TỔNG QUAN VỀ GIÁO HẠT NGUỒN SON
– Thành lập: được thành lập năm 2006, chia tách từ giáo hạt Bình Chính và sát nhập một số giáo xứ phía Nam sông Gianh của tổng Giáo phận Huế
– Địa giới: Phía tây huyện Bố Trạch, thành phố Đồng Hồi, huyện Quảng Ninh, tình Quảng Bình Năm thành lập: Chia tách từ giáo hạt Bình Chính năm 2006 và sát nhập một số giáo xứ phía Nam sông Gianh của tổng Giáo phận Huế. Địa bàn giáo hạt rộng lớn, các giáo xử phần lớn thuộc khu vực rừng quốc gia Phong Nhà – Kế Bằng, phưng cảnh đẹp để, quyến hút. Một số giáo xử mới sáp nhập từ giáo phận Huế và là trọng điểm tái truyền giáo phía Nam Quảng Bình.
– Linh mục quản hạt: Phêrô Nguyễn Văn Hùng
– Trụ sở: giáo xứ Đồng Tróoc
– Địa chỉ: Phúc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
– Có 11 giáo xứ và 01 giáo họ độc lập, bao gồm: Đồng Troóc, Bàu Sen, Cây Lim, Chày, Gia Hưng, Khe Gát, Khe Ngang, Hội Nghĩa, Tam Trang, Thanh Thủy, Yên Giang và Giáo họ độc lập Na.
– Tổng số giáo họ: 25
– Số linh mục: 11
– Tổng số giáo dân: 27.037
– Các sở dòng: Nhóm MTG (Đồng Tróoc , Chày) CĐ TSBA (họ Độc lập Na, Gia Hưng)
VIDEO - HÌNH ẢNH
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ ĐỒNG TROÓC
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 1872
– Quan thầy:
– Địa giới: Phía bắc giáo xứ giáp Tam Trang – xã Lâm Trạch, phía tây giáp giáo xứ Khe Gát – xã Xuân Trạch, phía nam giáp xứ Hà Lời – xã Sơn Trạch và phía đông giáp xứ Yên Giang – xã Liên Trạch và xứ Gia Hưng – xã Hưng Trạch.
– Trụ sở:
– Địa chỉ: Xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tĩnh Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Nguyễn Văn Hùng
– Các giáo họ: Bắc Tróoc, Đông Tróoc, Nam Tróoc, Tây Tróoc, Đồng Thanh
– Tổng số giáo dân: 4.751(Báo cáo tất niên 2023)
– Các sở dòng: Nhóm MTG Đồng Tróoc
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Đồng Troóc thuộc xã Phúc Trạch, một xã mà dân số Công giáo chiếm phần lớn của huyện Bố Trạch, Quảng Bình.
Trước đây, xứ trị sở giáo hạt chỉ là một giáo xứ trong hạt Bình Chính được thiết lập năm 1872, dưới thời Đức Cha Gauthier Ngô Gia Hậu (1846 – 1877).
Xứ Đồng Troóc là một trong những xứ có số giáo dân lớn nhất của giáo phận và nằm ở địa điểm thuận lợi nên trở thành trung tâm giáo hạt. Phía bắc giáo xứ giáp Tam Trang – xã Lâm Trạch, phía tây giáp giáo xứ Khe Gát – xã Xuân Trạch, phía nam giáp xứ Hà Lời – xã Sơn Trạch và phía đông giáp xứ Yên Giang – xã Liên Trạch và xứ Gia Hưng – xã Hưng Trạch. Cùng với một số giáo xứ cũ nằm ở tả ngạn nguồn Son, Đồng Troóc tiếp nhận thêm Sen Bàng, Hà Lời, Tam Tòa, Trung Quán, Bình Thôn, Hoành Phổ, Phúc Tín là các giáo xứ của tổng giáo phận Huế (15/8/2006).
Theo sử liệu, trước thời Trịnh Nguyễn phân tranh, các vùng đồi núi và thung lũng giữa hai nguồn Nan và nguồn Son chưa có hoặc có rất ít dân cư tới lập nghiệp, bởi đây là điểm nóng của tranh chấp quân sự, vùng hỏa tuyến giữa hai thế lực Bắc – Nam. Cho đến lúc Tây Sơn thống nhất, xóa hận sông Gianh thì các thung lũng bằng phẳng và màu mỡ mới có dân từ miền Quảng Trạch (Bắc Bố Chính) vào ở và khai hoang lập nghiệp. Cụ thể, ở Troóc là dân cư từ làng Vĩnh Phước (Quảng Lộc, Quảng Trạch) đến lập nghiệp, hình thành các họ đạo và xứ Troóc được thành lập năm 1862, tách từ xứ mẹ Cồn Nâm.
Giai thoại kể lại rằng cái tên Đồng Troóc được đặt do một cố Tây khi đến nơi đây. Thời chiến tranh, để tránh làn đạn của địch, người dân phải trốn tránh trong các hầm và những ngọn đồi gần làng. Một hôm, cố Tây đến nhà thờ nhưng không còn ai ở đó vì họ trốn hết ở một ngọn đồi phía tây của giáo xứ. Ngài mới hỏi ông câu rằng giáo dân đi đâu hết rồi, ông bảo là họ trốn ở trên động (đồi) trọc. Thế là cố đã ghi vào sổ cái tên Đồng (động) Troóc (trọc) và từ đó nơi đây mang trên mình cái danh này. Giáo xứ có địa hình hiểm trở và đá vôi chiếm ¾ diện tích, bao gồm các giáo họ Khe Ngang, Bầu Sen và giáo họ trị sở.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển kinh tế của khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, giáo xứ cũng chịu nhiều biến động và ảnh hưởng mạnh mẽ. Con đường mòn chạy qua trên giáo xứ và chia đôi thành Đông và Tây Trường Sơn làm cho giáo xứ trở nên bề thế và quan trọng. Nằm ở vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Đồng Troóc là giáo xứ miền núi nhưng có lợi thế hơn các xứ trong vùng.
Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, cấm chế, Văn Thân, chiến tranh… giáo xứ hôm nay đang chuyển mình mạnh mẽ. Ngôi thánh đường làm bằng gỗ từ những năm 1990, không còn đủ chỗ cho giáo dân tham gia trong các buổi phụng vụ, đang được thay thế bằng một thánh đường lớn hơn.
Trong tương lai, giáo hạt Nguồn Son nói chung và Đồng Troóc nói riêng, sẽ phát triển tương xứng tiềm lực, sánh vai cùng các giáo hạt trong miền đất Bố Chính – Quảng Bình này.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ BÀU SEN
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 18/12/2018 thành lập Chuẩn Gx đến ngày 22.6.2023 chính thức thành giáo xứ
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo xứ Bàu Sen
– Địa chỉ: thuộc xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: GB. Nguyễn Ái, CSC.
– Các giáo họ: Bàu Sen
– Tổng số giáo dân: 2.097
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Xứ Bàu Sen vốn là một Giáo họ trực thuộc Giáo xứ Chày, Hạt Nguồn Son (địa chỉ: Thôn 2, Thanh Sen, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) trải dài hơn 3km hai bên bờ sống Son nằm dưới chân núi và thung lũng của kỳ quan thiên nhiên thế giới Phong Nhà Kẻ Bàng. Trong những năm gần dây, sự phát triển kinh tế và dân số tại Bầu Sen tăng một cách dáng kể. Về mặt sinh hoạt đời sống đức tin gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện địa lý phức tạp (dân Bàu Sen chổ xa nhất tập trung về nhà thờ giáo họ phải vượt qua 3k dường đất đã và cầu treo) giáo xử rộng lớn (chiều dài 9km thuộc địa bàn quản lý của hai xã), ngăn sông cách đò, đường sá hiểm trỡ nên việc qui tu về trung tâm giáo họ. giáo xứ để cử hành phụng vụ là rất khói nhất là những ông bà lớn tuổi và các em nhỏ, đặc biệt trong mùa mưa lũ.
Năm 1919, đã có một số hộ dân Công giáo sống nơi đây nên cha GB. Nguyễn Tuấn, quản xứ Đồng Vàng lúc đó (nay là xứ Chày), đã tậu lại mảnh đất của ông Định (tại thôn 1, Thanh Sen ngày nay) để làm nhà thờ. Tuy nhiên, nơi đó cách xa trụ sở chính của giáo xứ và không thuận lợi, nên năm 1925, trụ sở Giáo họ Bàu Sen được chuyển về mảnh đất tậu lại của ông Nguyễn Văn Úy (thôn 2, Thanh Sen ngày nay). Đến năm 1932, trụ sở giáo họ lại được chuyển lần 3 và cố định ở đó cho đến ngày nay. Lúc đó, Bàu Sen có 30 hộ dân.
Tháng 11/2009, Linh mục Gioan Nguyễn Văn Hữu, Quản xứ Chày khởi công xây dựng Nhà thờ Bàu Sen và khánh thành vào tháng 02/2012.
Ngày 18/12/2018, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp ban hành Quyết định số 2118/QĐ-TGM công nhận Bàu Sen đạt Chuẩn Giáo xứ và được phép hoạt động độc lập với Giáo xứ Chày đồng thời bổ nhiệm Linh mục Tôma Võ Minh Danh làm cha Quản xứ tiên khởi. Theo báo cáo tất niên 2023, Bàu Sen hiện có khoảng hơn 2.097 giáo dân.
Ngày 22.6.2023, Đức Giám mục quyết định thành lập Giáo xứ Bàu Sen và bổ nhiệm cha GB. Nguyễn Ái SCS làm linh mục quản xứ.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ CÂY LIM
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 1919
– Quan thầy: Đức Mẹ Nữ Vương
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Cây Lim
– Địa chỉ:Lâm Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Gioan Nguyễn Đình Hoan
– Các giáo họ: Cây Lim
– Tổng số giáo dân: 248
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Vào thế kỷ XVIII, XIX, nhiều giáo hữu xứ Làng Ngang lên đây khai khẩn, lập thành phường Cây Lùn (tiếng địa phương là Cơn Lùn) do vùng đất này sỏi đá cằn cỗi, nhiều đồi núi và cây bụi. Trước năm 1869, giáo dân dựng một ngôi nhà thờ bằng gỗ lim, dần dần, tên Cây Lùn đổi thành Cây Lim (hay Cơn Lim). Năm 1869, Cây Lim trở thành một họ đạo của xứ Lạc Sơn (Thùng Thùng). Năm 1919, xứ Lạc Sơn đổi tên thành Tam Trang, đồng thời Cây Lim được tách thành giáo xứ. Lúc đầu, giáo xứ nhận Đức Mẹ Lên Trời làm quan thầy, sau đổi lại Đức Mẹ Nữ Vương để khỏi trùng ngày lễ quan thầy giáo phận.
Từ khi thành lập đến năm 1946, giáo xứ phát triển khá ổn định cả về cơ sở vật chất lẫn đời sống tâm linh, có 6 cha kế tiếp nhau đến quản xứ: GB. Tuấn (1919-1923), GB. Mục (1923-1928), Giuse Tạo (1928-1929), Phaolô Hồ Ngọc Cai (1930-1938), Augustinô Thái Văn Bài (1938-1942), Phêrô Quang (1943-1946). Sau khi cha Quang rời Cây Lim, giáo xứ không còn linh mục coi sóc và gánh chịu nhiều hậu quả của hai cuộc chiến tranh nặng nề, nhà thờ và các cơ sở tôn giáo đều bị san bằng, cùng với thời gian, giáo dân bỏ đạo gần hết.
Theo số liệu của cha Cao Vĩnh Phan trong cuốn “Lịch sử giáo hạt Bình Chính-Quảng Bình” cho biết: Cây Lim có 1.600 người gốc Công giáo, 500 người đã được rửa tội. Những năm 1990, ngọn lửa đức tin của Cây Lim gần như tắt lịm dưới lớp tro tàn. Trước thực trạng đó, cha FX. Nguyễn Văn Đoàn, quản xứ Đồng Troóc đã đi bộ vượt đường rừng gần chục cây số để đến với Cây Lim. Sau nhiều cố gắng, đời sống đức tin được thắp lên từ một vài nhóm nhỏ. Đến năm 2008, Cây Lim có 48 giáo dân mà hầu hết đã già cả, tạm sinh hoạt tại nhà ông Lê Văn Thiết. Nơi đây còn lưu giữ bộ trống, kẻng, tòa giải tội, mười chín viên đá tảng và cây phượng trên nền nhà thờ xưa. Ngày 29/4/2002, cha Phêrô Hoàng Anh Ngợi đến quản xứ Tam Trang, phụ trách Cây Lim, ngài tiếp tục công cuộc tái truyền giáo.
Đến nay, Cây Lim đã phát những tín hiệu hồi sinh. Đầu năm 2011, nhiều giáo dân xứ Đồng Troóc ra giúp Cây Lim tái truyền giáo và nhận đỡ đầu cho các em nhỏ. Kết quả là nhiều gia đình đồng ý cho các em theo đạo. Ngày 30/5/2011, Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đến dâng thánh lễ và rửa tội cho 78 em từ sơ sinh đến 15 tuổi. Ngài khằng định trong bài giảng: “Một khi hạt giống được gieo vào lòng đất mẹ, dù bắt bớ bách hại ngặt nghèo đến đâu cũng không thể làm nó lụi tàn đi, những hạt giống ấy đang chờ cơn mưa tới sẽ ào ạt nãy mầm và đâm chồi vươn dậy”.
Đầu tháng 7/2011, các người đỡ đầu giúp 48 em Cây Lim vào học giáo lý Thêm Sức chung với các em Đồng Troóc và được Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp ban bí tích Thêm Sức ngày 20/8/2011. Sau khi chịu phép Thêm Sức, các em trở về giáo xứ, tiếp nối đời sống đức tin và làm chứng cho Tin Mừng.
Theo báo cáo tất niên 2023, Hiện tại giáo xứ có 248 giáo dân, do cha Gioan Nguyễn Đình Hoan kiêm nhiệm.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ CHÀY
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 1924
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Chày
– Địa chỉ: Phúc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Vincente Điểm Cao Dương Đông
– Các giáo họ: Giáo họ Chày
– Tổng số giáo dân: 1.882
– Các sở dòng: Nhóm MTG Chày
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Xứ Chày thành lập năm 1924, tách từ giáo xứ Gia Hưng, nay thuộc xã Phúc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Vào thế kỷ XIX, nhiều người gốc xứ Nội Hà và Làng Ngang lên khai khẩn đất đai thượng nguồn sông Son, lập nên các làng: Na, Trằm, Chày, Lập, Động, Mè Mé, Bàu Sen, Vĩnh Sơn (Đồng Nghẹn). Từ khi giáo xứ Gia Hưng được thành lập năm 1890, giáo dân vùng này hợp thành một giáo họ trực thuộc xứ Gia Hưng. Năm 1924, giáo xứ Chày được thành lập, trung tâm giáo xứ đặt ở làng Chày, nơi gặp gỡ giữa hai nhánh rào Troóc và rào Chày. Lúc đầu giáo xứ có 4 giáo họ: Chày, Na, Bàu Sen và Vĩnh Sơn. Sau này, Vĩnh Sơn nhập xứ Troóc và Na nhập xứ Hà Lời để tiện cho việc sinh hoạt tôn giáo.
