TỔNG QUAN VỀ GIÁO HẠT BÌNH CHÍNH
– Thành lập: 1888
– Địa giới: Nằm trên địa bàn các xã Quảng Phương, Quản Xuân, Quảng Liên, Quảng Phú Quảng Hợp, Quảng Thanh thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
– Trụ sở: Giáo xứ Hướng Phương
– Địa chỉ: xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
– Có 11 giáo xứ, bao gồm: Hướng Phương, Ba Đồn, Chợ Sàng, Đan Sa, Nhân Thọ, Phù Ninh, Tân Mỹ, Tân Phong, Thủy Vực, Trừng Hải, Xuân Hòa.
– Tổng số giáo họ: 29
– Số linh mục: 11
– Tổng số giáo dân: 33.969
– Các sở dòng: Cộng đoàn MTG Hướng Phương, Nhóm MTG (Tân Mỹ, Nhân Thọ); Mái Ấm hy vọng Vincente, CĐ Nữ tử Bác ái Vinh Sơn.
VIDEO - HÌNH ẢNH
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ HƯỚNG PHƯƠNG
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 1888
– Quan thầy: Chúa Kitô Vua
– Địa giới: Thuộc địa bàn 2 xã Quảng Phương và Quảng Tiến, Tx Ba Đồn, hạt Hướng Phương.
– Trụ sở: Giáo họ Hướng Phương
– Địa chỉ: Quảng Phương, Quảng Trạch, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phaolô Nguyễn Minh Sáng
– Các giáo họ: Hướng Phương, Tô Xá, Tân Tiến
– Tổng số giáo dân: 3.829
– Các sở dòng: Cộng Đoàn MTG. Hướng Phương
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Hướng Phương là một trong những chiếc nôi đầu tiên của các nhà truyền giáo trên đất Quảng, nơi đây đã in đậm hình ảnh các vị thừa sai đến rao giảng Tin Mừng. Giáo xứ được thành lập vào năm 1888, đến nay, Hướng Phương đã thực sự lớn mạnh, số giáo dân hiện nay là 3.829 gồm 3 giáo họ: Hướng Phương, Tô Xá, Tân Tiến.
Từ 1783 – 1945 (162 năm), giáo xứ đã có các linh mục phục vụ: Longre Cao (1783), Giađan Đoan (1816), Retord Liêu (1830), cha thánh Borie Cao (1833), Croc Hòa (1868), Pineau Trị (1886) cùng với linh mục người Việt tên Vạn làm cha xứ, cố Thọ (1910-1911), cố Lạng (1911-1915), cố Đoài, cố Văn (1915-1923), cố Bình (1923-1933), cố Đoan (1933-1937) cùng với cha Chỉnh quản xứ, cố Lâm, cố Bố và cha Hoàn (1937-1943).
Từ 1945 đến nay, Hướng Phương có các cha quản xứ: Nguyễn Văn Phúc, cha Khâm (1943-1945), Hà Văn Cai (1945-1946), Trương Cao Khẩn (1946-1949), Trương Cao Khởi (1949-1953), Đặng Đình Thuận (1945-1955), Trương Văn Liệu (1955-1956), Nguyễn Trọng Kiểm (1956-1972), Trần Xuân Hạp (1972-1979), Nguyễn Văn Liêm (1979-1992), Nguyễn Ngọc Chiêm (1992), Lê Văn Ninh (1993-2000), Nguyễn Huy Thiết (2000-2006), Hoàng Thái Lân (2006-2012) và Phêrô Lê Nam Cao.
Ngôi nhà thờ hiện nay đã qua một vài lần trùng tu sửa chữa nhưng vẫn khá rộng rãi và khang trang. Nhà xứ đã được tái thiết và xây dựng mới một số hạng mục. Giáo xứ cũng đã xây dựng tượng đài Chúa Kitô Vua.
Chính trên mảnh đất Hướng Phương vào năm 1783, Đức Cha Jacques Benjamin Longer đã xây Tiểu Chủng Viện Thánh Giacôbê, nhưng trong chiến tranh trường đã bị bom đạn tàn phá, nay chỉ còn lại bãi đất hoang với một cây thánh giá bằng xi măng làm dấu tích cho “một thời”.
Giáo xứ đã cống hiến cho một giám mục (Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên), và nhiều linh mục, nhiều tu sĩ nam nữ và đông đảo các em dự tu. Giáo dân sinh sống bằng nghề nông nên đời sống còn khó khăn. Dù vậy, các bậc phụ huynh đã rất quan tâm đến việc học của con cái; vì thế mặt bằng dân trí ngày càng được nâng cao.
Trải qua trên gần 135 hình thành và phát triển với bao thăng trầm, giáo xứ hiện nay có sự dẫn dắt của linh mục Phaolô Nguyễn Minh Sáng. Cùng cộng tác còn có quý sơ cộng đoàn Mến Thánh Giá Hướng Phương, nhờ đó, giáo xứ đang có nhiều biến chuyển, đức tin, luân lý và nhân bản từng bước được cải thiện.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ BA ĐỒN
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Chuẩn Giáo xứ 17/12/2018 tách từ Giáo xứ Tân Phong
– Quan thầy:
– Địa giới: Thuộc vùng Thị xã Ba Đồn.
– Trụ sở: Giáo họ Kênh Kịa
– Địa chỉ: xã Quảng Phong, Tx. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Giuse Bùi Đình Hưởng
– Các giáo họ: Kênh Kịa (trị sở), Tượng Sơn và Trùng Giang
– Tổng số giáo dân: 1.667
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Ba Đồn nằm trên địa bàn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Trước đây là những giáo họ của xứ Tân Phong. Năm 2016, Giáo xứ Tân Phong gồm có 6 giáo họ phân bố rải rác với 3.813 giáo dân. Việc thi hành mục vụ gặp nhiều khó khăn. Ngày 24/7/2016, cha quản xứ Phêrô Lê Nam Cao cùng với giáo dân đã trình lên Đức Giám mục Giáo phận nguyện vọng xin tách 3 Giáo họ Kênh Kịa, Tượng Sơn và Trùng Giang thành một xứ mới để thuận tiện cho việc sinh hoạt tôn giáo. Lúc bấy giờ họ Kênh Kịa có 1.034 giáo dân, Trùng Giang có 129 và Tượng Sơn có 178 Giáo dân.
Nhưng nguyện vọng đó không được chấp nhận, đến ngày 20/7/2018, cha quản xứ Micae Trần Trung Năng cùng bà con giáo hữu một lần nữa lại đề trình nguyện vọng một lần nữa với cách thức giới thiệu các giáo họ và lý do xin chia tách.
