tuần IV PS.

Thánh Giogiô, tử đạo;

Thánh Ađalbertô, Giám mục, tử đạo (Đ).

Cv 11,19-26; Ga 10,22-30.

15/03
24/04TrThứ Tư tuần IV PS.

Thánh Phiđen Díchmarigân, Linh mục, tử đạo (Đ).

Cv 12,24-13,5a; Ga 12,44-50.

16/03
25/04ĐThứ Năm tuần IV PS.

Lễ kính Thánh Máccô,

tác giả sách Tin Mừng.

1Pr 5,5b-14; Mc 16,15-20.

17/03
26/04TrThứ Sáu tuần IV PS.

Cv 13,26-33; Ga 14,1-6.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Chính tòa Văn Hạnh (2012).

Tại nhà thờ Chính tòa: Lễ trọng.

Các nhà thờ khác trong giáo phận: Lễ kính.

(Các bài đọc lấy trong phần chung Cung hiến Thánh đường).

18/03
27/04TrThứ Bảy tuần IV PS.

Cv 13,44-52; Ga 14,7-14.

19/03
28/04TrCHÚA NHẬT V PS. Tv tuần I.

Cv 9,26-31; 1Ga 3,18-24; Ga 15,1-8.

Kẻ Mui, Cửa Sót, Nhượng Bạn, Vĩnh Phước (QB) chầu lượt.

545.  Tại sao lời cầu nguyện của chúng ta mang lại hiệu quả?

Lời cầu nguyện của chúng ta mang lại hiệu quả, vì được kết hợp với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong đức tin. Trong Người, lời cầu nguyện Kitô giáo trở thành sự hiệp thông tình yêu với Chúa Cha. Lúc đó, chúng ta có thể dâng những lời cầu xin lên Thiên Chúa và sẽ được nhậm lời: “Anh em hãy xin, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn” (Ga 16,24).

20/03
29/04TrThứ Hai tuần V PS.

Lễ nhớ Thánh Catarina Xiêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội thánh.

Cv 14,5-18; Ga 14,21-26.

21/03
30/04TrThứ Ba tuần V PS.

Thánh Piô, Giáo hoàng.

Cv 14,19-28; Ga 14,27-31a.

Tối khai mạc Tháng Hoa Kính Đức Mẹ.

22/03

 

THÁNG NĂM
THÁNG KÍNH ĐỨC MẸ

 

Tháng Năm, tháng Hoa kính Đức Trinh Nữ Maria có truyền thống lâu đời trong đời sống Giáo hội. Theo Thông điệp Mense Maio (Trong tháng Năm), Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã viết: “Đây là tháng mà các Kitô hữu, tại các nhà thờ cũng như tại tư gia, dâng lên Mẹ Đồng Trinh những hành vi kính trọng, tôn sùng yêu mến và sốt sắng hơn; và đây cũng là tháng mà Thiên Chúa đổ xuống trên chúng ta biết bao hồng ân lớn lao hơn từ ngai tòa của Mẹ chúng ta” (số 1). Bởi vì “Đức Maria được xem như một con đường mà qua đó chúng ta được dẫn tới Chúa Kitô, người nào gặp gỡ Đức Maria thì không thể không gặp gỡ Đức Kitô như vậy” (số 2). Do đó, tháng Năm trở thành một dịp thuận tiện để tất cả chúng ta bày tỏ lòng sùng kính Mẹ Maria, không những chỉ bằng những bó hoa tươi khoe sắc, mà còn bằng những bó hoa thiêng liêng kết từ những lời cầu nguyện, những tràng chuỗi Mân Côi và các bài thánh ca ngân vang trong các buổi rước kiệu, dâng hoa, trong các giờ kinh tại tư gia hay nơi nhà thờ xứ đạo.

01/05TrThứ Tư tuần V PS.

Thánh Giuse Thợ – Ngày quốc tế lao động.

Cv 15,1-6; Ga 15,1-8.

23/03
02/05TrThứ Năm tuần V PS. Đầu tháng.

Lễ nhớ Thánh Athanaxiô, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh.

Cv 15,7-21; Ga 15,9-11.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Trung Nghĩa (1996).

24/03
03/05ĐThứ Sáu tuần V PS. Đầu tháng.

Lễ kính Thánh Philípphê và Thánh Giacôbê, Tông đồ.

1Cr 15,1-8; Ga 14,6-14.

25/03
04/05TrThứ Bảy tuần V PS. Đầu tháng.

Cv 16,1-10; Ga 15,18-21.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Cam Lâm (2022).

26/03
05/05TrCHÚA NHẬT VI PS. Tv tuần II.

Cv 10,25-26.34-35.44-48; 1Ga 4,7-10;

Ga 15,9-17.

Tĩnh Giang, Đông Sơn, Cồn Sẻ, Đồng Troóc chầu lượt.

546.  Đức Trinh Nữ Maria đã cầu nguyện thế nào?

Kinh nguyện của Đức Maria phát xuất từ niềm tin và việc quảng đại hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa. Mẹ của Chúa Giêsu cũng là bà Eva Mới, là “Mẹ của chúng sinh”. Mẹ đã cầu xin Chúa Giêsu, Con của Mẹ, cho những nhu cầu của loài người.

27/03
06/05TrThứ Hai tuần VI PS.

Cv 16,11-15; Ga 15,26-16,4a.

28/03
07/05TrThứ Ba tuần VI PS.

Cv 16,22-34; Ga 16,5-11.

29/03
08/05TrThứ Tư tuần VI PS.

Cv 17,15.22-18,1; Ga 16,12-15.

01/04
09/05TrThứ Năm tuần VI PS.

Cv 18,1-8; Ga 16,16-20.

02/04
10/05TrThứ Sáu tuần VI PS.

Cv 18,9-18; Ga 16,20-23a.

Tuần cửu nhật kính Chúa Thánh Thần.

03/04
11/05TrThứ Bảy tuần VI PS.

Cv 18,23-28; Ga 16,23b-28.

04/04
12/05TrCHÚA NHẬT VII PS.

Lễ Thăng Thiên. Lễ trọng.

Kiêng việc xác. Lễ cho giáo dân.

Cv 1,1-11; Ep 1,17-23 hoặc 4,1-13;

Mc 16,15-20.

Các xứ chầu một giờ.

 547.  Trong Tin Mừng, có lời cầu nguyện nào của Đức Maria không?

Ngoài lời chuyển cầu của Đức Maria tại Cana miền Galilê, Tin Mừng còn ghi lại kinh Magnificat (Lc 1,46-55), là lời ca tụng của Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Hội thánh, là lời tạ ơn trong hân hoan xuất phát từ tâm hồn của những người nghèo khó, vì niềm hy vọng của họ sẽ trở thành hiện thực khi Thiên Chúa thực hiện các lời hứa của Ngài.

05/04
13/05TrThứ Hai tuần VII PS. Tv tuần III.

Đức Mẹ Phatima.

Cv 19,1-8; Ga 16,29-33.

06/04
14/05ĐThứ Ba tuần VII PS.

Lễ kính Thánh Mathia, Tông đồ.

Cv 1,15-17.20-26; Ga 15,9-17.

07/04
15/05TrThứ Tư tuần VII PS.

Cv 20,28-38; Ga 17,11b-19.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Nhượng Bạn (2004) và nhà thờ Thu Chỉ (2008).

08/04
16/05TrThứ Năm tuần VII PS.

Cv 22,30; 23,6-11; Ga 17,20-26.

09/04
17/05TrThứ Sáu tuần VII PS.

Cv 25,13b-21; Ga 21,15-19.

10/04
18/05TrThứ Bảy tuần VII PS.

Thánh Gioan I, Giáo hoàng, tử đạo (Đ).

Cv 28,16-20.30-31; Ga 21,20-25.

11/04
19/05ĐCHÚA NHẬT VIII PS.

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Lễ trọng. Kiêng việc xác. Lễ cho giáo dân.

Đọc hay hát Ca tiếp liên trong Thánh lễ.

Lễ vọng: St 11,1-9 hoặc Xh 19,3-8a.16-20b hoặc Ed 37,1-14 hoặc Ge 3,1-5; Rm 8,22-27; Ga 7,37-39 (cử hành chiều 18/05).

Lễ chính ngày: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23.

Các xứ chầu một giờ.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Ninh Cường (2022).

548.  Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi tại Giêrusalem đã cầu nguyện như thế  nào?

Khởi đầu sách Công Vụ Tông Đồ có ghi lại, trong cộng đoàn tiên khởi tại Giêrusalem được Thánh Thần dạy cho biết cầu nguyện, “các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2, 42).

12/04
20/05TrThứ Hai tuần VII TN. Tv tuần IV.

Lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh.

Lễ nhớ: St 3,9-15.20 hoặc Cv 1,12-14;

Ga 19,25-27.

Ngày thường: Gc 3,13-18; Mc 9,14-29.

(Sắc lệnh của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích ký ngày 11/2/2018. Cử hành thứ Hai sau Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống).

13/04
21/05XThứ Ba tuần VII TN.

Thánh Christôphôrô Magallanes, Linh mục và các Thánh tử đạo ở Mêxicô (Đ).

Gc 4,1-10; Mc 9,30-37.

14/04
22/05XThứ Tư tuần VII TN.

Thánh Rita Cascia, nữ tu (Tr).

Gc 4,13-17; Mc 9,38-40.

15/04
23/05XThứ Năm tuần VII TN.

Gc 5,1-6; Mc 9,41-50.

16/04
24/05XThứ Sáu tuần VII TN.

Gc 5,9-12; Mc 10,1-12.

17/04
25/05XThứ Bảy tuần VII TN.

Thánh Bêđa khả kính, Linh mục, tiến sĩ Hội thánh; Thánh Grêgôriô VII, Giáo hoàng; Thánh nữ Maria Mađalêna Pátdi, trinh nữ (Tr).