Từ khi thành lập xứ đến năm 1950, giáo xứ có 6 linh mục coi sóc: GB. Tuấn (1924-1930), GB. Mệnh (1930-1931), Phêrô Quỳ (1936-1942), Phêrô Hồ (1942-1945), Phêrô Điều (1945-1946), Phaolô Lễ (1946-1950). Thời kỳ này, các sinh hoạt tôn giáo diễn ra ổn định, tuy nhiên địa bàn đi lại khó khăn bởi sự cách trở của núi sông và lèn đá.
Trong những năm chiến tranh, nhất là những năm 1966-1972, xứ Chày được xem là “túi bom đạn” của các trận đánh, bởi nơi là huyết mạch quan trọng của các ngã đường: Giáo họ Vĩnh Sơn nằm ở ngã ba Đông Dương, nơi chia thành hai ngã của đường Trường Sơn Đông và Tây; giáo họ Bàu Sen và Chày nằm ở đoạn đầu của đường Trường Sơn nhánh Tây; giáo họ Na nằm bên cạnh bến phà Xuân Sơn (phà A) nối liền với đường 15; Làng Trằm nằm ở bến phà Tránh (phà B) nối liền đường Trường Sơn nhánh Đông với đường 20. Do đó, trong chiến tranh, các giáo họ chịu nhiều tổn thất nặng nề, cơ sở tôn giáo cũng như làng mạc đều bị tàn phá. Từ năm 1952 và trong thời kỳ mưa bom lửa đạn, cha Phêrô Nguyễn Ngọc Quế ngược dòng sông Son lên phục vụ, tiếp đến là cha Phêrô Nguyễn Văn Liêm. Sau chiến tranh, cha FX Nguyễn Văn Đoàn rồi đến cha Phêrô Nguyễn Huy Thiết kiêm nhiệm. Năm 1995, giáo dân tiến hành khai thác gỗ và dựng lại ngôi nhà thờ xứ, còn các giáo họ chỉ dựng những ngôi nhà thờ tạm bợ làm nơi đọc kinh và dâng lễ. Từ năm 1995-2004, cha Micae Hồ Thái Bạch (quản xứ Khe Gát) kiêm nhiệm, ngài xây nhà thờ xứ và họ Bàu Sen (năm 1999), mở rộng khuôn viên và mua một căn nhà nhỏ để làm nhà xứ, và nhiều cơ sở vật chất khác…
Sau 54 năm vắng bóng cha quản xứ, ngày 5/11/2004, cha Gioan Nguyễn Văn Hữu đến quản nhiệm. Ngài xây nhà phòng, lễ đài Đức Mẹ, nhà thờ họ Na (7/7/2006-24/2/2010) và Bàu Sen (11/2008-11/2013). Tại nhà thờ xứ và các giáo họ thường xuyên có thánh lễ. Nhờ đó, đời sống đức tin và các phong trào hoạt động của giáo xứ không ngừng được củng cố và phát triển. Ngày 31/12/2011, cha Hữu đổi về xứ Gia Hưng, cha Phêrô Trần Ngọc Hưởng (quản xứ Khe Gát) kiêm nhiệm.
Ngày 25/2/2013, cha GB. Nguyễn Minh Dương được bề trên giáo phận bổ nhiệm quản xứ Chày. Ngài bắc cây cầu phao nối liền hai xóm Chày và Mè Mé do Hội Bạn Người Nghèo Nam California tài trợ. Chiều ngày 4/7/2013, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đến cắt băng khánh thành.
Ngày 11/12/2014 thánh lễ khởi công do được cử hành vào sáng ngày. Đến nay, xứ Chay đã có nhà thờ và ngày càng một phát triển. Theo số liệu năm 2023, giáo xứ hiện có 1.882 giáo dân do cha Vincente Điểm Cao Dương Đông coi sóc.
Nhìn chung, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, bởi nơi đây đất cằn đá sỏi, thiên nhiên khắc nghiệt, mùa đông thì rét cóng, mùa hè thì hạn hán và gió lào, hàng năm phải gánh chịu những trận mưa bão và lũ quét. Trình độ nhận thức người dân còn thấp, nhiều gia đình cho con em bỏ học sớm để lên rừng hoặc vào nam kiếm sống. Trong những năm gần đây, du khách thập phương đến xứ Chày để tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên tại các điểm du lịch như hang Tối, suối Nước Moọc, động Thiên Đường… thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ GIA HƯNG
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 1890, tách từ Giáo xứ Cồn Nâm
– Quan thầy: Thánh Phêrô
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Gia Hưng
– Địa chỉ: xã Hưng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Antôn Tô Quang Hùng
– Các giáo họ: Gia Hưng, Hà Thanh
– Tổng số giáo dân:4.764
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Gia Hưng thành lập năm 1890, tách từ giáo xứ Cồn Nâm. Tước hiệu nhà thờ là Trái Tim Chúa Giêsu, quan thầy là thánh Phêrô, thuộc địa bàn xã Hưng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Trong và sau cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn, nhiều người Công giáo làm nghề chài lưới vùng Nguồn Nậy hay Hà Bạn (những người bạn làm ăn trên sông), đa số là người Nội Hà (Cồn Nâm và Giáp Tam) ngược dòng sông Son để đánh bắt thủy sản. Họ làm nhà cửa ven theo bờ sông để tiện cho việc đi lại, dần dần lập nên các làng Yên Mỹ (Yên Giang), Phú Mỹ, Hà Thanh, Gia Hưng, Hà Vàng (Hội Nghĩa), Xuân Sơn, Na, Chày. Năm 1830, các làng này lập thành một giáo họ thuộc giáo xứ Cồn Nâm, lấy Gia Hưng làm trung tâm. Năm 1841, giáo dân dựng ngôi nhà thờ để đọc kinh dâng lễ, có các cha xứ Cồn Nâm lên phục vụ, giáo dân còn nhớ một số cha sau này như cha Kiệm (1884-1885), Phêrô Điểm (1887-1889), Phaolô Trần Xuân Vạn (1889-1890).
Năm 1890, giáo xứ Gia Hưng được thành lập, địa bàn trải dài từ Yên Giang lên thượng nguồn sông Son, người miền xuôi quen gọi vùng này là xứ Bùng. Năm 1924, xứ Gia Hưng cắt phần phía tây từ làng Na trở lên lập nên xứ Chày; năm 1939, cắt phần đất phía đông, gồm Yên Giang và Phú Mỹ lập nên xứ Yên Giang; ngày 16/5/2011, cắt họ Bồng Lai và Xuân Tiến nhập giáo xứ Hà Lời. Tháng 12/1896, cha Léopold Michel Cadière (cố Cả) đến coi xứ Cù Lạc, báo cáo của Đức Cha Caspar năm 1898 cho biết: “Giáo xứ lớn được giao phó cho cha Cadière đã tăng thêm 4 giáo họ mới”, trong đó có Hà Lời, Chùa Nghe (An Hòa) và Bùng (Trích Báo cáo thường niên của các vị giám mục địa phận Huế gửi Hội Truyền giáo hải ngoại Paris từ 1872 đến 1940, Lê Thiện Sĩ sưu tập 2004, linh mục Stanislaô Nguyễn Đức Vệ dịch). Theo thống kê của địa phận Huế về các xứ đạo ở Quảng Bình từ năm 1921-1922 thì Bùng có 97 giáo dân.