Họ Kênh Kịa: được thành lập 01/05/1908 và là một trong hai giáo họ lớn nhất của giáo xứ Tân Phong. Giáo họ Kênh Kja nằm ở phía Tây thị xã Ba Đồn, thuộc tổ dân phố 8, phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Lúc đó, giáo họ có 250 hộ, với hơn 1100 nhân danh. Bà con giáo dân nơi đây từ xưa đến nay chủ yếu sống dựa vào nghề nông nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây do xu thế của độ thị hóa, thị xã Ba Đồn được mở rộng ra vùng ven, phần lớn đất nông nghiệp bị thu hội nên bà con giáo dân phải chuyên đối sang các ngành nghề khác để mưu sinh như: xuật khâu lao động, thợ xây, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh.buôn bản nhỏ lê… chính điều này cũng đã ảnh hưởng mạnh mẽ trên đời sống đức tin.
Họ Trùng Giang: một giáo họ biệt lập năm tách biệt trên một cồn bãi giữa dòngsống Gianh gồm 70 hộ với khoảng gần 300 nhân danh. Giáo họ Trùng Giang thuộc địa bản hành chính của thôn Cồn Két, phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn,tinh Quảng Bình. Bà con nơi dây chủ yếu làm nghề sống nước, đi biển, cuộc sống cũng gặp nhiều bất ổn nhất là sau thảm họa ô nhiễm môi trường biển do Formosa.gây ra. Đặc biệt là vì cách trở đồ giang nên mọi sinh hoạt của đời sống đức tin gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại
Họ Tượng Sơn – Ba Đồn: giáo họ năm trên địa bàn phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn. Giáo họ gồm có 80 hộ với trên 300 nhân danh, nhưng sinh sống rái rác khắp thị xã Ba Đồn, hơn nữa phần đa là dân góp từ nhiều giáo xứ khác nhau trong tỉnh Quảng Bình và dân Bắc di cư về làm ăn sinh sống. Vì thế nên đời sống đức.tin của bà con giáo dân gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, nhiều người bỏ lễ, bốn lãnh nhận các Bí Tích lâu năm, nhất là Bí Tích Hòa Giải, Thánh Thế và Hôn Phối. Như vậy, tổng số giáo dân sau khi thành lập giáo xứ mới khoảng hơn 1700.
Ngày 17/12/2018, Chuẩn Giáo xứ Ba Đồn được thành lập gồm 3 giáo họ: Kênh Kịa (trị sở), Tượng Sơn và Trùng Giang. Theo báo cáo tất niện năm 2023 Giáo xứ hiện có có 1.667 giáo dân.
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ CHỢ SÀNG
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 1913, tách từ Giáo xứ Vĩnh Phước
– Quan thầy: Sinh Nhật Đức Mẹ
– Địa giới: Giáo xứ Chợ Sàng nằm cạnh quốc lộ 12A, cách trung tâm thị xã Ba Đồn khoảng 20 km về phía tây. Lãnh thổ giáo xứ trải dài trên địa bàn Quảng Liên và Quảng Trường thuộc huyện Quảng Trạch, ranh giới phía đông nam giáp với sông Gianh.
– Trụ sở: Giáo họ Thuận Nghĩa
– Địa chỉ: xã Liên Trường, Quảng Trường, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Phan Văn Sen
– Các giáo họ: Thuận Nghĩa, Xuân Nghĩa, Trung Nghĩa, Hiếu Nghĩa
– Tổng số giáo dân: 2.126
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Chợ Sàng nằm cạnh quốc lộ 12A, cách trung tâm thị xã Ba Đồn khoảng 20 km về phía tây. Lãnh thổ giáo xứ trải dài trên địa bàn Quảng Liên và Quảng Trường thuộc huyện Quảng Trạch, ranh giới phía đông nam giáp với sông Gianh.
Giáo xứ Chợ Sàng thành lập năm 1913, tách từ giáo xứ Làng Ngang (tức giáo xứ Vĩnh Phước ngày nay) do cố Văn và cha Huy thuộc Hội Thừa Sai Paris (MEP) đến gieo hạt giống Tin Mừng và thành lập giáo xứ. Khi mới thành lập, Chợ Sàng có khoảng 200 giáo dân, do cha Dụ quản nhiệm từ 1913-1928.
Tiếp sau cha Dụ, giáo xứ được các cha thay nhau coi sóc, đó là cha Hảo (1928-1929), Phêrô Phan Huy Nghi (1931-1945), Phaolô Nguyễn Trọng Kiểm (1956-1958), Phêrô Maria Nguyễn Công Bình (1958-2001), Antôn Hoàng Tiến Diễn (2001-2013). Hiện nay, giáo xứ do cha Gioan Trần Xuân Viên quản nhiệm.
Từ ngày thành lập 1913 đến những năm 1975, giáo xứ phải trải qua bao khó khăn do kinh tế yếu kém, giáo dân người thì sống bằng nghề nông nhưng đất đai thì cằn cỗi, người khác lại sống bằng nghề ngư nhưng thiếu phương tiện đánh bắt nên đời sống kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, giáo xứ Chợ Sàng đã có nhiều khởi sắc, cơ sở vật chất đã tương đối đầy đủ. Ngoài ngôi nhà thờ đã xuống cấp vì xây dựng lâu năm, giáo xứ đã có một nhà xứ 2 tầng kiên cố, tượng đài Đức Mẹ. Giáo xứ đã có 2 người con làm linh mục là cha Trần Bá Ninh, sinh năm 1949, chịu chức năm 1991, cha Phêrô Mai Xuân Ái, sinh ngày 06/6/1973, chịu chức năm 2010,…
Sau 100 năm thành lập, hiện giáo xứ có 2.126 giáo dân với 4 giáo họ: Thuận Nghĩa, Xuân Nghĩa, Trung Nghĩa và Hiếu Nghĩa. Giáo xứ có các hội đoàn như Gia Đình Thánh Tâm, Con Đức Mẹ, Lòng Thương Xót Chúa.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ ĐAN SA
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: đầu thế kỷ XVIII
– Quan thầy: Thánh Giuse
– Địa giới: xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
– Trụ sở: Giáo họ Đan Sa
– Địa chỉ: Phường Quảng Phúc, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Mai Xuân Ái
– Các giáo họ: Đan sa
– Tổng số giáo dân: 2.113
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Đan Sa thuộc xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, được cha Đắc Lộ đặt chân đến vào ngày thứ tư Tuần Thánh năm 1629, ngài đi từ Hói Tre vào rửa tội cho 25 người đầu tiên tại mảnh đất này.
Đan Sa được thành lập vào đầu thế kỷ XVIII. Vào năm 1952-1956 nhiều người của hai giáo họ Hói Tre và Thuận Bài đã di cư vào miền Nam, nhà thờ cũng mất từ đó. Hiện nay, chỉ còn lại 2 giáo họ là Đan Sa và Diên Phúc. Giáo xứ Đan Sa nằm trên vùng biển cát trắng, cách quốc lộ 1A khoảng 3 km về phía đông.