Gc 5,13-20; Mc 10,13-16.

18/04
26/05TrCHÚA NHẬT VIII TN.

Lễ Chúa Ba Ngôi. Lễ Trọng.

Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17;

Mt 28,16-20.

Liên Hòa, Tân Hội (QB) chầu lượt.

549.  Chúa Thánh Thần can thiệp như thế nào trong kinh nguyện của Hội thánh?

Chúa Thánh Thần, bậc thầy nội tâm của kinh nguyện Kitô giáo, dạy Hội thánh đời sống cầu nguyện; Ngài hướng dẫn Hội thánh luôn đi sâu vào việc chiêm ngắm và kết hợp với mầu nhiệm khôn lường của Đức Kitô. Các hình thức cầu nguyện, như được trình bày trong các tác phẩm thời các Tông đồ và Tân Ước, vẫn luôn là mẫu mực cho kinh nguyện Kitô giáo.

19/04
27/05XThứ Hai tuần VIII TN. Tv tuần I.

Thánh Âutinh, Giám mục Cantơbơri (Tr) .

1Pr 1,3-9; Mc 10,17-27.

20/04
28/05XThứ Ba tuần VIII TN.

1Pr 1,10-16; Mc 10,28-31.

21/04
29/05XThứ Tư tuần VIII TN.

1Pr 1,18-25; Mc 10,32-45.

22/04
30/05XThứ Năm tuần VIII TN.

1Pr 2,2-5.9-12; Mc 10,46-52.

23/04
31/05TrThứ Sáu tuần VIII TN.

Lễ kính Đức Maria thăm viếng bà Êlisabét.

Xp 3,14-18a; Rm 12,9-16b; Lc 1,39-56.

Tối bế mạc Tháng Hoa Kính Đức Mẹ.

Khai mạc Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

24/04

 

THÁNG SÁU
THÁNG KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

 

Kính nhớ Thánh Tâm Chúa Giêsu là kính nhớ tình thương của Thiên Chúa. Tình thương cứu độ của Thiên Chúa được tỏ bày nơi con người Đức Giêsu và nhất là trong cái chết trên thập giá vì tội lỗi loài người. Thánh Tâm đã bị đâm thâu là hình ảnh rõ rệt nhất, là tiếng nói mạnh nhất về tình thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, và là một bằng chứng không thể chối cãi được của tình thương lạ lùng ấy.

 

01/06ĐThứ Bảy tuần VIII TN. Đầu tháng.

Lễ nhớ Thánh Giustinô, tử đạo.

Gđ 17,20b-25; Mc 11,27-33.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Trừng Hải (2004).

 

 

25/04
02/06TrCHÚA NHẬT IX TN.

Lễ Mình Máu Thánh Chúa. Lễ trọng.

Lễ cho giáo dân.

Xh 24,3-8; Dt 9,11-15; Mc 14,12-16.22-26.

Tân Lâm, Diên Phúc chầu lượt.

550.  Các hình thức chính yếu của kinh nguyện Kitô giáo là gì?

Đó là chúc tụng và thờ lạy, xin ơn và chuyển cầu, tạ ơn và ca ngợi. Thánh lễ chứa đựng và diễn tả tất cả các hình thức cầu nguyện này.  

26/04
03/06ĐThứ Hai tuần IX TN. Tv tuần II.

Lễ nhớ Thánh Carôlô Loanga và các bạn tử đạo.

2Pr 1,2-7; Mc 12,1-12.

27/04
04/06XThứ Ba tuần IX TN.

2Pr 3,12-15a.17-18; Mc 12,13-17.

28/04
05/06ĐThứ Tư tuần IX TN.

Lễ nhớ Thánh Bôniphát, Giám mục, tử đạo.

2Tm 1,1-3.6-12; Mc 12,18-27.

29/04
06/06XThứ Năm tuần IX TN. Đầu tháng.

Thánh Nobertô, Giám mục (Tr).

2Tm 2,8-15; Mc 12,28b-34.

01/05
07/06TrThứ Sáu tuần IX TN. Đầu tháng.

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Lễ trọng.

Ngày thế giới xin ơn thánh hóa các Linh mục.

Hs 11,1.3-4.5c.8ac-9; Ep 3,8-12.14-19;

Ga 19,31-37.

02/05
08/06TrThứ Bảy tuần IX TN.

Lễ nhớ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ.

Lễ nhớ: Is 61,9-11; Lc 2,41-51.

Ngày thường: 2Tm 4,1-8; Mc 12,38-44.

03/05
09/06XCHÚA NHẬT X TN. Tv tuần III.

St 3,9-15; 2Cr 4,13-5,1; Mc 3,20-35.

Tràng Lưu, Thu Chỉ, Minh Cầm chầu lượt.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Kẻ Mui (2001) và nhà thờ Dũ Yên (2022).

551. Lời kinh chúc tụng là gì?

Lời kinh chúc tụng là lời con người đáp lại các hồng ân của Thiên Chúa. Chúng ta chúc tụng Đấng Toàn Năng, Đấng đã chúc lành cho chúng ta trước và ban tràn đầy hồng ân của Ngài cho chúng ta.

04/05
10/06XThứ Hai tuần X TN.

1V 17,1-6; Mt 5,1-12.

05/05
11/06ĐThứ Ba tuần X TN.

Lễ nhớ Thánh Banaba, Tông đồ.

Lễ nhớ: Cv 11,21b-26; 13,1-3; Mt 10,6-13.

Ngày thường: 1V 17,7-16; Mt 5, 13-16.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Vĩnh Luật (2009).

06/05
12/06XThứ Tư tuần X TN.

1V 18,20-39; Mt 5,17-19.

07/05
13/06TrThứ Năm tuần X TN.

Lễ nhớ Thánh Antôn Pađôva, Linh mục, tiến sĩ Hội thánh.

1V 18,41-46; Mt 5,20-26.

08/05
14/06XThứ Sáu tuần X TN.

1V 19,9a.11-16; Mt 5,27-32.

09/05
15/06XThứ Bảy tuần X TN.

1V 19,19-21; Mt 5,33-37

10/05
16/06XCHÚA NHẬT XI TN. Tv tuần IV.

Ed 17,22-24; 2Cr 5,6-10; Mc 4,26-34.

Đông Cường, Chợ Sàng chầu lượt.

552.  Việc thờ lạy là gì?

Việc thờ lạy là sự phủ phục của con người, tự nhận mình là thụ tạo trước Đấng Sáng Tạo muôn trùng chí thánh của mình.

11/05
17/06XThứ Hai tuần XI TN.

1V 21,1-16; Mt 5,38-42.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Trung Quán (2022).

12/05
18/06XThứ Ba tuần XI TN.

1V 21,17-29; Mt 5,43-48.

13/05
19/06XThứ Tư tuần XI TN.

Thánh Romôanđô, viện phụ (Tr).

2V 2,1.4.6-14; Mt 6,1-6.16-18.

14/05
20/06XThứ Năm tuần XI TN.

Hc 48,1-14; Mt 6,7-15.

15/05
21/06TrThứ Sáu tuần XI TN.

Lễ nhớ Thánh Louis Gondaga, tu sĩ.

2V 11,1-4.9-18.20; Mt 6,19-23.

16/05
22/06XThứ Bảy tuần XI TN.

Thánh Paolinô, Giám mục Nôla (Tr);

 Thánh Gioan Phisơ, Giám mục, tử đạo và Thánh Tôma Mô, tử đạo (Đ).

2Sb 24,17-25; Mt 6,24-34.

17/05
23/06XCHÚA NHẬT XII TN. Tv tuần I.

G 38,1.8-11; 2Cr 5,14-17; Mc 4,35-41.

Tri Bản, Hòa Đồng, Phù Kinh chầu lượt.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Liên Hòa (2016).

553.  Những hình thức khác nhau của lời kinh xin ơn là gì?

Đây có thể là một lời xin ơn tha thứ hay còn là một lời khiêm tốn và tin tưởng xin ơn cho tất cả mọi nhu cầu tinh thần lẫn vật chất của chúng ta. Nhưng điều trước hết phải nài xin, là cầu cho Nước Thiên Chúa mau đến. 

18/05
24/06TrThứ Hai tuần XII TN.

Lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả. Lễ trọng.

Lễ vọng: Gr 1,4-10; 1Pr 1,8-12; Lc 1,5-17 (cử hành chiều 23/06).

Lễ chính ngày: Is 49,1-6; Cv 13,22-26; Lc 1,57-66.80.

19/05
25/06XThứ Ba tuần XII TN.

2V 19,9b-11.14-21.31-35a.36;

Mt 7,6.12-14.

20/05
26/06XThứ Tư tuần XII TN.

2V 22,8-13; 23,1-3; Mt 7,15-20.

21/05
27/06XThứ Năm tuần XII TN.

Thánh Syrilô, Giám mục Alexanđria, tiến sĩ Hội thánh (Tr).

2V 24,8-17; Mt 7,21-29.

22/05
28/06ĐThứ Sáu tuần XII TN.

Lễ nhớ Thánh Irênê, Giám mục, tử đạo.

2V 25,1-12; Mt 8,1-4.

23/05
29/06ĐThứ Bảy tuần XII TN.

Lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô, Tông đồ.

Lễ trọng. Lễ cho giáo dân.

Lễ vọng: Cv 3,1-10; Gl 1,11-20;

Ga 21,15-19 (cử hành chiều 28/06).

Lễ chính ngày: Cv 12,1-11; 2Tm 4,6-8.16b.17-18; Mt 16,13-19.

Quyên góp tiền cho quỹ “Đồng tiền Thánh Phêrô”, nguồn trợ giúp tài chính của các tín hữu cho Đức Thánh Cha vì nhu cầu của Giáo hội hoàn vũ và hoạt động bác ái của Đức Giáo hoàng. Xin vui lòng nộp về TGM trước ngày 10/7/2024.

