Tôi bắt đầu Lễ Đêm Giao Thừa khá trễ (lúc 23 giờ 15 phút) với sự gợi ý cho mọi người rằng: chúng ta bắt đầu Thánh Lễ ở năm này nhưng lại kết thúc Thánh Lễ ở năm sau. Đêm Giao Thừa làm nổi bật mầu nhiệm giao thoa giữa các năm. Theo một cách nào đó, tôi cho rằng nó không có gì mầu nhiệm hơn sự giao thoa giữa thứ Năm và thứ Sáu, hoặc 10 giờ sáng và 10 giờ 1 phút sáng. Trong một ý nghĩa nào đó, không gì đơn giản hơn thời gian. Tôi hỏi bạn: “Mấy giờ rồi?” Bạn sẽ trả lời: “1 giờ 15 phút”. Đơn giản! Nhưng thời gian mang trong mình mầu nhiệm của nó.
Thời gian là gì? Một vài người trả lời nó đơn thuần chỉ là mực thước của những thay đổi. Nhưng điều đó không thật sự mang nhiều ý nghĩa, vì sự thay đổi không diễn ra với một tốc độ ổn định.
Vài người khác cho rằng nó chỉ là cách thức khác nhau của việc đo lường khoảng cách trong tính liên tục của không gian – thời gian. Thời gian và không gian có một tương quan mật thiết. Nhìn các ngôi sao ban đêm là nhìn vào quá khứ; nó phải mất hàng triệu năm ánh sáng từ những ngôi sao đến được với chúng ta vượt qua những khoảng cách bao la của khoảng không vũ trụ. Ngay cả ánh sáng từ mặt trời cũng đã mất 8 phút để đến với chúng ta.
Nhưng thời gian có nhiều ý nghĩa hơn khoảng cách mà tất cả chúng ta đều biết. Có một số từ ngữ khác nhau về thời gian trong tiếng Hy Lạp. Chronos chỉ về thời giờ [đồng hồ thời gian]. Kairos bao hàm một khái niệm phức tạp về thời gian trải nghiệm một cách chủ quan. Đôi khi 10 phút có vẻ như 1 giờ, nhưng cũng có lúc 1 giờ có thể trôi qua cách nhanh chóng. Hơn nữa, những thứ có vẻ phù hợp ở những thời điểm nhất định, thì lại không phù hợp ở những thời điểm khác. Do đó, Kairos diễn tả một khái niệm co giãn của thời gian. Cuối cùng, từ aeon (sự vĩnh cửu, hoặc sự viên mãn của thời gian). Tôi sẽ bàn thêm aeon ở dưới đây.
Mỗi năm vào thời điểm này tôi suy gẫm mầu nhiệm của thời gian, bởi lẽ thời gian hiện diện quá nhiều trong tâm trí chúng ta. Khi làm như thế, tôi để ý rằng, hầu hết chúng ta nghĩ rằng, chúng ta biết thời gian là gì cho đến khi chúng ta được yêu cầu định nghĩa nó trong một vài ý nghĩa. Điều đó làm tôi nhớ lại những gì mà thánh Augustinô đã từng nói đến một mầu nhiệm khác: Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Nếu ai đó hỏi tôi định nghĩa về thời gian, tôi bị cám dỗ trích dẫn lời của thánh Augustinô: “Nếu bạn không hỏi tôi [thời gian là gì?], tôi sẽ biết trả lời cho bạn. Nhưng nếu bạn hỏi tôi [thời gian là gì?], tôi sẽ không biết trả lời cho bạn”. Vì vậy, thời gian, ở một mức độ nào đó thì rõ ràng và đơn giản, nhưng ở những mức độ khác thì lại là mầu nhiệm.
