THỨ BẢY SAU LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
LỄ TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MARIA
CÙNG CHUNG NHỊP MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI VỚI MẸ
(Is 61, 9-11; Lc 2,45-51)
Nói đến trái tim, ai cũng hiểu rằng nó là biểu tượng của tình yêu. Nói về những gì sâu xa, thiêng liêng và thầm kín nhất, người ta cũng hay dùng biểu tượng của trái tim để diễn tả!
Cũng chính vì vậy, mà hôm nay, phụng vụ Giáo Hội cho mừng kính lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ Maria.
Qua đó, Giáo Hội mời gọi con cái của mình hãy uốn nắn trái tim mỗi người trở nên giống trái tim của Mẹ Maria, một trái tim trong trắng, tinh tuyền; một trái tim tràn đầy tình yêu với Thiên Chúa và đầy lòng nhân ái, bao dung và thương xót với con người.
- Lịch sử lễ Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria
Lịch sử phụng vụ lễ “Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ”, được tiến triển qua từng giai đoạn. Vào năm 1787, Đức Thánh Cha Piô VI đã ưu ái ban phép cho các nữ tu dòng Đức Mẹ Gabriel được mừng lễ trong cộng đoàn vào ngày 22/8. Đến năm 1799, lễ này được phép cử hành rộng rãi trong khắp Giáo Phận Palermô nước Ý. Năm 1805, ngài cho phép bất cứ nơi đâu muốn mừng lễ này thì đều được.
Điều đáng ghi nhớ nhất, đó là vào năm 1917, tại Fatima, từ ngày 13 tháng 5 đến 13 tháng 10 năm 1917. Mẹ đã hiện ra với 3 trẻ nhỏ là Jacinta, Phanxicô và Luica tại Fatima – Bồ Đào Nha. Trong ngày 13 tháng 7, Mẹ đã cho các trẻ này biết rằng: ”Để cứu những người tôi lỗi, Thiên Chúa đã ước ao thiết lập việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ”.
Sau đó, mệnh lệnh tôn sùng Trái Tim Mẹ được ban bố và kêu gọi mọi người hãy tôn sùng Trái Tim Mẹ như Mẹ đã mặc khải.
Vào ngày mồng 8 tháng 12 năm 1942, Đức Thánh Cha Piô XII long trọng dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ. Năm sau, vào tháng 5 năm 1943, Đức Thánh Cha đã khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy tôn sùng Trinh Nữ Rất Thánh, nhất là bằng cách đọc kinh Mân Côi cầu cho thế giới được hoà bình đích thực. Đồng thời, ngài kêu gọi mọi người hãy dâng bản thân, gia đình, dân tộc và thế giới cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ.
Đến Năm 1945, Đức Thánh Cha chính thức thành lập lễ “Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ” vào ngày 22 tháng 08.
Sau này, dưới triều đại của Đức Thánh Cha Phaolô VI, vào năm 1969, ngài đã thiết lập lễ này cách cụ thể và quyết định việc mừng kính vào thứ Bảy sau lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
- Ý nghĩa lễ Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria
Mỗi khi chiêm ngưỡng Trái Tim Mẹ Maria, chúng ta cảm nhận được nơi Trái Tim Mẹ một sự tinh tuyền, trong sạch, trọn lành, thánh thiện và tràn đầy tình yêu. Một tình yêu dạt dào với Thiên Chúa. Luôn hướng về Thiên Chúa và: “Ghi nhớ những điều này và suy niệm trong lòng” (Lc 2, 19).
Một tình yêu tràn đầy xót thương với nhân loại. Vì thế, Mẹ luôn là trạng sư đứng ra bênh đỡ và phù trợ con cái. Việc thiếu rượu tại tiệc cưới Cana và sự can thiệp của Mẹ với Đức Giêsu để xin Ngài làm phép lạ hóa nước thành rượu cho gia chủ khỏi bị xấu hổ đã chứng minh cho thấy: nơi Mẹ, có một trái tim tràn đầy nhân ái và xót thương.
Trải qua suốt dòng lịch sử, Mẹ đã hiện ra tại nhiều nơi và làm rất nhiều phép lạ để cứu vãn thế giới khỏi cảnh tương tàn chiến tranh. Mặt khác, Trái Tim Mẹ cũng đã rung động khi con cái của mình khắp nơi bị bách hại, bắt bớ… đang ngày đêm kêu van thống thiết tới Mẹ, và Mẹ đã hiện ra để chữa lành bệnh tật, ban ơn bình an và giải thoát khỏi tai ương, hoạn nạn…
Nói chung, Mẹ đã luôn luôn thể hiện thật sâu đậm vai trò từ mẫu của mình đối với con cái. Vì thế, bất cứ ai chạy đến với Mẹ sẽ không phải về không bao giờ!
- Sống sứ điệp ngày lễ
Sứ điệp ngày lễ hôm nay mời gọi chúng ta hãy năng chạy đến với Mẹ để nép mình trong Trái Tim dịu hiền của Mẹ để được Mẹ thương yêu. Khi nép bên Trái Tim Mẹ như vậy, sứ điệp được truyền lan, đó là: khi chúng ta được nghe, được cảm, và được thấu tình yêu thương của Mẹ trên cuộc đời mình, thì hãy trở nên giống Trái Tin Mẹ, để biết yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Biết suy đi và nghĩ lại những hồng ân Chúa ban xuống trên cuộc đời chúng ta hằng ngày, để qua đó, biết uốn nắn trái tim của mình từ chỗ dửng dưng, vô cảm, cứng ngắc, trai đá, thành trái tim chan chứa tình yêu thương, liên đới, trách nhiệm để sống tình huynh đệ với mọi người, nhất là những người nghèo và bị bỏ rơi.
Như vậy, noi gương Mẹ, chúng ta không thể không lên đường để cứu giúp những ai cần đến chúng ta. Chúng ta có thể đem đến cho những người cô đơn những nụ cười thân thiện. Đến với những người đói khát bằng lòng nhân ái. Đến với những người bất hạnh bằng niềm vui Tin Mừng. Đến với những người bị bỏ rơi, đang sống ở bên lề xã hội, nơi gầm cầu… một tình yêu huynh đệ. Đến với những người ốm đau, bệnh tật bằng một hành động nâng đỡ yêu thương cụ thể…
Mặt khác, mỗi khi mừng lễ Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria, chúng ta được mời gọi hãy noi gương Mẹ, sống trong sạch, tinh tuyền và thánh thiện, để xứng đáng được Thiên Chúa ngự vào và được trở thành đền thờ của Thiên Chúa.
Lạy Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria, xin Mẹ đồng hành với chúng con trên bước đường dương thế. Xin Mẹ uốn nắn trái tim chúng con nên giống Trái Tim Mẹ, để Trái Tim Mẹ và trái tim chúng con cùng chung nhịp đập mến Chúa và yêu người. Amen.
Nguồn: simonhoadalat.com
Có thể bạn quan tâm
Thánh Lễ Tất Niên & Đặt Viên Đá Xây Dựng Trung Tâm Mục..
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 3: Xuân Yêu Thương
Th1
Tài Liệu Tuần Cầu Nguyện Cho Các Kitô Hữu Hiệp Nhất Năm 2025
Th1
Cáo phó: Ông cố Phaolô – Thân phụ của Sr. Anna Nguyễn Thị..
Th1
Giáo Hạt Đầu Tiên Hành Hương Về Nhà Thờ Chính Tòa Trong Năm..
Th1
Thánh Lễ Khánh Thành Nhà Mục Vụ Giáo Xứ Bàu Sen trong Tuần..
Th1
Đức Cha Louis dâng thánh lễ khai mạc Tuần Chầu Lượt tại Giáo..
Th1
Suy Niệm Chúa Nhật II Thường Niên C: Tiệc Cưới Giao Ước Mới
Th1
TGM-GPHT: Thông Báo Thánh Lễ Tất Niên Giáp Thìn 2024 & Đặt Viên..
Th1
“Xuân Yêu Thương” Khai Sáng Niềm Hy Vọng Tại Giáo phận Hà Tĩnh
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Bình Chính Tĩnh Tâm, Gặp Mặt Và Tổng Kết..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Tất Niên Xuân Ất Tỵ 2025
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Kỳ Anh Tĩnh Tâm & Họp Bàn Công Việc..
Th1
Đức cha Louis đến thăm các Trung tâm và Mái ấm trong Giáo..
Th1
Suy niệm mỗi ngày, Tuần I Thường niên, năm lẻ
Th1
Tổng Giám mục Gądecki phê bình kiến nghị cấm trẻ vị thành niên..
Th1
Tổng Thống Biden Trao Tặng Đức Thánh Cha Huân Chương Tự Do
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 2
Th1
Sống tinh thần Năm Thánh trong thực hành cụ thể của Giáo xứ..
Th1
Hành Hương Thời Tân Ước – Phần 2: Tại Sao Hành Hương Cần..
Th1