Thông điệp gửi Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội | Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski

1368 lượt xem

Thông điệp dành cho Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Miền Bắc Việt Nam của Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Đại Diện Không Thường Trú Của Đức Thánh Cha Phanxico tại Việt Nam.

Tổng hợp: Ban Truyền thông Giáo phận Bắc Ninh

 

Your Excellency Joseph Do Quang Khang,

Dear Brother Bishops, here present,

Brothers and sisters,

Our dearly beloved youth,

I would like to thank His Excellency Bishop Joseph Do Quang Khang for his kind invitation to this wonderous meeting of youth form the ecclesiastical provinces of North Vietnam.

As the Holy Father Pope Francis said during his opening speech at this year’s World Youth Day: “You are not here by accident. The Lord has called you, not only in these days, but from the very beginning of your days. He called you by name. At the beginning of the story of our lives, before any talents we may have, before any shadows or wounds we may be carrying in our hearts, we were called. Why? Because we are loved by Him.”

With this bold truth, and as we approach the holy season of Advent, let us recall that the Archangel Gabriel appeared to the Blessed Virgin and greeted her by her name: “Hail Mary!/Ave Maria!!” and announced to her the great news and proposition of bearing Christ, Our Saviour into the world. And, just like Our Lady, God is calling each and every one of you by name to be a bearer of his Good News to the world, to be a testament of His infinite love for all.

Let us, then, learn from our Blessed Mother, who although knew of her lowliness and worthlessness, entrusted herself wholly to the mercy and love of God. It is the fullness of her “Yes!/Fiat!” to God, which gave her the supernatural grace to experience and endure all the highs and lows of her life, as her mission of being Mother of God and Mother of the Church.

To maintain her “Yes” throughout her life, Our Lady had one constant, it was her perpetual union of her will to God’s will, and to achieve that she was always speaking to God and having endless contact with Him.

With this in mind, it is easy to say “but, it is easy for her as she always had Jesus with her!” My dear young people, we too can have tangible contact with Jesus, just like his Blessed Mother. It is in the sacraments that he draws particularly near to us and gives himself to us.

* * *

Let me share a story with you, which was used by pope Francis in his speech to the youth. The story is this: “Chatting one day with a young man, I asked him what sort of things made him unhappy. He said to me: When my cellphone battery runs down or I lose my internet connection”. I asked him: Why? He answered: “Father, it’s simple; I miss out on everything that is going on, I am shut off from the world, stuck. In those moments, I jump up and run to find a charger or a Wi-Fi network and a password to reconnect”.

This made me think that the same thing can happen with our faith. After a while on the journey or after an initial spurt, there are moments when, without even realizing it, our “bandwidth” begins to fade and we lose our connection, our power; then we become unhappy and we lose our faith, we feel depressed and listless, and we start to view everything in a bad light.

When our battery is low, when we lack the “connection” that charges our dreams, our hearts begin falter. When our batteries are dead, we feel the way the song describes it – “The background noise and the loneliness of the city cut us off, the world turns backwards, tries to overwhelm me and drown all my thoughts and ideas”.

Without a connection, a spiritual connection to Jesus, we end up drowning our thoughts and ideas, our dreams and our faith, and so we get frustrated and annoyed. As protagonists, which we are and we want to be – you are the salt and the light of the earth – we can get to the point of feeling that it makes no difference whether or not we do anything.

It worries me that, once they have lost their “connection”, many people think they have nothing to offer; they feel lost. Never think that you have nothing to offer or that nobody cares about you. Never!

That thought “is the voice of the devil”, who wants to make you feel you are worthless… and to keep things the way they are. All of us are necessary and important; all of us have something to offer (pope Francis, Chile, 2018).

Maybe you won’t believe me, but often enough, the first people who need to be evangelized are Christians themselves.

A young Catholic girl or guy, who is discontented, sad, dissatisfied, or worse still, resentful or rancorous, is not credible” and will not attract anyone to a relationship with Jesus and a life of faith. Look around yourselves: do you like to stay with glumly person, how have “long face”, never joke, never smile? I don’t think so. The same for you, if you are always sad, silence… nobody will like to be your friend. And if nobody is willing to listen to you, how can you spread the Good News? How can you speak of Christ to the other people?