Tôi không thể liệt kê tất cả những mầu nhiệm của thời gian, nhưng chỉ xem xét một vài mầu nhiệm:
Mầu nhiệm co giãn của thời gian
Chúng ta nghĩ rằng thời gian thì không có gì thay đổi, 10 phút ở đây cũng giống như 10 phút ở kia. Nhưng khoa học phần lớn đã bác bỏ điều đó. Ví dụ, khi một vật tiệm cận với tốc độ ánh sáng, thì thời gian chậm lại. Hơn nữa, lực hấp dẫn mạnh cũng làm chậm thời gian. Trên một hành tinh rộng lớn với lực hấp dẫn mạnh làm cho tôi già đi nhanh hơn so với trên một hành tinh nhỏ hơn. Cứ cho là nó có một sự khác biệt rất lớn về tốc độ hoặc trọng lực có thể quan sát nhiều cách khác nhau, nhưng luật tương đối chứng minh rằng, thời gian không trôi qua giống nhau ở mọi nơi. Theo một cách nào đó, nó gần giống như việc so sánh khập khiễng giữa một con voi với một con chuột nhắt. Khi con chuột chạy quanh sàn nhà (bị con mèo đuổi) với tốc độ thật đáng kinh ngạc, gần như thể con chuột đang hoạt động trong một khung thời gian khác.
Mầu nhiệm của những vòng đời
Tại sao vòng đời của những chủng loại thì lại quá là khác nhau? Giống như tôi, con mèo Daniel của tôi cũng là một động vật có vú; sinh lý của cả tôi và nó thì khá giống nhau ở hầu hết các khía cạnh. Tuy nhiên, vòng đời của nó rất có thể sẽ kết thúc sau 15 năm, trong khi của tôi có nhiều khả năng được gần 80 năm. Một số loài rùa có thể sống đến 150 năm. Nhiều loài vẹt có thể sống hơn 100 năm, trong khi các loại chim khác chỉ sống được 10 đến 15 năm. Hầu hết, cá chỉ sống được một vài năm, nhưng cá chép có thể sống tới 100 năm. Tất cả chúng ta dường như có một chiếc đồng hồ, một vòng đời đã được định sẵn. Nhưng vòng đời đó dường như khá khác nhau, thậm chí giữa những loài vật rất giống nhau. Chúng ta dường như mang mầu nhiệm của thời gian trong chúng ta. Tôi chưa bao giờ nghe được một giải thích thỏa đáng về sự khác nhau của các vòng đời.
Mầu nhiệm của “đồng hồ bên trong” chúng ta
Hầu hết, các ranh giới của thời gian được bắt nguồn rõ ràng từ chu kỳ của các hành tinh. Một ngày là chu kỳ của trái đất quay quanh trục của nó. Một năm là chu kỳ của trái đất quay quanh mặt trời. Một tháng (ít nhất ban đầu) bắt nguồn từ chu kỳ của mặt trăng quay quanh trái đất (từ “month – tháng” chỉ là một cách phát âm sai của từ “moonth”). Các mùa là kết quả của quỹ đạo trái đất xung quanh mặt trời, cũng như độ nghiêng của trục trái đất trong tương quan với mặt phẳng quỹ đạo của nó. Mầu nhiệm hơn là chu kỳ của 7 ngày mà chúng ta gọi là “tuần”. Nó đến từ đâu? Con người trong hầu hết các nền văn hóa dường như có một nhu cầu “thiết lập lại đồng hồ” cứ sau 7 ngày. Sách Sáng Thế giải thích về sự sáng tạo trong 7 ngày, chắc chắn đã ảnh hưởng của văn hóa Do Thái – Kitô giáo, nhưng những nền văn hóa khác cũng cho thấy xu hướng như thế đối với 7 ngày. Một tuần 7 ngày có nguồn gốc từ đâu? Nó là mầu nhiệm. Là con người, chúng ta dường như có một “đồng hồ bên trong” cần đặt lại ở tần số đó [7 ngày].