Bổn mạng Đức cha Phaolô. Chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài.

24/05
30/06XCHÚA NHẬT XIII TN. Tv tuần II.

Kn 1, 13-15; 2,23-24; 2Cr 8,7.9.13-15;

Mc 5,21-43 hoặc 5,21-24.35b-43.

Thượng Bình, Tam Đa, Ngô Xá, Tân Phong chầu lượt.

Tối bế mạc Tháng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

554.  Lời kinh chuyển cầu là gì?

Kinh chuyển cầu là lời cầu nguyện xin ơn cho một người khác. Lời kinh này giúp chúng ta nên giống Chúa Giêsu, kết hợp chúng ta với kinh nguyện của Người, Đấng chuyển cầu lên Thiên Chúa cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những người tội lỗi. Lời kinh chuyển cầu cần phải mở rộng đến cả kẻ thù của chúng ta.

25/05

THÁNG BẢY

01/07XThứ Hai tuần XIII TN.

Am 2,6-10.13-16; Mt 8,18-22.

26/05
02/07XThứ Ba tuần XIII TN.

Am 3,1-8; 4,11-12; Mt 8,23-27.

27/05
03/07ĐThứ Tư tuần XIII TN.

Lễ kính Thánh Tôma, Tông đồ.

Ep 2,19-22; Ga 20,24-29.

28/05
04/07XThứ Năm tuần XIII TN. Đầu tháng.

Thánh nữ Êlisabét Bồ Đào Nha (Tr).

Am 7,10-17; Mt 9,1-8.

29/05
05/07XThứ Sáu tuần XIII TN. Đầu tháng.

Thánh Antôn Maria Dacaria, Linh mục (Tr).

Am 8,4-6.9-12; Mt 9,9-13.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Vạn Căn (2013).

30/05
06/07XThứ Bảy tuần XIII TN. Đầu tháng.

Thánh Maria Goretti, trinh nữ, tử đạo (Đ).

Am 9,11-15; Mt 9,14-17.

01/06
07/07XCHÚA NHẬT XIV TN. Tv tuần III.

Ed 2,2-5; 2Cr 12,7-10; Mc 6,1-6.

Kẻ Đông, Chúc A, Văn Phú, Gia Hưng chầu lượt.

555.  Khi nào chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời kinh tạ ơn?

Hội thánh không ngừng tạ ơn Thiên Chúa, nhất là khi cử hành Thánh lễ, trong đó Đức Kitô cho Hội thánh tham dự vào hành động tạ ơn của Người dâng lên Thiên Chúa Cha. Đối với người Kitô hữu, mọi biến cố trong đời sống đều trở thành chất liệu để tạ ơn.  

02/06
08/07XThứ Hai tuần XIV TN.

Hs 2,16.17b-18.21-22; Mt 9,18-26.

03/06
09/07XThứ Ba tuần XIV TN.

Thánh Augustinô Zhao Rong, Linh mục và các bạn tử đạo Trung Quốc (Đ).

Hs 8,4-7.11-13; Mt 9,32-38.

04/06
10/07ĐThứ Tư tuần XIV TN.

Lễ nhớ Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự, thầy giảng, tử đạo. Ngày giáo lý viên Giáo phận.

Ngày thường: Hs 10,1-3.7-8.12; Mt 10,1-7.

Lễ nhớ: Lấy phần chung các Thánh tử đạo.

05/06
11/07TrThứ Năm tuần XIV TN.

Lễ nhớ Thánh Biển Đức, viện phụ.

Hs 11,1.3-4.5c.8ac-9; Mt 10,6-15.

06/06
12/07XThứ Sáu tuần XIV TN.

Hs 14,2-10; Mt 10,16-23.

07/06
13/07XThứ Bảy tuần XIV TN.

Thánh Henricô (Tr).

Is 6,1-8; Mt 10,24-33.

08/06
14/07XCHÚA NHẬT XV TN. Tv tuần IV.

Am 7,12-15; Ep 1,3-14 hoặc 1,3-10a;

Mc 6,7-13.

Kim Lâm, Thọ Ninh, Thọ Vực, Phù Ninh, Sen Bàng chầu lượt.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Thịnh Lạc (2016).

556.  Lời kinh ca ngợi là gì?

Lời kinh ca ngợi là kinh nguyện công nhận Thiên Chúa là Chúa một cách trực tiếp. Lời kinh này hoàn toàn vô vị lợi: ca ngợi Thiên Chúa vì chính Ngài, và tôn vinh Ngài vì Ngài hiện hữu. 

09/06
15/07TrThứ Hai tuần XV TN.

Lễ nhớ Thánh Bônaventura, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh.

Is 1,10-17; Mt 10,34-11,1.

10/06
16/07XThứ Ba tuần XV TN.

Đức Mẹ núi Cát Minh (Tr).

Is 7,1-9; Mt 11,20-24.

11/06
17/07XThứ Tư tuần XV TN.

Is 10,5-7.13-16; Mt 11,25-27.

12/06
18/07XThứ Năm tuần XV TN.

Is 26,7-9.12.16-19; Mt 11,28-30.

13/06
19/07XThứ Sáu tuần XV TN.

Is 38,1-6.21-22.7-8; Mt 12,1-8.

14/06
20/07XThứ Bảy tuần XV TN.

Thánh Apôllinarê, Giám mục, tử đạo (Đ).

Mk 2,1-5; Mt 12,14-21.

15/06
21/07XCHÚA NHẬT XVI TN. Tv tuần I.

Gr 23,1-6; Ep 2,13-18; Mc 6,30-34.

Hòa Mỹ, Vạn Căn, Chân Thành, Yên Giang chầu lượt.

557.  Truyền thống có tầm quan trọng nào đối với việc cầu nguyện?

Trong Hội thánh, qua Thánh truyền sống động, Chúa Thánh Thần dạy cho con cái Thiên Chúa biết cầu nguyện. Thật vậy, kinh nguyện không hạn hẹp vào một sự bộc phát nội tâm, nhưng bao gồm cả việc chiêm niệm, học hỏi và tiến sâu vào những thực tại thiêng liêng mà con người có thể cảm nghiệm được.

16/06
22/07TrThứ Hai tuần XVI TN.

Lễ kính Thánh nữ Maria Mađalêna.

Dc 3,1-4a hoặc 2Cr 5,14-17;

Ga 20,1-2.11-18.

17/06
23/07XThứ Ba tuần XVI TN.

Thánh nữ Bighita, nữ tu (Tr).

Mk 7,14-15.18-20; Mt 12,46-50.

18/06
24/07XThứ Tư tuần XVI TN.

Thánh Sarbelinô Makhluf, Linh mục (Tr).

Gr 1,1.4-10; Mt 13,1-9.

19/06
25/07ĐThứ Năm tuần XVI TN.

Lễ kính Thánh Giacôbê, Tông đồ.

2Cr 4,7-15; Mt 20,20-28.

20/06
26/07TrThứ Sáu tuần XVI TN.

Lễ nhớ Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria.

Ngày thường: Gr 3,14-17; Mt 13,18-23.

Lễ nhớ: Hc 44,1-10-15; Mt 13,16-17.

21/06
27/07XThứ Bảy tuần XVI TN.

Gr 7,1-11; Mt 13,24-30.

22/06
28/07XCHÚA NHẬT XVII TN. Tv tuần II.

2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15.

Ninh Cường, Hòa Thắng, Cồn Nâm, Kinh Nhuận chầu lượt.

Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao Tuổi.

Thánh lễ đầu tiên trong ngày hôm nay, với ý cầu nguyện cho ông bà và người cao tuổi:

– Bộ Lễ Thánh Gioakim và Thánh Anna.

– Bài đọc theo Chúa nhật XVII Thường niên B.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Tri Bản (2006).

558.  Kinh nguyện Kitô giáo có những nguồn mạch nào?

Đó là:

–   Lời Chúa trao ban cho chúng ta “khoa học siêu việt” về Đức  Kitô (Pl 3, 8);

–   Phụng vụ của Hội thánh loan báo, hiện tại hoá và thông truyền mầu nhiệm cứu độ;

–   Các Nhân đức đối thần ;

–   Những hoàn cảnh thường ngày, trong đó chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa.

23/06
29/07TrThứ Hai tuần XVII TN.

Lễ nhớ các Thánh Matta, Maria và Lazarô.

Lễ nhớ: 1Ga 4,7-16; Ga 11,19-27 hoặc Lc 10,38-42.

Ngày thường: Gr 13,1-11; Mt 13,31-35.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Kẻ Vang (2010).

24/06
30/07XThứ Ba tuần XVII TN.

Thánh Phêrô Kim Ngôn, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh (Tr).

Gr 14,17-22; Mt 13,36-43.

25/06
31/07TrThứ Tư tuần XVII TN.

Lễ nhớ Thánh Inhaxiô Lôyôla, Linh mục.

Gr 15,10.16-21; Mt 13,44-46.

26/06

THÁNG TÁM

01/08TrThứ Năm tuần XVII TN. Đầu tháng.

Lễ nhớ Thánh Anphongsô Maria Ligôri, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh.

Gr 18,1-6; Mt 13,47-53.

Từ trưa hôm nay đến hết ngày mai, viếng nhà thờ hưởng Đại xá Portiuncula.

27/06
02/08XThứ Sáu tuần XVII TN. Đầu tháng.

Thánh Êusêbiô, Giám mục Vecseli; Thánh Phêrô Giulianô Eymard, Linh mục (Tr).

Gr 26,1-9; Mt 13,54-58.

28/06
03/08XThứ Bảy tuần XVII TN. Đầu tháng.

Gr 26,11-16.24; Mt 14,1-12.

29/06
04/08XCHÚA NHẬT XVIII TN. Tv tuần III.

Xh 16,2-4.12-15; Ep 4,17.20-24;

Ga 6,24-35.