If you read the pontifical document called “The Joy of the Gospel“, you will discover that it deals with the essential role of joy in the life of Christians and in their ability to share the Gospel with others.

For as, Catholics, daughters and sons of God, sisters and brothers of Jesus Christ, “the Gospel is not an ideology; the Gospel is a proclamation of joy. All ideologies are cold, but the Gospel has the warmth of joy. Ideologies don’t make people smile, but the Gospel is a smile. It makes you smile because it touches your soul with the Good News.” (Pope Francis).

And here is my invitation addressed to you: please reflect on how well you preserve and share the joy of knowing that God sent his son into the world, especially now when we approach Christmas. Do you really understand that Jesus loves you always, that he offered his life out of love and wants to give each person eternal life?

Especially in places where it seems most people are not interested in religion, Christians must recognize that “humanity abounds with brothers and sisters waiting for a word of hope. Even today the people are waiting to hear the Gospel message. People of all times need it, even some civilizations of programmed unbelief and institutionalized secularity; indeed, especially the society that leaves the spaces of religious meaning deserted. This is the right moment for the proclamation of Jesus.” (Pope Francis)

Through a relationship with Jesus, “joy is always born and reborn. Don’t forget this; and if any of us do not perceive this joy, let us ask ourselves whether we have found Jesus, or not yet.”

Let’s follow the examples of Vietnamese Martyrs and Saints. Let’s learn from St. Maximilian Kolbe, Josephine Bakhita, as well as Blessed Family Ulma and their seven children, as persons who “were witnesses of hope even amid the most horrid examples of human evil.”

In my today’s speech to you I have quoted Pope Francis. Permit me, before I conclude, to use his words again: “Today each one of us should take a bit of time and think: Jesus, I belong to you. I want to encounter you each day. You are a person, not an idea. You are a companion on the journey, a friend, not a program. You are love that resolves so many problems. You are the starting point of evangelization. You, Jesus, are the source of joy.

Let us learn to “see” and to “meet” Jesus in the Eucharist, where he is present and close to us, and even becomes food for our journey. In the sacrament of Penance the Lord reveals his mercy and always grants us his forgiveness. Recognize and serve Jesus in the poor, the sick, and in our brothers and sisters who are in difficulty and in need of help.

Let us enter into a personal dialogue with Jesus Christ and cultivate it in faith. We can get to know him better by reading the Gospels and the Catechism of the Catholic Church; by conversing with him in prayer, and placing your trust in him – knowing He will never betray that trust!

You will acquire a mature and solid faith, one which will not be based simply on religious sentiment or fleeting emotions or on a vague memory of the catechism you studied as a child. You will come to know God and to live authentically in union with him, and like Our Blessed Mother, to have the strength to stand faithful to Him at the foot of the Cross.

With a renewed and firm faith, I am very sure that each one will fulfil God’s personal mission for you. With this, I leave you the wise words for St. John Paul II, “True holiness does not mean a flight from the world; rather, it lies in the effort to incarnate the Gospel in everyday life, in the family, at school and at work, and in social and political involvement.”

 

Thank you for your kind attention! Enjoy the remaining time of your gathering.

MZ

 

Kính chào đức cha Giuse Đỗ Quang Khang, Kính thưa quý Đức Giám mục đang hiện diện nơi đây,

Thưa anh chị em, các bạn trẻ vô cùng đáng yêu rất thân mến,

Tôi xin cảm ơn đức cha Giuse Đỗ Quang Khang đã có nhã ý ngỏ lời mời tôi đến tham dự đại hội giới trẻ tuyệt vời này của giáo tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong bài phát biểu khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới năm nay: “Các con không phải ngẫu nhiên mà có mặt ở đây. Chúa đã kêu gọi các con, không chỉ trong những ngày này, mà ngay từ những ngày thuở đầu đời của các con. Chúa đã gọi tên con. Khi bắt đầu câu chuyện cuộc đời chúng ta, trước bất kỳ tài năng nào chúng ta có được, trước bất kỳ bóng tối hay vết thương nào chúng ta đang mang trong lòng, chúng ta đã được kêu gọi. Tại sao? Bởi vì chúng ta được Chúa yêu thương.”

