Ngày chúa nhật 2 tháng 6, Đức Phanxicô sẽ phong chân phước cho bảy giám mục tử đạo, một dấu hiệu mạnh mẽ tỏa sáng lịch sử của Giáo hội Rumani dưới thời Xô Viết.
“Khi tôi còn nhỏ, ông bà và cha mẹ tôi thỉnh thoảng ra thành phố để gặp các linh mục. Tôi không biết họ là ai, cũng không biết vì sao gia đình tôi gặp họ. Bố mẹ tôi nghe Radio Vatican và đài Âu châu Tự do, họ vặn âm thanh rất nhỏ, cửa sổ và cửa ra vào đóng lại. Tôi không còn nhớ cha mẹ tôi đã giải thích gì cho chúng tôi, nhưng tôi nhớ cha mẹ dặn chúng tôi không được nói cho bạn bè biết ở nhà làm gì. Vài tháng trước khi chế độ Ceausescu sụp đổ, có một tang lễ ở làng tôi và một giám mục Hy Lạp-công giáo, Giáo hội này không còn nữa, đã cử hành đám tang này. Tôi nhớ bài phát biểu rất mạnh mẽ của một người đã sống 14 năm tù. Điều còn lại trong đầu tôi là bầu khí sợ hãi và kiểm soát: luôn có một ai đó có thể tố cáo bạn, hoặc trong gia đình, ở trường hay tại sở làm”. Người lên tiếng không phải là người lớn tuổi mà là một linh mục Hy Lạp-công giáo trẻ, cha Cristian Crisan, linh mục giáo xứ St. George’s, Paris, vị khách tông đồ của tín hữu Hy Lạp – công giáo La Mã ở Tây Âu. Khi chế độ cộng sản sụp đổ, cha mới 8 tuổi.
Đây là lần đầu tiên một giáo hoàng đến Transylvania, chứng tỏ cho thấy ngài rất quan tâm đến việc phong chân phước này. Cristian Crisan, linh mục Hy lạp-công giáo
Vì thế việc phong chân phước cho bảy giám mục Hy lạp-công giáo là một sự kiện lịch sử và hoàn toàn có tính thời sự. Linh mục Cristian Crisan cho biết: “Đây là lần đầu tiên một giáo hoàng đến Transylvania, chứng tỏ cho thấy ngài rất quan tâm đến việc phong chân phước này. Đối với chúng tôi, đây là dấu hiệu công nhận cho lòng trung thành của Giáo hội Hy Lạp-công giáo từ bao nhiêu thế kỷ này đối với Tòa Thánh”.
Điều này được mong đợi, dù cho ba năm trước đây, Đức Phanxicô ký Tuyên bố Havana với Tổ phụ Matxcơva, Cyril, đã để lại một vị khá cay đắng cho giáo dân Hy Lạp-công giáo, cũng như thỏa thuận tạm thời gần đây với Trung Quốc về việc phong giám mục, mà dưới mắt họ là ngây thơ. Vì thế để thực sự hiểu phạm vi của hành động này, chúng ta phải đi sâu vào lịch sử của các vị tử đạo và Giáo hội Rumani.
41 năm trong hầm mộ
Đây là câu chuyện của một Giáo hội ở thế kỷ 20 đã trải qua suốt 41 năm trong hầm mộ. Một thảm kịch bắt đầu từ Thế chiến Thứ hai. Sau khi gia nhập phe Trục năm 1940, Rumani gia nhập quân đội Đồng minh năm 1944. Và sau khi bị quân đội Đức chiếm đóng, nhìn thấy các biểu ngữ của Đức Quốc xã nổi lên, nước Rumani sớm thấy quân đội “giải phóng” Liên Xô xuất hiện, rất sớm từ năm 1940 ở một số vùng. Bước ngoặt của người Hy Lạp-công giáo là năm 1947 với việc khởi đầu chính sách “hợp nhất” ở Ukraina và Galicia. Một chiến dịch truyền thông hung bạo được tiến hành để chống lại giáo hoàng, các giáo sĩ buộc phải quay về Giáo hội Chính thống, nạn khủng bố kinh hoàng bắt đầu, một giám mục Hy Lạp-công giáo khi ra khỏi nhà thờ chính tòa bị một chiếc xe tải nghiền nát… Ở Rumani người dân bất lực chứng kiến sự xuất hiện của cơn ác mộng.