Kẻ Đọng, Kẻ Vang, Mỹ Hoà, Nhân Thọ chầu lượt.

560.  Con đường cầu nguyện của chúng ta là con đường nào?

Con đường cầu nguyện của chúng ta là chính Đức Kitô. Lời cầu nguyện chúng ta dâng lên Thiên Chúa, Cha chúng ta, nhưng chỉ lên tới Ngài khi chúng ta cầu nguyện nhân danh Chúa Giêsu, ít nhất là cách mặc nhiên. Nhân tính của Chúa Giêsu là con đường duy nhất, qua đó Chúa Thánh Thần dạy chúng ta cầu nguyện lên Cha của chúng ta. Vì thế các lời kinh Phụng vụ đều kết thúc bằng công thức : “Nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con”.

01/07
05/08XThứ Hai tuần XVIII TN.

Cung hiến Thánh đường Đức Maria (Tr).

Gr 28,1-17; Mt 14,13-21.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Chân Thành (2004) và nhà thờ Đan Sa (2005).

02/07
06/08TrThứ Ba tuần XVIII TN.

Lễ kính Chúa Hiển Dung.

Đn 7,9-10.13-14; 2Pr 1,16-19; Mc 9, 2-10.

03/07
07/08XThứ Tư tuần XVIII TN.

Thánh Xittô II, Giáo hoàng và các bạn tử đạo (Đ); Thánh Gaetanô, Linh mục (Tr).

Gr 31,1-7; Mt 15,21-28.

04/07
08/08TrThứ Năm tuần XVIII TN.

Lễ nhớ Thánh Đaminh, Linh mục.

Gr 31,31-34; Mt 16,13-23.

05/07
09/08XThứ Sáu tuần XVIII TN.

Thánh nữ Têrêsa Bênêđicta Thánh giá, trinh nữ, tử đạo (Đ).

Nk 2,1-3; 3,1-3.6-7; Mt 16,24-28.

06/07
10/08ĐThứ Bảy tuần XVIII TN.

Lễ kính Thánh Lôrenxô, phó tế, tử đạo.

2Cr 9,6-10; Ga 12,24-26.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Tân Hội – HT (2003).

07/07
11/08XCHÚA NHẬT XIX TN. Tv tuần IV.

1V 19,4-8; Ep 4,30-5,2; Ga 6,41-51.

Tân Vĩnh, Kim Sơn, Thịnh Lạc, Ba Đồn, Hà Lời chầu lượt.

561.  Chúa Thánh Thần có vai trò gì trong việc cầu nguyện của chúng ta?

Chúa Thánh Thần là bậc Thầy nội tâm của kinh nguyện Kitô giáo và “chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải” (Rm 8,26), nên Hội thánh khuyến khích chúng ta kêu cầu và van nài trong mọi hoàn cảnh: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến!”

08/07
12/08XThứ Hai tuần XIX TN.

Thánh Gioanna Chantal, nữ tu (Tr).

(Bài lễ trong sách Rôma 1992, ngày 12/12, trang 745).

Ed 1,2-5.24-28c; Mt 17,22-27.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Tam Tòa (2023).

09/07
13/08XThứ Ba tuần XIX TN.

Thánh Pônxianô, Giáo hoàng, tử đạo và Thánh Hippôlytô, Linh mục, tử đạo (Đ).

Ed 2,8-3,4; Mt 18,1-5.10.12-14.

10/07
14/08ĐThứ Tư tuần XIX TN.

Lễ nhớ Thánh Maximilianô Kônbê, Linh mục, tử đạo.

Ed 9,1-7; 10,18-22; Mt 18,15-20.

11/07
15/08TrThứ Năm tuần XIX TN.

Lễ Đức Maria linh hồn và xác lên trời. Lễ trọng. Kiêng việc xác. Lễ cho giáo dân.

Lễ vọng: 1Sb 15,3-4.15-16; 16,1-2; 1Cr 15,54b-57; Lc 11,27-28 (cử hành chiều 14/8).

Lễ chính ngày: Kh 11,19a; 12,1-6a.10ab; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56.

12/07
16/08XThứ Sáu tuần XIX TN.

Thánh Têphanô Hunggari (Tr).

Ed 16,1-5.60.63; Mt 19,3-12.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Nhân Thọ (2010).

13/07
17/08XThứ Bảy tuần XIX TN.

Ed 18,1-10.13b.30-32; Mt 19,13-15.

14/07
18/08XCHÚA NHẬT XX TN. Tv tuần I.

Cn 9,1-6; Ep 5,15-20; Ga 6,51-58.

Vĩnh Luật, Quèn Đông, Đông Yên, Kim Cương, Đá Nện chầu lượt.

562.  Kinh nguyện Kitô giáo dâng lên Đức Maria nhằm ý hướng gì?

Vì sự cộng tác độc đáo của Đức Maria vào hoạt động của Chúa Thánh Thần, nên Hội thánh yêu thích kêu cầu Mẹ và cùng cầu nguyện với Mẹ, vì Mẹ là người cầu nguyện tuyệt hảo, nhờ đó cùng với Mẹ chúng ta tôn vinh và kêu cầu Chúa. Thật vậy, Đức Maria chỉ “đường” cho chúng ta, con đường ấy chính là Con của Mẹ, Đấng Trung Gian duy nhất.

15/07
19/08XThứ Hai tuần XX TN.

Thánh Gioan Êuđê, Linh mục (Tr).

Ed 24,15-24; Mt 19,16-22.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Mỹ Hòa (2011).

16/07
20/08TrThứ Ba tuần XX TN.

Lễ nhớ Thánh Bênađô, viện phụ, Tiến sĩ Hội thánh.

Ed 28,1-10; Mt 19,23-30.

17/07
21/08TrThứ Tư tuần XX TN.

Lễ nhớ Thánh Piô X, Giáo hoàng.

Ed 34,1-11; Mt 20,1-16a.

18/07
22/08TrThứ Năm tuần XX TN.

Lễ nhớ Đức Maria Trinh Nữ Vương.

Is 9,1-6; Lc 1,26-38.

Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo hay niềm tin.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Làng Truông (2019).

19/07
23/08XThứ Sáu tuần XX TN.

Thánh Rôsa Lima, trinh nữ (Tr).

Ed 37,1-14; Mt 22,34-40.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Quèn Đông (2007).

20/07
24/08ĐThứ Bảy tuần XX TN.

Lễ kính Thánh Batôlômêô, Tông đồ.

Kh 21,9b-14; Ga 1,45-51.

21/07
25/08XCHÚA NHẬT XXI TN. Tv tuần II.

Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32;

Ga 6,54a.60-69.

Thượng Ích, Làng Truông, Kỳ Anh, Tam Trang chầu lượt.

Bổn mạng Đức cha Louis, Giám mục Giáo phận. Chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài.

563.  Hội thánh cầu nguyện với Đức Maria như thế nào?

Hội thánh cầu nguyện với Đức Maria trước tiên là bằng kinh Kính Mừng Maria, nhờ lời kinh đó Hội thánh van xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ. Còn nhiều kinh khác để dâng lên Đức Maria, trong đó có chuỗi Mân Côi, các kinh cầu Đức Bà cũng như các thánh thi và thánh ca theo nhiều truyền thống Kitô giáo khác nhau.

22/07
26/08XThứ Hai tuần XXI TN.

2Tx 1,1-5.11b-12; Mt 23,13.15-22.

23/07
27/08TrThứ Ba tuần XXI TN.

Lễ nhớ Thánh nữ Mônica.

2Tx 2,1-3a.14-17; Mt 23,23-26.

24/07
28/08TrThứ Tư tuần XXI TN.

Lễ nhớ Thánh Augustinô, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh.

Lễ nhớ: 1Ga 4,7-16; Mt 23,8-12.

Ngày thường: 2Tx 3,6-10.16-18;

Mt 23,27-32.

25/07
29/08ĐThứ Năm tuần XXI TN.

Lễ nhớ Thánh Gioan Tẩy giả bị trảm quyết.

Lễ nhớ: Gr 1,17-19; Mc 6,17-29.

Ngày thường: 1Cr 1,1-9; Mt 24,42-51.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Cồn Sẻ (2008).

26/07
30/08XThứ Sáu tuần XXI TN.

1Cr 1,17-25; Mt 25,1-13.

27/07
31/08XThứ Bảy tuần XXI TN.

1Cr 1,26-31; Mt 25,14-30.

28/07

THÁNG CHÍN

01/09XCHÚA NHẬT XXII TN. Tv tuần III.

Đnl 4,1-2.6-8; Gc 1,17-18.21b-22.27;

Mc 7,1-8a.14-15.21-23.

Cam Lâm, Tân Hội (HT), Hòa Ninh  chầu lượt.

Ngày thế giới cầu nguyện cho việc bảo vệ thiên nhiên như là công trình tạo dựng của Thiên Chúa.

564.  Các thánh là những người dẫn đường cầu nguyện như thế nào?

Các thánh là những mẫu gương cho chúng ta về cầu nguyện và chúng ta cũng van xin các ngài chuyển cầu cho chúng ta và cho toàn thế giới nơi Thiên Chúa Ba Ngôi. Lời chuyển cầu của các ngài là việc các ngài phục vụ một cách cao cả nhất cho kế hoạch của Thiên Chúa. Trong mầu nhiệm các thánh thông công, đã có nhiều đường hướng linh đạo phát sinh suốt dòng lịch sử Hội thánh, để dạy chúng ta cách sống và thực hành việc cầu nguyện.

29/07
02/09XThứ Hai tuần XXII TN.

1Cr 2,1-5; Lc 4,16-30.

30/07
03/09TrThứ Ba tuần XXII TN.

Lễ nhớ Thánh Grêgôriô Cả, Giáo hoàng, tiến sĩ Hội thánh.

1Cr 2,10b-16; Lc 4,31-37.