Từ ngày thành lập đến nay, Đan Sa là một trong những giáo xứ luôn có linh mục coi sóc: Cha thánh Borie Cao, cha thánh Vincente Nguyễn Thời Điểm, Phêrô Khiêm, Luca Tịnh, Phaolô Liêm, Phêrô Thông, Phêrô Hưng, Phêrô Đề, Phaolô Thuận, Phêrô Nghi, FX. Dũng, Phaolô Kiểm, FX. Liệu, Phêrô Trần Xuân Hạp (sau này là Đức Cha), FX. Đoàn, Phêrô Liêm, GB. Lê Văn Ninh, Giacôbê Nguyễn Trọng Thể, Antôn Đậu Thanh Minh, Gioan Baotixita Nguyễn Ái. Hiện nay, Đan Sa do cha Phêrô Mai Xuân Ái coi sóc.
Mặc dù giáo dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nhưng chỉ canh tác được vụ chiêm do thiếu hệ thống thủy lợi và bán ngư nghiệp nên cuộc sống đang còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, do bề dày lịch sử của giáo xứ luôn có sự hướng dẫn coi sóc của các cha quản xứ nên giáo dân ở đây đã ý thức được tầm quan trọng của việc học, chính vì thế mà mặt bằng dân trí không ngừng được nâng cao. Bên cạnh việc học văn hóa thì việc giảng dạy và học giáo lý cũng được chú trọng.
Giáo xứ hiện đã có một ngôi nhà thờ khang trang kiên cố được xây dựng thời cha Giacôbê Nguyễn Trọng Thể và một ngôi nhà xứ hai tầng do cha Antôn Đậu Thanh Minh cùng với giáo dân chung tay góp sức xây dựng.
Giáo xứ đã đóng góp 14 linh mục: Cha Phaolô Ban (sinh 1826, chịu chức 1862), Phêrô Ất (sinh 1842, chịu chức 1876), Gioan Tràng (sinh 1859, chịu chức 1894), Giuse Thân (sinh 1864, chịu chức 1905), GB. Bường (sinh 1878, chịu chức 1914), Phêrô Diệm (sinh 1882, chịu chức 1916), Giuse Đạt (sinh 1886, chịu chức 1942), Anselmô Ngãi (sinh 1919), Emilien Mai (sinh 1944, chịu chức 1975), Micael Sum (sinh 1963, chịu chức 1994), Phêrô Phi (sinh 1967, chịu chức 2001), Micael Đức (sinh 1973, chịu chức 2001), GB. Toàn và Phêrô Lực. Giáo xứ hiện có 15 tu sỹ, 2 chủng sinh.
Hiện nay, giáo xứ có 2.113 giáo dân được đặt dưới sự bảo trợ của thánh cả Giuse. Giáo xứ có các hội đoàn tông đồ: Gia Đình Thánh Tâm, Phan Sinh Tại Thế và Legio Mariae.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ NHÂN THỌ
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Có từ thế kỷ XVIII, là một trong 18 xứ đầu tiên lúc thành lập địa phận Vinh 1846. Từ hai địa điểm Lũ Đăng, Thọ Đơn (Kẻ Tiếu) cuối cùng dời về lập xứ chính thức ở Nhân Thọ 1876, là xứ Mẹ của xứ Hướng Phương, Xuân Hòa, Tân Phong
– Quan thầy: Thánh Giacôbê
– Địa giới: Giáo xứ Nhân Thọ nằm cạnh quốc lộ 1A, thuộc vùng trung tâm thị xã Ba Đồn. Giáo xứ được chia đôi bởi đường quốc lộ, phía đông là họ trị sở Nhân Thọ, phía tây là họ Ngoại Hải
– Trụ sở: Giáo họ Nhân Thọ
– Địa chỉ: P. Quảng Thọ, Tx. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Nguyễn Ngọc Đông.
– Các giáo họ: Nhân Thọ và Ngoại Hải
– Tổng số giáo dân: 3.953
– Các sở dòng: Nhóm MTG Nhân Thọ, CĐ Nữ tử Bác ái Vinh Sơn.
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Nhân Thọ nằm cạnh quốc lộ 1A, thuộc vùng trung tâm thị xã Ba Đồn. Giáo xứ được chia đôi bởi đường quốc lộ, phía đông là họ trị sở Nhân Thọ, phía tây là họ Ngoại Hải. Có từ thế kỷ XVIII, là một trong 18 xứ đầu tiên lúc thành lập địa phận Vinh 1846. Từ hai địa điểm Lũ Đăng, Thọ Đơn (Kẻ Tiếu) cuối cùng dời về lập xứ chính thức ở Nhân Thọ 1876, là xứ Mẹ của xứ Hướng Phương, Xuân Hòa, Tân Phong
Giáo xứ vào thời kỳ chiến tranh bị xuống cấp, nhà thờ bị bom đạn tàn phá, chỉ có các linh mục phụ trách nên mọi sinh hoạt bị ngưng trệ và đã có một số giáo dân mất đức tin. Hiện nay, đã có linh mục trực tiếp coi sóc cùng với nhà thờ được xây dựng lại nên đời sống đạo được củng cố.
Các linh mục quản xứ và phụ trách: cha Cảnh, cha Khoan, cha Hoan, cha Phúc, cha Vợi, cha Diệu, cha Lâm, cha Chất, cha Bảng, cha Quỳ, cha Đề, cha Phụng, cha Bường, cha Hảo, cha Quỳ, cha Tâm (phụ trách), cha Phêrô Trần Xuân Hạp (phụ trách), cha Liêm (phụ trách), cha Ninh (phụ trách), cha Thể (phụ trách), cha Sỹ (phụ trách), cha Minh (phụ trách), cha Lành (quản xứ), cha Antôn Hoàng Tiến Diễn, Phê rô Nguyễn Ngọc Đông.
Giáo xứ có các hội đoàn tông đồ như: Gia Đình Thánh Tâm, Phan Sinh Tại Thế, Giới Trẻ Phan Sinh, Đức Mẹ Mân Côi.
Giáo xứ Nhân Thọ thuộc địa bàn hành chính xã Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Hiện giáo xứ có 3.953 người chia làm hai giáo họ Nhân Thọ và Ngoại Hải, linh mục quản nhiệm hiện tại là cha Phêrô Nguyễn Ngọc Đông.
Là một giáo xứ nằm trên quốc lộ 1A, thế nhưng người dân ở đây phần lớn làm nghề nông và ngư nghiệp, số còn lại là những người buôn bán nhỏ nên đời sống cũng còn có nhiều khó khăn. Mặc dầu vậy, những năm qua việc học văn hóa cũng đã có những điểm đáng ghi nhận, đời sống dân trí ngày càng được nâng cao.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ PHÙ NINH
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Chuẩn giáo xứ 2015, Chính thức lên giáo xứ 22/6/2023 tách từ Giáo xứ Hướng Phương
– Quan thầy: Thiên Thần Bản Mệnh.