Thật ra điều tồi tệ nhất sắp xảy đến
Giám mục Ioan Ploscaru, người đã ở tù 15 năm vì trung thành với Rôma kể trong quyển sách Xiềng xích và Kinh hoàng (Chains and Terror, Salvator, 2017), Giám mục đã ở bên cạnh các vị chân phước tử đạo, từng biết cơ quan tình báo Securitate, cảnh sát trị đã có các hành vi đe dọa các linh mục. Vào thời đó, giám mục phó đại diện Vasile Aftenie giáo phận Bucarest bị hai đặc vụ liên tục theo dõi. Được cựu bộ trưởng bộ Phụng tự cảnh báo, chỉ những ai đào thoát mới khỏi bị tù, nhưng ngài quyết định ở lại theo lương tâm của mình. Áp dụng phương pháp đã làm ở Ukraina, nhà nước phát động chiến dịch chống Tòa Thánh, bị cho là “đặc vụ của Mỹ”. Sau ngày 30 tháng 12 năm 1947, ngày bãi bỏ chế độ quân chủ và tuyên bố Cộng hòa Nhân dân, các giám mục phải tuyên thệ với nước Cộng hòa Nhân dân. Vào tháng 5 năm 1948, tại Blaj, Thượng phụ Chính thống Nicolae Balan đã có bài phát biểu đầu tiên, hô hào Giáo hội Hy Lạp-công giáo “trở về với luật tổ tiên”
Luật tổ tiên có từ trước năm 1700, ngày Chính thống giáo Transylvania, ngôn ngữ la-tinh kết thúc liên minh với Rôma sau chiến thắng của những người Habsburg, người công giáo tham gia vào cuộc Chống Cải cách, xem họ là công dân hạng hai. Một trong những lập luận đưa ra có lợi cho liên minh, bên cạnh sự công nhận cho các giáo sĩ Rumani có cùng quyền và đặc quyền như các giáo sĩ của các tôn giáo khác, bảo vệ truyền thống chống lại chủ nghĩa chiêu dụ Calvin. Bằng cách bảo tồn nghi thức phương Đông và các giáo phái chính thống (gồm việc phong chức cho các ông đã lập gia đình), thượng hội đồng của Giáo hội Transylvanian chấp nhận hiệp thông với giáo hoàng bằng cách công nhận bốn điểm của Công đồng Florence (1439) đã tách họ ra khỏi sự ly giáo năm 1054: thẩm quyền của giáo hoàng Rôma, có sự tồn tại của luyện ngục, vấn đề Chúa Ba ngôi và tính hợp lệ của Bí tích Thánh Thể được cử hành với bánh men và bánh không men. Thời kỳ được biết đến dưới tên thượng hội đồng Alba Iulia, diễn ra vào năm 1697 nhưng phải ba năm sau, vào ngày 5 tháng 9 năm 1700, sự hiệp nhất mới được phê chuẩn.
Giống như một ván cờ
Năm 1948, tân chính quyền cộng sản nhìn Giáo hội Hy Lạp-công giáo trung thành với Rôma với một cặp mắt rất xấu, và để phá vỡ Giáo hội này, họ dùng Giáo hội chính thống làm con cờ. Theo giải thích của Giám mục Ioan Ploscaru, Giáo hội chính thống giáo bị tước quyền lãnh đạo: “Những người mới được bổ nhiệm chỉ là công cụ chính trị, trên thực tế họ không có một quyền hành gì. Những người lãnh đạo cũ buộc phải thích ứng theo, họ không có sức lực để chống lại”. Mục đích là để Giáo hội Hy Lạp-công giáo vào nếp Giáo hội Chính thống. Năm 1948 Giáo hội Hy Lạp-công giáo Rumani bị cấm hoạt động và tất cả tài sản bị tịch thu.
Giám mục Ioan Ploscaru giải thích tiếp: “Vì các giám mục từ chối mọi thỏa thuận “hợp nhất” nên những người có trách nhiệm cho hành động có hại này đã quyết định làm mà không có họ, với lý do là nhân dân quyết định. Tòa Thánh phản ứng với hai lưu ý ngoại giao đối với sự thống nhất bị ép buộc về mặt chính trị, nhưng Bộ Ngoại giao trả lời đó là vấn đề giữa các Giáo hội… Ngày 1 tháng 12 năm 1948, Đại hội đồng Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Rumani ban hành một nghị định theo đó Giáo hội Hy Lạp-công giáo bị cấm hoạt động ở Rumani và tất cả tài sản đều bị tịch thu.
