Tình trạng ô nhiễm môi và biến đổi khí hậu đang ngày một trở nên trầm trọng. Môi trường chúng ta đang sống hiện đang bị ô nhiễm từ đất, nước, không khí, ánh sáng… ở mức báo động. Thế nhưng, nhiều người dường như vẫn chưa ý thức đủ về tác hại của nó. Mang trong mình những trăn trở đó, ngày 29/02/2020, tại hội trường nhà đa năng, Ban đào tạo Đại Chủng viện thánh Phanxicô Xaviê đã tổ chức buổi hội thảo: “Đánh thức mối quan tâm về biến đổi khí hậu ở các chủng viện”. Tham dự buổi hội thảo có Cha Giám đốc Phêrô Nguyễn Văn Vinh, quý cha trong ban đào tạo và anh em chủng sinh các khoá 13, 14, và 16.
Buổi hội thảo được chia thành hai phần: phần thứ nhất là các bài thuyết trình của cha giáo Phaolô Nguyễn Văn Khai và cha giáo Phêrô Nguyễn Văn Hương.
Trong bài thuyết trình đầu tiên, cha giáo Phaolô Nguyễn Văn Khai trình bày những đúc kết sau Hội Nghị Về Biến Đổi Khí Hậu Cho Các Nhà Đào Tạo Tại Chủng Viện mà ngài vừa tham dự tại Hua Hin, Thái Lan. Hội nghị này do Văn phòng Giáo sĩ và Phát triển Con người của Liên Hội Đồng Giám mục Á Châu (FABC) nhóm họp.
Theo đó, ngài cho thấy tình trạng khủng hoảng môi sinh đang diễn ra trên thế giới thể hiện ở việc ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu, mà nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ sự tham lam và thiếu ý thức trách nhiệm của con người với công trình sáng tạo. Tiếp đến, từ những dữ kiện Kinh Thánh, ngài chỉ ra con người có trách nhiệm canh tác, trông coi và chăm sóc công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Cuối cùng, ngài nêu lên vấn đề thần học về tội với hành vi huỷ hoại môi trường. Sự thiếu ý thức trách nhiệm với môi trường không chỉ là vấn đề kinh tế – xã hội, nhưng còn là vấn đề đạo đức và tâm linh. Nó không những tạo ra sự bất công với người nghèo, nhưng còn là các vấn đề hàng đầu như tham lam, ích kỷ, thờ ơ và vô ơn. Từ đó, mời gọi sự thống hối thực sự tận trong tâm lòng mỗi người và đề ra những mô hình mới thân thiện với môi sinh.Trong bài thuyết trình thứ hai, cha giáo Phêrô Nguyễn Văn Hương trình bày những Thông Điệp Từ Môi Trường Thiên Nhiên dưới ánh sáng Tông huấn Laudato Sí của Đưc Thánh Cha Phanxicô.
Từ những dữ kiện Kinh Thánh, ngài cho thấy môi trường thiên nhiên là một kỳ công sáng tạo. Kinh Thánh trình bày Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và quan phòng vũ trụ muôn loài. Do đó, vũ trụ thiên nhiên là cuốn sách tuyệt vời giúp chúng ta khám phá Thiên Chúa là Đấng sáng tạo, quan phòng và yêu thương. Bên cạnh đó, môi trường thiên nhiên còn là một kỳ công tái tạo, Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa đã đi vào môi trường tạo dựng để tái tạo nó. Đức Giêsu mạc khải cho chúng ta về cùng đích của môi trường và con người không phải dẫn tới tiêu diệt, hư vô, nhưng là hướng tới sự viên mãn và thành toàn trong Trời Mới, Đất Mới. Phần cuối bài thuyết trình, cha giáo Phêrô nêu lên thực trạng ô nhiễm môi trường bằng việc nêu lên những con số và sự kiện cụ thể trong thời gian gần đây như ô nhiễm môi trường biển Việt Nam, nạn cháy rừng tại Úc, các bệnh dịch do ô nhiễm gây ra: Sars, Ebola, Covid 19… từ đó khơi lên ý thức trách nhiệm của mỗi người và kêu mời một sự hoán cải môi sinh nhằm thay đổi lối sống, thái độ và cách hành xử đối với thiên nhiên.
Phần thứ hai của buổi hội thảo là những trao đổi đổi của các tham dự viên xoay quanh những câu hỏi liên quan đến nguyên nhân gây ô nhiễm và cách thức mục vụ trong việc bảo vệ môi trường tại các giáo xứ trong thời điểm hiện tại và tương lai.
Đa số các ý kiến đều đồng ý cho rằng ngoài những nguyên nhân trực tiếp gây nên sự sự ô nhiễm hiện nay như nạn phá rừng, việc xả thải, tăng dân số, đô thị hoá và sản xuất ồ ạt… thì bên cạnh đó, lòng tham, thiếu sự giáo dục, sự thiếu trách nhiệm, việc chi tiêu qua đáng là những nguyên nhân chủ chốt dẫn đến việc huỷ hoại môi trường. Từ những nguyên nhân trên, hội thảo đề ra những phương hướng nhằm cải thiện tình trạng bảo vệ môi trường như việc người chủng sinh, linh mục sống sạch sẽ, ngăn nắp để làm gương sáng; giáo dục về vấn đề bảo vệ môi trường cho các bạn trẻ ngay trong các lớp giáo lý; thường xuyên nhắc nhở và gây ý thức bảo vệ môi trường trong khi thực hiện sứ vụ giảng dạy hằng ngày…
Hy vọng rằng, từ những suy tư thiết thực và bổ ích của cuộc hội thảo này, mỗi thành viên trong gia đình chủng viện biết lắng tai nghe “tiếng kêu” của trái đất hôm nay. Và hơn nữa, ngày một ý thức hơn trong việc bảo vệ và giữ gìn “ngôi nhà chung” của nhân loại.
BTT Đại Chủng Viện
Có thể bạn quan tâm
Bốn Cử Chỉ Cổ Võ Sự Hiệp Nhất Các Kitô Hữu Trong Năm..
Th1
Suy niệm CN III -Thường Niên C: Sứ Mạng Đấng Cứu Độ
Th1
Tổng Trưởng Bộ Truyền Thông: Giá Trị Lớn Nhất Của Truyền Thông Là..
Th1
Ngày 24/01: Thánh Phanxicô Salêsiô Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Các Ngày Lễ Tết Ất Tỵ 2025
Th1
Cáo phó: Linh mục Phêrô Phaolô Nguyễn Đăng Cao
Th1
Việc phục vụ Chúa nơi người nghèo canh tân Giáo hội
Th1
Đức Thánh Cha Phanxicô: Một Nữ Tu Sẽ Là Chủ Tịch Phủ Thống..
Th1
Thánh Lễ Tất Niên & Đặt Viên Đá Xây Dựng Trung Tâm Mục..
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 3: Xuân Yêu Thương
Th1
Tài Liệu Tuần Cầu Nguyện Cho Các Kitô Hữu Hiệp Nhất Năm 2025
Th1
Cáo phó: Ông cố Phaolô – Thân phụ của Sr. Anna Nguyễn Thị..
Th1
Giáo Hạt Đầu Tiên Hành Hương Về Nhà Thờ Chính Tòa Trong Năm..
Th1
Thánh Lễ Khánh Thành Nhà Mục Vụ Giáo Xứ Bàu Sen trong Tuần..
Th1
Đức Cha Louis dâng thánh lễ khai mạc Tuần Chầu Lượt tại Giáo..
Th1
Suy Niệm Chúa Nhật II Thường Niên C: Tiệc Cưới Giao Ước Mới
Th1
TGM-GPHT: Thông Báo Thánh Lễ Tất Niên Giáp Thìn 2024 & Đặt Viên..
Th1
“Xuân Yêu Thương” Khai Sáng Niềm Hy Vọng Tại Giáo phận Hà Tĩnh
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Bình Chính Tĩnh Tâm, Gặp Mặt Và Tổng Kết..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Tất Niên Xuân Ất Tỵ 2025
Th1