Năm 1890, cha Phaolô Trần Xuân Vạn được đặt làm quản xứ tiên khởi. Ngài cùng giáo dân dựng một ngôi nhà thờ 5 vài, lợp ngói, khá khang trang thời bấy giờ. Năm 1896, ngài xây dựng nhà thờ Hội Nghĩa. Năm 1913, cha Phaolô Trần Đức Kinh quản xứ, ngài cho dựng một ngôi nhà thờ bằng gỗ cao lớn, được thiết kế hệ thống mái chồng diêm, có hệ thống kính màu và nhiều ảnh tượng được đưa về từ Pháp. Tiếp đó, ngài xây dựng ngôi nhà xứ 3 gian, lợp ngói, có hành lang bao quanh, xây cây cầu kiệu bắc qua con suối (hói) trước cửa nhà thờ. Bên cạnh đó, ngài gửi một số con em trong xứ đi học tại trường Sư phạm Frère De la Salle Nam Định. Năm 1935, cha Phêrô Trần Văn Ngôn xây dựng nhà thờ ba giáo họ Hà Thanh (thành lập năm 1860), Hội Nghĩa và Yên Giang (lập năm 1890). Ngài cũng xây dựng tại họ Xuân Sơn (từng là đất Nhà Chung Bình Chính) kho lúa, nhà ở cho người giúp việc, có thầy Cởn (Hướng Phương) và thầy Dương (Tân Phong) đến coi sóc.
Trong hai cuộc chiến tranh, giáo xứ gánh chịu hậu quả nặng nề. Năm 1949, nhà thờ họ Xuân Sơn bị bắn cháy. Năm 1968-1972, các nhà thờ và cơ sở khác đều bị tàn phá. Sau chiến tranh, cha Phêrô Nguyễn Ngọc Quế sửa chữa nhà thờ Gia Hưng và Hội Nghĩa. Năm 1982, cha Phêrô Nguyễn Huy Thiết quản xứ, kiêm xứ Chày và Yên Giang, phục vụ xứ Hà Lời, đến dâng lễ tại xứ Kẻ Sen và Kẻ Bàng 1 năm 2 lần. Ngài xây dựng nhà thờ Phú Mỹ (1990), nhà thờ Gia Hưng (1994), nhà xứ Gia Hưng (1998), nhà thờ Hà Thanh (2001), công trình đang dang dở thì ngài được bổ nhiệm về làm quản hạt Bình Chính và quản xứ Hướng Phương. Ngày 29/4/2002, cha Antôn Trần Minh An đến quản xứ Gia Hưng, kiêm Hà Lời và Yên Giang, ngài tiếp tục xây dựng nhà thờ Hà Thanh (2003); hội trường Họ Gia Hưng và nối dài nhà xứ (2004); nhà thờ Hội Nghĩa (2003-2006), làm đường bê tông từ nhà thờ đến bến đò mệ Kế (2006); nhà thờ Yên Giang (2007-2010); khởi công nhà giáo lý Hội Nghĩa (2009). Ngày 31/12/2011, cha Gioan Nguyễn Văn Hữu đến quản xứ Gia Hưng kiêm xứ Yên Giang (2011-2013), ngài khởi công xây dựng nhà giáo lý Gia Hưng (22/12/2013); tái thiết nhà thờ Gia Hưng (2/3/2013); nhà thờ Rú Voi (13/4/2013); nhà thờ Thanh Thủy (15/02/2014); nhà giáo lý Hà Thanh (26/7/2014).
Theo báo cáo tất niên 2023, hiện nay, giáo xứ có 2 họ là Gia Hưng và Hà Thanh với số tín hữu là 4.764 giáo dân.
Nhìn lại 132 năm thành lập, giáo xứ Gia Hưng được nhiều linh mục coi sóc, các ngài đã vun đắp đời sống đức tin cho giáo dân. Tuy nhiên, Gia Hưng là một xứ đạo miền núi, đường sá đi lại cách trở, đất chật người đông, lũ lụt, hạn hán… đời sống vật chất nghèo nàn, nghề nghiệp chủ yếu là đi rừng khai thác trầm hương hoặc vào Nam kiếm sống. Hy vọng trong tương lai, giáo xứ sẽ thăng tiến hơn.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ KHE GÁT
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Giáo xứ Khe Gát thành lập năm 1886, tách từ xứ Đồng Troóc
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Khe Gát
– Địa chỉ: Xuân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Lê Hữu Trường
– Các giáo họ: Khe Gát, Vĩnh Sơn
– Tổng số giáo dân: 3.011
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Khe Gát thành lập năm 1886, tách từ xứ Đồng Troóc, thuộc xã Xuân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Vào thế kỷ XVIII, một số tín hữu xứ Làng Ngang ngược theo hướng Eo Ngựa lên thung lũng Khe Gát khai khẩn làm ăn. Tại đây, họ định cư thành ba nhóm: Vực Trô, Khe Gát và Đá Chác. Bên cạnh còn có hai nhóm người lương đến từ các làng Quảng Văn, Quảng Thủy. Từ thời vua Minh Mạng ra lệnh bắt đạo đến phong trào Văn Thân, các tín hữu ở đây bị bách hại tàn khốc, kẻ bị chém đầu, người bị chôn sống hoặc thiêu sống… để lại các ngôi mộ tập thể tử đạo. Năm 1876, các nhóm Công giáo tại Khe Gát hợp thành họ đạo thuộc xứ Đồng Troóc. Năm 1886, giáo xứ Khe Gát được thành lập, gồm 3 giáo họ: Khe Gát (trị sở), Vực Trô và Đá Chác.
Từ năm 1886 đến 1948, tình hình xã hội tương đối ổn định, có các linh mục coi sóc, mở mangcơ sở. Năm 1886, đã dựng được ngôi nhà thờ bằng gỗ, mái tranh, vách đất, có nhà xứ, tinh thần sống đạo ngày càng phát triển, có 13 cha quản xứ trong thời kỳ này: Giuse Nguyễn Tín (1886-1887), Phêrô Điểm (1889-1897), Phêrô Nguyễn Ất (1897-1906), Phêrô Đinh Xuân Tính (1906-1912), Phêrô Hồ Sĩ Thông (1912-1913), Phêrô Phẩm (1914-1918), Gioan Nhiên (1918-1925), Giuse Nguyễn Thanh (1928-1932), Phêrô Nguyễn Văn Cảnh (1932-1936), Phêrô Nguyễn Ngọc Quế (1936-1939), Phêrô Trần Trọng Kiểng (1939-1941), GB. Bá (1941-1943), GB. Nguyễn Quang Minh (1943-1948).
Từ năm 1948-1994, giáo xứ gặp rất nhiều khó khăn. Tháng 8/1948, quân đội Pháp từ Ba Đồn và Thanh Khê lên đóng đồn tại Troóc, tiến hành những cuộc hành quân càn quét, đốt phá các làng mạc trong vùng nhưng không thể chiếm được căn cứ Khe Gát. Ngôi nhà thờ xứ xây dựng năm 1927 và trường học xây năm 1930 bị cháy vì trúng bom. Cuối năm 1948, sau khi làm lại nhà thờ, cha GB. Nguyễn Quang Minh rời Khe Gát về Troóc. Năm 1952, ngài xuống Thanh Bồ rồi vào Đà Nẵng năm 1953. Năm 1967, nhà thờ xứ bị bom tàn phá. Trong chiến tranh 1954-1975, giáo xứ Khe Gát trở thành trận địa ác liệt, bởi địa bàn nằm bên đường Trường Sơn, có sân bay quân sự và hang công nông binh. Năm 1968, nhà thờ họ Đá Chác bị bắn cháy đến nay chưa khôi phục. Sau năm 1975, có chủ trương dồn dân để lấy đất canh tác, giáo dân họ Vực Trô chuyển ra phía bắc thung lũng rồi sáp nhập họ trị sở. Năm 1993, thời cha FX. Nguyễn Văn Đoàn kiêm nhiệm, mọi người lương giáo lên rừng khai thác gỗ, khởi công làm phần mộc nhà thờ ngày 01/01/1994.
Từ ngày 10/10/1994 đến ngày 26/8/2008, cha Micae Hồ Thái Bạch quản xứ từng bước phục hồi những gì đã mất, hâm nóng lòng đạo và kêu gọi những người bỏ đạo trở về. Bên cạnh đó, ngài còn củng cố cơ sở vật chất, giúp cải thiện đời sống xã hội trong xứ. Cha Phêrô Trần Ngọc Hưởng (29/8/2008-02/01/2015) tiếp bước xây dựng nhà xứ, tiếp nhận họ Vĩnh Sơn, xứ Đồng Troóc (2011), lập Gia Đình Thánh Tâm (6/6/2012).
Theo báo cáo tất niên 2023, giáo xứ hiện có 3.011 giáo dân, do cha Phêrô Lê Hữu Trường coi sóc.
Nhìn chung, giáo xứ Khe Gát đang còn nhiều khó khăn, nhất về đời sống đức tin, bởi nhiều người bỏ đạo lâu năm vẫn chưa trở lại. Bên cạnh đó, cuộc sống người dân khá vất vả bởi nơi đây không có ruộng nước, nên ngoài việc canh tác đất màu, người dân phải lên rừng kiếm sống, nhiều người trẻ bỏ học sớm để vào miền Nam làm ăn.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ KHE NGANG
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Thành lập 2015, tách từ Giáo xứ Đồng Troóc
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Khe Ngang
– Địa chỉ: Phúc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Anphong Trần Đình Chung
– Các giáo họ: Khe Ngang, Mỹ Sơn
– Tổng số giáo dân: 3.112
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Khe Ngang vốn là 2 giáo họ thuộc xứ Đồng Tróoc, nằm trên địa bàn xã Phúc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Vùng đất Khe Ngang được những người dân từ các giáo xứ Vĩnh Phước, Cồn Nâm, Hòa Ninh di cư khai khẩn và sinh sống từ những năm 1672. Mãi đến năm 1876, giáo họ Khe Ngang được thành lập và trực thuộc giáo xứ Đồng Troóc. Từ khi thành lập đến nay, hai giáo họ vẫn sinh hoạt đức tin chung tại nhà thờ giáo xứ Đồng Troóc. Tuy nhiên, đoạn dường từ nhà thờ Khe Ngang và Mỹ Sơn đến nhà thờn Dồng Troóc khá xa, dường di khó khăn trắc trở. Đặc biệt vào mùa mưa lũ..dường di lấy lội, hơn nữa bà con giáo dân phải di qua con dập Khe Ngang rất nguy hiểm khi có lũ, dã có những trường hợp xảy ra tai nạn thương tâm tại condập này: gây trở ngại cho bà con ở Khe Ngang và Mỹ Sơn mỗi khi di tham dựnThánh lễ và các hoạt động đức tin tại nhà thờ giáo xứ Đồng Troóc. Hơn thế nữa, những năm gần dây, số lượng giáo dân tăng lên (hiện này Khe Ngang và Mỹ Sơn có hơn 3.000 giáo dân). Ngôi nhà thờ giáo xứ Đống Troóc trở nên quá chật hẹp, trong các buổi lễ giáo dân phần đông phải dứng ngoài nhà thờ chịu mưa rét và nắng bụi.
Cùng với đó, vào năm 2015 UBND tính Quảng Bình1166/QD-UBND, cho phép giáo họ Khe Ngang chuyển 1.817,0 m² dất nông nghiệp thành dất tôn giáo và cấp thêm 5.137.0 m dể giáo họ Khe Ngang sử dụng vào việc xây dựng và mở rộng cơ sơ vật chất của giáo họ. Vì thế, cơ sơ Khe Ngang đủ điều kiện để trở thành một giáo xứ độc lập.
Năm 2015, Khe Ngang được tách ra và nâng lên thành giáo xứ với cha quản xứ tiên khởi là Giuse Nguyễn Văn Vinh. Sau khi thành lập, cơ sở nhà thờ chật hẹp, xuống cấp trầm trọng nên Giáo xứ đã trình lên Đức Giám mục Giáo phận xin cấp phép xây dựng. Đến ngày 25.7.2017, Giáo xứ được TGM cấp phép xây dựng nhà thờ giáo xứ. Sau gần 3 năm khởi công xây dựng đến ngày 29/12/2020, Đức cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp đã chử hành thánh lễ khánh thành Nhà thờ mới trong niềm hạnh phục toàn dân. Tháng 08.1.2021, ĐGM Giáo phận bổ nhiệm cha cha Anphong Trần Đình Chung về coi sóc cho đến ngày nay.
Theo báo cáo tất niên 2023, hiện Giáo xứ có 3.112 giáo dân, các sinh hoạt tôn giáo trong giáo xứ phát triển đều đăn và có chiều sâu. Giáo xứ Khe Ngang dù mới thành lập nhưng đã trở nên một giáo xứ vững mạnh với đời sống đức tin và phát triển về nhiều mặt.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ HỘI NGHĨA
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Chuẩn giáo xứ 01.01.2021, tách từ xứ mẹ Gia Hưng
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Hội Nghĩa
– Địa chỉ: Giáo Xứ Hội Nghĩa nằm trên địa bàn thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Giuse Nguyễn Văn Chính
– Các giáo họ: Hội Nghĩa, Xuân sơn, Họ độc lập Na
– Tổng số giáo dân: 1.431
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Hội Nghĩa nằm trên địa bàn thôn Xuân Sơn, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Theo lược sử của giáo xứ, trước năm 10 69, giáo xứ Gia Hưng là vùng đất của người Chăm. Sau khi sát nhập Đại Việt, cư dân miền xuôi lên khai hoang lập nghiệp, lập nên làng Thanh Lăng. Trong và sau cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627 – 1775) cư dân miền xuôi lên lập nghiệp ngày một đông. Người lương lập nên làng Gia Tịnh, còn người Công giáo quy tụ ở các làng phía bắc thượng nguồn sông Son từ Ngân Sơn trở lên: Yên Giang, Phú Mỹ, Gia Hưng, Hạ Vàng (Hội Nghĩa), Xuân Sơn, Na, Chày, Bàu Sen…Hình thành nên vùng giáo thuộc xứ Cồn Nâm. Năm 1890, Giáo xứ Gia Hưng chính thức được thành lập, trải dài trên 30 km với các giáo họ Gia Hưng, Xuân Sơn, Hà Thành, Hội Nghĩa, Yên Giang, Thanh Giang và Phú Mỹ. Giáo họ Hội Nghĩa chính thức đổi tên từ Hạ Vàng thành Hội Nghĩa vào thời điểm này.
Năm 1896, Giáo họ Hội Nghĩa đã dựng nhà thờ bằng gỗ, lợp tranh, vách đất. Sau nhiều lần sửa chữa để sử dụng, đến năm 1932, nhà thờ bị cháy trong một vụ hỏa hoạn. Năm 1935, dưới thời Linh mục Phêrô Trần Văn Ngôn quản xứ, Giáo họ xây dựng lại nhà thờ nhưng hơn mười năm sau, năm 1948, bị tàu chiến Pháp bắn cháy. Năm 1958, giáo dân Hội Nghĩa dựng lại nhà thờ mới dưới sự chỉ đạo của Linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Quế nhưng ngôi thánh đường này lại bí bom Mỹ đánh sập trong năm 1968. Mãi đến năm 2003, thời Linh mục Antôn Trần Minh An quản xứ, Giáo họ Hội Nghĩa tái thiết nhà thờ như hiện nay. Giáo xứ Hội Nghĩa hiện có 2 Giáo họ là Hội Nghĩa và Xuân Sơn.
– Giáo Họ Hội Nghĩa: được chính thức gọi tên khi thành lập Giáo xứ năm 1890 Gia Hưng. Năm 1896 giáo dân dựng ngôi nhà thờ bằng gỗ, lợp tranh vách đất. Năm 1932 nhà thờ bị cháy do người dân đốt cây ngô không cận thận. Năm 1935 trong thời gian cha Phê rô Trần Văn Ngôn làm quản xứ đã xây dựng lại ngôi nhà thờ Hội Nghĩa.. Năm 1948 Nhà thờ bị tàu chiến Pháp bắn cháy. Năm 1958 cha Phêrô Nguyễn Ngọc Quế cùng bà con giáo dân xây dựng lại. Năm 1968 – 1969 bị bom đạn Mỹ đánh phá hoàn toàn. Năm 2003 nhà thờ Hội Nghĩa dược xây dựng lại dưới sự hướng dẫn của Cha Trần Minh An. Năm 2004 số giáo dân 1.159 người. Hội Nghĩa là một giáo họ có truyền thống đức tin mạnh mẽ, đặc biệt với lòng sùng kính Đức Maria.
– Giáo Họ Xuân Sơn: được thành lập vào năm 1920, tuy nhiên con người công giáo Xuân Sơn đã có từ lâu đời. Lúc đầu giáo dân ở dọc theo bờ sông, nhưng khi chiến tranh xảy ra phải sơ tán ra ở dọc chân núi Trường Sơn, lên tận khu vực Chà Rọ giáp xứ Troóc. Những năm đầu mới thành lập giáo họ đã dựng được ngôi nhà nguyện bằng tranh, có kho để lúa và nhà thầy giúp xứ. Đến tháng 8/1948 Một tàu thủy của quân đội Pháp chạy trên sông Son đã bắn đạn vào nhà thờ và các cơ sở khác, tất cả đều cháy rụi. Sau chiến tranh nhiều hộ gia đình bỏ làng đi làm kinh tế, làm cho sức sống của giáo họ có phần suy yếu. Năm 1996 có số giáo dân 99 người. Tuy vậy đức tin kiên vững đã nung nấu lòng đạo đức nơi họ. Năm 2004 Giáo họ có 117 người
Cả hai giáo họ ngày một phát triển về các cơ sở vật chất, đời sống cũng như lòng đạo đức. Năm 2019 số giáo dân họ Hội Nghĩa: 1.382 người và họ Xuân Sơn: 146 người
Hiện giáo xứ ngày một phát triển, các hội đoàn hoạt động năng nổ và có chiều sâu. Theo thống kê 2023, Giáo xứ hiện có 1.431 giáo dân dưới sự hướng dẫn của cha Giuse Nguyễn Văn Chính
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ TAM TRANG
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Giáo xứ Tam Trang thành lập năm 1886, tách từ giáo xứ Đồng Troóc
– Quan thầy: Mẹ Đi Viếng
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Xuân Trang
– Địa chỉ: xã Lâm Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Trần Ngọc Hưởng (quản nhiệm) và cha Nguyễn Đình Hoan (phụ trách)
– Các giáo họ: Xuân Trang, Phú Trang, Thuận Trang
– Tổng số giáo dân: 2.476
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Tam Trang thành lập năm 1886, tách từ giáo xứ Đồng Troóc, thuộc xã Lâm Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Vào thế kỷ XVIII và XIX, nhiều giáo hữu gốc Hòa Ninh vượt đường Eo Ngựa lên đây khai khẩn, họ sống quây quần trong các trang trại giữa một thung lũng được bao quanh bởi núi rừng. Năm 1869, giáo xứ được thành lập, nhưng trên danh nghĩa vẫn trực thuộc xứ Đồng Troóc, gồm 3 giáo họ: Lạc Sơn (an lạc giữa thung lũng núi rừng); Đồng Thung (cánh đồng giữa thung lũng) và Cây Lim. Năm 1897, đổi tên xứ thành Thùng Thùng (hồi trống vang dội báo hiệu giờ kinh lễ và các sinh hoạt cộng đồng). Năm 1919, khi Cây Lim tách xứ thì Thùng Thùng đổi tên mới là Tam Trang, quen gọi là Ba Trang, tức 3 trang trại, đồng thời đó cũng là tên của 3 giáo họ: Xuân Trang (trị sở); Phú Trang (Đồng Thung) và Thuận Trang (Lạc Sơn). Lúc đầu, giáo xứ nhận Thánh Tâm Chúa Giêsu làm quan thầy, năm 2012 đổi thành Mẹ Đi Viếng.
Từ khi thành lập đến năm 1950, đời sống đức tin được duy trì ổn định, có 13 cha đến quản xứ: Giuse Thông (1869-1875), GB. Hiền (1875-1887), Phêrô Nghĩa (1888-1890), Phêrô Yên (1990-1903), Phêrô Vĩnh (1903-1910), Phêrô Viêng (1910-1914), GB. Tần (1914-1923), GB. Đường (1923-1928), GB. Huấn (1928-1935), Phêrô Nguyễn Thái Hoàn (1935-1938), GB. Nguyễn Quang Dung (1938-1942), Phêrô Ngô Đình Phú (1942-1945), Phaolô Tân (1945-1950).
Năm 1950, cha Phaolô Tân qua đời, giáo xứ lâm cảnh mồ côi. Lúc này, tình hình xã hội có nhiều biến động, đường sá đi lại khó khăn, các linh mục rất ít khi đến được Tam Trang dâng lễ và ban các bí tích. Những năm 1952 trở đi, cha Phêrô Nguyễn Ngọc Quế ở xứ Cồn Nâm, sau nhiều lần bắt bớ và đi đày tại trại giam Lành Anh, bãi tranh Cha Nòi, ngài chuyển lên Gia Hưng và coi sóc tất cả các xứ vùng nguồn Son. Năm 1959-1976, có thêm cha Phêrô Nguyễn Văn Liêm (quản xứ Troóc) kiêm nhiệm các xứ thượng nguồn sông Son, các ngài chỉ đến với Tam Trang trong những dịp đặc biệt. Thời gian này các giáo xứ chịu nhiều tổn thất về đức tin lẫn cơ sở bởi chiến tranh tàn phá. Từ 1976-2001, cha FX Nguyễn Văn Đoàn (quản xứ Đồng Troóc) thay cha Liêm, ngài xây dựng lại nhà thờ Tam Trang (1996), nhà thờ họ Thuận Trang (1998). Cha Micae Hồ Thái Bạch kiêm nhiệm giáo xứ từ năm 2001 đến năm 2002.