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Phù Ninh
– Địa chỉ: Quảng Thanh, Quảng Trạch, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Antôn Hoàng Minh Tâm
– Các giáo họ: Phù Ninh, Thanh Sơn, Cao Lao.
– Tổng số giáo dân: 3.263
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Phù Ninh vốn là một họ của Giáo xứ Hướng Phương. Ngày 03.03.2014, Cha quản xứ Hướng Phương Phê rô Lê Nam cao trình bày nguyện vọng xin chia tách. Ngày 28/01/2015, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Nguyên Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh đã quyết định chia tách Giáo họ từ xứ Hướng Phương và thành lập chuẩn Giáo xứ Phù Ninh với số giáo dân lúc bấy giờ là 3.238 tín hữu, đồng thời bổ nhiệm cha Antôn Hoàng Minh Tâm làm cha xứ tiên khởi.
Trải qua 8 năm hình thành và phát triển, chuẩn Giáo xứ Phù Ninh đã khẳng định được vị thế của mình sánh với các Giáo xứ trong Giáo hạt với sự lớn mạnh của các ban ngành, các hội đoàn, đoàn thể.
Ngày 22/6/2023, Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn đã công bố quyết định chính thức thành lập giáo xứ Phù Ninh trên cơ sở Chuẩn Giáo xứ trước đây. Đây là một mốc son đáng ghi nhớ đi vào trái tim của mỗi người con giáo xứ trong hành trình Đức tin. Trụ sở chính thức của Giáo xứ đặt tại Giáo họ Phù Ninh. Kể từ đây, Giáo xứ Phù Ninh có tư cách pháp nhân và đầy đủ mọi quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định của Giáo luật.
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ TÂN MỸ
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 1886, tách từ Giáo xứ Đan Sa
– Quan thầy: Thánh Phêrô
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Tân Mỹ
– Địa chỉ: Phường Quảng phúc, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Nguyễn Văn Phú
– Các giáo họ: Tân Mỹ (giáo họ trị sở), Trà Sơn, Đồng Xuân và Tân Hưng.
– Tổng số giáo dân: 4.541
– Các sở dòng: Nhóm MTG Tân Mỹ
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Tân Mỹ, còn có tên là Mỹ Hoà, thuộc xã Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, nằm ở mạn bắc cửa Gianh. Người dân ở đây phần đông sống bằng nghề khai thác và chế biến hải sản.
Cửa Gianh làm nên lịch sử của con người và vùng đất Tân Mỹ. Đặc biệt là dòng sông đã đưa các thừa sai đến vùng đất Quảng Bình để gieo hạt giống đức tin.
Tách từ giáo xứ Đan Sa, ban đầu Tân Mỹ chỉ có 25 hạt giống Tin Mừng, giờ đây sau gần 130 năm xây dựng và phát triển (1886-2023) giáo xứ đã là một cộng đoàn lớn mạnh với khoảng 4.505 giáo dân chia thành 4 giáo họ: Tân Mỹ (giáo họ trị sở), Trà Sơn, Đồng Xuân và Tân Hưng.
Từ khi thành lập vào năm 1886, qua các thời kỳ, giáo xứ đã được bề trên sai nhiều chủ chăn tới coi sóc: cha Định (1990-1882), cha Đoàn (1882-1884), cha Ngọc (1994-1902), cha Phước (1903-1907), cha Ất (1907-1909), cha Thông (1909-1914), cha Quyền (1915-1921), cha Mộc (1921-1929), cha Nhạ (1929-1939), cha Đề (1939-1943), cha Quỳ (1943-1045), cha Huy (1945-1946), cha Quỳ (1946-1951), cha Liệu (1955-1962), cha Hạp (1962-1973), cha Đoàn (1973-1976), cha Liêm (1976-1979), cha Ninh (1979-1993), cha Thể (1993-2001), Phanxicô Nguyễn Văn Đoàn (2001-2007), Giacôbê Nguyễn Quang Lành (2007-2010), Phêrô Nguyễn Huy Hiền (2010-2011), Phêrô Nguyễn Đại, hiện nay do cha Phêrô Nguyễn Văn Phú quản nhiệm.
Hiện giáo xứ có các hội đoàn như Con Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Gia Đình Thánh Tâm, Thiếu Nhi Thánh Thể. Giáo xứ cũng đã có những người con quảng đại hy sinh dâng mình cho Chúa trong đời sống tu trì để phục vụ Hội Thánh và các linh hồn, đó là cha Vitalya Nguyễn Bổn (đã qua đời), cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung (Giám đốc Đại Chủng Viện Phan Thiết), thầy Gioan Nguyễn Văn Mậu (Dòng Thánh Tâm Huế), sơ Têrêxa Nguyễn Thị Lý (Dòng Phaolô Đà Nẵng) và một số tu sĩ nam nữ đang tìm hiểu các dòng khác.
Tân Mỹ là một xứ có bề dày truyền thống sống đạo lại có điều kiện kinh tế khá giả, ổn định nên việc học tập văn hóa của con em trong giáo xứ sớm được bà con giáo dân để ý lưu tâm, hiện giáo xứ có đông số sinh viên hay học tập và lao động ở nước ngoài.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ TÂN PHONG
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 1909
– Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
– Địa giới: Nằm ở hạ lưu sông Gianh, giới tuyến hai miền thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Tuy là một dãi đất hẹp nhưng nơi đây lại khá thuận lợi về giao thông thủy bộ.
– Trụ sở: Giáo họ Tân Phong
– Địa chỉ: P. Quảng Phong, Quảng Trạch, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Bonaventura Trương Văn Vút
– Các giáo họ: Tân Phong, Yên Thuận, Tân Lý
– Tổng số giáo dân: 2.507
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Tân Phong thành lập năm 1909, vùng đất Lũ Đăng (tên cũ của làng Tân Phong, sách “Ô Châu Cận Lục” của Dương Văn An, viết vào khoảng năm 1555) đã được đón nhận Tin Mừng khá sớm. Sử sách không để lại dấu tích gì minh chứng việc thừa sai Alexandre de Rhodes năm 1630 có đặt chân đến vùng đất này hay không nhưng đến cuối thế kỷ XVIII, Tân Phong đã là một giáo xứ sầm uất với nhà thờ tương đối lớn, vườn nhà xứ rộng rãi, có cha chính và cha phó thường xuyên coi sóc từ trước những năm 1820. Nhà thờ Tân Phong lúc đó cách sông Gianh khoảng 300 m về hướng bắc (cách nhà thờ hiện nay chừng 500m về hướng tây).