Với niềm xác tín này, cùng với Mùa Vọng thánh đang đến gần, hãy để mình nhớ lại biến cố Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel hiện ra với Đức Trinh Nữ khi gọi tên chào Mẹ: “Kính mừng Maria! Ave Maria!!” và loan báo cho Mẹ tin trọng đại và nhờ Mẹ cưu mang Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ của toàn thế giới. Và, như đã kêu gọi Mẹ, Thiên Chúa cũng đang kêu gọi đích danh từng người trong các bạn để trở thành người mang Tin Mừng của Chúa đến cho thế giới, trở thành chứng nhân cho tình yêu vô biên của Chúa dành cho tất cả mọi người.

Vậy chúng ta hãy noi gương Đức Mẹ, một người mặc dù biết mình hèn mọn và chẳng đáng gì nhưng đã phó mình hoàn toàn cho lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa. Đó là lời “Xin vâng/Fiat” hoàn toàn của Mẹ theo thánh ý Chúa, nhờ đó Mẹ được ban ân sủng siêu nhiên để có thể trải nghiệm và chịu đựng mọi thăng trầm trong cuộc đời với sứ mạng làm Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Giáo Hội.

Để gìn giữ tiếng “Xin Vâng” trong suốt cuộc đời, Đức Mẹ luôn ấp ủ một điều: đó là đồng nhất cách vĩnh viễn ý muốn của Mẹ với thánh ý Thiên Chúa, và để đạt được điều đó, Mẹ luôn luôn trò chuyện và không ngừng giữ mối thân tình với Thiên Chúa

Với suy nghĩ này, người ta dễ dàng nghĩ rằng “nhưng, việc này quá dễ với Mẹ vì Mẹ luôn có Chúa Giêsu cùng Mẹ!” Các bạn trẻ thân mến, chúng ta cũng có thể có được mối thân tình cụ thể, giống như thế, với Chúa Giêsu. Vì qua các bí tích, Chúa Giêsu đến gần chúng ta cách đặc biệt và trao ban chính Ngài cho chúng ta.

* * *

Tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện đã được Đức Thánh Cha Phanxicô sử dụng trong bài phát biểu với giới trẻ. Chuyện như sau: “Một hôm trò chuyện với một chàng trai trẻ, tôi hỏi điều gì khiến anh ấy không vui. Anh ấy nói: Khi điện thoại của con hết pin hoặc khi con mất kết nối internet”. Tôi hỏi anh ấy: Tại sao vậy? Anh trả lời: “Thưa cha, đơn giản là con bỏ lỡ mọi thứ đang diễn ra, con bị tách biệt khỏi thế giới, bị mắc kẹt. Những lúc đó, con bật dậy chạy đi tìm cục sạc hoặc mạng Wi-Fi và mật khẩu để kết nối lại”.

Chuyện này khiến tôi nghĩ rằng điều tương tự cũng có thể xảy ra với đức tin của chúng ta. Sau một thời gian trên hành trình hoặc sau sự bứt phá ban đầu, có những lúc thậm chí chúng ta không cả nhận ra, “băng thông” của chúng ta bắt đầu yếu dần và chúng ta mất kết nối, mất sức mạnh của mình; rồi chúng ta trở nên bất hạnh và mất tự tin, chúng ta cảm thấy chán nản và bơ phờ, và chúng ta bắt đầu nhìn mọi sự theo hướng tiêu cực.

Khi pin của chúng ta yếu, khi “kết nối” của chúng ta không ổn định lúc ta sạc pin cho những ước mơ của mình, trái tim chúng ta bắt đầu run rẩy. Khi pin của chúng ta cạn kiệt, chúng ta thấy lòng mình tựa như lời bài hát mô tả – “Tiếng ồn xung quanh và sự cô đơn của thành phố làm chúng ta xa cách, thế giới quay ngược lại, cố gắng nhấn chìm tôi và nhấn chìm mọi suy nghĩ và ý tưởng của tôi”.