Mầu nhiệm về sự vĩnh cửu
Cuối cùng có một mầu nhiệm về điều mà chúng ta gọi là “sự vĩnh cửu”. Hầu hết, mọi người hiểu lầm từ này chỉ đơn giản có nghĩa là một thời gian rất dài. Nhưng từ đó không có nghĩa như thế. Khi người Hy Lạp phát minh ra từ “vĩnh cửu” (aeon), họ định nghĩa nó là “sự viên mãn của thời gian”. Vĩnh cửu là quá khứ, hiện tại và tương lai, tất cả được trải nghiệm cùng một lúc. Tôi không thể nói với bạn điều này là như thế nào, nhưng tôi có thể minh họa nó. Hãy nhìn vào chiếc đồng hồ treo tường ở bên phải. Nó hiển thị 2 giờ (giả sử vào buổi chiều). Điều đó có nghĩa 10 giờ sáng là quá khứ, trong khi 6 giờ chiều là tương lai. Nhưng hãy xem dấu chấm ở giữa đồng hồ. Tại điểm đó, 10 giờ sáng, 2 giờ chiều, và 6 giờ chiều, thì đều giống nhau; chúng có mặt như nhau ở trung tâm. Chúng ta sống cuộc đời trong chuỗi thời gian, trên các mép bên ngoài của tâm đồng hồ. Nhưng Thiên Chúa thì không; Ngài sống trong vĩnh cửu. Thiên Chúa sống trong thời gian viên mãn. Đối với Thiên Chúa, quá khứ, tương lai thì giống như hiện tại. Thiên Chúa thì không chờ đợi những điều xảy đến. Tất cả mọi thứ chỉ là hiện tại. Trong vĩnh cửu, ngàn năm trước hay ngàn năm sau thì chỉ như là hiện tại. Kinh Thánh gợi ý về sự vĩnh cửu của Thiên Chúa trong nhiều đoạn.
Anh em thân mến, một điều duy nhất, xin anh em đừng quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. (2Pr 3,8)
Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì,
khi con được thành hình trong nơi bí ẩn,
được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu. (Tv 139,15)
Ngàn năm Chúa kể là gì,
tựa hôm qua đã qua đi mất rồi,
khác nào một trống canh thôi ! (Tv 90,4)
Và sau đó đơn giản là danh Thiên Chúa: “I AM – Ta là”. Danh xưng này thì không có quá khứ và tương lai, nhưng chỉ là một hiện tại vĩnh cửu (thì hiện tại). Chúa Giêsu đã nói với dân chúng: “Trước khi có Ápraham, thì Tôi, Tôi Hằng Hữu” (Ga 8,58). Vì thế, đây là mầu nhiệm cao cả nhất của thời gian: sự viên mãn của thời gian, sự vĩnh cửu.
Bạn hãy gẫm về vinh quang của Thiên Chúa và mầu nhiệm của thời gian!
Tác giả: Đức Ông CHARLES POPE
Hướng Dương chuyển ngữ từ blog.adw.org
Có thể bạn quan tâm
Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo..
Th11
Bế Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm 2024 Của Linh Mục Đoàn Giáo Phận..
Th11
Tháng 11 – Hiệp Thông Trong Tình Yêu
Th11
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua bị trục xuất sang Guatemala
Th11
VPTGM-GPHT: Thư Rao Truyền Chức Phó Tế
Th11
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần Thứ 8 Năm 2024
Th11
Những ước mơ của ĐTC Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh..
Th11
Toà Thánh gửi sứ điệp nhân Ngày Thuỷ sản Thế giới
Th11
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIII TN.B: Được Mừng Trọng Thể Lễ Các Thánh..
Th11
Ngày Thế Giới Người Nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô Sẽ Dùng Bữa Trưa..
Th11
Tại Sao Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Sẽ Bỏ Phiếu Cho Một..
Th11
Vì Sao Người Trẻ Dấn Thân – Động Lực Hay Phản Lực?
Th11
Tám cách giúp con trẻ vượt qua nỗi mất mát người thân
Th11
Linh Mục Đoàn Giáo Phận Hà Tĩnh Khai Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm..
Th11
Những Nấm Mồ Biết “Nói”
Th11
Ngày 12/11: Thánh Josaphat, giám mục tử đạo
Th11
Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Cho 76 Em Tại Giáo Xứ..
Th11
Mở Án Phong Chân Phước Cho Sơ Clare Crockett
Th11
Niềm Vui Khánh Thành Nhà Mục vụ Giáo Xứ Tràng Lưu Trong Tuần..
Th11
Suy Niệm Chúa Nhật XXXII TNB: Ai Vui Vẻ Dâng Hiến Thì Được..
Th11