Trách nhiệm của 300 linh mục giáo xứ

1019 lượt xem

Từ thứ hai 29 tháng 4 cho đến cuộc gặp với Đức Phanxicô ngày 2 tháng 5, một nhóm các linh mục sẽ thảo luận về chủ đề “Các cha xứ cho Thượng hội đồng”. Một cuộc gặp để phác thảo khuôn mặt của một Giáo hội chào đón mọi đặc sủng và biết cùng nhau đồng hành.

Các câu hỏi, suy ngẫm, kinh nghiệm cụ thể. Hơn 300 linh mục giáo xứ sẽ gặp nhau tại Rôma từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 2 tháng 5 với chủ đề “Các linh mục giáo xứ cho Thượng hội đồng” để thảo luận một số vấn đề cơ bản của Giáo hội trước cuộc gặp với giáo hoàng ngày 2 tháng 5.

Những câu hỏi được đặt ra: “Tôi đã có thể có được những kinh nghiệm nào về một Giáo hội Thượng hội đồng trong chức vụ linh mục quản xứ chưa? Kinh nghiệm nào mang lại nhiều hạnh phúc hoặc ít hạnh phúc cho tôi? Tôi đã có thể phát triển sự hiểu biết nào về tính đồng nghị qua các kinh nghiệm này?”

Việc suy nghĩ dựa trên báo cáo tóm tắt của cuộc họp tháng 10 vừa qua. Đặc biệt với khuôn mặt của Giáo hội truyền giáo “bao gồm việc cùng đến với nhau ở các cấp độ khác nhau của đời sống Giáo hội, lắng nghe nhau, đối thoại, phân định cộng đồng, tạo đồng thuận như một cách thể hiện sự hiện diện của Chúa Kitô sống động trong Chúa Thánh Thần”, đưa ra quyết định trong tinh thần đồng trách nhiệm khác nhau, để làm nổi bật nhiều biểu hiện của đời sống đồng nghị trong bối cảnh văn hóa, trong đó mọi người quen cùng nhau bước đi như một cộng đồng.

Sau khi phác thảo gương mặt của một Giáo hội truyền giáo, như tiêu đề của tuyên bố ngày đầu tiên, các linh mục quản xứ sẽ suy ngẫm về việc, “tất cả đều là môn đệ, tất cả đều là nhà truyền giáo”. Và từ đó, họ tự vấn xem mình đã thành công đến mức nào trong việc làm cho các đặc sủng, ơn gọi và mục vụ khác nhau dự vào đời sống Giáo hội và vào việc xây dựng cộng đồng. Các câu hỏi của các linh mục: “Những trực giác nào và những câu hỏi nào đã đặt ra trong tôi? Trong bối cảnh gốc của tôi, chúng tôi đã thu được những kinh nghiệm quan trọng nào liên quan đến sự đóng góp của các cộng đồng giáo xứ cho đời sống và sứ mạng của Giáo hội địa phương? Họ đã dạy cho chúng tôi điều gì?” Đặc biệt nhấn mạnh đến “nam nữ giáo dân, nam nữ thánh hiến và các thừa tác viên thụ phong đều có phẩm giá ngang nhau. Họ đã nhận được đặc sủng và ơn gọi khác nhau cũng như thực hiện những vai trò và chức năng khác nhau, tất cả đều được Chúa Thánh Thần kêu gọi và nuôi dưỡng để hợp thành một thân thể duy nhất trong Chúa Kitô. Tất cả các môn đệ, tất cả các nhà truyền giáo, trong sức sống huynh đệ của các cộng đồng địa phương, những người cảm nghiệm được niềm vui ngọt ngào và an ủi của việc truyền giáo. Việc cùng nhau có trách nhiệm là điều cần thiết cho tính đồng nghị và cần thiết ở mọi cấp của Giáo hội. Mỗi kitô hữu là một sứ mệnh trong thế giới này.”

Ngày cuối cùng là ngày dành riêng cho việc Dệt các mối liên kết, xây dựng cộng đồng, những người tham gia cuộc họp sẽ tự hỏi họ đã có những kinh nghiệm gì về “các động lực phân định của Giáo hội”. Cái nào hiệu quả và cái nào không, bài học nào đã được rút ra khi cân nhắc “với tư cách là thành viên của Dân Chúa trung thành, tất cả những người đã được rửa tội đều đồng chịu trách nhiệm về sứ mệnh, mỗi người tùy theo ơn gọi của mình, với kinh nghiệm và năng lực của mình; vì thế mỗi người đóng góp để hình dung và quyết định các bước cải tổ của các cộng đồng kitô hữu và Giáo hội nói chung, để Giáo hội trải nghiệm niềm vui ngọt ngào và an ủi của việc truyền giáo. Tính đồng nghị, trong thành phần và hoạt động của các tổ chức có mục đích là sứ mệnh. Đồng trách nhiệm là về sứ mệnh: điều này chứng nhận, chúng ta thực sự họp nhau nhân danh Chúa Giêsu, như thế giải thoát các cơ quan tham gia khỏi những rối loạn quan liêu và những logic quyền lực trần thế, giúp cho cuộc gặp có hiệu quả”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: phanxico.vn

———————

“Các cha xứ là những người vô hình của Thượng Hội đồng”

Thượng Hội đồng: khóa cập nhật dành cho các linh mục

Có thể bạn quan tâm