01/08
04/09XThứ Tư tuần XXII TN.

1Cr 3,1-9; Lc 4,38-44.

02/08
05/09XThứ Năm tuần XXII TN. Đầu tháng.

Thánh nữ Têrêxa Calcutta, nữ tu (Tr).

1Cr 3,18-23; Lc 5,1-11.

03/08
06/09XThứ Sáu tuần XXII TN. Đầu tháng.

1Cr 4,1-5; Lc 5,33-39.

04/08
07/09XThứ Bảy tuần XXII TN. Đầu tháng.

1Cr 4,6b-15; Lc 6,1-5.

05/08
08/09XCHÚA NHẬT XXIII TN. Tv tuần IV.

Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37.

Mỹ Lộc, Trung Quán chầu lượt.

565.  Ai có thể dạy chúng ta cầu nguyện?

Gia đình Kitô hữu là nơi đầu tiên để dạy cầu nguyện. Hội thánh đặc biệt khuyến khích các gia đình nên cầu nguyện hằng ngày, vì đó là chứng từ đầu tiên của đời sống cầu nguyện của Hội thánh. Việc huấn giáo, những nhóm cầu nguyện, việc linh hướng tạo thành một trường học và một sự nâng đỡ cho việc cầu nguyện.

06/08
09/09XThứ Hai tuần XXIII TN.

Thánh Phêrô Claver, Linh mục (Tr).

1Cr 5,1-8; Lc 6,6-11.

07/08
10/09XThứ Ba tuần XXIII TN.

1Cr 6,1-11; Lc 6,12-19.

08/08
11/09XThứ Tư tuần XXIII TN.

1Cr 7,25-31; Lc 6,20-26.

09/08
12/09XThứ Năm tuần XXIII TN.

Danh Thánh Đức Maria (Tr).

1Cr 8,1-7.11-13; Lc 6,27-38.

10/08
13/09TrThứ Sáu tuần XXIII TN.

Lễ nhớ Thánh Gioan Kim Khẩu, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh.

1Cr 9,16-19.22b-27; Lc 6,39-42.

11/08
14/09ĐThứ Bảy tuần XXIII TN.

Lễ kính Suy Tôn Thánh Giá.

Ds 21,4b-9; Pl 2,6-11; Ga 3,13-17.

12/08
15/09XCHÚA NHẬT XXIV TN. Tv tuần I.

Is 50,5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35.

Yên Lĩnh, Văn Hòa, Phúc Tín chầu lượt.

566.  Những nơi nào thuận tiện cho việc cầu nguyện?

Chúng ta có thể cầu nguyện ở bất cứ nơi nào, nhưng việc chọn một nơi thích hợp sẽ giúp ích hơn cho việc cầu nguyện. Nhà thờ là nơi dành riêng cho kinh nguyện Phụng vụ và việc tôn thờ Thánh Thể. Những nơi khác cũng có thể giúp chúng ta cầu nguyện, chẳng hạn “một góc cầu nguyện” trong gia đình, một tu viện, một đền thánh.

13/08
16/09ĐThứ Hai tuần XXIV TN.

Lễ nhớ Thánh Cornêliô, Giáo hoàng và Thánh Siprianô, Giám mục, tử đạo.

1Cr 11,17-26.33; Lc 7,1-10.

14/08
17/09XThứ Ba tuần XXIV TN.

Thánh Rôbertô Bellaminô, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh (Tr).

1Cr 12,12-14.27-31a; Lc 7,11-17.

Tết Trung Thu – Cầu cho thiếu nhi.

15/08
18/09XThứ Tư tuần XXIV TN.

1Cr 12,31-13,13; Lc 7,31-35.

16/08
19/09XThứ Năm tuần XXIV TN.

Thánh Gianuariô, Giám mục, tử đạo (Đ).

1Cr 15,1-11; Lc 7,36-50.

17/08
20/09ĐThứ Sáu tuần XXIV TN.

Lễ nhớ Thánh Anrê Kim Têgon, Phaolô Chung và các bạn tử đạo Hàn Quốc.

1Cr 15,12-20; Lc 8,1-3.

18/08
21/09ĐThứ Bảy tuần XXIV TN.

Lễ kính Thánh Matthêu, Tông đồ, tác giả sách Tin Mừng.

Ep 4,1-7.11-13; Mt 9,9-13.

19/08
22/09XCHÚA NHẬT XXV TN. Tv tuần II.

Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37.

Gia Hòa, Xuân Sơn chầu lượt.

567.  Thời gian nào thích hợp nhất cho việc cầu nguyện?

Mọi thời điểm đều thích hợp cho việc cầu nguyện. Nhưng Hội thánh đề nghị cho các tín hữu những chu kỳ cố định để nuôi dưỡng việc cầu nguyện liên tục: kinh sáng và kinh chiều, trước và sau khi dùng cơm, Các Giờ kinh Phụng vụ, Thánh lễ ngày Chúa nhật, kinh Mân Côi, các lễ mừng trong năm Phụng vụ.

20/08
23/09TrThứ Hai tuần XXV TN.

Lễ nhớ Thánh Piô năm dấu.

Cn 3,27-34; Lc 8,16-18.

21/08
24/09XThứ Ba tuần XXV TN.

Cn 21,1-6.10-13; Lc 8,19-21.

22/08
25/09XThứ Tư tuần XXV TN.

Cn 30,5-9; Lc 9,1-6.

23/08
26/09XThứ Năm tuần XXV TN.

Thánh Cosma và Thánh Đamianô, tử đạo (Đ).

Gv 1,2-11; Lc 9,7-9.

24/08
27/09TrThứ Sáu tuần XXV TN.

Lễ nhớ Thánh Vinh Sơn Phaolô, Linh mục.

Gv 3,1-11; Lc 9,18-22.

25/08
28/09XThứ Bảy tuần XXV TN.

Thánh Venxetlao; Thánh Lôrenxô Ruy và các bạn, tử đạo (Đ).

Gv 11,9-12,8; Lc 9,43b-45.

26/08
29/09XCHÚA NHẬT XXVI TN. Tv tuần III.

Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48.

Lộc Thủy, Quý Hòa, Hoành Phổ chầu lượt.

568.  Có mấy hình thức diễn tả đời sống cầu nguyện?

Truyền thống Kitô giáo đã lưu giữ ba hình thức chính để diễn tả và sống việc cầu nguyện:  khẩu nguyện, suy niệm và cầu nguyện chiêm niệm. Đặc điểm chung của cả ba hình thức này là tập trung tâm trí.

27/08
30/09TrThứ Hai tuần XXVI TN.

Lễ nhớ Thánh Giêrônimô, Linh mục, tiến sĩ Hội thánh.

G 1,6-22; Lc 9,46-50.

Tối khai mạc Tháng Mân Côi Kính Đức Mẹ.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Gia Phổ (2009).

28/08

 

 

THÁNG MƯỜI
THÁNG MÂN CÔI

 Chuỗi Mân Côi là một lời cầu nguyện theo Tin Mừng, là một chuỗi tình yêu gồm những lời yêu thương chân thành và đơn sơ nhất: Hãy nhìn ngắm, tôn thờ, chiêm ngưỡng, suy niệm những mầu  nhiệm của Chúa Giêsu và thì thầm những lời ca ngợi, những câu nài xin với Đấng đã ban cho chúng ta Đấng Cứu Thế. Các tín hữu nên cầu nguyện bằng kinh Mân Côi và hiểu rõ bản chất cũng như tầm quan trọng của kinh này.

Những ai lần chuỗi Mân Côi trong nhà thờ, nhà nguyện hoặc trong gia đình, trong cộng đoàn tu trì, trong hiệp hội đạo đức hoặc khi nhiều người họp nhau nhằm mục đích tốt, thì được hưởng một ơn Đại Xá; còn đọc trong những hoàn cảnh khác, thì được hưởng một ơn Tiểu Xá. (Ench. Indulg., ấn bản 1999, concessio 17).

01/10TrThứ Ba tuần XXVI TN.

Lễ kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, trinh nữ, tiến sĩ Hội thánh.

Bổn mạng các xứ truyền giáo.

Is 66,10-14c; Mt 18,1-5.

29/08
02/10TrThứ Tư tuần XXVI TN.

Lễ nhớ các Thiên Thần Hộ Thủ.

Xh 23,20-23; Mt 18,1-5.10.

30/08
03/10XThứ Năm tuần XXVI TN. Đầu tháng.

G 19,21-27; Lc 10,1-12.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Lộc Thủy (2009).

01/09
04/10TrThứ Sáu tuần XXVI TN. Đầu tháng.

Lễ nhớ Thánh Phanxicô Assisi.

G 38,1.12-21; 40,3-5; Lc 10,13-16.

02/09
05/10XThứ Bảy tuần XXVI TN. Đầu tháng.

Thánh Faustina Kowalska, nữ tu (Tr).

(Lấy lễ chung các Thánh trinh nữ hoặc tu sĩ). 

G 42,1-3.5-6.12-16; Lc 10,17-24.

03/09
06/10XCHÚA NHẬT XXVII TN. Tv tuần IV.

St 2,18-24; Dt 2,9-11; Mc 10,2-16.

Đồng Hòa, Đan Sa chầu lượt.

Được mừng trọng thể Lễ Đức Mẹ Mân Côi (Tr).

Lời Chúa trong Thánh lễ, lấy Phần chung Đức Mẹ hoặc Cv 1,12-14; Gl 4,4-7;

Lc 1,26-38.

 (HĐGMVN trong khóa họp tháng 04/1991).

569.  Khẩu nguyện có đặc tính gì?

Khẩu nguyện liên kết thân xác chúng ta với lời cầu nguyện nội tâm. Ngay cả lời cầu nguyện thầm kín nhất cũng phải cần đến khẩu nguyện. Trong mọi trường hợp, khẩu nguyện phải luôn xuất phát từ đức tin của bản thân người cầu nguyện. Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta một công thức tuyệt hảo của khẩu nguyện, đó là kinh Lạy Cha.