Trải qua dòng lịch sử, với chính sách cấm đạo, đặc biệt là chiếu chỉ Phân Tháp của Tự Đức, Lũ Đăng rơi vào tình trạng hết sức bi đát, gần như toàn bộ giáo dân của giáo xứ bị phân sang các làng ngoại giáo lân cận như Trượng Sơn, Pháp Kệ, Ba Đồn, gia đình ly tán, đất đai vườn tược và của cải bị cướp đoạt, làng mạc bị triệt phá bình địa. Tiếp theo đó là phong trào Văn Thân, Cần Vương…làm giáo xứ thêm điêu đứng.
Sau đợt những đợt tàn phá trên, giáo xứ Lũ Đăng gần như bị xóa sổ, những người còn sót lại trở về với hai bàn tay trắng, mất người, mất đất, mất nhà, mất giáo xứ, mất cha xứ. Trong tình trạng như thế lại gặp sự kỳ thị khốc liệt của những người khác. Vì thế, làng Lũ Đăng quyết định chia làm hai, nửa làng phía tây thuộc lương dân, lấy tên là Lũ Phong, nửa làng phía đông thuộc về người Công giáo và lấy tên là Tân Phong. Đây là lần chia thứ nhất (1885), giáo xứ Lũ Đăng bị xóa tên từ đó, giáo xứ Tân Phong ra đời, nhà thờ được di chuyển về phía đông, cách nơi cũ khoảng 500m.
Năm 1922, Đức Cha Eloy Bắc đã bổ nhiệm cha GB. Hưu về coi sóc giáo xứ và khởi công xây dựng nhà thờ cũng trong năm đó với diện tích 200m2 và khánh thành vào năm 1923. Nhà thờ giáo họ Kênh Kịa cũng được xây dựng và khánh thành vào tháng 3/1928.
Những khó khăn của thời thế vẫn không chịu buông tha cho các tín hữu Tân Phong. Trong khói lửa của cuộc chiến tranh chống Pháp, người Công giáo Tân Phong một lần nữa hứng chịu những kỳ thị; rồi làng bị đốt phá và dân bị bắn giết… Giáo dân lại dắt dìu nhau tha phương cầu thực.
Mấy tháng sau, tình hình yên ổn trở lại, con cái Tân Phong lại dắt nhau về và một quyết định của toàn xã hội đã được thống nhất: chia làng lần thứ hai. Việc phân chia lần này mang tính địa lý nhiều hơn trong khi lương giáo vẫn ở lẫn lộn và có nhiều thỏa thuận trong hòa bình và bác ái.
Từ năm 1946, cha Augustino Thái Văn Bài được bề trên sai về coi sóc đoàn chiên Tân Phong nhưng đến năm 1952, cha bị quân Pháp đóng đồn ở Thanh Khê bắt cóc và mang vào Đà Nẵng. Kể từ đó giáo dân Tân Phong không còn cha quản xứ, chỉ có các cha lân cận kiêm nhiệm, mãi đến năm 2006, tức 54 năm sau, bề trên mới bổ nhiệm cha GB. Nguyễn Thụy Sỹ làm chánh xứ.
Năm 1968, máy bay Mỹ phá sập nhà xứ, nhà thờ bị hư hỏng nặng, chỉ có tháp chuông là đứng vững. Tất cả trở nên đơn côi, lạnh lẽo và hoang tàn. Cũng trong thời gian này, nhà thờ các giáo họ bị bom đánh bình địa.
Tuy nhiên, trong những năm thiếu vắng cha chánh xứ, thời thế lại nhiễu nhương khó khăn, Tân Phong tồn tại là nhờ sự yêu thương của các cha phụ trách và lòng đạo đức của bà con giáo dân, của các vị trong Ban hành giáo xứ, họ…
Đến năm 2001, giáo dân Tân Phong đã đạt con số trên 3.000 người, nhà thờ cũ không còn đáp ứng được nhu cầu phụng vụ của bà con giáo dân nữa nên linh mục quản nhiệm là cha Phêrô Nguyễn Bình Yên và con cái giáo xứ đã cùng nhau hợp sức xây dựng nhà thờ mới. Công trình khởi công ngày 22/8/2001 và hoàn thành hơn 1 năm sau đó. Ngày 15/11/2002, Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã long trọng cắt băng khánh thành và làm lễ cung hiến. Những năm sau đó nhiều nhà thờ họ cũng được tái thiết hoặc xây mới.
Giáo xứ Lũ Đăng – Tân Phong đang hòa mình vào dòng chảy chung của giáo phận. Nhìn lại lịch sử, thay vì kết án, chúng ta luôn nhận ra hồng ân mà Chúa đã ban cho con cái Ngài. Từ đó, con cái biết quý trọng đức tin, đó là cả gia tài to lớn mà tổ tiên để lại bằng giá máu, nước mắt và bằng chính mạng sống của các ngài.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ THỦY VỰC
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 1922, tách từ giáo xứ Xuân Hòa
– Quan thầy: Đức Mẹ Camêlô
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Thủy Vực
– Địa chỉ: xã Quảng Hợp, Quảng Trạch, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Phạm Xuân Hòa
– Các giáo họ: Thủy Vực
– Tổng số giáo dân: 1.366
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Từ cửa Roòn rẽ về phía tây khoảng 15km, chúng ta sẽ thấy ngôi thánh đường với tháp cao tọa lạc dưới chân dãy Hoành Sơn. Đó là thánh đường của giáo xứ Thủy Vực.
Giáo xứ Thuỷ Vực thành lập vào năm 1922, tách từ giáo xứ Xuân Hòa trong bàn tay của cha Phêrô Nguyễn Văn Vùng. Ngài là người gieo hạt giống Đức tin đầu tiên tại đây, và cũng từ năm ấy, xứ Thuỷ Vực được nhận Đức Mẹ Camêlô là quan thầy.
Năm 1925 tới năm 1927 do cha Phaolô Nguyễn Bá Ngọc phụ trách.
Năm 1928 tới năm 1931 do cha Nguyễn Hữu phụ trách. Năm 1932 tới năm1936 do cha Phêrô Nguyễn Minh Lệ phụ trách. Bởi nhiều lý do khác nhau cho nên các cha phải thay đổi liên tục trong nhiều năm.
Vào năm Đinh Sửu 1937 cho tới năm 1939 dưới sự chỉ bảo và dìu dắt của cha Phaolô Nguyễn Xuân cùng sự nổ lực của bà con giáo dân xứ Thuỷ Vực mới xây dựng được ngôi nhà nguyện bằng gỗ. Từ năm 1939 tới năm 1940 do cha Phê rô NguyễnVăn Nghi phụ trách. Năm 1941 tới năm1942 do cha Gioan Trần Duy Phú phụ trách.
