Phải chăng công nghệ đã kiểm soát chất lượng cuộc sống của chúng ta?
Khi nói về số lượng đang gia tăng những người bị nghiện công nghệ, chúng ta lập tức nghĩ tới những người gắn chặt với chiếc điện thoại thông minh và hiếm khi có thể bắt chuyện bởi vì họ đang bận rộn liên miên với việc quẹt những thông báo trên điện thoại, hay thời điểm những người bạn hoàn toàn tập trung để selfie đến độ suýt va phải một chiếc xe hơi trong khi đang cố gắng bắt lấy một Instagram hoàn hảo bên lề đường. Chỉ là một cái nhìn lướt nhanh về những sự kiện thực tế thôi đã cho thấy một sự thật gây sốc: trong một mức độ nào đó tất cả chúng ta là những con nghiện công nghệ. Phần lớn trong số chúng ta dành gần cả ba giờ đồng hồ một ngày trên những chiếc điện thoại thông minh và máy tính bảng, và không thể đếm được thời gian chúng ta ngồi trước máy vi tính.
Phải chăng công nghệ đã kiểm soát chất lượng của cuộc sống chúng ta? Phần nhiều thời gian mà chúng ta đang dành cho liên quan tới các thiết bị và ngang qua chúng tăng lên theo cấp số mũ trong những năm gần đây. Giá thành của thiết bị này tăng đã chiếm phần lớn trong tổng số chi phí cho những thứ được xem như là các yếu tố thiết yếu trong việc nâng cao sức khoẻ, chất lượng mối tương quan và mức độ phúc lợi cá nhân.
Những gì mà nhiều người trong số chúng ta xem là “công nghệ mới” thì nay lại không còn quá mới nữa, và hai thập kỷ qua-trong suốt thời kỳ mà phần lớn đời sống hàng ngày dành thời giờ ở trước cái màn hình-đã không trôi đi mà không để lại dấu ấn của chúng. Lề thói hàng ngày và tiến trình công việc đều thay đổi, thường là với những ảnh hưởng rất tích cực. Tuy nhiên, sự thái quá trong bất cứ loại hình nào cũng gây hại cho sức khoẻ con người, và việc sử dụng công nghệ cũng không phải là ngoại lệ. Do vậy, những căn bệnh công nghệ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Dưới đây là một số căn bệnh phổ biến hơn cả do sử dụng thái quá những thiết bị số:
1- Hội chứng Mỏi mắt (eye-train) (cộng thêm những vấn đề về mắt khác nữa) xảy ra vì dành quá nhiều thời gian tập trung nhìn vào màn hình. Những triệu chứng gồm mắt đỏ, nhìn mờ mờ, và trong nghiêm trọng hơn, nó còn gây buồn nôn.
2- Viêm gân (Tendonitis) do thói quen làm việc với cánh tay và cổ tay trong các tư thế không tự nhiên lúc sử dụng bàn phím, chuột, điện thoại hay thiết bị chơi game. Tuỳ vào tác động cụ thể và khu vực bị tác động mà đôi khi nó bị chỉ định là “textinitis” hay “nintendonitis”.
3- PlayStation hidradenitis (nhiễm trùng tay) biểu hiện qua viêm và sưng đỏ ở lòng bàn tay của bạn sau khi sử dụng thời gian dài bộ điều khiển trò chơi, chủ yếu gây nên bởi việc nắm quá chặt bộ điều khiển trong thời gian dài và lặp đi lặp lại động tác nhấn nút liên tục.
4- Giảm thính lực do tiếng ồn gây nên bởi thói quen nghe nhạc với âm lượng quá lớn bằng tai nghe hay earbuds. Việc nghe âm lượng quá lớn trong thời gian dài có thể gây nên mối đe doạ dần dần đối với những cấu trúc nghe bên trong.
5- Hội chứng FOMO (Fear of Missing Out –cảm giác sợ bỏ lỡ) là một rối loạn tâm lý biểu hiện qua nỗi âu lo và căng thẳng như hệ quả của việc lo sợ mình đang bỏ lỡ một số trải nghiệm quan trọng hay thú vị nào đó. Mức độ nhanh chóng trong sự phát triển công nghệ và sự sẵn có thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội có nghĩa là chúng ta ý thức hơn bao giờ hết về những gì mà những người khác đang mua bán hay đang làm. Hệ quả là, chúng ta dễ bị tác động hơn trước “sự ham muốn các vật dụng” và/hoặc lo lắng rằng, việc không cập nhật những dòng thông tin (feeds) trên facebook hay Twitter chẳng hạn, chúng ta đang bỏ lỡ đi một số đoạn video đang gây sốt, những trào lưu đang lên hay những tin tức mới nhất về bạn bè hay những nhân vật nổi tiếng mình yêu thích.
