Suy Niệm Chúa Nhật XXXIII TN.B: Được Mừng Trọng Thể Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

50 lượt xem

SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXXIII TNB.
ĐƯỢC MỪNG TRỌNG THỂ LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

(2Mc7,1.20-23.27B-29; Kn 3,1-9; Rom 8,31-39; Lc 9,23-26)

Bài đọc 1   2 Mcb 7,1.20-23.27b-29 

Bà mẹ là người đáng khâm phục, vì bà can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa.

Bài trích sách Ma-ca-bê quyển thứ hai.

1 Hồi ấy, có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ. Vua An-ti-ô-khô cho lấy roi và gân bò mà đánh họ, để bắt họ ăn thịt heo là thức ăn luật Mô-sê cấm.

20 Bà mẹ là người rất mực xứng đáng cho ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà thấy bảy người con trai phải chết nội trong có một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa. 21 Bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng ; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi ; bà nói với các con : 22 “Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con thần khí và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. 23 Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con thần khí và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình.”

27b Bà nói với người con út : “Con ơi, con hãy thương mẹ : chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. 28 Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. 29 Con đừng sợ tên đao phủ này ; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ.”

Đáp ca       Tv 125,1-2ab.2cd-3.4-5.6 (Đ. c.5)

Đ.Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

1Khi Chúa dẫn tù nhân Xi-on trở về,
ta tưởng mình như giữa giấc mơ.
2abVang vang ngoài miệng câu cười nói,
rộn rã trên môi khúc nhạc mừng.

Đ.Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

2cdBấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán :
“Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay !”
3Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !
Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.

Đ.Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

4Lạy Chúa, xin dẫn tù nhân chúng con về,
như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam.
5Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

Đ.Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

6Họ ra đi, đi mà nức nở,
mang hạt giống vãi gieo ;
lúc trở về, về reo hớn hở,
vai nặng gánh lúa vàng.

Đ.Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

Bài đọc 2   Rm 8,31b-39 

Dù sự chết hay sự sống cũng không tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa.

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.

31b Thưa anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta ? 32 Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ? 33 Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn ? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính ? 34 Ai sẽ kết án họ ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta ?

35 Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? 36 Như có lời chép : Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh.

37 Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.

38 Đúng thế, tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, 39 trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.

Tung hô Tin Mừng       Mt 5,10

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.

Ha-lê-lui-a.

Phúc âm

Ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca      Lc 9,23-26

23 Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người rằng : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. 24 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. 25 Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì ? 26 Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.”

Ngày Chúa Đến

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương

Tôi còn nhớ vào năm 1994 cha quản xứ của tôi đọc một bài báo nói về ngày tận thế sẽ xảy ra vào ngày 5 tháng 5 năm đó, và sẽ có tối ba ngày ba đêm, nên cha kêu gọi mọi người phải mua đủ nến và mang đến nhà thờ để cha làm phép. Ai cũng đợi đến ngày đó, nhưng rút cuộc không có gì xảy ra.

Sau đó, có tin đồn tận thế sẽ xảy ra vào năm 2000, nhưng rồi cũng không xảy ra. Nhưng chưa hết, tiếp sau tin này, một tờ báo cho rằng ngày tận thế được xác định theo lịch của người Maya rơi vào ngày 15/5/2015. Những lời đồn đoán này đã gây hoang mang cho biết bao người. Ở Brazil, cảnh sát phải đối phó với nguy cơ tự tử tập thể khi chờ ngày tận thế. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở tin đồn.

Sự kiện này cho thấy rằng con người thời nào cũng muốn biết những gì sẽ xảy ra trong tương lai: Có ngày tận thế không? Số phận của chúng ta sẽ ra sao trong và sau ngày đó? Chúng ta tìm được câu trả lời cho những vấn nạn đó từ phụng vụ Lời Chúa hôm nay.

  1. Thế giới và thế hệ này sẽ qua đi

Trước hết, Lời Chúa hôm nay mạc khải cho chúng ta biết rằng: thế giới này sẽ có ngày kết thúc. Chúa Giêsu quả quyết rằng thế giới này không vĩnh cửu: “Thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mc 13,30). Đồng thời Chúa Giêsu loan báo về ngày quang lâm của Người. “Ngày quang lâm” trong tiếng Hy lạp là parusia. Có nghĩa là sự trở lại trần gian lần thứ hai của Chúa Giêsu vào ngày thế mạt.

