“Con người là gì?”: Đây là tựa đề của một tài liệu được Ban Thường trực của Hội đồng Giám mục Pháp công bố gần đây nhắm cung cấp không chỉ cho người Công giáo, mà còn cho những người quan tâm việc đào sâu các khái niệm thiết yếu về nhân chủng học Kitô giáo, một số chỉ dẫn để suy tư. Một suy tư mà các Giám mục Pháp cho là cần thiết trong thời kỳ thay đổi sâu sắc mà xã hội Pháp đang trải qua, đặc biệt trên các cuộc tranh luận đang diễn ra về việc sửa đổi luật đạo đức sinh học.
Ở phần mở đầu, tài liệu tập trung vào cái nhìn của Giáo hội Công giáo về con người. Các Giám mục Pháp nói: Con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Con người được kêu gọi đến sự tự do, sự thật và trách nhiệm. Mọi người đều tự do, và “sự tự do này cho phép con người chọn Điều tốt vì điều tốt chứ không phải cho tính toán chiến lược hay theo bản năng”. Tuy nhiên, một sự tự do không có nghĩa là “khả năng làm bất cứ điều gì”, bởi vì “con người được Thiên Chúa kêu gọi lãnh trách nhiệm”. Các thành viên của Ban Thường trực khẳng định: một người có tự do hoàn toàn có thể thực hiện trách nhiệm này. Chúng ta có trách nhiệm với nhau và đặc biệt đối với những người đau khổ và bị tổn thương.
Bản văn tiếp tục: Con người được tạo dựng “một thân xác, một linh hồn và tinh thần không thể phân chia và tạo thành một tổng thể. Thân xác xứng đáng được tôn trọng, do giới hạn vốn mong manh thân xác cần phải được chăm sóc. “Nhưng Thiên Chúa khoan dung, Ngài không đòi hỏi con người phải là các siêu nhân, anh hùng bất khả chiến bại, Thiên Chúa yêu thương chúng ta như chúng ta là, với giới hạn của chúng ta».
Phần thứ hai của văn bản xem xét con người trong chiều kích tập thể, bởi vì “Thiên Chúa không tạo dựng con người một mình, mà tạo dựng loài người như một gia đình, gia đình này được mời gọi xây dựng trong tình huynh đệ”. Tài liệu không nói về chính trị, nhưng các giám mục cũng nhấn mạnh sự tiến bộ đang cách mạng hóa sự hiện hữu của chúng ta, ví dụ như sự xuất hiện của robot với trí thông minh nhân tạo mở ra những viễn tượng tuyệt vời nhưng lại đặt ra những vấn đề đạo đức đáng sợ.
Sửa đổi luật về đạo đức sinh học dự kiến vào tháng bảy tới. Các Giám mục Pháp yêu cầu chú ý đến những điểm quan trọng, trước hết đó là việc tôn trọng cá nhân mỗi người: Các Giám mục nhấn mạnh: “Chúng ta tôn trọng mỗi người như một cá nhân, từ khi thụ thai đến cái chết tự nhiên”. Các giám mục cũng nhấn mạnh rằng các hành vi của một cá nhân có thể có tác động trở lại đối với toàn xã hội. «Trợ tử không thể được xem như là một lựa chọn cá nhân mà không gây hậu quả cho người khác. Không vì lý do tuổi tác hoặc tình trạng sức khỏe của người bệnh, gây tốn kém cho xã hội, làm phiền người khác mà có thể quyết định cho việc trợ tử».
Tiếp theo tài liệu đề cập đến một vấn đề rõ ràng khác, đó là sự khác biệt giữa hai giới. Các Giám mục nhấn mạnh rằng tôn trọng là điều cần thiết để xây dựng một trật tự xã hội cân bằng. Các vị lãnh đạo Giáo hội Pháp yêu cầu: “Hai giới được tạo dựng để sống trong sự hiệp thông, tôn trọng và bình đẳng”.
Ngọc Yến
Có thể bạn quan tâm
Những tín hiệu đáng mừng cho Kitô giáo toàn cầu năm 2025
Th2
Họp báo tối 21/2: Đức Thánh Cha đáp ứng điều trị nhưng chưa..
Th2
VPTGM: Thông Báo Giáo Phận Hà Tĩnh Cầu Nguyện Cho Đức Thánh Cha
Th2
Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên C
Th2
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội Lần Thứ 59 Năm..
Th2
Năm Chìa Khóa Để Nuôi Dưỡng Sự Phân Định Trực Tuyến
Th2
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô
Th2
Hồng Y Chủ Tịch Caritas Quốc Tế Kêu Gọi Tổng Thống Trump Tiếp..
Th2
Lời Cầu Nguyện Cho Cuộc Hành Hương Qua Cửa Thánh
Th2
Thượng Hội Đồng: Các Điều Phối Viên Và Thư Ký Của Mười Nhóm..
Th2
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Cầu Nguyện Cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Th2
Cửa Sót – Nơi Hạt Giống Tin Mừng Đầu Tiên Được Gieo Vãi..
Th2
Hướng Dẫn Dành Cho Bậc Cha Mẹ Công Giáo Giúp Trẻ Sử Dụng..
Th2
Những Chuyến Tàu Mang Số Hiệu Hy Vọng
Th2
Bài Hát Cộng Đồng Chúa Nhật 7 Thường Niên Năm C
Th2
Nên làm gì sau khi phạm tội trọng
Th2
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 7 (11/02 – 17/02/2025): Hội Thánh..
Th2
Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Sơ Raffaella Petrini Làm Chủ Tịch Phủ Thống..
Th2
Suy Niệm Mỗi Ngày: Tuần VI Thường Niên – Năm C
Th2
Niềm Hy Vọng Kitô Giáo Trong Đời Sống Của Người Tín Hữu
Th2