Năm1943 tới năm 1959, xứ Thuỷ Vực mới thực sự nhận cha chính xứ của mình là cha Phêrô Nguyyễn Tuỳ, Ngài đã chăm sóc đoàn chiên Chúa được 17 năm. Do tuổi cao sức yếu cộng với bệnh tật và ngài đã qua đời tại giáo xứ Thuỷ Vực ngày 27/07/1959. Sau những đau thương mất mát, xứThuỷ Vực lại được cha Phaolô Nguyễn Minh Tâm về phụ trách từ năm 1960 tới năm 1976. Được 16 năm do bị căn bệnh hiểm nghèo, Ngài đã từ trần. Năm 1977 tới năm 1979 do cha Phêrô Trần Xuân Hạp phụ trách, nay Ngài là Đức Giám mục Địa Phận Vinh, do tuổi quá cao sức yếu Ngài đã nghỉ hưu.
Năm 1980 tới năm1982 cha Phêrô Nguyễn Văn Liêm phụ trách, Ngài đã cho xây lại ngôi nhà nguyện, tuy bằng vôi nhưng kín đáo hơn.
Năm 1983 tới năm 1994 do cha Gioan Baotixita Lê Văn Minh phụ trách. Tháng 6/1994 tớinăm 2000 cha Antôn Hoàng Minh Tâm phụ trách . Ngài đã không ngại khókhăn, khi nhìn thấy một xứ đạo nghèo nàn, lạc hậu và ngài đã xây dựngđược hai ngôi nhà trường : Tiểu học và mẫm non. Ước nguyện của cha làxây dựng lại ngôi thánh đường cho khang trang chắc chắn, nhưng ước mơchưa thành, ngài lại phải đổi đi nơi khác. Từ năm 2000 đến năm 2004 ĐứcCha sai cha Gioan Trần Thanh Lan về phụ trách. Ngôi nhà thờ của xứ ThuỷVực được khởi công do Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên dặt viên đá đầu tiên vào ngày 30/03/2002, và vinh dự được đón Đức Cha về khánh thành vào dịp chẩu giờ xứ Thuỷ Vực ngày 18/03/ 2004 và được vinh dự đón cha chính xứ của mình là cha Phêrô Nguyễn Văn Sơn vào ngày 03/11/2004.
Bề trên giáo phận qua các thời kỳ, nên từ khi thành lập tới nay, Thủy Vực luôn có các chủ chăn trực tiếp coi sóc. Cha xứ tiên khởi là cố linh mục Phêrô Nguyễn Văn Viêng.
Đời sống đạo ngày càng phát triển, tuy nhiên, với đặc thù là một giáo xứ vùng sâu vùng xa, dân cư sống thưa thớt dưới chân núi nên việc quy tụ sinh hoạt các đoàn thể rất khó khăn. Mùa nắng hầu hết các khe suối đều khô cạn, nước sinh hoạt khan hiếm; mùa mưa thì kéo dài ngập lụt. Đa số giáo dân sống bằng nghề rừng hay ruộng rẫy nên thu nhập thấp, cuộc sống chưa hoàn toàn ổn định, còn nhiều khó khăn.
Sau gần 70 năm hình thành và phát triển, giáo xứ hiện chỉ có 1 giáo họ độc lập với tổng số giáo dân là 1.366 người, do linh mục Phêrô Phạm Xuân Hòa phụ trách. Giáo xứ hiện có hai hội đoàn: Gia Đình Thánh Tâm và Mân Côi.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ TRỪNG HẢI
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 1929 tách từ Giáo xứ Xuân Hòa
– Quan thầy: Thánh Phêrô
– Địa giới: trên địa bàn vùng duyên hải cửa Roòn, dọc theo quốc lộ 1A.
– Trụ sở: Giáo họ Phú Xuân.
– Địa chỉ: xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phanxicô Nguyễn Anh Tuấn
– Các giáo họ: Phú Xuân, Xuân Hải, Hải Đông.
– Tổng số giáo dân: 2.250
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Trừng Hải thuộc thôn Phú Xuân, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; trên địa bàn vùng duyên hải cửa Roòn, dọc theo quốc lộ 1A.
Đầu những năm 20 của thế kỷ XIX hạt giống Tin Mừng được gieo vào một vùng đất phì nhiêu và màu mỏ năm bên dòng sông Loan êm đềm và thơ mộng. Mặc dù lớn lên dưới mưa bom bão đạn vẫn không bị hẻo hắt. Năm 1929 hạt giống tin mừng đó trưởng thành và được đạt tên là giáo xứ Trừng Hải và nhận thánh Phêrô làm bổn mạng. Những năm dầu dưới sự chủ trì cha Ngọc đã xây dựng một ngôi thánh đường vào năm 1920. Sau đó giáo họ Bác Biến, Hải Động, Xuân Hải thuộc giáo xứ cũng được xây dụng nhà thờ năm1925. Do chiến tranh kéo dài nên nhà thờ Trừng Hải bị tàn phá. Và từ đây Giáo Xủ Trừng Hải đã bị vùi dập trong chiến tranh, bà con tản mác khắp nơi, nhiều người đã trở về sinh sống tại giáo xứ Xuân Hòa mãi cho đến khi hòa binh bà con lại trỏ về quê hương sinh sống. Năm 1978 một số dân của giáo xứ Xuân Hòa ra làm vùng kinh tế mới và lập thành một giáo họ gọi là Phú Xuân (Xuân Hòa mới). Sau đó họ Xuân Hải (là họ nhà xứ của giáo xứ Trừng Hải trước đây), họ Hải Đông (tức là họ Bắc Biên trước dây), cả hai họ bây giờ đã được hồi phục lại. Như vậy xứ Trùng Hải bây giờ gồm có ba họ thuộc giáo xứ Trùng Hải trước dây lần lượt được khôi phục lại.
Năm 2004, Giáo xứ Trừng Hải có 380 hộ với tổng số giáo dân là 2042 người.(Trong đó họ Phú Xuân có 198 hộ với số giáo dân là 1180 người, họ Xuân Hải có 147 hộ có 641 giáo dân, họ Hải Đông có 35 hộ với con số giáo dân là 221 người).
Sau hơn 95 năm xây dựng và phát triển, Trừng Hải hiện có 2.250 giáo dân với 3 giáo họ là Phú Xuân, Xuân Hải và Hải Đông do cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Anh Tuấn coi sóc.
