Đức thánh cha (ĐTC) kêu gọi tăng cường việc huấn luyện phụng vụ cho hàng giáo sĩ và cộng đồng Dân Chúa, đồng thời ngài cổ võ sự cộng tác của các HĐGM với Bộ Phụng tự của Tòa Thánh.
ĐTC đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm qua, 14-2 dành cho 80 tham dự viên khóa họp toàn thể của Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích, nhóm tại Vatican từ ngày 12 đến sáng 15-2 này về việc huấn luyện phụng vụ cho Dân Chúa. Trong số các tham dự viên có 22 Hồng Y, 18 TGM và 11 GM thành viên của Bộ đến từ 5 châu.
Tăng cường huấn luyện phụng vụ
ĐTC khẳng định rằng “Cần vun trồng sự thường huấn cho giáo sĩ và giáo dân nhất là những người dấn thân trong các công tác phục vụ phụng vụ. Về các thừa tác viên thánh chức, hướng tới nghệ thuật cử hành lành mạnh, lời nhắc nhở của Công đồng vẫn có giá trị, đó là ”Tuyệt đối cần thiết dành chỗ đứng thứ nhất cho việc huấn luyện giáo sĩ về phụng vụ” S.C 14).
Bài trừ thái độ cực đoan trong phụng vụ
Trước đó, ĐTC cảnh giác các tín hữu hãy tránh những thái độ cực đoan về phụng vụ, những thái độ ý thức hệ vô ích, coi những ý tưởng riêng của mình có giá trị trong mọi bối cảnh, để rồi chống đối những người không quan niệm như mình. Ngài nói:
“Đi từ ước muốn phản ứng chống lại một số bất an trong bối cảnh ngày nay, người ta có nguy cơ co cụm mình vào một quá khứ không còn nữa hoặc trốn chạy vào một tương lai mình tưởng nghĩ như vậy. Trái lại, điểm khởi hành là nhìn nhận thực tại phụng vụ thánh, là kho tàng sinh động không thể bị thu hẹp vào những sở thích, công thức hoặc những trào lưu, nhưng cần ngoan ngoãn đón nhận và thăng tiến trong tình yêu mến, với ý thức phụng vụ là lương thực không thể thay để Dân Chúa được tăng trưởng. Phụng vụ không phải là lãnh vực ”mỗi người tự làm lấy, nhưng là một sự biểu dương tình hiệp thông của Giáo Hội. Vì thế trong các kinh nguyện và các cử chỉ, cần bộc lộ ”chúng ta” chứ không phải ”cái tôi” của mình…”
Đừng tiếc nuối quá khứ không còn nữa
Sau cùng, ĐTC nhận xét rằng: ”Khi người ta tiếc nuối thương khóc những xu hướng quá khứ hoặc muốn áp đặt những điều mới mẻ, thì người ta có nguy cơ đặt thành phần lên trên toàn thể, đặt ”cái tôi” trên Dân Chúa, đặt trừu tượng trên cụ thể, đặt ý thức hệ trên tình hiệp thông, đặt điều trần tục trên điều thiêng liêng” (Rei 14-2-2019).
G. Trần Đức Anh OP
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12