Nếu lần thứ nhất Chúa Kitô đến với nhân loại trong sự khiêm tốn và thấp hèn của người tôi tớ, thì lần thứ hai Chúa ngự đến trong vinh quang và quyền năng của vị thẩm phán. Người là vị thẩm phán chí công xét xử nhân loại dựa trên công lý và tình yêu, theo những gì mà chúng ta đã sống trên thế gian.

Bấy giờ số phận của những người công chính sẽ được hưởng hạnh phúc đời đời, sẽ được chiếu tỏa như những vì sao. Còn những người tội lỗi thì phải chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời (x. Đn 12,3).

Vì thế, “ngày quang lâm” sẽ trở thành ngày của sợ hãi, thất vọng đối với những người tội lỗi vì án phạt đời đời. Nhưng đó là ngày của hy vọng và cứu độ đối với những người công chính; ngày Thiên Chúa hoàn tất cách viên mãn chương trình cứu độ con người; đó là “trời mới đất mới” (Kh 21,1), thời đại của công lý, hạnh phúc và tình yêu ngự trị mãi mãi (x. 2 Cr 5,17).

  1. Những dấu chỉ cánh chung

Như thế, điều chắc chắn là thế giới này sẽ có ngày kết thúc. Nhưng chuyện đó xảy ra lúc nào? Tin Mừng hôm nay khẳng định: “Về ngày giờ đó thì không ai biết được ngay cả Thiên sứ trên trời, và Người Con cũng không thể biết, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc 13,32). Thánh Augustinô còn xác quyết: “Việc này hoàn toàn nằm trong quyền năng của Chúa Cha.”

Tuy nhiên, trong Tin Mừng Máccô, Chúa Giêsu loan báo về những dấu chỉ xảy ra để báo trước về ngày đó:

1) Những ngôn sứ giả, những Mêsia giả sẽ phỉnh gạt nhiều người (Mc 13,5-6);

2) Những cuộc bách hại chống lại các môn đệ của Đức Giêsu (Mc 13,9-13);

3) Những tai ương, chiến tranh động đất, đói kém và những hiện tượng lạ lùng (Mc 13,7-8).

Trong khi đó, Tin Mừng Mátthêu chương 24 cho biết thêm 4 dấu chỉ của ngày tận thế, đó là:

1) Tin Mừng về Nước Thiên Chúa được loan báo cho hết mọi người (Mt 24,14);

2) Xuất hiện những tiên tri giả và phản Kitô;

3) Người Do Thái trở lại tin nhận Chúa Kitô;

4) Thiên tai xảy ra.

Đó là những dấu chỉ tiên báo về ngày thế mạt.

  1. Thái độ của chúng ta hôm nay

Như vậy, Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta hiểu biết về biến cố cánh chung và ý nghĩa của ngày quang lâm để chúng ta biết sống trong hiện tại nhưng luôn hướng về tương lai, luôn nhớ đến ngày phán xét chung, và phần thưởng cũng như hình phạt đời đời cho mỗi người.

Trước sự chắc chắn và bất ngờ của sự chết, của việc Chúa quang lâm, chúng ta được mời gọi hãy tỉnh thức và sẵn sàng:

“Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,44; Lc 12,40).

Thái độ tỉnh thức và sẵn sàng ấy cần được thể hiện một cách thực tế bằng một đời sống phục vụ và yêu thương tha nhân. Bởi lẽ, vào ngày xế chiều, Thiên Chúa sẽ phát xét chúng ta dựa vào lòng bác ái của chúng ta đối với tha nhân (x. Mt 25,31-46).

Xin Chúa thức tỉnh tâm hồn chúng ta, để mỗi người biết cải biến con người mình mỗi ngày và nhận ra Chúa qua những dấu chỉ thời đại và nơi anh chị em. Nhờ đó, khi ngày của Chúa đến, chúng con vẫn luôn bình an và hy vọng, vì biết rằng Người sẽ mang lại những gì tốt lành cho những ai yêu mến và phó thác vào Người. Amen!