04/09
07/10TrThứ Hai tuần XXVII TN.

Lễ nhớ Đức Mẹ Mân Côi.

Lễ nhớ: Cv 1,12-14; Gl 4,4-7; Lc 1,26-38.

Ngày thường: Gl 1,6-12; Lc 10,25-37.

05/09
08/10XThứ Ba tuần XXVII TN.

Gl 1,13-24; Lc 10,38-42.

06/09
09/10XThứ Tư tuần XXVII TN.

Thánh Điônixiô, Giám mục và các bạn, tử đạo (Đ); Thánh Gioan Lêônarđi, Linh mục (Tr).

Gl 2,1-2.7-14; Lc 11,1-4.

07/09
10/10XThứ Năm tuần XXVII TN.

Gl 3,1-5; Lc 11,5-13.

08/09
11/10XThứ Sáu tuần XXVII TN.

Thánh Gioan XXIII, Giáo hoàng (Tr).

Gl 3,7-14; Lc 11,15-26.

09/09
12/10XThứ Bảy tuần XXVII TN.

Gl 3,22-29; Lc 11,27-28.

10/09
13/10XCHÚA NHẬT XXVIII TN. Tv tuần I.

Kn 7,7-11; Dt 4,12-13; Mc 10,17-30 hoặc 10,17-27.

Tân Phương, Đồng Tiến chầu lượt.

570.  Suy niệm là gì?

Suy niệm là suy tư trong cầu nguyện. Việc suy tư này phải bắt đầu từ Lời Chúa trong Thánh Kinh. Suy niệm vận dụng lý trí, trí tưởng tượng, tình cảm, ước muốn, để đào sâu đức tin, hoán cải tâm hồn và củng cố ý chí muốn bước theo Đức Kitô. Đây là bước khởi đầu tiến đến việc kết hợp với Chúa trong tình yêu.

11/09
14/10XThứ Hai tuần XXVIII TN.

Thánh Calittô I, Giáo hoàng, tử đạo (Đ).

Gl 4,22-24.26-27.31-5,1; Lc 11,29-32.

Kỷ niệm thụ phong Giám mục của Đức cha Louis, Giám mục Giáo phận.

12/09
15/10TrThứ Ba tuần XXVIII TN.

Lễ nhớ Thánh Têrêxa Giêsu, trinh nữ, tiến sĩ Hội thánh.

Gl 5,1-6; Lc 11,37-41.

13/09
16/10XThứ Tư tuần XXVIII TN.

Thánh nữ Hetvích, nữ tu; Thánh nữ Magarita Maria Alacốc, trinh nữ (Tr).

Gl 5,18-25; Lc 11,42-46.

14/09
17/10ĐThứ Năm tuần XXVIII TN.

Lễ nhớ Thánh Inhaxiô Antiôkhia, Giám mục, tử đạo.

Ep 1,1-10; Lc 11,47-54.

15/09
18/10ĐThứ Sáu tuần XXVIII TN.

Lễ kính Thánh Luca, tác giả sách Tin Mừng.

2Tm 4,10-17; Lc 10,1-9.

16/09
19/10XThứ Bảy tuần XXVIII TN.

Thánh Gioan Brêbp, Linh mục; Thánh Phaolô Thánh Giá, Linh mục (Tr);

Thánh Ixaác Giogơ, Linh mục và các bạn, tử đạo (Đ);

Ep 1,15-23; Lc 12,8-12.

17/09
20/10XCHÚA NHẬT XXIX TN. Tv tuần II.

Is 53,1011, Dt 4,14-16; Mc 10,35-45.

Chúa Nhật Truyền Giáo. Được cử hành lễ cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc (Tr).

(Lễ truyền giáo: Các bài đọc lễ cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc).

Truyền Tin, Dũ Thành, Trừng Hải chầu lượt.

Quyên góp cho việc truyền giáo. Xin vui lòng nộp về TGM trước ngày 27/10/2024.

571.  Cầu nguyện chiêm niệm là gì?

Chiêm niệm là đơn sơ chiêm ngắm Thiên Chúa, trong thinh lặng và trong tình yêu. Đó là một hồng ân của Thiên Chúa, một khoảnh khắc của đức tin thuần túy trong đó người cầu nguyện tìm kiếm Đức Kitô, phó thác mình cho ý định yêu thương của Chúa Cha và đặt mình dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Thánh Têrêsa Avila định nghĩa chiêm niệm như  “một cuộc trao đổi thân tình giữa bạn hữu, một mình bên  Đấng mà chúng ta biết là Ngài yêu thương ta.”

18/09
21/10XThứ Hai tuần XXIX TN.

Ep 2,1-10; Lc 12,13-21.

19/09
22/10XThứ Ba tuần XXIX TN.

Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng (Tr).

Ep 2,12-22; Lc 12,35-38.

 

20/09
23/10XThứ Tư tuần XXIX TN.

Thánh Gioan Capettranô, Linh mục (Tr).

Ep 3,2-12; Lc 12,39-48.

21/09
24/10XThứ Năm tuần XXIX TN.

Thánh Antôn Maria Claret, Giám mục (Tr).

Ep 3,14-21; Lc 12,49-53.

22/09
25/10XThứ Sáu tuần XXIX TN.

Ep 4,1-6; Lc 12,54-59.

23/09
26/10XThứ Bảy tuần XXIX TN.

Ep 4,7-16; Lc 13,1-9.

24/09
27/10XCHÚA NHẬT XXX TN. Tv tuần III.

Gr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52.

Hương Bình, Gia Phổ chầu lượt.

572.  Tại sao cầu nguyện lại là một cuộc chiến đấu?

Cầu nguyện là một quà tặng của ân sủng, nhưng trước đó phải có một lời đáp trả dứt khoát từ phía chúng ta. Ai cầu nguyện cũng “phải chiến đấu” chống lại chính bản thân mình, chống lại những gì chung quanh và nhất là chống lại tên cám dỗ, là kẻ làm tất cả để ngăn chặn việc cầu nguyện. Cuộc chiến đấu trong cầu nguyện phải gắn liền với sự tấn tới trong đời sống thiêng liêng. Chúng ta cầu nguyện như chúng ta sống, bởi vì chúng ta sống như chúng ta cầu nguyện.

25/09
28/10ĐThứ Hai tuần XXX TN.

Lễ kính Thánh Simon và Thánh Giuđa, Tông đồ.

Ep 2,19-22; Lc 6,12-19.

26/09
29/10XThứ Ba tuần XXX TN.

Ep 5,21-33; Lc 13,18-21.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Tràng Lưu (1999).

27/09
30/10XThứ Tư tuần XXX TN.

Ep 6,1-9; Lc 13,22-30.

28/09
31/10XThứ Năm tuần XXX TN.

Ep 6,10-20; Lc 13,31-35.

Tối bế mạc Tháng Mân Côi kính Đức Mẹ. Khai mạc Tháng cầu cho các linh hồn.

29/09

 

THÁNG MƯỜI MỘT
THÁNG CẦU CHO CÁC LINH HỒN

Sự hiệp nhất giữa người còn sống trên dương thế với các anh chị em đã an nghỉ trong bình an của Chúa Kitô không hề bị gián đoạn. Hội thánh xưa nay luôn tin rằng, sự hiệp nhất đó còn được tăng cường nhờ việc thông truyền cho nhau những của cải thiêng liêng (SGLHTCG 955).

Nhận biết sự hiệp thông này (với các tín hữu đã qua đời) trong toàn Nhiệm Thể Chúa Kitô, ngay từ thời sơ khai, Giáo hội lữ hành đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã qua đời, để họ được giải thoát khỏi mọi tội lỗi, đó là một ý nghĩa lành thánh (2Mcb 12,15). Khi cầu nguyện cho họ, chúng ta không chỉ giúp họ mà còn làm cho lời họ chuyển cầu cho chúng ta hiệu quả hơn (SGLHTCG 958).

Vậy, trong tháng này, chúng ta hãy dâng nhiều việc lành, nhất là dâng Thánh Lễ, để cầu nguyện cho các linh hồn, nhất là những linh hồn thân nhân, ân nhân và bạn hữu của chúng ta.

Lưu ý: Về việc viếng nhà thờ và viếng nghĩa địa.

  1. Từ trưa ngày Lễ Các Thánh đến nửa đêm ngày Lễ Cầu cho các tín hữu đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà nguyện, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, thì được hưởng một ơn Đại Xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng), nhưng phải nhường lại cho các linh hồn. Mỗi ngày chỉ được hưởng một lần mà thôi. Ai bị ngăn trở, có thể viếng nhà thờ, nhà nguyện, lãnh ơn Đại Xá vào Chúa nhật trước hay Chúa nhật sau.
  2. Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 11 này, các tín hữu thành kính đi viếng nghĩa trang, và dù có cầu nguyện thầm cho các linh hồn, thì cũng được hưởng một ơn Đại Xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng), nhưng phải nhường cho các linh hồn (trong tám ngày, mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi).
  3. Các ngày khác trong năm, khi đi viếng nghĩa trang và cầu nguyện cho các linh hồn thì được hưởng ơn Tiểu Xá (Ench. Indulg, ấn bản 1999, concessio 29).
01/11TrThứ Sáu tuần XXX TN. Đầu tháng.

Mừng kính Các Thánh Nam Nữ. Lễ trọng. Kiêng việc xác. Lễ cho giáo dân.

Kh 7,2-4.9-14; 1Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a.

Từ trưa hôm nay đến hết ngày mai, viếng nhà thờ hưởng đại xá chỉ cho các linh hồn.

01/10
02/11TmThứ Bảy tuần XXX TN. Đầu tháng.

Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời.

Lễ I: G 19,1.23-27a; Rm 5,5-11;

Ga 6,37-40.

