Hồng Thủy – Vatican News
Nhiều lý do buộc phải di cư
Trước tiên, trưng dẫn trường hợp Thánh Gia trốn sang Ai Cập, không phải là kết quả của một quyết định tự do, Đức Thánh Cha nhận định: “Quyết định di cư phải luôn là tự do, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, ngay cả trong thời đại của chúng ta, điều đó không phải vậy. Xung đột, thiên tai, hay đơn giản hơn là không thể sống một cuộc sống đàng hoàng và thịnh vượng ở quê hương đang buộc hàng triệu người phải rời đi.”
Dấn thân chung để chấm dứt tình trạng di cư bắt buộc
Do đó, để loại bỏ những nguyên nhân này và từ đó chấm dứt tình trạng di cư bắt buộc, theo Đức Thánh Cha, đòi hỏi sự dấn thân chung của tất cả mọi người, phù hợp với trách nhiệm của mỗi bên. “Chúng ta cần nỗ lực hết sức để ngăn chặn chạy đua vũ trang, chủ nghĩa thực dân kinh tế, cướp bóc tài nguyên của người khác và sự tàn phá ngôi nhà chung của chúng ta.”
Trách nhiệm của các quốc gia nguyên quán
Tiếp đến, cần phải có những nỗ lực nhằm đảm bảo cho mọi người được chia sẻ bình đẳng về lợi ích chung, tôn trọng các quyền cơ bản của họ và tiếp cận với sự phát triển con người toàn diện. Đức Thánh Cha nêu rõ trách nhiệm chính của các quốc gia quê hương của họ và các nhà lãnh đạo, cần thực hành một nền chính trị minh bạch, trung thực, nhìn xa trông rộng và phục vụ tất cả mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất.
Quyền không buộc phải di cư: sống trong bình an và phẩm giá tại đất nước của mình
Hướng đến Năm Thánh 2025, nhắc lại ý nghĩa của Năm Thánh là cơ hội cho mọi người được hưởng tự do dành cho các thành phần Dân Chúa, Đức Thánh Cha kêu gọi các quốc gia và cộng đồng quốc tế bảo đảm cho mọi người được hưởng quyền không buộc phải di cư, nghĩa là có cơ hội sống trong bình an và phẩm giá tại đất nước của mình. Ngài khẳng định quyền này có tầm quan trọng cơ bản và các quốc gia có trách nhiệm bảo vệ quyền này. Bởi vì bao lâu quyền này chưa được đảm bảo thì nhiều người sẽ vẫn phải di cư để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.
Nhận ra Chúa Kitô nơi người di dân
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi “nhìn thấy nơi người di dân không chỉ đơn giản là một người anh chị em đang gặp khó khăn, mà là chính Chúa Kitô, Đấng gõ cửa nhà chúng ta.” Do đó, cần tôn trọng phẩm giá của họ, sẵn sàng chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập tất cả mọi người, không phân biệt và không loại trừ bất kỳ ai. (CSR_1874_2023)
Nguồn:vaticannews
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12
Hội Nghị Online Của Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh Năm 2024
Th12
Tâm Tình Của Người Công Giáo Khi Mừng Lễ Giáng Sinh
Th12
Giải truyện ngắn Năm Thánh 2025: “Hy vọng và Hoà giải”
Th12
Hội Ái Hữu Vinh – Hà Tĩnh Bắc Cali: Mở tiệc Noel chia..
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng C: Niềm Vui Ơn Cứu Độ
Th12