Sau 62 năm vắng bóng cha quản xứ, nhiều giáo hữu tỏ ra nguội lạnh với đời sống đức tin, ngày 29/4/2002, cha Phêrô Hoàng Anh Ngợi đến quản xứ. Ngài bắt đầu khôi phục giáo xứ, củng cố ban ngành và xây dựng cơ sở vật chất. Ngày 25/2/2012, cha Micae Trần Trung Năng được bổ nhiệm quản xứ, ngài xây nhà máy nước sạch phục vụ người dân trong toàn xã, mở rộng khuôn viên, xây nhà xứ theo mô hình vượt lũ, công trình bắt đầu từ ngày 13/01/2014, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đến chủ sự thánh lễ và đặt viên đá đầu tiên.
Theo báo cáo tất niên 2023, giáo xứ có 2.476 giáo dân dưới sự coi sóc của cha Gioan Nguyễn Đình Hoan phụ trách.
Có thể nói, Tam Trang là một trong những xứ đạo nghèo của giáo phận, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đốt than hái củi, nhưng ruộng lúa chỉ làm được một vụ vì thiếu nước. Trước đây, người dân lên rừng phát rẫy để trồng lúa, ngô, khoai, sắn; sản phẩm làm ra phải gánh về xuôi hoặc vào các làng phía trong để bán. Những năm gần đây, con đường từ xã Phúc Trạch ra giáo xứ được mở rộng nên việc đi lại dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đời sống kinh tế xã hội chưa được khởi sắc, bởi đất đai ngày càng bạc màu, đất nương rẫy chỉ trồng keo và bạch đàn, phải đợi 7-15 năm sau mới thu hoạch một lần. Bên cạnh đó, người dân phải hứng chịu lũ lụt và mất mùa thường xuyên. Vì thế, nhiều thanh thiếu niên phải bỏ học để đến các thành phố làm thuê.
Ước mong trong tương lai, Giáo xứ Tam Trang sẽ vượt qua mọi khó khăn để cùng nhau xây dựng đời sống đức tin vững mạnh.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ THANH THỦY
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Chuẩn Giáo xứ 02.02.2017, tách từ Giáo xứ Gia Hưng
– Quan thầy:
– Địa giới: nằm trên địa bàn 2 xã Liên Trạch và Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
– Trụ sở: Giáo họ Thanh Thủy
– Địa chỉ: xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại:Tô-ma Võ Minh Danh
– Các giáo họ: Thanh Thủy, Rú Voi
– Tổng số giáo dân: 1.040
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Thanh Thủy gồm 2 Giáo họ là Thanh Thủy và Rú Voi nằm trên địa bàn xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trước Thanh Thủy là 2 giáo họ thuộc Giáo xứ Gia Hưng, Trước khi chưa được chia tách, Gia Hưng là một giáo xứ có số giáo dân khá đông, gồm 6 giáo họ, phân bố trên địa bàn rộng lớn và trải dài trên 20km. Giao thông đi lại khó khăn vì phải qua sông, qua núi. Đặc biệt là 2 Giáo họ Thanh Thủy và Rú Voi nằm cách nhà thờ giáo xứ khá xa, trên 10 km. Vì thế, việc tập trung về nhà thờ giáo xứ trong các sinh hoạt tôn giáo chung rất khó khăn và phức tạp, nhất là về mùa mưa lũ. Với một giáo xứ như thế, thì công việc mục vụ, quản lý và điều hành của linh mục quản xứ không thể chu toàn tốt được. Theo quy định của bộ giáo luật 1983 và luật pháp Việt Nam về hoạt động tôn giáo, giáo dân ở đây đủ điều kiện và cần thiết thành lập một giáo xứ mới. Theo thống kê năm 2016, 2 giáo họ này có 1.079 nhân danh với 250 hộ gia đình.
Ngày 14.02.2016, cha quản xứ Gia Hưng Gioan Nguyễn Văn Hữu lúc bấy giờ đã trình lên Đức Giám mục Giáo phận xin tách 2 Giáo họ Thanh Thủy và Rú Voi thành giáo xứ mới. Đến ngày 02.02.2017, Giáo xứ được tách thành lập chuẩn Giáo xứ với số giáo dân là 1.040 người. Sau khi thành lập Chuẩn Giáo xứ, Đức Giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp đã bổ nhiệm Cha Cao Dương Đông làm cha xứ tiên khởi. Sau thời gian lại đặt cha Phêrô Võ Tá Luyện quản xứ Yên Giang và kiêm Giáo xứ Thanh Thủy. Đến ngày 05.07.2023, Đức Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn đã bổ nhiệm cha Tô-ma Võ Minh Danh làm cha quản xứ với số giáo dân là 1.040 nhân danh..
Nhìn chung, Giáo xứ Thanh Thủy một giáo xứ tuy mới thành lập đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng tất cả đều cố gắng chung tay xây dựng Giáo xứ từ đời sống đức tin đến mọi sinh hoạt.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ YÊN GIANG
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Thành lập năm 1939
– Quan thầy:
– Địa giới: Giáo xứ Yên Giang tọa lạc trên dải đất hẹp dưới chân đồi ở bờ Bắc sông Son, thuộc xã Liên Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
– Trụ sở: Giáo họ Yên Giang
– Địa chỉ: Xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Võ Tá Luyện
– Các giáo họ: Yên Giang, Đá Hàn, Phú Mỹ
– Tổng số giáo dân: 1.206
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Yên Giang thành lập năm 1939, tọa lạc trên dải đất chật hẹp dưới chân đồi núi ở bờ bắc sông Son, đoạn Ngân Sơn lên Phú Mỹ, thuộc xã Liên Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Thời xưa, đây là nơi núi rừng hoang sơ, đất cằn đá sỏi nên trong các cuộc di dân thế kỷ XVIII và XIX, không mấy ai chọn nơi này để định cư sinh sống. Lúc đầu, một số giáo dân Gia Hưng sống trôi nổi trên các con đò đã xuống đây phát rẫy làm nương; dần dần, số khác từ miền xuôi qua Thông Thống lên khai khẩn, lập nên làng Yên Mỹ, sau đổi thành Yên Giang (1890). Giữa cuối thế kỷ 19, một số cư dân miền xuôi đến khai khẩn dọc theo hói Yên Giang, lập nên làng Phú Mỹ, cách trung tâm giáo xứ chừng 1,5km về phía tây.
Năm 1890, giáo xứ Gia Hưng thành lập, giáo vùng Yên Mỹ và Phú Mỹ hợp thành một họ đạo có tên chung là Yên Giang, thuộc xứ Gia Hưng. Giáo họ nhận thánh Giuse làm quan thầy. Yên Giang nằm cách trung tâm giáo xứ Gia Hưng 13km đường sông, địa bàn sông núi cách trở, không có đường bộ qua lại, giáo dân dùng đò chèo ngược dòng sông Son lên Gia Hưng đi lễ.