Giáo xứ hiện có các hội đoàn tông đồ: Gia Đình Thánh Tâm và Mân Côi. Là giáo xứ miền biển, người dân sống bằng nghề sông nước, những năm trước đây, kế sinh nhai tùy thuộc nhiều vào sự may rủi của những lần đi biển nên gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với ơn Chúa qua sự bầu cử của thánh cả Phêrô, bổn mạng giáo xứ và nổ lực không mệt mỏi của những người con Trừng Hải, đã có nhiều thay đổi trong đời sống và tư duy kinh tế. Cuộc sống dân sinh và trình độ văn hóa của con em giáo xứ Trừng Hải ngày càng được nâng cao.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ XUÂN HÒA
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 1918, tách từ Giáo xứ Nhân Thọ
– Quan thầy: Thánh Phêrô Cả
– Địa giới: Ngược theo quốc lộ 1A vào Nam qua Đèo Ngang hơn 20km, bao gồm Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
– Trụ sở: Giáo họ, giáo xứ Xuân Hòa
– Địa chỉ: xã Quảng Xuân, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Micae Trần Trung Năng
– Các giáo họ: Xuân Hòa
– Tổng số giáo dân: 4.278
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Ngược theo quốc lộ 1A vào Nam qua Đèo Ngang hơn 20 km, du khách trông về hướng đông sẽ thấy tháp chuông ngôi nhà thờ tọa lạc sừng sững: đó chính là nhà thờ giáo xứ Xuân Hòa, hạt Bình Chính.
Cách đây mấy trăm năm về trước, ông bà tổ tiên từ giáo họ Ngoại Hải dắt dìu nhau về nơi đây lập nghiệp và cũng từ đó xóm đạo Kẻ Câu được hình thành, trực thuộc giáo xứ Nhân Thọ.
Mãi đến năm 1918, xóm đạo nhỏ này mới được công nhận là giáo xứ Xuân Hòa. Cũng như bao miền quê trong giáo hạt Bình Chính, con người và mảnh đất này đã chịu đựng biết bao tủi nhục, đắng cay, vất vả nhọc nhằn, vùi dập của hoàn cảnh lịch sử và chiến tranh, do nền kinh tế yếu kém, dân chúng đại đa số sống bằng nghề biển. Thế nhưng, giáo xứ Xuân Hòa nhờ ơn Chúa vẫn đứng vững và đời sống đức tin vẫn không ngừng thêm mặn nồng.
Dưới bóng tháp chuông in bóng trên nền cát, tọa lạc bên bờ biển Đông, chính nơi đây đã chứa đựng dấu ấn các vị chủ chăn: cha Dông (Dong) (1918), cha Kiểng, cha Đổng, cha Hảo, cha FX. Trương Cao Khởi (1945-1947), Phaolô Phạm Minh Tâm (1960-1976), Antôn Hoàng Minh Tâm (1994-2000), Gioan Trần Thanh Lan (2000-2008), Giacôbê Nguyễn Trọng Thể (2008-2013).
Số giáo dân hiện nay của giáo xứ là 4.278 người, do cha Micae Trần Trung Năng coi sóc.
Trải qua 100 năm hình thành và phát triển, khi thuận lợi, lúc khó khăn, hiện nay, dưới sự dẫn dắt của cha tân quản xứ Micae cùng với sự cộng tác của các nữ tu Mến Thánh Giá Hướng Phương, sự hoạt động năng nổ của các vị trong Hội đồng Mục vụ nhờ đó đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận. Cụ thể, chiều hướng phát triển đời sống đạo của Xuân Hòa bắt đầu mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, các hội đoàn được thành lập và phát triển như: Gia Đình Thánh Tâm, Phan Sinh Tại Thế.
Do đặc thù của một giáo xứ miền biển nên trình độ văn hóa chỉ mới đạt ở mức độ trung bình, ngoài việc phổ cập tiểu học thì số con em học lên cao vẫn còn khiêm tốn.
Xuân Hòa là giáo xứ nhất xứ nhất họ, nằm dài bên bờ biển xanh với bãi cát vàng sạch đẹp, con người chất phác, hiền hòa và giàu lòng nhân ái. Nhất họ nhất xứ cũng là cái thuận lợi nhất của giáo xứ nhưng ngôi thánh đường hiện tại còn nhỏ hẹp với sức chứa từ 600-700 người. Những ngày Chúa nhật hay đại lễ thì có tới 2/3 số giáo dân ở ngoài nhà thờ.
Hy vọng trong một tương lai gần với ơn Chúa, sự nổ lực của bà con giáo dân, giáo xứ Xuân Hòa chắc chắn sẽ có nhiều đổi thay.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ DIÊN PHÚC
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 28.5.2023, tách từ Giáo xứ Đan Sa hạt Bình Chính
– Quan thầy: Đức Maria
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Diên Phúc
– Địa chỉ: Phường Quảng Phúc, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Mai Xuân Ái, Quản nhiệm.
– Các giáo họ: Giáo họ Diên Phúc
– Tổng số giáo dân: 2.076
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ xứ Diên Phúc vốn là một họ lớn của Giáo xứ Đan Sa tọa lạc tại Tổ dân phố Diên Phúc, phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Thuở ban đầu mới lập làng Diên Phúc chỉ có 2 xóm, mật độ dân cư thưa thớt, xóm trước đây gọi là “xóm làng”, xóm 2 ở dọc sát theo đồi cát tiếp giáp với làng Mỹ Hòa. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, để tránh bom đạn, người dân xóm 1 sơ tán lên khu đồi cát phía đông, tiếp giáp với làng Đơn Sa. Năm 1955, làng Diên Phúc được chính quyền thành lập 3 xóm: Xóm Phúc Cựu, Xóm Phúc Sanh và Xóm Phúc Tân. Và sau này, khi dân làng phát triển, làng Diên Phúc thiết lập thêm Xóm Phúc Tân như ngày nay.
Giáo họ Diên Phúc, theo tương truyền, được thành lập vào khoảng những năm 1720. Từ ngày thành lập đến nay, Giáo họ Diên Phúc được quý Cha Quản xứ chăm sóc về đời sống đức tin và kể cả đời sống vật chất. Đặc biệt, nhờ ơn Thiên Chúa và nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, bồn mạng của Giáo họ, dù phải đối diện với những thăng trầm của lịch sử, với những sắc chỉ cấm đạo và bắt bớ, thì Giáo dân của Giáo họ vẫn ngày một lớn lên trong đức tin và đời sống vật chất. Theo báo cáo tất niên năm 2022, Giáo họ Diên Phúc gồm có 427 hộ gia đình, 2.076 giáo dân.