Thập Giá Luôn Có Đó Trên Hành Trình Kitô Hữu

Lm. Hoa Thập Tự

Trong ngày lễ mừng các vị anh hùng đức tin của chúng ta hôm nay, chúng ta cũng dâng lên Chúa lời tri ân vì những tiên nhân bất khất đã chịu mục nát cho hát giống Tin Mừng được gieo vãi và lớn lên sinh nhiều hoa trái trên quê hương Đất Việt, đồng thời cũng là dịp để chúng ta cũng suy chiêm về sứ mạng làm chứng cho đức tin trong thời đại hôm nay. Với ý hướng đó, dựa trên sứ điệp Lời Chúa hôm nay, tôi xin gợi lên mấy điểm để cùng suy niệm:

“Máu các thánh tử đạo làm nảy sinh các kitô hữu” (Tertuliano)

Đức tin của các tín hữu nói chung, của các con dân đất Việt nói riêng, được kết dệt nên bởi mồ hôi và nước mắt và máu của các chứng nhân, những người đã chấp nhận mục nát trong lòng đất, để hạt giống Tin Mừng gieo vãi và sinh nhiều hoa trái. Dòng chảy này đươc khởi nguồn từ Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa, Đấng đã tự mục nát trong thân phận con người để làm chứng cho sự thật về Thiên Chúa, về cội nguồn và cùng đích của con người, và của toàn thể vũ trụ.

Tiếp bước chân của Đấng là yêu cho đến cùng, các chứng nhân đức tin đã nối gót nhau minh chứng cho sự thật, cho Tình Yêu cứu thế được nhập thể trong mọi cảnh huống của nhận loại, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, những vùng niềm văn hóa khác nhau. Ở đâu có ánh sáng Tin Mừng chiếu rọi, ở đó có sự phân rẽ, phân rẽ giữa bóng tối của ác thần và nguồn sáng chân lý Phúc âm soi chiếu. Điều này có nghĩa ở đâu có Tin Mừng, có hạt giống đức tin được gieo vãi, ở đó có bình an đích thực, có sự giải phóng đúng nghĩa. Tuy nhiên để ánh sáng đươc giải chiếu, để hạt giống được gieo vãi và cắm rễ đâm bông sinh trái, máu của biết chứng nhân đã phải đổ xuống. Điều kì diệu là càng bị bách hại, Kitô giáo càng phát triển. Đúng là “máu các thánh tử đạo làm nảy sinh các kitô hữu”.

Giáo Hội luôn bước đi trong sự bach hại của thế gian và sự ủi an của Thiên Chúa (St. Augustino)

Bao lâu trong cuộc hành trình dương thế, Giáo Hội, các môn đệ Đức Kitô, đang phải đối diến với sức mạnh của ác thần, đang trong tiến trính quằn quại, rên siết.  Tuy nhiên, chiến thắng chúng cuộc luôn thuộc về Giáo Hội, Thân Thể Đức Kitô, Đấng đã “toàn thắng tử thần” (x. Ga 16,32).

“Giáo hội luôn bước đi trong sự bách hại của thế gian”

Câu chuyện bà mẹ của 7 người con trong bài đọc thứ nhất cho thấy chân lý ấy. Đó là cuộc chiến giữa việc trung thành sống với Lề Luật của Chúa và trao lưu tục hóa, giữa việc tín trung với Thiên Chúa hay chạy theo tiếng gọi của thế tục. Câu chuyện của thời Macabe cũng là câu chuyện của Giao hội trong dọc dại lịch sử và của thời đại chúng ta hôm nay. Quả vậy, Giao hội lúc này đây ở khắp mọi nơi đang bị bách hại nặng nề đến từ bên ngoài và cả từ bên trong:

Bách hại từ bên ngoài bởi hằn thu, bởi khác biệt, bởi sự phá hoại của ác thần. “Bị bách hại hơn bao giờ hết. Tập trung vào cuộc đàn áp chống Kitô giáo giữa các năm 2017 và 2019”, là tên tài liệu nghiên cứu của tổ chức “Trợ giúp các Giáo hội đau khổ”, được trình bày ngay 24/10/2019, tại nhà thờ thánh Bartolomeo ở Roma, là nơi mà thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II muốn là nơi tưởng niệm các vị tử đạo mới của thế kỷ XX và XXI. Theo báo cá thì cứ 7 Kitô hữu thì có một người bị bách hại vì đức tinGần 300 triệu Kitô hữu sống tại các miền đất bị bách hại. Đức Hồng Y Mauricio Piacenza cho biết, tự do tôn giáo đang có theo chiều hướng giảm sút. Rằng: “Sự bách hại luôn đe dọa các Kitô hữu, nhưng điều này không có nghĩa chúng ta có thái độ bi quan hay không làm gì hết.”