Lễ II: Is 25,6a.7-9; Rm 8,14-23;

Lc 23,33.39-42.

Lễ III: 2Mcb 12,43-45; Kh 21,1-5a.6b-7; Ga 11,17-27.

Theo Tông Hiến ngày 10/08/1915, hôm nay, mọi linh mục được cử hành hoặc đồng tế ba Thánh lễ, miễn là cử hành vào các giờ khác nhau: Có thể chỉ một Thánh lễ cho bất cứ ai và nhận bổng lễ, còn ngoài ra phải dành một lễ cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời và một lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng (không có bổng lễ đối với hai lễ này).

02/10
03/11XCHÚA NHẬT XXXI TN. Tv tuần IV.

Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34.

Đức Vọng, Tràng Đình, Khe Ngang chầu lượt.

Lễ cầu cho các Đấng bậc.

573.  Có những chướng ngại nào cản trở việc cầu nguyện không?

Có nhiều quan niệm sai lệch về cầu nguyện. Nhiều người cho rằng họ không có thời giờ để cầu nguyện hay cầu nguyện là vô ích. Người cầu nguyện có thể nản lòng trước những khó khăn và những điều xem ra thất bại. Để thắng vượt những chướng ngại này, chúng ta cần sự khiêm nhường, tin tưởng và kiên trì.

03/10
04/11TrThứ Hai tuần XXXI TN.

Lễ nhớ Thánh Carôlô Bôrômêô, Giám mục.

Pl 2,1-4; Lc 14,12-14.

Lễ cầu cho các ân nhân Giáo phận.

04/10
05/11XThứ Ba tuần XXXI TN.

Pl 2,5-11; Lc 14,15-24.

05/10
06/11XThứ Tư tuần XXXI TN.

Pl 2,12-18; Lc 14,25-33.

06/10
07/11XThứ Năm tuần XXXI TN. Đầu tháng.

Pl 3,3-5a; Lc 15,1-10.

07/10
08/11XThứ Sáu tuần XXXI TN.

Pl 3,17-4,1; Lc 16,1-8.

08/10
09/11TrThứ Bảy tuần XXXI TN.

Lễ kính cung hiến Thánh đường Latêranô.

Ed 47,1-2.8-9.12 hoặc 1Cr 3,9c-11.16-17; Ga 2,13-22.

09/10
10/11XCHÚA NHẬT XXXII TN. Tv tuần I.

1V 17,10-16; Dt 9,24-28; Mc 12,38-44.

Tiếp Võ, Kim Lũ chầu lượt.

574.  Đâu là những khó khăn trong việc cầu nguyện?

Lo ra (chia trí) là khó khăn thường xuyên của việc cầu nguyện. Lo ra tách sự chú ý của chúng ta ra khỏi Thiên Chúa, và cũng có thể cho thấy chúng ta đang quyến luyến điều gì. Lúc đó tâm hồn chúng ta phải khiêm tốn quay về với Chúa. Lời cầu nguyện còn thường bị sự khô khan tấn công. Ai muốn chiến thắng sự khô khan, phải gắn bó với Thiên Chúa bằng đức tin, cho dù không cảm thấy một sự an ủi nào. Sự nguội lạnh là một hình thức lười biếng về mặt thiêng liêng do lơ là việc tỉnh thức và do sự chểnh mảng của tâm hồn.  

10/10
11/11TrThứ Hai tuần XXXII TN.

Lễ nhớ Thánh Martinô, Giám mục.

Tt 1,1-9; Lc 17,1-6.

11/10
12/11ĐThứ Ba tuần XXXII TN.

Lễ nhớ Thánh Giôsaphat, Giám mục, tử đạo.

Tt 2,1-8.11-14; Lc 17,7-10.

12/10
13/11XThứ Tư tuần XXXII TN.

Tt 3,1-7; Lc 17,11-19.

13/10
14/11XThứ Năm tuần XXXII TN.

Plm 7-20; Lc 17,20-25.

14/10
15/11XThứ Sáu tuần XXXII TN.

Thánh Anbertô Cả, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh (Tr).

2Ga 4-9; Lc 17,26-37.

15/10
16/11XThứ Bảy tuần XXXII TN.

Thánh nữ Magarita Tôcáchlan;

Thánh Ghêtơrut, trinh nữ (Tr).

3Ga 5-8; Lc 18,1-8.

16/10
17/11XCHÚA NHẬT XXXIII TN. Tv tuần II.

Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32.

Được mừng trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (Đ). 2Mcb 7,1.20-23.27b-29 hoặc Kn 3,1-9; Rm 8,31b-39 hoặc Kh 7,9-17; Lc 9,23-26 hoặc Ga 17,11b-19.

(HĐGMVN khóa họp tháng 04/1991).

Lạc Sơn, Diên Trường chầu lượt.

575. Làm thế nào để củng cố lòng tin tưởng hiếu thảo của chúng ta?

Lòng tin tưởng của người con hiếu thảo bị thử thách khi nghĩ rằng chúng ta không được Thiên Chúa nhậm lời. Lúc đó, phải tự vấn xem, đối với chúng ta, Thiên Chúa thực sự là một người Cha mà chúng ta đang cố gắng thực thi ý Ngài, hay Ngài chỉ là phương tiện để chúng ta đạt được điều mong muốn. Nếu kết hợp lời cầu nguyện của chúng ta với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, chúng ta biết rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta còn nhiều ơn hơn chúng ta cầu xin: đó là chúng ta được lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Đấng thay đổi tâm hồn chúng ta.

17/10
18/11XThứ Hai tuần XXXIII TN.

Cung hiến Thánh đường Thánh Phêrô và Thánh đường Thánh Phaolô (Tr).

Kh 1,1-4; 2,1-5a; Lc 18,35-43.

18/10
19/11XThứ Ba tuần XXXIII TN.

Kh 3,1-6.14-22; Lc 19,1-10.

19/10
20/11XThứ Tư tuần XXXIII TN.

Kh 4,1-11; Lc 19,11-28.

20/10
21/11TrThứ Năm tuần XXXIII TN.

Lễ nhớ Đức Mẹ dâng mình trong Đền thờ.

Lễ nhớ: Dcr 2,14-17; Mt 12,46-50.

Ngày thường: Kh 5,1-10; Lc 19,41-44.

21/10
22/11ĐThứ Sáu tuần XXXIII TN.

Lễ nhớ Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo.

Kh 10,8-11; Lc 19,45-48.

22/10
23/11XThứ Bảy tuần XXXIII TN.

Thánh Clêmentê I, Giáo hoàng, tử đạo (Đ); Thánh Côlumban, viện phụ (Tr).

Kh 11,4-12; Lc 20,27-40.

23/10
24/11TrCHÚA NHẬT XXXIV TN. Tv tuần III.

Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Lễ trọng.

Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33b-37.

Nghĩa Yên, Tân Sơn chầu lượt.

576.  Có thể cầu nguyện trong mọi lúc hay không?

Chúng ta có thể cầu nguyện luôn luôn, vì thời gian của người Kitô hữu là thời gian của Đức Kitô phục sinh, Đấng “ở với chúng ta mọi ngày” (Mt 28,20). Cầu nguyện không thể tách rời khỏi đời sống của người Kitô hữu.

“Bạn có thể cầu nguyện thường xuyên và sốt sắng, khi  ở ngoài chợ hay khi đi dạo một mình, khi đang ngồi ở cửa hàng hay khi đang mua bán, và ngay cả khi làm bếp” (thánh Gioan Kim Khẩu).

24/10
25/11ĐThứ Hai tuần XXXIV TN.

Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Lễ trọng. Bổn mạng Hội thánh Việt Nam.

2Mcb 7,1.20-23.27b-29 hoặc Kn 3,1-9;

Rm 8,31b-39 hoặc Kh 7,9-17;

Lc 9,23-26 hoặc Ga 17,11b-19.

25/10
26/11XThứ Ba tuần XXXIV TN.

Kh 14,14-19; Lc 21,5-11.

26/10
27/11XThứ Tư tuần XXXIV TN.

Kh 15,1-4; Lc 21,12-19.

27/10
28/11XThứ Năm tuần XXXIV TN.

Kh 18,1-2.21-23; 19,1-3.9a; Lc 21,20-28.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Xuân Hòa (2018).

28/10
29/11XThứ Sáu tuần XXXIV TN.

Kh 20,1-4.11-21,2; Lc 21,29-33.

29/10
30/11ĐThứ Bảy tuần XXXIV TN.

Lễ kính Thánh Anrê, Tông đồ.

Rm 10,9-18; Mt 4,18-22.

Tối bế mạc Tháng cầu cho các linh hồn.

30/10

 

HẾT NĂM PHỤNG VỤ 2023 – 2024 (NĂM B)

LƯỢC SOẠN MÙA VỌNG (NĂM C)
THÁNG MƯỜI HAI

01/12TmCHÚA NHẬT I MV. Tv tuần I.

Các bài đọc Chúa nhật: Năm C

Gr 33,14-16; 1Tx 3,12-4,2;

Lc 21,25-28.34-36.

Đông Tràng, Minh Tú, xứ Chay (hạt Hòa Ninh) chầu lượt.

579.  Kinh Lạy Cha có vị trí nào trong Sách Thánh?

Kinh Lạy Cha là “bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng” (Tertullianô), là “lời cầu nguyện tuyệt hảo” (thánh Tôma Aquinô). Kinh Lạy Cha nằm ở trung tâm Bài giảng trên núi (Mt 5-7), và lấy lại nội dung chính yếu của Tin Mừng dưới hình thức một kinh nguyện.

01/11
02/12TmThứ Hai tuần I MV.

Is 2,1-5 hoặc 4,2-6; Mt 8,5-11.

02/11
03/12TrThứ Ba tuần I MV.

Lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục. Bổn mạng các xứ truyền giáo. Bổn mạng Đại chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê.