6- Hội chứng rung ảo giác (Phantom vibration) là một dấu hiệu phụ thuộc vào điện thoại. Nó xảy ra khi chúng ta có cảm giác rằng điện thoại di động của mình đang rung ở trong túi, dẫu thực tế không phải vậy.
7- Nomophobia – ám ảnh sợ không điện thoại (viết tắt của” no-mobile-phone phobia) là nỗi sợ mà nhiều người trong chúng ta trải qua khi không mang điện thoại theo, hoặc không thể sử dụng vì yếu pin hay không có tín hiệu đủ mạnh. Trong trường hợp nghiêm trọng, thậm chí nó còn gây nên một cơn âu lo lan toả.
8- Chứng mất ngủ (Insomnia) có thể bị gây nên bởi việc sử dụng di động và máy tính bảng muộn về đêm, vốn khá phổ biến; nhiều người ngủ với chiếc điện thoại để bên mình. Thực tế, việc dành những giờ ban đêm cho mạng truyền thông có tên gọi riêng “vamping” (mồi chài), ám chỉ tới những sinh vật nổi tiếng nhất vào ban đêm (không nên nhầm với những cách sử dụng không liên quan khác của từ này).
9- Cyberchondria là phiên bản kỹ thuật số của hội chứng nghi mình mắc bệnh (hypochondria). Nó là thói quen tìm kiếm trang web một cách ám ảnh về thông tin chăm sóc sức khoẻ, với nỗi sợ rằng mình có thể mắc một số bệnh hiếm mà bạn đọc trên một số website về sức khoẻ, bất chấp tính đáng tin cậy về thông tin này.
10- Chứng nghiện công nghệ, cách riêng là việc sử dụng internet, ngày càng thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Đầu năm nay (2017), viện quốc gia về sức khoẻ (Hoa kỳ) đã quyết định lần đầu tiên dành quỹ để nghiên cứu về nghiện internet ở Hoa kỳ. Mặc dù vẫn chưa có một sự đồng thuận giữa cộng đồng các nhà khoa học về định nghĩa và tiêu chuẩn chính xác cho chứng nghiện công nghệ, song vẫn có nhận thức chung về một số lượng đáng báo động những người đang bị tổn thương từ sự thái quá trong những hoạt động trực tuyến, bao gồm, chơi game, cờ bạc, tình dục, khiêu dâm và thậm chí là việc lướt mạng truyền thông hay các website một cách ám ảnh nói chung.
Trong khi kiến thức khoa học của chúng ta về những chứng bệnh này trong một số trường hợp vẫn mang tính sơ bộ, song những mối đe doạ thực sự mà chúng cho thấy khiến nó trở thành một ý tưởng tốt để bắt đầu những biện pháp để ngăn chặn những căn bệnh này.
Joseph Trần Ngọc Huynh, S.J. chuyển ngữ từ aleteia.org
Có thể bạn quan tâm
Ủy Ban Mục Vụ Di Dân Gặp Mặt Tại Hà Nội
Th11
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
Th11
Ngày 21/11: Đức Maria dâng mình trong đền thờ
Th11
Hồng ân đêm Diễn Nguyện kỷ niệm 340 năm Hiện Diện, 100 năm..
Th11
Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina: 1.000 ngày chiến tranh, số người chết..
Th11
Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Trẻ: Bài 147 – Say Nắng Người..
Th11
Sứ Mạng Của Giáo Viên Công Giáo
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Kitô Vua Năm B – 2024
Th11
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người..
Th11
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đồng Troóc
Th11
Vlog Năm Thánh 1
Th11
Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo..
Th11
Bế Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm 2024 Của Linh Mục Đoàn Giáo Phận..
Th11
Tháng 11 – Hiệp Thông Trong Tình Yêu
Th11
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua bị trục xuất sang Guatemala
Th11
VPTGM-GPHT: Thư Rao Truyền Chức Phó Tế
Th11
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần Thứ 8 Năm 2024
Th11
Những ước mơ của ĐTC Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh..
Th11
Toà Thánh gửi sứ điệp nhân Ngày Thuỷ sản Thế giới
Th11
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIII TN.B: Được Mừng Trọng Thể Lễ Các Thánh..
Th11