Bảo vệ và trách nhiệm của truyền thông, là hai điểm được phái đoàn Tòa Thánh nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (Osce), trong cuộc họp bổ sung về Chiều kích con người năm 2020 liên quan đến các chủ đề về tự do ngôn luận, truyền thông và thông tin.
Truyền thông và đạo đức
Phái đoàn Tòa Thánh tái khẳng định nền tảng đạo đức của truyền thông trong xã hội là tập trung vào “con người và cộng đoàn”, vốn là mục đích và biện pháp của việc sử dụng các phương tiện truyền thông để phát triển con người toàn diện. Bởi vì “phương tiện truyền thông tự nó không là gì cả, nó chỉ là các công cụ được con người chọn sử dụng”.
Tự do ngôn luận và tôn giáo
Phái đoàn Tòa Thánh cũng nhắc lại rằng tự do ngôn luận phải bao gồm việc tôn trọng và dành không gian cho các ý kiến, ngay cả khi các ý kiến này khác biệt, không được cản trở các cuộc tranh luận quan trọng hoặc các cuộc thảo luận nghiêm túc về tôn giáo. Phái đoàn Tòa Thánh kêu gọi giới truyền thông có trách nhiệm đưa ra các báo cáo “công bằng và cẩn thận” về các vấn đề tôn giáo, cho phép các thành viên của các cộng đoàn bày tỏ ý kiến và khuyến khích phát triển các hướng dẫn cụ thể.
Tham gia của các cộng đoàn tôn giáo trong đời sống công cộng
Trong bài phát biểu, đại diện Tòa Thánh cũng hy vọng các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ được phát triển và khuyến khích trao đổi các ý tưởng và quan điểm. Bên cạnh đó, cần phải khuyến khích các tổ chức liên quan đến các cộng đoàn tôn giáo tham gia các cuộc tranh luận công khai để họ có thể bày tỏ quan điểm trên nền tảng đạo đức, xuất phát từ đức tin của họ và như thế giúp họ đóng góp cho đời sống của các quốc gia họ thuộc về.
Tiếp theo, phái đoàn Tòa Thánh đặc biệt chú ý đến việc sử dụng Internet, trước hết là các mạng xã hội, cần phải cẩn thận vì nó có thể trở thành công cụ và phương tiện gây hại tạo ra các thông điệp thù hận và phỉ báng. Để tránh điều này, theo phái đoàn Tòa Thánh các nhà cung cấp dịch vụ Internet và dịch vụ mạng xã hội phải được khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch và không phân biệt đối xử, ngăn chặn mọi hình thức hoặc hành vi được đánh dấu bởi sự cố chấp.
Tiếp cận không đồng đều kỹ thuật số và tác động tiêu cực
Phần cuối bài phát biểu, phái đoàn Tòa Thánh nói về sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, đặc biệt trong đại dịch, làm gia tăng nhiều người dễ bị tổn thương, nhiều người đau khổ. “Việc tiếp cận không đồng đều kỹ thuật số giữa người giàu và người nghèo có thể phải trả giá bằng mạng sống; trước hết, khi thông tin quan trọng không được cập nhật kịp thời. Vì vậy, phái đoàn Tòa Thánh kêu gọi cố gắng hết sức để đảm bảo quyền truy cập thông tin đầy đủ và hiệu quả cho mọi người bằng cách đi theo con đường của luật pháp và phát triển kinh tế.”
Ngọc Yến
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12
Hội Nghị Online Của Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh Năm 2024
Th12
Tâm Tình Của Người Công Giáo Khi Mừng Lễ Giáng Sinh
Th12
Giải truyện ngắn Năm Thánh 2025: “Hy vọng và Hoà giải”
Th12
Hội Ái Hữu Vinh – Hà Tĩnh Bắc Cali: Mở tiệc Noel chia..
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng C: Niềm Vui Ơn Cứu Độ
Th12