1Cr 9,16-19.22-23; Mc 16,15-20.

03/11
04/12TmThứ Tư tuần I MV.

Thánh Gioan Đamát, Linh mục, tiến sĩ Hội thánh (Tr).

Is 25,6-10a; Mt 15,29-37.

04/11
05/12TmThứ Năm tuần I MV. Đầu tháng.

Is 26,1-6; Mt 7,21.24-27.

05/11
06/12TmThứ Sáu tuần I MV. Đầu tháng.

Thánh Nicôla, Giám mục (Tr).

Is 29,17-24; Mt 9,27-31.

05/11
07/12TrThứ Bảy tuần I MV. Đầu tháng.

Lễ nhớ Thánh Ambrôsiô, Giám mục, tiến sĩ Hội thánh.

Is 30,19-21.23-26; Mt 9,35-10,1.6-8.

07/11
08/12TmCHÚA NHẬT II MV. Tv tuần II.

Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6.

Làng Khe, Tam Tòa chầu lượt.

580. Tại sao kinh này được gọi là “lời kinh của Chúa”?

Kinh Lạy Cha được gọi là “lời kinh của Chúa,” vì do chính Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta.

08/11
09/12TrThứ Hai tuần II MV.

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Lễ trọng. Lễ cho giáo dân.

St 3,9-15.20; Ep 1,3-6.11-12; Lc 1,26-38.

09/11
10/12TmThứ Ba tuần II MV.

Đức Mẹ Lareto (Tr).

Is 40,1-11; Mt 18,12-14.

10/11
11/12TmThứ Tư tuần II MV.

Thánh Đamasô I, Giáo hoàng (Tr).

Is 40,25-31; Mt 11,28-30.

11/11
12/12TmThứ Năm tuần II MV.

Đức Mẹ Guađalupê (Tr).

Is 41,13-20; Mt 11,11-15.

12/11
13/12ĐThứ Sáu tuần II MV.

Lễ nhớ Thánh Lucia, trinh nữ, tử đạo.

Is 48,17-19; Mt 11,16-19.

13/11
14/12TrThứ Bảy tuần II MV.

Lễ nhớ Thánh Gioan Thánh Giá, Linh mục, tiến sĩ Hội thánh.

Hc 48,1-4.9-11; Mt 17,10-13.

14/11
15/12TmCHÚA NHẬT III MV. Tv tuần III.

Xp 3,14-18a; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18.

581.  Kinh Lạy Cha giữ vị trí nào trong kinh nguyện của Hội thánh?

Kinh Lay Cha là lời kinh tuyệt hảo của Hội thánh. Kinh này chỉ được “trao” cho những người con của Thiên Chúa vào lúc lãnh nhận Bí tích Rửa tội để nhấn mạnh việc tái sinh vào đời sống thần linh . Bí tích Thánh Thể mạc khải ý nghĩa tròn đầy của lời kinh này: những lời cầu xin của kinh này, dựa trên mầu nhiệm cứu độ đã được thực hiện, sẽ được nhậm lời cách trọn vẹn khi Chúa đến. Kinh Lạy Cha là thành phần chính yếu của Các giờ kinh Phụng vụ.

15/11
16/12TmThứ Hai tuần III MV.

Ds 24,2-7.15-17a; Mt 21,23-27.

16/11
17/12TmThứ Ba tuần III MV.

St 49,2.8-10; Mt 1,1-17.

Từ ngày 17 đến ngày 24 là những ngày phụng vụ ưu tiên, không được cử hành lễ nhớ nào (xem chỉ dẫn ở số 5: Những điều cần biết trước).

17/11
18/12TmThứ Tư tuần III MV.

Gr 23,5-8; Mt 1,18-24.

18/11
19/12TmThứ Năm tuần III MV.

Tl 13,2-7.24-25a; Lc 1,5-25.

19/11
20/12TmThứ Sáu tuần III MV.

Is 7,10-14; Lc 1,26-38.

Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Đồng Troóc (20016).

20/11
21/12TmThứ Bảy tuần III MV.

Thánh Phêrô Canixiô, Linh mục, tiến sĩ Hội thánh.

Dc 2,8-14 hoặc Xp 3,14-18a; Lc 1,39-45.

21/11
22/12TmCHÚA NHẬT IV MV. Tv tuần IV.

Mk 5,1-4a; Dt 10,5-10; Lc 1,39-45.

582.  Tại sao chúng ta có thể “dám tin tưởng đến gần” Chúa Cha?

Vì Chúa Giêsu, Đấng Cứu độ, hướng dẫn chúng ta đến trước Tôn Nhan Chúa Cha, và vì Thánh Thần của Người đã làm cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. Như thế, chúng ta có thể cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha với sự tin tưởng đơn sơ và hiếu thảo, với sự vui mừng an tâm, sự can đảm khiêm hạ và trong sự xác tín được Thiên Chúa yêu thương và nhậm lời.  

22/11
23/12TmThứ Hai tuần IV MV.

Thánh Gioan Kêty, Linh mục.

Mlk 3,1-4.23-24; Lc 1,57-66.

23/11
24/12TmThứ Ba tuần IV MV.

2Sm 7,1-5.8b-12.14a.16; Lc 1,67-79.

LỄ VỌNG CHÚA GIÁNG SINH. Lễ trọng (Tr). Is 62,1-5; Cv 13,16-17.22-25; Mt 1,1-25 (Cử hành vào chiều 24/12).

(Xem Quy chế Năm Phụng vụ và Niên lịch, số 11 và số 34).

Lễ đêm: Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14.

Trong các Thánh lễ, khi đọc kinh Tin Kính, phải bái gối ở câu: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần… và đã làm người”.

Các Linh mục được phép dâng 3 Thánh lễ, nhưng phải dâng theo giờ chỉ định, không được làm liên tiếp. Ai chỉ cử hành 1 hoặc 2 lễ thì chọn lễ theo giờ tương ứng. Các bài đọc trong 3 Thánh lễ có thể chọn để thay thế.

24/11
25/12TrThứ Tư. Ngày I Tuần Bát Nhật GS.

LỄ TRỌNG MỪNG CHÚA GIÁNG SINH.

Kiêng việc xác. Lễ cho giáo dân.

Lễ rạng đông: Is 62,11-12; Tt 3,4-7;

Lc 2,15-20.

Lễ ban ngày: Is 52,7-10; Dt 1,1-6;

Ga 1,1-18 hoặc 1,1-5.9-14.

25/11
26/12ĐThứ Năm. Ngày II Tuần Bát Nhật GS.

Lễ kính Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi.

Cv 6,8-10; 7,54-60; Mt 10,17-22.

26/11
27/12TrThứ Sáu. Ngày III Tuần Bát Nhật GS.

Lễ kính Thánh Gioan, Tông đồ, tác giả sách Tin Mừng.

1Ga 1,1-4; Ga 20,2-8.

27/11
28/12ĐThứ Bảy. Ngày IV Tuần Bát Nhật GS.

Lễ kính các Thánh Anh Hài, tử đạo.

1Ga 1,5-2,2; Mt 2,13-18.

28/11
29/12TrChúa nhật II Giáng sinh. Ngày VII Tuần Bát Nhật GS.

Lễ Thánh Gia Thất.

1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24;

Lc 2,41-52.

583.  Làm sao chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là “Cha”?

Chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, vì Con Thiên Chúa làm người đã mạc khải cho chúng ta và Thánh Thần của Ngài đã giúp chúng ta nhận biết điều đó. Việc kêu cầu Thiên Chúa Cha đưa chúng ta vào mầu nhiệm của Ngài, với lòng thán phục luôn mới mẻ, và gợi lên trong chúng ta sự ước muốn sống đời con thảo. Như vậy với kinh Lạy Cha, chúng ta phải ý thức rằng chính chúng ta là con Thiên Chúa, trong Người Con chí ái của Ngài.

29/11
30/12TrThứ Hai trước Lễ Hiển Linh. Cuối Tuần Bát Nhật GS.

1Ga 2,12-17; Lc 2,36-40.

30/11
31/12TrThứ Ba trước Lễ Hiển Linh.

1Ga 2,18-21; Ga 1,1-18.

01/12

MỤC LỤC

Những điều cần biết trước ………………………………………………………………………

Áp dụng …………………………………….…………..……………………………………………….

Những chữ viết tắt …………………………..………………………………………….….………

Năm B – Mùa Vọng …………………………..………………………………….………..………..

Tháng Giêng ………………………………….…………………………………………….….………

Tháng Hai …………………………………..…………………………………………………………..

Tháng Ba – Tháng kính Thánh Giuse …………………………………….…….……….……

Tháng Tư …………………………….……………………………………………………………….…

Tháng Năm – Tháng kính Đức Mẹ ………………………………………….…….…………..

Tháng Sáu – Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu ……………………………………….

Tháng Bảy ……………………………………..……………………………………………………….

Tháng Tám ……………………………………………………………………………..………..…….

Tháng Chín ……………………………………..………………………………………………………

Tháng Mười – Tháng Mân Côi ………………………..………………………………………..

Tháng Mười Một – Tháng cầu cho các linh hồn ………………………………….……..

Tháng Mười Hai ………………………………..……………………………………………………

Thông tin Linh mục đoàn GP Hà Tĩnh năm 2023 ….….………………………..……..

Tòa Giám mục và TCV  ……… ………………………………………………….………….…….

Tổ chức điều hành và các Ban Giáo phận …………………………………..…….………

Các Giáo hạt, các cơ sở dòng tu trong Giáo phận …….……..…………………….….

Các Hội đoàn trong Giáo phận …………………………………………………………………

Quý cha mục vụ bệnh nhân …………………………………………………………………….

Các Linh mục Giáo phận đã qua đời …………………………………………………………

[1],2, 3 Với lý do mục vụ, bề trên có thể nâng lên bậc lễ trọng.