Cuộc Biến hình của Chúa Kitô tỏ cho chúng ta thấy chiều kích Kitô giáo của đau khổ: nó là bước cần thiết nhưng chỉ là tạm thời. Đích đến của hành trình dương thế là nơi đầy ánh sáng như gương mặt của Chúa Kitô biến hình: nơi Chúa có ơn cứu độ, có mối phúc, có ánh sáng, có tình yêu không giới hạn của Thiên Chúa.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 17.03, ĐTC Phanxicô giải thích rằng Chúa Giêsu đã cho 3 môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan được thấy Chúa biến hình, được nếm hưởng trước vinh quang Phục sinh, để giúp họ chịu đựng biến cố khổ nạn và cái chết đau thương của Người. ĐTC nhắc rằng các khó khăn, thử thách và đau khổ đều tìm được giải pháp khắc phục trong cuộc Thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.
Huấn dụ của Đức thánh cha
Anh chị em thân mến,
Trong ngày Chúa nhật thứ II mùa Chay này, phụng vụ muốn chúng ta chiêm ngắm biến cố Chúa biến hình; trong biến cố này, Chúa Giêsu cho các môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan được cảm nếm trước vinh quang Phục sinh: điều thuộc về thiên giới nhưng xảy ra trên trần gian. Thánh sử Luca (x. 9,28-36) trình bày cho chúng ta thấy Chúa Giêsu biến hình trên núi, nơi của ánh sáng; Chúa biến hình là một biểu tượng có sức thu hút về một kinh nghiệm đặc biệt được dành riêng cho ba môn đệ.
Ba môn đệ lên núi với Thầy của mình; họ nhìn thấy Người chìm đắm trong cầu nguyện và “dung mạo Người bỗng đổi khác” (c. 29). Đã quen nhìn thấy Người hàng ngày trong dáng vẻ đơn giản của con người, nay đứng trước sự huy hoàng mới, bao trùm toàn bộ con người của Chúa, họ bị kinh ngạc. Và Môsê và Elia xuất hiện bên cạnh Chúa Giêsu; họ nói với Người về cuộc “xuất hành” mà Người sắp thực hiện, nghĩa là cuộc Vượt qua cái chết và sống lại. Bấy giờ, Phêrô thốt lên: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay!” (c. 33). Ông muốn rằng giây phút ân sủng đó không bao giờ kết thúc!
Thập giá là con đường đưa đến sự sống vĩnh cửu
Biến cố Biến hình xảy ra vào thời điểm cụ thể trong sứ mệnh của Chúa Kitô, nghĩa là sau khi Người đã cho các môn đệ biết rằng Người phải “chịu đau khổ nhiều, … bị giết chết và sống lại vào ngày thứ ba” (c. 21). Chúa Giêsu biết rằng các môn đệ không chấp nhận thực tế này và do đó Người muốn chuẩn bị cho họ chịu đựng biến cố đau thương về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa trên thập giá, để họ biết rằng đây là con đường mà qua đó Cha trên trời sẽ đưa Người Con được tuyển chọn của Người đến vinh quang, khi làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết. Và đây sẽ cũng sẽ là con đường của các môn đệ: không ai đạt đến sự sống vĩnh cửu nếu không theo Chúa Giêsu bằng cách vác lấy thập giá trong cuộc sống dương thế.
Đau khổ là giai đoạn cần thiết nhưng chỉ là tạm thời
Do đó, cuộc Biến hình của Chúa Kitô tỏ cho chúng ta chiều kích Kitô giáo của đau khổ: nó là giai đoạn cần thiết nhưng chỉ là tạm thời. Điểm đến mà chúng ta được mời gọi đến thì đầy ánh sáng như gương mặt của Chúa Kitô biến hình: nơi Người có ơn cứu độ, có mối phúc, có ánh sáng, có tình yêu không giới hạn của Thiên Chúa. Khi bày tỏ vinh quang của Người, Chúa Giêsu trấn an chúng ta rằng thập giá, những thử thách, các khó khăn mà chúng ta gặp phải, đều có giải pháp và cách khắc phục trong cuộc Vượt qua của Người. Vì thế trong Mùa Chay này, cả chúng ta cũng đi lên núi với Chúa Giêsu! Bằng cách nào? Bằng cầu nguyện. Chúng ta hãy dừng lại suy tư trong một vài khoảnh khắc, hãy đắm chìm trong nội tâm vào gương mặt của Chúa và để cho ánh sáng của Người bao phủ chúng ta và tỏa chiếu trong cuộc đời của chúng ta.
Qua cầu nguyện, chúng ta được biến đổi
Thực tế là thánh sử Luca khẳng định rằng Chúa Giêsu đã biến hình “trong khi Người đang cầu nguyện” (c 29). Người đã đắm chìm trong cuộc trò chuyện mật thiết với Chúa Cha, trong đó cũng gợi lại Lề Luật và các Ngôn sứ – Môsê và Êlia – và trong khi Người hoàn toàn tuân theo thánh ý cứu độ của Chúa Cha, bao gồm cả thập giá, vinh quang của Thiên Chúa bao phủ Người và biến đổi cả diện mạo bên ngoài. Và cũng thế: lời cầu nguyện trong Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần biến đổi con người từ bên trong và có thể chiếu sáng tha nhân và thế giới xung quanh.
Chúng ta hãy tiếp tục hành trình Mùa Chay với niềm vui. Chúng ta hãy dành thời gian cho cầu nguyện và cho Lời của Chúa mà phụng vụ chuẩn bị cho chúng ta rất nhiều trong những ngày này. Xin Đức Trinh nữ Maria dạy chúng ta ở lại với Chúa Giêsu cả khi chúng ta không hiểu và không cảm nhận được những con đường của Người. Bởi vì chỉ khi ở lại với Người chúng ta mới nhìn thấy vinh quang của Người.
Hồng Thủy
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12
Hội Nghị Online Của Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh Năm 2024
Th12
Tâm Tình Của Người Công Giáo Khi Mừng Lễ Giáng Sinh
Th12
Giải truyện ngắn Năm Thánh 2025: “Hy vọng và Hoà giải”
Th12
Hội Ái Hữu Vinh – Hà Tĩnh Bắc Cali: Mở tiệc Noel chia..
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng C: Niềm Vui Ơn Cứu Độ
Th12