Vatican News
Đức Thánh Cha nhắc lại phân khoa ra đời xuất phát từ ơn gọi Giáo hội mạnh mẽ, ở khu vực Địa Trung Hải đầy thách đố. Điều này đặt ra cho thần học những thách đố: đối thoại liên tôn với Hồi giáo và Do Thái giáo, bảo vệ phẩm giá con người của Biển chúng ta, sức mạnh văn hoá và xã hội của lòng đạo đức bình dân.
Tiếp đến, trích Tin Mừng Matthêu (Mt 4, 18-22), thuật lại việc Chúa Giêsu đi dọc Biển hồ Galilê quan sát các ngư phủ lưới cá. Và từ lưới cá, Chúa mời gọi các ông lưới người, Đức Thánh Cha nói: “Nhiệm vụ của nền thần học Địa Trung Hải là dệt nên những mạng lưới cứu độ, mạng lưới Tin Mừng với lối suy nghĩ và yêu thương của Chúa Giêsu, được xây dựng bằng những sợi chỉ ân sủng và đang xen với lòng thương xót Chúa, nhờ đó Giáo hội có thể tiếp tục, ngay cả ở Địa Trung Hải, là dấu chỉ và khí cụ cứu rỗi cho nhân loại. Và đây là cách mà thần học có thể yêu thương, có thể trở thành bác ái”.
Ở điểm này, theo Đức Thánh Cha đó chính là thần học của thập giá. Thực vậy, từ đỉnh cao thập giá, thần học gia được thôi thúc nhìn vào thực tại con người bằng đôi mắt của Người tự hạ mình đến mức trở nên bé nhỏ nhất trong loài người, từ bỏ những đặc quyền thần linh và trở thành bé nhỏ nhất.
Ngài nói: “Do đó, tôi thích nghĩ về một bước nhảy vọt của sự gần gũi, hoàn thành bước nhảy vọt của đức tin, để không trở thành người đứng ban công của lịch sử, nhưng là người dệt nên những mạng lưới biết cách gắn kết nhân tính của Chúa Kitô và Tin Mừng Người”.
Đối với vùng đất vẫn còn bị mafia tàn phá nặng nề, Đức Thánh Cha nói thần học đòi hỏi và bao gồm chứng tá hy sinh đến mức trao ban mạng sống, như cha Pino Puglisi và ba thẩm phán của khu vực. Đó là những giáo sư đích thực của công lý, mời gọi thần học, ngang qua những lời của Tin Mừng, cứu văn hoá của một vùng đất vẫn còn bị đánh dấu bởi tai hoạ mafia.
Hơn nữa, cần một thần học đắm mình trong lịch sử và làm cho lòng bác ái Chúa Kitô toả sáng. Vì thế, việc khởi xướng các công trình nghiên cứu thần học và xã hội về sự tha thứ, hợp pháp, kiên nhẫn và thánh thiện là điều cần thiết, khởi đi từ sự sáng tạo, một phòng thực nghiệm thần học và xã hội thực sự của tha thứ, vì một cuộc cách mạng công lý thực sự.
Kết thúc sứ điệp Đức Thánh Cha nhắn nhủ rằng Địa Trung Hải cần một nền thần học sống động, một thần học từ trên cao của thập giá và quỳ gối trước tha nhân, sử dụng những lời khiêm nhường, đơn giản, căn bản, để giúp mọi người hướng đến lòng trắc ẩn, và lời dạy yêu thương để tạo nên một lịch sử mới nhưng bắt nguồn từ lịch sử của dân tộc.
Nguồn: vaticannews.va
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12
Hội Nghị Online Của Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh Năm 2024
Th12
Tâm Tình Của Người Công Giáo Khi Mừng Lễ Giáng Sinh
Th12
Giải truyện ngắn Năm Thánh 2025: “Hy vọng và Hoà giải”
Th12
Hội Ái Hữu Vinh – Hà Tĩnh Bắc Cali: Mở tiệc Noel chia..
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng C: Niềm Vui Ơn Cứu Độ
Th12