Thử thách đói và lạnh
Và vì các giám mục Hy Lạp-công giáo từ chối ký nên họ bị bắt. Ngày 29 tháng 10, Giám mục Vasile Aftenie cùng với các giám mục khác bị đưa đến Dragoslavele, dinh thự mùa hè của Thượng phụ Chính thống bị cộng sản biến thành nhà tù. Họ bị giam lạnh, giam đói, một trong các giám mục này là giám mục Ioan Suciu đã kể với giám mục Ioan Ploscaru khi họ cùng bị giam chung một phòng ở nhà tù trừng giới Sighet. Sau bốn tháng sống đói khát khắc nghiệt, Thượng phụ chính thống Justinian dọn một bữa tiệc ở Dragoslavele với gà tây, rượu vang và bánh ngọt và nói cho các giám mục biết, nếu họ quy hàng trở về với chính thống giáo thì họ sẽ được ăn uống như vậy, còn nếu họ cương quyết đương đầu thì họ sẽ bị bắt. Không một ai nhượng bộ. Giám mục Vasile Aftenie là người chết đầu tiên sau khi bị bắt, ngài bị đưa xuống hầm của Bộ Nội vụ ở Bucarest, bị đánh đập và tra tấn đến chết.
Các giám mục Valeriu-Traian Frenţiu, Ioan Suciu, Tit-Liviu Chinezu, Ioan Balan, Alexandru Rusu và Iuliu Hossu bị đưa đến Sighet, nơi các linh mục, các nhà trí thức, các chính trị gia cũng các nhân vật tôn giáo khác, tin lành – mục sư Wurmbrand – và các tín hữu chính thống giáo bị bắt giữ. Đây là trường hợp linh mục thân sinh nữ thi sĩ nổi tiếng Rumani, bà Ana Blandiana, người sáng lập đài tưởng niệm Sighet. Linh mục chính thống giáo rất nổi tiếng, cha bị bắt bảy lần trong khoảng thời gian từ 1950 đến 1964, mỗi lần đều bị tù vài tuần mà không xét xử, ngoại trừ năm 1959 linh mục bị xét xử và bị kết án sáu năm. Bà Ana Blandiana làm chứng: “Cả tuổi thơ ấu, trong căn phòng trước căn hộ, chúng tôi luôn có chiếc vali đựng áo quần ấm để sẵn sàng khi bị bắt”. Sau năm 1989, bà tìm được bản án của vụ lên án này, các tội thân sinh bà bị buộc là “hoạt động chống lại giai cấp công nhân“ hay “kẻ thù của nhân dân”, đặc biệt có câu: “Ông cho rằng sự loại bỏ Giáo hội Hy Lạp-công giáo chỉ có lợi cho người cộng sản” và “đã rao giảng chống lại chủ nghĩa duy vật biện chứng”.
Nhà nước muốn thay thế tinh thần tôn giáo này bằng một tôn giáo mới không có Chúa – Cristian Crisan, linh mục Hy lạp-công giáo
Làm thế nào để giải thích việc bám riết chống lại Giáo hội Hy Lạp-công giáo của chế độ cộng sản?
Linh mục Cristian Crisan cho biết: “Tài liệu về án phong chân phước cho thấy rõ, việc đàn áp Giáo hội trực tiếp do Nhà nước và Stalin chỉ huy, bằng cách công cụ hóa Giáo hội chính thống trên chúng tôi. Đó là một hệ thống xấu xa và rất có tổ chức, và chúng tôi chỉ mới bắt đầu hiểu nó”. Linh mục nói tiếp: “Giáo hội này mang lại Khai sáng cho Rumani, đã bị xóa để dễ dàng cho sự thao túng tinh thần và xã hội, sự kiểm soát tuyệt đối mà chủ nghĩa cộng sản đã thực hiện trong hơn 40 năm. Nhà nước muốn thay thế tinh thần tôn giáo này bằng một tôn giáo mới không có Chúa, với các quy tắc và phụng vụ, với các lễ kỷ niệm để ca tụng vinh quang nguyên thủ Quốc gia, sao chép theo hệ thống giáo hội bằng cách đảo ngược lại”.
Qua việc phong chân phước cho bảy vị tử đạo, Đức Phanxicô sẽ cổ động hình ảnh một giám mục lý tưởng, có khả năng cự lại với thỏa hiệp, với công cụ hóa đức tin bằng các hệ tư tưởng chính trị toàn trị. Một giám mục lý tưởng biết tạo ra sự khác biệt giữa những gì là thiêng liêng và những gì là thế gian. Một sự khác biệt hơn bao giờ hết đang được chào đón.
Tác giả: Marie-Lucile Kubacki
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch từ lavie.fr
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12
Hội Nghị Online Của Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh Năm 2024
Th12
Tâm Tình Của Người Công Giáo Khi Mừng Lễ Giáng Sinh
Th12
Giải truyện ngắn Năm Thánh 2025: “Hy vọng và Hoà giải”
Th12
Hội Ái Hữu Vinh – Hà Tĩnh Bắc Cali: Mở tiệc Noel chia..
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng C: Niềm Vui Ơn Cứu Độ
Th12