Vùng đất Phú Mỹ còn có tên là Sở, từng thuộc quyền quản lý của Nhà Chung Bình Chính. Thời thừa sai Albert la Gourriérec Văn ở Hướng Phương, ngài đến Phú Mỹ mở lò gạch ngói rồi giao cho ông Nghĩa Khánh điều hành, bởi đó người ta quen gọi là gạch ngói Nghĩa Khánh, cung cấp vật liệu cho các giáo xứ vùng nguồn Son xây dựng nhà thờ và các cơ sở khác. Năm 1935, cha Phêrô Trần Văn Ngôn xây dựng nhà thờ Yên Giang, làm bằng gỗ lim, rộng 8m, dài 16m, cao 10m, mái lợp ngói, tường gạch, bàn thờ đá. Đây là công trình khá khang trang lúc bấy giờ. Năm 1937, cha GB. Nhạ (từng phó xứ Gia Hưng) đến đây hưu dưỡng, ngài xây dựng ngôi nhà xứ theo kiến trúc cổ của Pháp, gồm 3 gian, có hành lang bao quanh, cửa hướng vào nam, lưng tựa vào núi, trước mặt là sông, phong cảnh hữu tình và thoáng mát. Ngài qua đời năm 1943 và được an táng tại khuôn viên nhà thờ. Năm 1939, giáo xứ Yên Giang chính thức được thành lập, gồm hai giáo họ là Yên Giang và Phú Mỹ.
Năm 1940, cha Phêrô Tùy xây dựng nhà thờ Phú Mỹ, 5 vài chính, 4 vài phụ, lợp ngói, tường xây bao. Vì thiếu linh mục nên các cha xứ Gia Hưng kiêm nhiệm xứ Yên Giang. Năm 1968, nhà thờ Yên Giang trúng bom và đổ nát, bàn thờ vỡ đôi, nhà thờ chỉ còn bức tường phía cung thánh. Nhà thờ Phú Mỹ bị hư hại nặng nề nhưng phần tường bao quanh vẫn còn nguyên.
Ngày 29/4/2002, cha Antôn Trần Minh An đến quản xứ Gia Hưng, kiêm xứ Hà Lời và Yên Giang, ngài kêu gọi giáo dân sửa lại con đường từ Gia Hưng xuống Yên Giang để tiện cho việc đi lại. Bên cạnh đó, ngài đưa nhiều con em giáo xứ Yên Giang lên Gia Hưng học giáo lý vào các dịp hè. Ngày 13/8/2007, sau gần 40 năm chờ đợi, cha An khởi công xây dựng nhà thờ xứ, thánh lễ đặt viên đá do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự. Công trình hoàn thành ngày 10/9/2012.
Sau hơn 70 năm không có cha xứ, ngày 25/02/2013, Giáo phận đã cho các linh mục đến đây coi sóc là cha Vinh Sơn Điểm Cao Dương Đông hiện nay là cha Phêrô Võ Tá Luyện
Theo báo cáo tất niên năm 2023, hiện giáo xứ có 1.206 giáo dân; các hoạt động giáo xứ đang ngày càng được cải thiện từng ngày. Tuy nhiên cuộc sống người dân nơi đây rất khó khăn, ngoài làm mùa với số đất ít ỏi lại phải chịu lũ lụt hàng năm, phải lên rừng đốt than hái củi gánh về bán cho người miền xuôi. Những người khỏe mạnh thì lên núi đào đá đem xuống bờ sông bán cho người ta làm móng nhà. Đa số con em trong xứ phải bỏ học sớm để đi làm giúp gia đình.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO HỌ ĐỘC LẬP NA
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Giáo họ độc lập ngày 14.7.2020
– Quan thầy: thánh Phanxicô Xaviê
– Địa giới: Giáo họ nằm trên địa bàn thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
– Trụ sở: Giáo họ Độc lập Na
– Địa chỉ: Tt. Phong Nha, Bố Trạch, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Giuse Nguyễn Văn Chính (quản nhiệm)
– Các giáo họ: Giáo họ độc lập Na
– Tổng số giáo dân: 1.019
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO HỌ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo họ độc lập Na thuộc giáo hạt Nguồn Son. Giáo họ nằm trên địa bàn thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trước khi được tách ra thành Giáo họ Độc lập Na như ngày nay, Giáo họ Na thuộc Giáo xứ Chày (được thành lập vào năm 1924, tách ra từ Giáo xứ Gia Hưng), với 753 giáo dân, toàn tòng Công giáo. Quan thầy của Giáo họ là thánh Phanxicô Xaviê. Lúc đó, giáo họ chưa có nhà Thờ, chỉ mới có nhà nguyện tạm thời, ngôi nhà thờ giáo họ hiện tại được xây dựng và khánh thành vào năm 2010.
Đến năm 2011, theo quyết định của Tòa Giám Mục ngày 01 tháng 03 năm 2011, Giáo họ Na được Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp chuyển về trực thuộc Giáo xứ Hà Lời. Giáo họ độc lập Na là một vùng có kinh tế khó khăn, giao thông đi lại không thuận tiện, cho nên đời sống đạo của bà con nơi đây còn bị hạn chế và gặp nhiều trở ngại. Chính vì thế nhu cầu cần thành lập Giáo xứ Na là rất cấp bách để đời sống đạo cũng như các mặt khác của đời sống xã hội được cải thiện. Sau khi Giáo Phận Hà Tĩnh được thành lập năm 2018, vì nhu cầu mục vụ của Giáo phận và của Giáo họ Na, Đức Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh Phaolô Nguyễn Thái Hợp, ký quyết định thành lập Giáo họ Độc lập Na được tách ra từ Giáo xứ Hà Lời và trực thuộc Giáo xứ Đồng Troóc vào ngày 14 tháng 7 năm 2020 theo quyết định số 10/2020/ QĐ-GM.
Trong những năm gần đây, số giáo dân của giáo họ đã tăng lên đáng kể, từ 753 giáo dân vào năm 1924, nay đã lên đến 1.014 giáo dân (theo số liệu thống kê năm 2022). Từ 2020-2023, Giáo họ do Cha GB. Phạm Quang Long quản nhiệm. Từ năm 2023 cho đến nay do cha Cha Giuse Nguyễn Văn Chính quản nhiệm với hơn 1.019 tín hữu.
Nhìn chung, giáo dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, người dân chủ yếu sống bằng nghề chạy đò phục vụ du lịch Động Phong Nha, số khác đi thành phố hay ra nước ngoài làm thuê. Từ khi có cha quản nhiệm, giáo dân có điều kiện để tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Qua đó, cho chúng ta thấy đời sống đức tin nơi đây đã được củng cố và phát triển đáng kể. Đời sống xã hội khá phong phú và đa dạng. Trong giáo họ có các hội đoàn như Mân Côi, Gia Đình Thánh Tâm, Thiếu Nhi Thánh Thể… nhờ đó các tệ nạn xã hội hầu như bị khóa chặt. Trong tương lai không xa, họ độc lập Na sẽ trở thành Giáo xứ và sẽ vươn lên, sánh kịp với các giáo xứ trong vùng. Hy vọng họ độc lập Na sẽ không ngừng được củng cố và lớn mạnh trong những năm tiếp theo.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO HỌ
TIN BÀI LIÊN QUAN