Cuộc điều tra tiến hành trên 196 quốc gia. Trong đó, có 38 quốc gia có các cộng đoàn Kitô hữu đang bị xúc phạm nghiêm trọng. Trong số này, có 23 quốc gia bị bách hại Kitô giáo nặng nề, và 15 quốc gia có tình trạng phân biệt đối xử.

 Và bách hại từ bên trong, từ sự xao lãng giáo lý Tin Mừng, khủng hoảng căn tính Kitô (Đức Phanxico nói có 2 thứ làm cho Giáo Hội bị heon ố: tiền và phân rẽ). Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay nói lên khía cạnh này của đời sống Kitô hữu: “Ai muốn theo tôi phải vác thập giá mình mỗi ngày mà theo”. Theo Chúa là theo con đường tư hủy của “Đức Giêsu Kitô, trút bỏ vinh quang, trở nên phàm nhân, chân nhận thân nô lên, hạ mình cho đến chết, chết trên cây thập giá” (x. Pl 2,6-9). Đó là con đường hẹp, con đường chịu mục nát cho tình yêu lên ngôi, cho chân lý được tỏ bày và công bình được thực thi.

 “Thập giá luôn nằm trên con đường của mỗi kitô hữu”. Chỉ vì chúng ta mang trên minh danh xưng kitô, chúng ta chịu bách hại, bị người đời khai trừ. Tử đạo, chúng ta tưởng rằng đó là câu chuyện của những thế kỉ trước, không còn là chuyện của hôm nay. Đức Phanxico nói: “thập giá luôn luôn nằm trên con đường của mọi Kitô hữu. Ngày nay có nhiều vì tử đạo hơn thuở sơ khai của Giáo Hội”. Ở những nơi không có sự bách hại về mặt thể lý thì cuộc tân công của làn sống thế tục, của cuộc khủng hoàng về lạm dụng tính dục, của sự dưng dửng, của các học thuyết tàn phá đời sống đức tin ghê gớm hơn bất cứ cuộc bách hại nào. Tuy nhiên, giữa ba đào sóng vỗ của thế sự và ác thần, chúng ta vẫn luôn tin tưởng Giáo hội luôn …

… “bước đi trong sự quan phòng an ủi của Thiên Chúa”

Đó là niềm an ủi mà Thánh Phaolo trong bài đọc thứ hai gửi tới chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin. Cuộc lữ hành trong gian lao, nhưng không có cái gì, bất cứ ai có thể tách biệt, khai trừ chúng ta ra khỏi tình mến với Thiên Chúa trong Đức Kitô:

Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8, 35-39).

Chúng ta thâm tín rằng, không một ai, một sức mạnh nào có thể tách biệt tình mến của chúng ta với Thiên Chúa trong Đức Kitô và Thần Khí của Người. Nếu chúng ta có tình yêu, nếu chúng ta xác tín vào tình yêu ấy, chúng ta sẽ hiên ngang tiến bước giữa những cảm bẩy, mánh lới và cả sự quyến rũ của thế tục, của những trào lưu nhân danh nhân bản mới, chúng ta sẽ đạt tới vòng hoa thiên tuế dành cho những ai đã kiên trì trong cuộc chạy đua tiến về đỉnh cao hoàn thiện.

Lạy các thánh tử đạo việt nam, giữa thế giới vắng bóng Chúa, xin dạy cho chúng con là con cháu, biết can trường sống đức tin, nhiệt thành làm chứng cho tình yêu bằng đời sống hiến thân phục vụ. Ước gì ngọn lửa đức tin mà các Ngài đã thắp lên lan tòa và bừng cháy trong nhân tâm và cuộc sống dân Việt chúng ta.

Nguồn: dcvphanxicoxavie.com

 

Có thể bạn quan tâm