Không có sự kết nối tâm linh với Chúa Giêsu, kết cuộc chúng ta sẽ nhấn chìm những suy nghĩ, ý tưởng, ước mơ và đức tin của mình, và vì vậy chúng ta cảm thấy thất vọng và bứt rứt. Đang khi là chủ thể của cuộc đời hôm nay cũng như tương lai – các con là muối và ánh sáng của trần gian – có khi chúng ta lại cảm thấy rằng: dù chúng ta có làm gì hay không, chắc cũng chẳng có gì khác biệt.

Tôi lo rằng, một khi đã mất “kết nối”, nhiều người nghĩ rằng họ chẳng còn gì để cống hiến; họ cảm thấy lạc lõng. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn không có gì để cống hiến hoặc không ai quan tâm đến bạn. Đừng bao giờ nghĩ vậy!

Suy nghĩ như thế “là tiếng nói của ma quỷ”, kẻ muốn khiến bạn cảm thấy mình vô dụng… và giữ nguyên mọi thứ. Tất cả chúng ta đều cần thiết và quan trọng; tất cả chúng ta đều có điều gì đó để cống hiến (Đức Thánh Cha Phanxicô, Chilê, 2018).

Có thể các bạn sẽ không tin tôi, nhưng thường thì những người trước tiên cần được Phúc Âm hóa lại chính là các Kitô hữu.

Một cô gái hay một chàng trai Công giáo trẻ tuổi mà bất mãn, buồn bã, bực dọc, hoặc tệ hơn nữa, oán giận hay hiềm khích, thì không đáng tin cậy và sẽ không thu hút được ai đến với với Chúa Giêsu và một đời sống đức tin. Hãy nhìn quanh mình: bạn có thích ở bên một người ủ rũ, mặt dài thườn thượt, không bao giờ biết đùa, không bao giờ cười? Tôi nghĩ là không. Bạn cũng vậy, nếu bạn luôn buồn bã, nín thinh… thì không ai muốn làm bạn với bạn. Và nếu không có ai muốn nghe bạn, thì làm sao bạn có thể truyền bá Tin Mừng, làm sao bạn có thể nói về Chúa Kitô cho người khác?

Nếu các bạn đọc Tông Huấn  “Niềm vui của Tin Mừng”, các bạn sẽ khám phá rằng Tông Huấn đề cập đến vai trò thiết yếu của niềm vui trong đời sống các Kitô hữu và trong khả năng họ chia sẻ Phúc Âm với người khác.

Đối với người Công giáo trong tư cách là con cái Thiên Chúa và là anh chị em của Chúa Giêsu Kitô, thì “Tin Mừng không phải là một ý thức , mà Tin Mừng là một lời loan báo niềm vui. Mọi ý thức hệ đều lạnh lùng, nhưng Tin Mừng có sự ấm áp của niềm vui. Những hệ tư tưởng không làm cho người ta mỉm cười, nhưng Tin Mừng là một nụ cười. Nó làm cho bạn mỉm cười vì nó chạm đến tâm hồn bạn bằng Tin Mừng của Chúa.” (Đức Thánh Cha Phanxicô).

Và đây là lời mời gọi của tôi gửi đến các bạn: hãy suy ngẫm xem các bạn đã gìn giữ và chia sẻ ra sao về niềm vui vì biết rằng Thiên Chúa đã sai Con của Người đến thế gian, đặc biệt là lúc này khi chúng ta đang đến gần Lễ Chúa Giáng Sinh. Các bạn có thực sự hiểu rằng Chúa Giêsu luôn yêu thương bạn, Người đã hiến mạng sống mình vì tình yêu và muốn ban cho mỗi người sự sống đời đời không?

