Sáng ngày 6/2, Toà Thánh đã công bố “Sứ điệp cho Ngày Thế giới Truyền giáo lần thứ 99”, sẽ được cử hành vào ngày 19 tháng 10. Đức Thánh Cha mời gọi Giáo hội kiên trì trong sứ vụ loan báo Tin Mừng, dù phải đối diện với bách hại cũng như những “bất toàn và sa ngã do yếu đuối của từng thành viên”.
Giữa những bách hại, Giáo hội vẫn là Giáo hội truyền giáo
Trích dẫn thông điệp Fratelli tutti, Đức Thánh Cha khuyến khích một mùa truyền giáo mới của Giáo hội dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Đấng được sai đến để khơi dậy niềm hy vọng trong một thế giới đang bị bao trùm bởi bóng tối. Ngài cũng nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu “vẫn đang cúi xuống trên mỗi người nghèo đói, đau khổ, tuyệt vọng và bị áp bức bởi sự dữ”. Đức Thánh Cha khuyến khích tất cả các tín hữu đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội, những môn đệ truyền giáo của Chúa Kitô, tỏa sáng hy vọng của Người ở mọi nơi trên thế giới, và ngài thêm:
Giáo hội, cộng đoàn các môn đệ-truyền giáo của Chúa Kitô, tiếp tục sứ vụ của Người bằng cách hiến dâng chính mình cho mọi người giữa lòng nhân loại. Dù phải đối diện với bách hại, gian nan thử thách, cũng như chính những bất toàn và sa ngã do sự yếu đuối của từng thành viên, Giáo hội vẫn luôn được tình yêu của Chúa Kitô thúc đẩy để cùng Người và như Người, lắng nghe tiếng kêu than của nhân loại, thậm chí là tiếng rên siết của mọi thụ tạo đang mong chờ ơn cứu độ chung cuộc”.
Chúng ta kết nối nhưng không có tương quan thực sự
Đức Thánh Cha tiếp tục phân tích một thực trạng đáng lo ngại trong thế giới hôm nay: một cảm giác lạc lối, cô đơn và bị bỏ rơi đang lan rộng, đặc biệt là nơi người cao tuổi, cũng như sự thiếu sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. Đây là một xu hướng nổi bật trong các xã hội phát triển về công nghệ, dẫn đến một sự mất dần tình liên đới:
“Chúng ta đều kết nối với nhau, nhưng lại không thực sự có mối tương quan. Chủ nghĩa hiệu quả, sự bám víu vào vật chất và tham vọng cá nhân khiến chúng ta tập trung vào chính mình, làm mất đi khả năng vị tha”.
Trong bối cảnh đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Tin Mừng, khi được sống trong cộng đoàn, có thể phục hồi một nhân loại toàn vẹn, lành mạnh và được cứu chuộc. Ngài tái khẳng định lời mời gọi đã được đưa ra trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh, đặc biệt là đối với những người nghèo, người đau yếu, người cao tuổi và những người bị gạt ra bên lề xã hội vật chất và tiêu thụ. Và ngài kêu gọi thực hiện điều đó với phong cách của Thiên Chúa:
“Bằng sự gần gũi, lòng trắc ẩn và sự dịu dàng, hãy chăm sóc mối tương quan cá nhân với anh chị em của chúng ta trong hoàn cảnh cụ thể của họ. Nhiều khi, chính họ sẽ là những người dạy chúng ta biết sống với hy vọng”.
Cầu nguyện là hành động truyền giáo đầu tiên – Chứng tá của Đấng Đáng Kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Sứ điệp của Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến tính cấp bách của sứ vụ truyền giáo mang lại hy vọng. Ngài mời gọi các môn đệ của Chúa Kitô trước hết phải được đào luyện để trở thành những “nghệ nhân của hy vọng” và những người kiến tạo lại nhân loại, vốn đang chìm đắm trong sự phân tâm và bất hạnh. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến “linh đạo Phục Sinh”, nguồn sức mạnh thiết yếu cho công cuộc loan báo Tin Mừng.
Đức Thánh Cha khẳng định: “Kitô hữu là những con người được tái sinh, những con người của mùa xuân”. Trong bối cảnh này, ngài nhắc đến Đấng Đáng Kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, người đã giữ vững niềm hy vọng trong suốt những năm tháng tù đày nhờ vào việc kiên trì cầu nguyện và sức mạnh từ Bí tích Thánh Thể. Và ngài kết luận: “Chúng ta đừng quên rằng cầu nguyện là hành động truyền giáo đầu tiên, và đồng thời cũng là sức mạnh đầu tiên của niềm hy vọng”.
Thuộc về Giáo hội không phải là điều đạt được một lần cho mãi mãi
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, vì Thánh Vịnh giúp chúng ta học cách hy vọng trong thử thách, nhận ra những dấu chỉ của hy vọng và luôn duy trì ước muốn truyền giáo.
Ngài lưu ý rằng trong xã hội ngày nay, “thuộc về Giáo hội không bao giờ là một thực tại đạt được một lần cho mãi mãi”. Vì thế, công cuộc truyền giáo đòi hỏi một sự kết hợp giữa cầu nguyện và hành động.
Đức Thánh Cha mời gọi chung:
“Tôi tiếp tục nhấn mạnh đến tính hiệp hành truyền giáo của Giáo hội, cũng như vai trò phục vụ của các Hội Giáo hoàng Truyền giáo trong việc thúc đẩy trách nhiệm truyền giáo của những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội và hỗ trợ các Giáo hội địa phương mới. Tôi khuyến khích tất cả anh chị em – từ trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn cho đến người cao tuổi – tích cực tham gia vào sứ mạng loan báo Tin Mừng chung, qua chứng tá đời sống, qua lời cầu nguyện, những hy sinh và lòng quảng đại của anh chị em.”
Nguồn: vaticannews.va
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật XVI TN C – Hai Khuôn Mặt Của Một..
Th7
Chuyến thăm mục vụ của Đức cha Louis tại Giáo hạt Minh Cầm
Th7
Cách nghỉ hè ý nghĩa theo các Giáo hoàng
Th7
Thư Mời Tham Dự Buổi Hội Thảo Sứ Điệp Truyền Giáo Của Đức..
Th7
Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Thông Cáo Báo Chí Ngày..
Th7
Việc Thuyên Chuyển Linh Mục – Một Điều Bình Thường Và Cần Thiết..
Th7
Ủy Ban Phụng Tự Thông Báo Về Việc Cử Hành Lễ Tro Năm..
Th7
TGM-GPHT: Thông báo thuyên chuyển và bổ nhiệm Linh mục năm 2025
Th7
VP-TGMHT: Thông Báo Thành lập Giáo xứ mới và Giáo họ độc lập
Th7
Giáo Hạt Cẩm Xuyên Hân Hoan Hành Hương Năm Thánh Hy Vọng
Th7
Ban Đào tạo – Tiểu ban mục vụ ơn gọi: Thông báo nhận..
Th7
Đức Cha Louis Dâng Thánh Lễ An Táng Cho Thân Phụ Cha Phêrô..
Th7
Thần Khí Sự Sống- Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Tại Giáo..
Th7
Chuyện Cái Gương Soi
Th7
Sứ Điệp Đức Thánh Cha Cho Ngày Thế Giới Ông Bà Và Người..
Th7
Linh mục – Người Tô Điểm Tấm Áo Đời Tôi
Th7
Thư ngỏ mời tham dự và phổ biến buổi cầu nguyện trực tuyến..
Th7
Cáo phó: Ông cố Phêrô – Thân phụ của Linh mục Phêrô Nguyễn..
Th7
Lễ Quan Thầy Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Hà Tĩnh: “Phục Vụ..
Th7
Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục Tại Giáo Phận Hà Tĩnh
Th7