Hai từ Diên Phúc, nguyên nghĩa Hán-Việt: Diên là chào đón, đón rước, Phúc là những điều tốt lành. Như vậy, Diên Phúc có nghĩa là đón nhận nhưng điều tốt lành. Điều lành đầu tiên mà người dân của làng Diên Phúc đón nhận đó chính là “Thiện thời Địa lợi – Nhân hoà”. Người dân ở đây được thiên nhiên ưu đãi; người dân vừa sống với nghề biển, với đồng áng, với sông ngòi, và những nghành nghề khác. Điều lành thứ hai là ơn đón nhận đức tin. Dân làng Diên Phúc được phúc đón nhận đức tin từ rất sớm. Khi được hỏi, nhiều người dân, nhất là những người lớn tuổi đều nói rằng: “Tổ tiên tôi truyền lại rằng: Khi cha Đắc Lộ dùng chân nơi Của Gianh cáchgiáo họ chúng tôi gần 4 km và được quan tinh Bố Chính cư ngụ bên đất giáo xứ Tân Mỹ bây giờ cho phép giảng đạo, thì có 15 người trong xóm chúng tôi đã dừng thuyền nghe ngài thuyết giáo và chịu phép rửa làm con cái Chúa dưới tay của ngài. Sau đó,chính những người đó đã về truyển đạo lại cho gia đình họ hàng và láng giềng, cùng với sau này nhờ các cố Tây, các cụ mà cả làng chúng tôi đã trở về với Chúa…tỉnh Quảng Bình ngày nay.
Thời gian mà cha Đắc Lộ dừng chân tại đất Bố Chính hay là vào năm 1629, khi ngài bị tống xuất ra khỏi Đàng Ngoài. Trên đường đi từ Thăng Long vào Đàng Trong để tìm thuyền về Macao, thì khi đi đến Cửa Gianh đoàn áp tống cha Đắc Lộ và linh mục P. Marquez phải dừng lại vì phía bên kia sông Gianh là đất của chúa Nguyễn; và trong khi chờ thuyền để vào Đàng Trong, các binh lính đã giao hai nhà truyền giáo Dòng Tên cho vị quan tỉnh Bố Chính trong vùng đất Cửa Gianh trông coi. Vị quan này đã hào hiệp bảo lãnh mọi chi phí ăn ở và cho phép hai nhà truyền giáo giảng đạo trong thời gian lưu lại nơi đây.Trong cuốn Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, cũng như trong cuốn Hành Trình thuật lại rằng: Trong khi ở đất Bố
Truyền Giáo, linh mục Alexandre de Rhodes cố Chính, “chúng tôi đã giảng dạy ở phố phường và bãi biển, có hai mươi lăm ngườilương dân nghe giảng và trở lại đạo, trong số đó có một ông cử tình thông Hán học.chúng tôi viết các kinh Công giáo trao cho ông, để ông dạy giáo dân tân tòng trong tỉnh và chuyên tâm giáo huẩn họ.” Và, cũng chính từ đây, dân làng bắt đầu dần dần biết Chúa và đón nhận đức tin.
Những năm đầu hạt giống đức tin được bén rễ trên mãnh đất Diên Phúc, giáo dân trong làng đã cùng nhau xây dựng ngôi nhà bằng vách đất, mái tranh để làm nơi thờ phượngThiên Chúa. Sáng tối, bà con giáo dân quy tụ bên nhau để đọc kinh, lần hạt, học giáo lý. Tuy nhiên, những sự kiện lịch sử của Giáo họ lúc bấy giờ, rất tiếc, không được ghi chép lại, mà chỉ truyền miệng nhau từ thế hệ này đến thể hệ khác.
Mảnh đất Diên Phúc thấm máu các vị Thừa Sai và tử đạo thời bấy giờ. Quả thật, đúng như lời thánh Tertuliano nói: “Máu các Thánh Tử đạo làm nảy sinh người tín hữu. ” Cũng nhờ máu của các Ngài đã đỗ ra mà Giáo dân Giáo họ ngày một lớn lên trong đức tin và đức mến. Khi đức tin được bén rễ sâu, bà con giáo dân càng cần có nơi thờ phượng. Từ ngôi nhàn nguyện bằng vách đất mái lá, thì năm 1830, họ đã cùng nhau đi chặt những cây gỗ limto hơn để làm ngôi nhà Chúa được vững vàng trước gió bão. Năm 1940, họ đã tái thiết ngôi nhà thờ đó bằng việc xây gạch và lợp ngói. Nhưng thương thay, chiến tranh đã không để ý đến nỗi vất và và niềm mơ ước của họ, để rồi bom đạn giáng xuống làm hư hỏng nhiều phần. Kiên trì trong gian lao như những vị tử đạo đã làm gương, nhờ các cha quản xứ sau này như cha Đoàn, cha Liêm, cha Ninh sửa chữa, và nhờ vậy họ có nơi sinh hoạt tạm bợ qua năm tháng.
Nhưng vật chất thì có giới hạn, và vì vậy ngôi nhà thờ được chắp vá đó không còn có thể sử dụng. Trước tình cảnh và niềm ao ước của người tín hữu, cha quản xứ đương nhiệm Giacôbê Nguyễn Trọng Thể đã giúp đỡ cho bà con cơi nới ngôi thánh đường được khang trang và rộng rãi hơn. Để chia sẻ niềm vui và chúc lành cho họ đạo đãn từng được nhiều ơn phúc này, ngày 13.05.2008, Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã đến dâng Thánh Lễ làm phép thánh đường, cùng cung hiến bàn thờ cho Giáo họ.
Ngày 19 tháng 12 năm 2014, Đức Cha Phêrô Nguyên Văn Viên, giám mục Phụ tá giáo phận Vinh đã dâng Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dụng Nhà thờ mới của giáo họ Diên Phúc. Cha Anton Đậu Thanh Minh là người khởi công đặt nền móng cho việc xậy dựng Nhà thờ mới. Cha Phêrô Nguyễn Thể Bính tiếp nối công việc. Và, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Ái, CSC là người hoàn thiện ngôi Nhà thờ.
Vào ngày 13 tháng 8 năm 2019, Nhà thờ Giáo họ Diên Phúc được Đức Cha Phêrô Nguyên Văn Viên, Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh cắt băng khánh thành.
Tháng 11/2022, cha GB. Nguyễn Ái cùng với bà con xin thành lập xứ, đến ngày 28.5.2023, Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn đã Quyết định thành lập Giáo xứ Diên Phúc và bổ nhiệm cha GB. Nguyễn Ái quản nhiệm. Hiện Giáo xứ Diên Phúc có 2076 Giáo dân.
Các Linh mục phát xuất từ Giáo họ Diên Phúc
- Linh mục Phêrô Nguyễn Át (1824-1932)
- Linh mục Phêrô Nguyễn Ban (1833-1924)
- Linh mục Phêrô Nguyễn Diêm (1833-1943)4.
- Linh mục Phêrô Nguyễn Cừ (1901-1954)
- Linh mục Micae Nguyễn Hồng Sum, sinh tại tỉnh Đồng Tháp; ông bà cố là ngủ Diên Phúc.
- Linh mục Augustino Nguyễn Văn Trinh, sinh tại Sài Gòn; quê nội ở Diên Phúc
- Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng, sinh tại tinh Đà Nẵng; có gốc từ Diên Phúc
- Linh mục Phêrô Nguyễn Tài, SVD.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN