MƯỜI MỘT NĂM GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
Vatican News
Đối với ông Tornielli, trong sự im lặng giả điếc của ngoại giao, thiếu sáng kiến chính trị, chạy đua vũ trang, tiếng nói đơn độc của Đức Thánh Cha tiếp tục yêu cầu sự im tiếng của vũ khí và kêu gọi lòng can đảm thúc đẩy con đường hoà bình. Ngài tiếp tục yêu cầu ngừng bắn ở Thánh Địa, yêu cầu im lặng các loại vũ khí trong cuộc xung đột bi thảm nổ ra ở trung tâm châu Âu Kitô giáo, ở Ucraina bị tàn phá bởi các vụ đánh bom của quân đội xâm lược Nga. Ngài tiếp tục kêu gọi hòa bình ở những nơi khác trên thế giới, có những xung đột bị lãng quên tạo nên phần lớn các cuộc xung đột toàn cầu.
Tổng Biên tập Vatican News viết: “Năm thứ 12 triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô được đánh dấu bằng nỗi đau chiến tranh. Mười hai tháng bắt đầu từ ngày 13/3/2023 đến nay, được đánh dấu bằng hơn 150 lời kêu gọi cho Ucraina chịu ‘tử đạo’ và hơn 60 lời kêu gọi ngừng bắn ở Trung Đông”.
Ông Tornielli nói: nhìn lướt qua 11 năm lịch sử chúng ta có thể hiểu giá trị ngôn sứ qua tiếng nói của người kế vị Thánh Phêrô: cảnh báo về chiến tranh thế giới thứ ba từng phần. Thông điệp xã hội Laudato si’, cho thấy biến đổi khí hậu, di cư, chiến tranh và nền kinh tế giết chết là những hiện tượng liên kết với nhau và chỉ có thể được giải quyết qua cái nhìn toàn cầu. Thông điệp tuyệt vời về tình huynh đệ nhân loại Fratelli tutti chỉ ra cách xây dựng một thế giới mới dựa trên tình huynh đệ, một lần nữa loại bỏ việc nhân danh Thiên Chúa để biện minh cho chủ nghĩa khủng bố, hận thù và bạo lực. Và tính liên tục trong giáo huấn của Đức Thánh Cha về lòng thương xót, điều kết nối triều Giáo hoàng truyền giáo của ngài.
Thực vậy, trong một xã hội tục hoá, Đức Thánh Cha dạy tái khám phá về lời loan báo đầu tiên “kerygma”, đóng một vai trò trung tâm của hoạt động loan báo Tin Mừng và mọi nỗ lực canh tân Giáo hội. Điều này đòi hỏi nhà truyền giáo phải làm sao để giúp mọi người đón nhận lời loan báo tốt hơn: gần gũi, mở ra cho đối thoại, kiên nhẫn, chào đón, không lên án. Như thế, chứng tá của lòng thương xót, một yếu tố nền tảng của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, phải có trước các nghĩa vụ luân lý và tôn giáo.
Nguồn: vaticannews.va
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12
Hội Nghị Online Của Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh Năm 2024
Th12
Tâm Tình Của Người Công Giáo Khi Mừng Lễ Giáng Sinh
Th12
Giải truyện ngắn Năm Thánh 2025: “Hy vọng và Hoà giải”
Th12
Hội Ái Hữu Vinh – Hà Tĩnh Bắc Cali: Mở tiệc Noel chia..
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng C: Niềm Vui Ơn Cứu Độ
Th12