Đặc biệt ở những nơi mà hầu hết mọi người dường như không quan tâm đến tôn giáo, các Kitô hữu phải nhận ra rằng “nhân loại có rất nhiều anh chị em đang chờ đợi một lời hy vọng. Ngay cả ngày nay con người cũng đang chờ đợi để nghe sứ điệp Tin Mừng. Con người ở mọi thời đại đều cần đến nó, ngay cả một số nền văn minh của sự vô tín được lập trình và tính thế tục được thể chế hóa; đặc biệt là một xã hội bỏ rơi những không gian có ý nghĩa tôn giáo. Đây là thời điểm thích hợp để loan báo Chúa Giêsu.” (Đức Thánh Cha Phanxicô)

Nhờ mối tương quan với Chúa Giêsu, “niềm vui luôn được sinh ra và tái sinh. Đừng quên điều này; và nếu ai trong chúng ta không cảm nhận được niềm vui này, thì hãy tự hỏi xem mình đã tìm thấy Chúa Giêsu hay chưa”.

Chúng ta hãy noi gương các Thánh và các vị Tử Đạo Việt Nam. Chúng ta hãy học gương Thánh Maximilian Kolbe, Josephine Bakhita, cũng như Gia đình Chân phước Ulma và bảy người con của họ, “là những nhân chứng của niềm hy vọng ngay giữa những hình mẫu khủng khiếp nhất về sự ác độc của con người”.

Trong bài phát biểu này, tôi đã trích dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô. Trước khi kết thúc, cho phép tôi lại sử dụng những lời của ngài: “Hôm nay mỗi người chúng ta nên dành một chút thời gian và suy nghĩ: Lạy Chúa Giêsu, con thuộc về Chúa. Con muốn gặp Chúa mỗi ngày. Chúa là một con người, chứ không phải một ý tưởng. Chúa là người bạn đồng hành trên hành trình, một người bạn, chứ không phải một chương trình. Chúa là tình yêu hóa giải rất nhiều vấn đề. Chúa là điểm khởi đầu của việc loan báo Tin Mừng. Giêsu ơi, Chúa là nguồn vui.”

Chúng ta hãy học cách “nhìn thấy” và “gặp gỡ” Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, nơi Chúa hiện diện và gần gũi với chúng ta, thậm chí trở thành lương thực cho cuộc hành trình của chúng ta. Trong bí tích Giải tội, Chúa tỏ lộ lòng thương xót của Người và luôn ban ơn tha thứ cho chúng ta. Hãy nhận ra và phục vụ Chúa Giêsu nơi người nghèo, người đau ốm và nơi anh chị em chúng ta đang gặp khó khăn và cần được giúp đỡ.

Chúng ta hãy bước vào cuộc đối thoại cá vị với Chúa Giêsu Kitô và vun trồng nó trong đức tin. Chúng ta có thể biết Ngài nhiều hơn bằng cách đọc Tin Mừng và Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo; bằng cách trò chuyện với Ngài trong cầu nguyện và đặt niềm tin tưởng vào Ngài – xác tín rằng Ngài sẽ không bao giờ phản bội!

Các bạn sẽ có một đức tin trưởng thành và vững mạnh, một đức tin không chỉ dựa trên tình cảm tôn giáo, những cảm xúc thoáng qua hay trên một ký ức mơ hồ về giáo lý bạn đã học khi còn nhỏ. Bạn sẽ tiến đến chỗ nhận biết Thiên Chúa và sống hiệp nhất đích thực với Ngài, và giống như Đức Mẹ, bạn có sức mạnh đứng trung thành với Chúa dưới chân Thập Giá.

Với một đức tin được đổi mới và vững chắc, cha tin chắc rằng mỗi bạn sẽ hoàn thành sứ mệnh riêng Chúa trao cho mình. Vì vậy, cha trao gửi các bạn những lời khôn ngoan của Thánh Gioan Phaolô II: “Sự thánh thiện đích thực không có nghĩa là chạy trốn khỏi thế gian; đúng hơn, nó nằm ở nỗ lực nhập thể Tin Mừng vào đời sống hằng ngày, trong gia đình, ở trường học và nơi làm việc, cũng như trong các hoạt động xã hội và chính trị.”

Cảm ơn các bạn đã chăm chú lắng nghe! Chúc các bạn thật vui trong thời gian quy tụ bên nhau tại đại hội giới trẻ này.

MZ

Nguồn: giaophanbacninh.org

 

 

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận