Học thuyết xã hội trong việc đối thoại với khoa học

1428 lượt xem

Tổ chức Centesimus annus Pro pontifice trong một buổi tiếp kiến với ĐTC Phanxicô. Ảnh: Radio Vatican

Giáo hội có một đóng góp ban đầu mang tính thực tế của nền kinh tế toàn cầu hóa hiện đại. Mặt khác, Giáo Hội về bản chất là toàn cầu, không chỉ vì sự mở rộng về địa lý ở các quốc gia trên thế giới. Điều này đã được Tổng Giám mục Diarmuid Martin nhắc đến trong hội nghị giới thiệu các hoạt động của Tổ chức Centesimus annus Pro pontifice, nhân dịp kỷ niệm lần thứ hai mươi năm và hội nghị quốc tế về “New policies and life-styles in the digital age”, sẽ được tổ chức tại Rome từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 5, với sự tham dự của Thượng phụ đại kết Bartolomeo.

Trong Văn phòng báo chí Tòa thánh, Sáng thứ Tư, 18 tháng 4, cũng có sự hiện diện của Domingo Sugranyes Bickel và Anna Maria Tarantola, tương đương là Chủ tịch hội đồng quản trị của tổ chức và thành viên của ủy ban khoa học. Đức cha Martin nhấn mạnh rằng Giáo hội là “dấu hiệu của sự hiệp nhất của con người”. Sứ mệnh phổ quát này nhắc nhở chúng ta cách thức sự hiệp nhất cơ bản trong Chúa Kitô sống động, thúc đẩy sự hiệp nhất của nhân loại trong các mối liên hệ về kỹ thuật và văn hoá khác nhau. Hơn nữa, giáo huấn xã hội tự bản chất luôn luôn là một việc làm đang tiến triển. Điều này không có nghĩa là không có một số nguyên tắc cơ bản có tính chất bền vững theo bản chất của chúng. Tổng Giám mục Dublin cho biết giáo huấn xã hội của Giáo hội là “một phần của kỷ luật của thần học luân lý”, nhưng “không thể đưa ra một hướng dẫn với tất cả các câu trả lời cho những thách thức của xã hội của thời đại”. Tuy nhiên, áp dụng của nó có thể thay đổi khi đối diện với các điều kiện chính trị xã hội khác nhau. Do đó, các nguyên tắc của học thuyết xã hội phải được áp dụng và ngày càng phải thấu đáo hơn. Bên cạnh đó, giáo huấn xã hội chắc chắn liên quan đến đối thoại với khoa học xã hội và với sự phản ánh về kinh tế và tài chính, với khoa học chính trị, ngày nay ngày càng trở nên phản ánh về sinh thái.

Ông Domingo Sugranyes Bickel nhắc lại rằng tổ chức này đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thành lập vào năm 1993 như một không gian mở cho cuộc tranh luận để thúc đẩy việc nghiên cứu và phổ biến học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo. Trong những năm qua, Chủ tịch hội đồng quản trị của tổ chức “tập trung vào các khả năng thực tiễn cho thế giới kinh doanh và nền kinh tế nói chung của một sự dấn thân chuyên nghiệp dựa trên đạo đức, trên sự quản lý có trách nhiệm của nền kinh tế” và về việc sử dụng “đổi mới công nghệ thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và tinh thần kinh doanh phù hợp với các nguyên tắc về sự bền vững toàn cầu”. Để kỷ niệm 25 năm hoạt động, tổ chức này đang tiến hành một cuộc khảo sát mới về “những khía cạnh cấp bách nhất trong lĩnh vực kinh tế và đạo đức xã hội theo ánh sáng của các nguyên tắc của học thuyết xã hội Kitô giáo dự kiến ​​đến lợi ích chung, bảo vệ nền kinh tế thị trường». Nhân dịp này, văn phòng tem và tiền cắc của Vatican đã phát hành một con tem kỷ niệm của nghệ sĩ Daniela Longo, được lấy cảm hứng từ một chi tiết về triều bái của Ba vua của Domenico Ghirlandaio. (L’Osservatore Romano 19-4-2018)

Ngọc Yến
Nguồn: Radio Vatican

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận