CĂN CƯỚC ĐÀN ÔNG,
CĂN CƯỚC ĐÀN BÀ
Trích tác phẩm: Etienne Roze, Verità e splendore della differenza sessuale, Cantagalli, Siena 2014
Tác giả: Etienne Roze
Dịch giả: Gm. Louis Nguyễn Anh Tuấn
Thế nào là người đàn ông? Thế nào là người đàn bà? Trả lời câu hỏi này tác giả Etienne Roze trả lời lại với Butler và những người theo chủ trương lí thuyết về giới (theory of gender) theo cái nhìn hiện tượng luận và có nguồn gốc từ mạc khải Kitô giáo. Chúng ta sẽ nghe phân tích của Etienne Roze theo một trình tự khởi đi từ con người, vốn là một người-đàn-ông để rồi sẽ hướng tới một con người-lao-động, làm chủ những phúc lợi khách thể, rồi tiếp tục hướng đến con người-bảo-hộ, kẻ lập pháp phục vụ cho công ích và là người-chồng tự hiến thân như “con chiên” cho người-vợ và sau cùng, là một người-cha.
Tiếp theo đó, phân tích hầu như cũng phát triển theo trình tự đó với nhận xét ban đầu theo hiện tượng luận về người-đàn-bà, vốn biểu lộ những đặc trưng của một con “người-đền-thờ” nghĩa là người có ơn gọi hướng đến tình yêu và sự sống, là điều kiện sẵn sàng cho mối quan hệ người-vợ với người-chồng để rồi kết thúc bằng người-mẹ.
Dọc theo lối đi của nghiên cứu này sẽ thấy nổi lên bài ca, ban đầu còn ngân lên dè dặt nhưng mỗi lúc sẽ một lớn hơn, giọng nam của người đàn ông và giọng nữ của người đàn bà, hòa thành một “bài song ca” tán dương và hoàn thành danh tính của họ.
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA CĂN TÍNH NGƯỜI ĐÀN ÔNG VÀ NGƯỜI CHA
Căn tính bị trôi nổi của thời kì hậu-sinh-dục
Cách âm thầm nhưng có tính cách mạng, kỉ nguyên “hậu-hữu thể-luận” đang rỉ rả (hơi giống kiểu con ngựa thành Troa) thấm nhập vào văn hóa các xã hội Tây phương và xa hơn nữa. Dù chỉ có đại diện một thiểu số hiếm hoi, các nhà đấu tranh cho lí thuyết về giới và các vận động hành lang của nhóm LGBT không ngừng thúc đẩy việc áp đặt các biện pháp cần thiết để thay đổi, nghĩa là giải cấu trúc và xây dựng lại thực tại nhân học. Đối với họ, tự nhiên là không tồn tại bởi vì nó không hề có. Và nếu như có ai đó muốn nhấn mạnh đến “siêu hình tự nhiên” thì đó là kẻ có mưu toan chính trị và theo văn hóa xưa áp đặt cực lực quan hệ dị tính, và là nguồn gốc của những sự kì thị tệ hại và bất bình đẳng từ phía những kẻ chủ xướng duy dị tính (heterosexism). Theo những ý kiến vận động hành lang ấy, có một điều chắc chắn duy nhất thôi, đó là văn hóa, bởi lẽ văn hóa đã có tự bao đời rồi. Vì thế, nếu chính văn hóa đã thúc đẩy con người ta đi vào nẻo đường lưỡng cực và quy ước của sự phân biệt nam-nữ do việc lặp đi lặp lại của ngôn ngữ đứng đằng sau tình trạng phải quy phục sự sinh sản, thì cũng chính văn hóa sẽ giải phóng căn tính của con người khỏi tình trạng nhị phân giới tính khó khăn này, để mở ra nhiều khả thể căn tính về giới, uyển chuyển và luôn biến chuyển. Sự thay đổi hướng đi này của nhân học cần có những phương tiện đặc thù các nhà tranh đấu biết rất rõ, đó là sức mạnh biểu hiện của ngôn ngữ, diễn từ, những thông điệp trên các phương tiện truyền thông và các vai trò của tâm lí xã hội, nhưng còn là giáo dục trẻ nhỏ và sau cùng là sự định chế hóa việc chống-tự-nhiên. Như thế, tiến bộ xã hội là do ta nỗ lực loại bỏ sự phân biệt giới tính, trộn lẫn và xóa bỏ hướng định cho các giới nam và nữ. Để rồi cuối cùng người ta có thể đạt đến viễn cảnh bình đẳng cho tất cả mọi giới, tức giới đồng tính luyến ái hay giới gì khác. Những lời Butler nói rõ ràng:
“Thân xác không bị “phân giới” theo một hướng quan trọng nào trước khi được ta xác định trong một diễn ngôn nói ra “ý tưởng” về giới tính tự nhiên hay cốt yếu cho nó. Thân xác chỉ có được ý nghĩa bên trong diễn ngôn mà thôi trong bối cảnh của những mối tương quan quyền lực. Tính dục, về mặt lịch sử, là một tổ chức đặc biệt của quyền lực, của diễn ngôn, của các thân xác và tình cảm. Theo nghĩa đó, tính dục được hiểu như là cái tạo ra “giới tính”, là một ý niệm nhân tạo mở rộng ra thực tế và che đậy các quan hệ quyền lực chịu trách nhiệm về việc đã tạo ra nó”[1].
Dĩ nhiên, trong viễn ảnh đó cái đáng được quan tâm đầu tiên là thân xác. Thân xác, từ đó không còn ý nghĩa gì nữa, đã bị trung lập hóa và giải thích lại theo nhãn giới một tính dục hậu-sinh-dục[2], rốt cuộc nó có khả năng đón nhận căn cước giới tính cách linh động theo như chủ thể tự do muốn chọn cho mình:
“Sự kiện cái người ta “nhìn thấy” nơi thân xác có thể không đủ để trả lời câu hỏi: các phạm trù qua đó người ta được nhìn thấy dùng để làm gì? Chính lúc không thể tri giác ổn định và vững chắc, không thể đọc ra cách chắc chắn thể xác mình xem thấy, người ta không còn nhận thức xác thực nữa cái thân thể nào trước mặt mình đây, cơ thể một người đàn ông hay của một người đàn bà. Khi các phạm trù này bị ngờ vực, thì ngay cả thực tại giới tính thành ra cũng bị khủng hoảng. Người ta không còn phân biệt được rõ ràng nữa giữa cái thực và cái không thực. Và đây là dịp để chúng ta có thể hiểu rằng cái ta xem là “thực”, cái ta viện dẫn như là một tri thức được cho là tự nhiên về giới tính, thực ra là một thực tại có thể được thay đổi và xét lại”[3].
Những lối giải thích thân xác hậu-hữu-thể-luận và hậu-sinh-dục này, và cũng từ đó, người ta định nghĩa lại căn tính, dường như là cẩm nang hướng dẫn cho các cuộc vận động hành lang quốc tế và rất nhiều quốc gia có ý để cho nhân dân họ theo đuổi. Cụ thể là, ngày càng có nhiều Nhà Nước chuẩn nhận pháp lí thuận lợi cho các cuộc kết hôn đồng tính và ra sức phổ biến các lí thuyết về giới trong các trường mầm non và trường học tuổi nhỏ. Trong bối cảnh nhân học như thế, chúng ta nói về căn cước nhân vị, căn cước giới tính (nam giới cho đàn ông, nữ giới cho phụ nữ) để làm gì? Có vẻ như là một “thực tế” ảo, điều người ta nói ngày nay ta cần phải “thay đổi và xét lại”; thực ra, người ta không còn nói về căn cước tính dục (sexual identity) hay căn cước nhân vị (personal identity) mà chỉ nói về căn cước giới (gender identity). Nhưng nếu như hủy diệt hoàn toàn căn cước nam tính và nữ tính, thì ta sẽ còn lại gì ngoài cái xứ sở nhân sinh hoang vu và im lìm, không còn có các cô dâu và chú rể hát vang bản diễm tình ca (cf. Br 2,23).
Khẳng định lại khái niệm dị biệt tính dục
Trước những khích động đó, chúng ta trả lời sự kiện tính dục dị biệt không phải là nguyên nhân của tình trạng kì thị. Đúng hơn, chính trong mức độ nào đó người ta chối bỏ và hủy diệt sự dị biệt và bổ túc này, mà có nguy cơ phân biệt giả trá; vì giảm trừ phân biệt giới tính là gia tăng sự bất bình đẳng.
Dị biệt tính dục, bởi đó, có một ý nghĩa, đúng hơn nó là cách thức duy nhất để khoa nhân học nhân bản đạt được ý nghĩa đầy đủ. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội này chúng ta không thể liều đưa ra những giải thích mà chưa tái khẳng định dữ kiện hữu thể học và nhân học. Bởi lẽ, ngoài sự kiện ấy chỉ có giải đáp duy chủ thể và mơ hồ. Vì thế, chúng ta sẽ nhắc lại sơ qua những kết quả đã sáng tỏ về khái niệm dị biệt đã nói ở chương hai. Hai khái niệm đó là: đồng nhất và dị biệt. Đồng nhất là điều kiện sine qua non (không thể thiếu được) để có thể có được một quan hệ bình đẳng giữa hai yếu tố dị biệt. Đàng khác, các dị biệt nghịch nhau cách tương đối có thể bổ túc cho nhau chỉ nhờ chúng có sự đồng nhất nào đó. Mọi thực tại làm nên bởi một nhất thể lưỡng cực đều như thế, đặc biệt và tuyệt diệu nhất là nơi mối quan hệ nam-nữ. Ở đó, yếu tố đồng nhất là nhân tính bảo đảm nền tảng hữu thể cho bình đẳng giới. Dựa trên nền tảng đó mà có mối quan hệ giữa hai con người khác giới này, hai người làm phong phú cho nhau nhờ sự trao hiến bổ túc, tương hỗ và giao thoa. Sự đồng nhất hệ tại ở tính bình đẳng tuyệt đối cả hai đều là người, dù tính dục khác nhau.
Đức Gioan Phaolô II trong Giáo lí của ngài về Tình yêu phàm nhân giải thích hết sức rõ ràng tương quan giữa đồng nhất tính và dị biệt tính:
“Qua chuyện kể của sách Sáng Thế, chúng ta đã nhận thấy rằng con người được tạo dựng cách ‘dứt khoát’ trong cuộc tạo dựng nên sự hợp nhất của hai hữu thể. Họ hợp nhất (unity) nên một qua việc có cùng một nhân tính; còn khác biệt nhau (duality) thì lại biểu thị qua sự khác biệt giới tính, là nam và là nữ, của con người được tạo dựng trên cơ sở có cùng một nhân tính đó […]. Ta hãy nhớ lại đoạn sách St 2,23: “Bấy giờ con người nói: Này đây, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra”. Đoạn văn này cho ta thấy rằng để hiểu con người cần phải đi qua giới tính (nam và nữ). Người nam và người nữ như là hai “hiện thân” của cùng một nỗi đơn độc siêu hình, đơn độc trước Thiên Chúa và trước thế giới. Đó như là hai cách thức của “thân xác” và cũng là hai cách thức làm người bổ túc cho nhau, […]. Như thế người nữ nhận ra chính mình khi đứng trước người nam, còn người nam được khẳng định mình nhờ người nữ. Chính vai trò của giới tính, “yếu tố cấu thành nhân vị” (chứ không chỉ là “thuộc tính của nhân vị”) theo một nghĩa nào đó, cho thấy con người trong thân xác “đàn ông” hay “đàn bà” đó sâu thẳm là dường nào”[4].
Chúng ta cần nhắc lại những xác quyết hữu thể luận này và nghe lại giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trước khi bắt đầu nghiên cứu những dị biệt kì diệu của căn tính người nam và người nữ.
Khởi đi lại từ thân xác người nam
Lộ trình phân tích về căn tính người nam mà chúng ta sẽ tiến hành và sẽ kết thúc bằng việc nghiên cứu về người cha, bắt đầu với người nam. Thế nên, phân tích sẽ phải khởi đi từ thân xác, tức là từ yếu tố xác thể của người nam. Cố ý nhấn mạnh về dữ kiện xác thể vì lí do rõ ràng: kẻ xâm nhập từ khước xác thịt ngày nay yêu cầu được quan tâm và giải đáp yêu sách của họ ngày càng nhiều hơn.
Thân xác, cùng với linh hồn, là một yếu tố thiết yếu về phương diện hữu thể luận để định nghĩa khái niệm ngã vị. Thân xác sống động, như là xác thể, cũng là sự hiển linh một chủ thể ngã vị: “Thân xác biểu lộ con người”[5]. Hơn nữa, toàn thể thân xác được phân bố các ý nghĩa – lògos – vốn được ghi khắc nơi bản tính của con người, chúng hướng thân xác về tèlos (cứu cánh) của nó, và tương ứng với èthos (đạo đức) của nó. Bởi thế, do bản tính tự nhiên thân xác không thể và sẽ không bao giờ là trung tính, mơ hồ (về giới tính) và “phi-diện-mạo”. Sau cùng, luôn khởi đi từ thân xác ở trong một quan hệ phong phú, nhân vị nội tâm hóa và trưởng thành dần căn cước giới tính và căn cước ngã vị của mình. Những nhận xét này về thân xác, xác thể và căn tính đã được phân tích trong các chương trước. Giờ đây, muốn khảo sát căn tính riêng của người nam chúng ta cần quan sát thân xác nam giới.
Trong những tháng ngày đầu đời, em bé sơ sinh, dù trai hay gái, đã biết sử dụng thân xác mình để bước vào cuộc đời. Các giác quan nhạy bén của bé mở ra hết mức để đón nhận mọi sự quanh mình và những gì em cần. Dù không ý thức các phần cơ thể của em và các thân xác mà em gặp trong quan hệ, em đã sống kinh nghiệm chúng. Ai đã dạy một em bé mới sinh ra biết vú mẹ ở đâu và cho cái gì? Thế mà, khi vừa mới được đặt vào lòng mẹ, bé đã tìm đến đó để hưởng dùng dòng sữa dinh dưỡng mẹ ban cho. Em bé sơ sinh không hề lẫn lộn các thân xác. Tính thực tế hiện sinh của em (không chỉ thuộc bản năng) khác hẳn cái gọi là “thân xác hậu-sinh-dục”, vốn là sự kiến thiết thuộc một ý thức hệ và là phát kiến của những người lớn không có chút quan tâm nào đến trẻ nhỏ.
Trong thời kì thơ ấu đầu tiên, nơi cơ thể trẻ nam và trẻ nữ không có lưỡng tính bản chất, trạng thái này kéo dài cho tới khi thức giấc dậy thì. Đến khoảng 9-10 tuổi đối với bé gái và 12-13 tuổi đối với bé trai, trong cơ thể em các hormone được giải phóng, kéo dài trong khoảng bốn hoặc năm năm, thể chất bắt đầu phát triển mạnh mẽ, cậu bé trở thành chàng trai cao lớn, cô bé trở thành thiếu nữ. Nơi thân xác các em có sự gia tăng phát triển các đặc tính riêng thứ phát của nam giới và của nữ giới, liên quan đến sinh dục hoặc ngoài sinh dục.
Nơi nam giới, các đặc tính sinh dục trưởng thành dần biểu hiện nơi việc tinh hoàn tăng kích thước và sa xuống một chút, dương vật phát triển, tiền liệt tuyến phát triển. Thêm vào đó, có các đặc tính ngoài sinh dục xuất hiện thay đổi như giọng nói trầm hơn, lông tóc dày hơn khắp trên cơ thể, đặc biệt ở mặt, nách, mu, …Bộ khung xương phát triển đáng chú ý, vai rộng hơn lực lưỡng hơn trên đó là cái cổ khá ngắn và chắc, ngực phát triển nở nang hơn, cánh tay rắn chắc hơn có sức mang vác nặng, trong khi khung chậu vẫn còn hẹp. Bộ khung xương nam giới phát triển như thế kèm theo sự phát triển các cơ bắp. Vì thế, người đàn ông xem ra có thiên hướng làm các hoạt động thể chất đòi hỏi sức lực nhiều, nhanh và mạnh[6].
Một mối quan hệ hướng đối tượng
Từ nhận xét về sự phát triển dần đến trưởng thành các đặc điểm thứ phát về giới tính của nam giới (có gốc rễ từ thực tại cấu trúc sinh học) chúng ta sẽ xem xét sự phát triển của các cơ quan sinh dục. Cơ quan của nam giới, như một động vật hữu nhũ hay đàn ông, tức dương vật, nằm ở bên ngoài cơ thể. Việc thực hành chức năng sinh dục, như được nhận thấy trong thế giới động vật, khiến con đực phải “đi ra” khỏi mình, có khuynh hướng đi săn tìm và chiến đấu để tiếp cận con cái, chinh phục, chiếm hữu, thống trị, xâm nhập, và sau cùng giao cấu với con cái, rồi bỏ đi. Người đàn ông, xét như một con đực, cũng ở trong cái năng động này làm anh ta phải “đi ra” để chinh phục và chiếm lấy được người phụ nữ của anh[7]. Nhưng nghĩa cử của anh – khác với các con vật – được người phụ nữ đón nhận, biến thành sáng kiến của anh muốn trao hiến. Kết thúc việc giao hợp, cho dẫu người nam có rời khỏi người nữ, nhưng vẫn kết hợp với nàng như một xương một thịt trong tình hiệp thông các ngôi vị, nhờ sự trao hiến hôn phối.
Chính từ sự định vị của cơ quan người đàn ông, giống đực, và từ hoạt động sinh dục của nó, mà bắt đầu một cách thức hiện hữu, quan hệ với thế giới và với những con người, tiêu biểu của nam giới. Người đàn ông, được ghi dấu bởi đặc trưng cơ cấu sinh dục của mình, được dựng nên có xu hướng tự nhiên đi ra ngoài mình và đạt đến mục tiêu của mình, thống lĩnh nó, làm chủ nó để dẫn nó đến cuộc sống tốt đẹp. Bởi thế cơ cấu sinh dục giống đực là cơ sở của mối quan hệ có đặc trưng là hướng đến đối tượng[8]. Một quan hệ khởi đi từ chủ thể là người đàn ông để đạt tới đối tượng[9]. Một quan hệ như thế tất yếu hàm chứa một khoảng cách, tức là luôn luôn tồn tại một khoảng không gian giữa một chủ thể và một đối tượng.
Quan hệ hướng đối tượng này, vốn là đặc trưng của nam giới, chính vì con người ta yếu đuối mỏng giòn, không phải là không có nguy cơ bị lệch lạc. Trong đó nguy cơ chính yếu là giản lược tất cả chỉ còn như là đối tượng sự vật để thỏa mãn tính ích kỉ và vụ lợi của họ. Quan hệ mất phẩm chất như thế cũng có thể thấy có dấu hiệu nơi mối tương quan với người phụ nữ, trong tình cảnh khi người đàn ông với một tâm hồn không thanh khiết đầu hàng cám dỗ đã lạm dụng người phụ nữ – cả khi đó là vợ mình – đối xử như một đồ vật để thỏa dục vọng mình mà thôi[10].
Lao động làm người đàn ông có trách nhiệm
Nếu người ta cho rằng sự trưởng thành về phương diện sinh lí của thể xác người nam chỉ là một chuyện bình thường thì quả thật ta có thể hiểu được tại sao người ta cho là nó vô nghĩa và trung tính. Nhưng ngược lại, nếu ta nghĩ rằng nó trưởng thành nhằm đáp lại một đòi hỏi cụ thể và một ơn gọi đặc biệt, thì ta sẽ thấy toàn thể sự phát triển cơ thể ấy có một ý nghĩa nhân học rất sâu xa.
Như ta vừa mới nhận xét, hoạt động cơ quan sinh dục của nam giới là cơ sở của một mối quan hệ hướng đối tượng, vốn là đặc trưng của người đàn ông. Chính trên cơ sở của quan hệ này mà cấu trúc tâm-thể-lí người đàn ông được tổ chức, bằng mọi thể thức hướng người đàn ông đạt tới được đối tượng của mình. Nó rẽ thành hai hướng chính: trước hết trong lao động người nam đạt tới đối tượng hầu cải thiện nó, và thứ đến, trong chính trị, hiểu như là trong đời sống xã hội công cộng (res publica), nơi người đàn ông đem đối tượng ấy phục vụ cho thiện ích chung.
Phân tích của chúng ta sẽ bắt đầu từ khảo sát đối tượng của người đàn ông qua lao động biến đổi nó. Để đạt tới được đối tượng đó của mình và lao động cách thích đáng trên đó, người đàn ông được phú bẩm cho những phẩm chất thích hợp giúp anh ta thống lĩnh được thế giới thụ tạo. Trước hết đó là một sức mạnh thể lí, và cùng với nó là các phẩm tính khác. Nhận định này được xác nhận nơi những kinh nghiệm nguyên thủy do sách Sáng thế kể lại. Các kinh nghiệm ấy không chỉ giới hạn trong những động thái tâm lí của con người, nhưng là những kinh nghiệm thật sự và đích thực nằm ở chiều sâu hữu thể thuộc bản tính con người[11]. Trong vô vàn những kinh nghiệm, chẳng hạn như đơn độc, trần truồng, hợp nhất nguyên thủy, còn có kinh nghiệm mà St 2,15 kể: “Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Êđen, để cày cấy và canh giữ đất đai”. Thiên Chúa Tạo Hóa trao phó cho ađam nhiệm vụ và trách nhiệm phải lo “cày cấy” và “gìn giữ” vườn Êđen. Đó là một thiện ích ađam phải kiện toàn bằng lao động của mình, đồng thời “làm bá chủ và thống trị trái đất” (St 1,28). Bởi thế, kinh nghiệm nguyên thủy là lí do cho sự phát triển thể chất của người đàn ông, mạnh mẽ và thích hợp với việc lao động.
Lao động của con người, dẫu có ghi dấu bởi sự khổ nhọc vất vả vì tội nguyên tổ, cũng là một phúc lành cả cho thế giới và cho con người. Là phúc lành cho thế giới (khách thể) vì tạo thành được biến đổi nên phong phú hơn. Là phúc lành cho con người (chủ thể) vì con người có được giá trị nhờ lao động của mình. “Muốn xác định rõ hơn ý nghĩa đạo đức của lao động, người ta phải luôn ý thức chân lí: lao động là một thiện ích cho con người vì nhờ lao động con người không những biến đổi thiên nhiên bằng cách làm nó đáp ứng thích nghi với nhu cầu của mình, mà còn thực hiện chính mình như một con người và hơn nữa, theo một nghĩa nào đó, trở nên người nhiều hơn”[12].
Trước hết chúng ta xem đối tượng lao động của người đàn ông, tức một thụ tạo, có nghĩa là gì? Với sự khôn ngoan và óc thực tế, con người khám phá ra các định luật ghi sẵn ở trong tạo thành và áp dụng chúng để hoàn thiện công trình của Thiên Chúa. Như thế, nhờ lao động và sự vất vả của con người, dữ liệu thô sơ của thiên nhiên được biến đổi, hoàn thiện, có giá trị và nhân văn hơn. Sự biến đổi đó ngoài việc mang lại cho thụ tạo một lợi ích thực sự, còn nói lên một lời ca tụng kép: trước là, ca ngợi trí thông minh con người, bằng chứng của quyền chủ tể của họ trên vạn vật[13], và sau là, của lễ con người lao động dâng tiến để phụng thờ Thiên Chúa[14]. Quyền chủ tể có được nhờ lao động đó khoác cho con người một nhiệm vụ tư tế lo dâng tiến lễ vật ca tụng Thiên Chúa Tạo Hóa. Nhân vật Abel, kẻ đã dâng lễ vật đầu mùa lấy từ đàn vật của mình dâng tiến cho Thiên Chúa, là đại diện của tính cách tư tế con người có được nhờ lao động: “Abel dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng. Đức Chúa đoái nhìn đến Abel và lễ vật của ông” (St 4,4). Chúng ta nên nhớ rằng động từ “lao động” (canh tác) trong St 2,5.15 cũng có nghĩa là “phụng sự” và “phụng thờ”. Lao động, dù khổ dịch, cũng có thể được biến đổi thành hành động phụng vụ miễn là luôn nhớ đến ý định sáng tạo của Thiên Chúa.
Lao động, vốn giúp cải thiện dữ liệu thô sơ của thiên nhiên, luôn được kèm theo bởi sự “bá chủ” của con người. Giờ đây chúng ta cũng nên làm sáng tỏ ý nghĩa của từ “làm bá chủ”, vốn không luôn có nghĩa tích cực. Chính Lời Chúa sẽ giúp làm rõ vấn đề này.
Trước hết, “làm bá chủ” có ý nghĩa trọn vẹn khi, nhờ một sự phục vụ có trách nhiệm mà, một phúc lợi giao phó được cải thiện: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất” (St 1,28). Thứ đến, từ “làm bá chủ” bị ô nhiễm bởi tội nguyên tổ bị mất đi phẩm chất phục vụ của nó và trở thành một quyền lực nô dịch hóa, trấn áp, có thể trở thành một thái độ độc tài chuyên chế trong mọi sự đối với mọi người, cách riêng đối với người phụ nữ: “ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi” (St 3,16).
Bây giờ, việc xem người đàn ông như là chủ thể lao động của họ, điều đó có ý nghĩa gì? Phúc lợi lao động của con người không chỉ giới hạn ở nơi đối tượng mà con người sở đắc và làm giàu thêm nhờ tài năng của họ, mà còn, như đã nói trên đây, mở rộng đến chính con người xét như là một chủ thể[15], nghĩa là con người như nguyên nhân và hiệu quả của lao động của mình[16]. Thật vậy, lao động là cơ hội đầu tiên được trao cho người đàn ông thực hiện các lựa chọn, và bởi thế họ trở nên có trách nhiệm. Đảm nhận trách nhiệm này làm khuôn mặt người đàn ông phản chiếu rõ hơn hình ảnh của Thiên Chúa Tạo Hóa[17]. Lao động, làm biến đổi thế giới nhờ quan hệ hướng đối tượng, cũng làm biến đổi con người, và cách nào đó làm cho họ là người hơn[18]. Lao động vì làm cho chủ thể trở nên có phẩm chất, bắt đầu từ đối tượng, nên hết sức quan trọng đối với người đàn ông. Nó trở thành cơ hội và sự biểu lộ tính sáng tạo, sự thỏa mãn của anh ta. Ngược lại, khi bị mất việc làm hoặc không còn khả năng lao động nữa, anh phải chịu một thất bại từ đó sinh ra buồn bực, chán nản, thất vọng. Anh ta cảm thấy mình trở nên vô dụng, vô ích. Không làm việc đối với người đàn ông là một nỗi tủi nhục.
Lao động không là một đặc quyền của nam giới. Hẳn là phụ nữ cũng làm việc! Tuy nhiên, do cấu trúc tâm-thể-lí của người nam và do quan hệ hướng đối tượng của anh hướng tới “chinh phục” – phục vụ – đối tượng, người nam được tạo dựng thích hợp hơn với lao động và những đòi hỏi của lao động. Các kinh nghiệm nguyên thủy, chúng ta đã đề cập đến, dường như xác nhận ơn gọi đặc thù của người nam là lao động. Sau khi sa ngã, sự kết án chủ yếu không ở người phụ nữ cho bằng ở người nam. Người nam bị đánh vào một trong những điểm sinh tử nhất của sự sống mình: lao động. Từ đó, lao động sẽ phải “đổ mồ hôi” và “đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi”[19].
Lao động và mối quan hệ với thế giới (tức hướng đối tượng) vốn là đặc trưng của người nam đã có dấu hiệu biểu lộ, từ thuở ban sơ khi còn là trẻ con và còn là cậu bé mới lớn, khi chơi các trò chơi. Cậu nhỏ hay cậu thiếu niên thích chơi các trò chơi như là dịp để cho các phẩm chất đàn ông của mình được tăng trưởng, chẳng hạn như, thích chiến đấu với các bạn để xem ai mạnh hơn, đối đầu với những khó khăn thách thức để chiến thắng, say mê lao mình vào một dự án, một hoạt động, một đối tượng và “chinh phục nó”. Thi đấu, vận động, kích động, gây hấn, tuân thủ quy tắc là những đặc điểm tiêu biểu của bọn con trai. Cậu thấy thấp thoáng trong trò chơi cái cơ hội để dấn mình vào hiểm nguy, để thử thách bản thân và người khác, đo lường mình bằng chướng ngại như thể nguy hiểm hấp dẫn cậu, làm cho cậu được chú ý đến và khẳng định mình. Cảm giác bị thách thức phải vượt qua khó khăn và phải chinh phục đối tượng, đã kích thích anh bạn trẻ, khiến anh ta vui thích với trò chơi. Như vậy, trò chơi mà các trẻ nhỏ chơi trong tương lai người lớn sẽ đạt được, và việc lao động mà họ sẽ thực hiện ngày mai chính là sự nối tiếp trò chơi của ngày hôm qua. Một cách nào đó, chơi và làm việc giống nhau, bởi vì chúng được tạo ra bởi các thách thức và có niềm say mê chiến thắng. Nhận xét này xem ra không liên hệ trực tiếp đến các cô gái. Cả các cô khi còn bé cũng chơi các trò chơi, nhưng những trò chơi ấy có xu hướng nổi trội là biểu lộ tương quan liên vị. Khác với con trai, trò chơi của con gái nói chung ít hướng đến nguy hiểm chỉ vì muốn vui thú sự nguy hiểm. Rồi đến tuổi dậy thì, cô bé thấy mình thích gặp gỡ các bạn giờ vui chơi, nhất là các bạn gái, để trò chuyện huyên thuyên, chia sẻ với các bạn và thiết lập tương quan: tạo quan hệ, trao đổi qua lại và chia sẻ riêng tư là những nét đặc trưng tiêu biểu của các bạn gái. Khi đã làm mẹ, phụ nữ – hơn đàn ông nhiều – rất nghiêm túc trong trách nhiệm lo toan cho sự sống của con cái và hoàn toàn dấn mình vào trong đó, trong khi đàn ông – người cha vẫn như còn sống trong thế giới biểu tượng của trò chơi – việc làm. Điều đó không có nghĩa là anh ta vô tâm đối với con cái và với người mẹ, nhưng anh sống mối tương quan với một khoảng cách vốn là đặc trưng của nam tính, trong đó có chỗ cho vui chơi, đùa giỡn và những bất ngờ[20].
Lao động không phải là đặc quyền của nam giới. Phụ nữ cũng lao động, họ vẫn từng luôn làm việc. Các chị em đã làm việc góp phần rất lớn và quý giá cho ích lợi của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, cần phân biệt cách thức lao động khác nhau của đàn ông và phụ nữ, từ đó nhận ra sự bổ túc tương hỗ và giao thoa trong những mối tương quan trong lao động của họ. Như đã nói trên, quan hệ lao động đối với nam giới luôn có tính hướng đối tượng vì người đàn ông muốn “làm bá chủ” (phục vụ) đối tượng hầu cải thiện nó. Đây là đặc trưng của nam giới. Người nữ khi lao động cũng bước vào một mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng. Nhờ nữ tính đi vào biểu trưng của mối tương quan hướng đối tượng đó của nam tính, mà cái “khoảng cách” cố hữu giữa chủ thể và đối tượng đó được làm cho phong phú. Theo nghĩa nào đó, người nữ được trang bị thêm phẩm tính hướng đối tượng khách thể của thực tại, nếu giữ mình không để bị rơi vào cám dỗ quá “chủ quan”. Tuy nhiên, người nữ đi vào trong tương quan lao động này với toàn thể nữ tính phong phú của mình, vốn ưu tiên quan tâm đến chủ thể, tức là con người. Quả thật, lao động nơi người nữ thường biểu lộ tính cách họ coi trọng các mối quan hệ liên vị (giữa người với người), quan tâm đến chi tiết và những đặc thù, và họ sẵn sàng trông nom và điều khiển nhiều hoạt động cùng lúc, v.v… Những nét đặc biệt của tính cách lao động này phát xuất từ tận nguồn thiên hướng nữ tính của họ, vốn chủ yếu hướng đến tình yêu thương và sự sống. Vậy, nếu người nữ được giàu thêm bởi mối tương quan lao động hướng đối tượng của nam tính, thì đến lượt mình, người nữ làm phong phú mối tương quan này bằng khuynh hướng của nữ tính hướng tất cả về chủ thể, là con người. Người ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của mối tương quan bổ túc, tương hỗ, giao thoa này giữa nam giới và nữ giới trong lao động, những thuận lợi và lợi ích của tương quan ấy đối với đời sống xã hội. Nếu tương quan ấy mà bị mất cân đối thì xã hội bấp bênh vì phát sinh những hậu quả rủi ro cho mọi người, và cho cả xã hội.
Lao động là “khu vực” con người thể hiện chính mình và được xác định phẩm chất mình, mà cũng là nơi chốn có thể biến con người thành nô dịch. Nếu lao động là một chúc lành của Thiên Chúa, thì ngược lại, chính vì tội nguyên tổ, lao động lại cũng mang lấy những hệ lụy của tội lỗi, như lao động trở thành khổ nhọc, phải đổ mồ hôi, và cuối cùng là con người phải chết. Thay vì hướng đến thiện ích của đối tượng, con người có khuynh hướng khép mình lại, chỉ biết vun vén cho bản thân, thành ích kỉ: “Khi đảo lộn bậc thang giá trị, khi không còn phân biệt ác và thiện, thì cá nhân cũng như tập thể chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình chứ không quan tâm đến quyền lợi của người khác”[21]. Cám dỗ vị kỉ này tỏ lộ cách riêng nơi người nam: anh ta không còn khả năng làm cho công việc mình thành một nguồn phục vụ cho ích lợi của đối tượng, và của con người lao động (chủ thể); mà biến thái thành công cụ chiếm hữu quyền lực và sự thống trị. Khi tập chú vào thiện ích bản thân, con người có khuynh hướng xem thường con người nhân vị và sự vật hóa con người. Khi ấy lao động bị hạ giá và đồng thời phẩm giá con người cũng bị hạ thấp: lao động không còn là (phương tiện) vì con người (như là mục đích) nhưng con người đã tự biến thành nô lệ lao động.
Con người có trách nhiệm đối với thiện ích chung
Quan hệ hướng đối tượng của người nam, vốn dựa trên một cấu trúc sinh dục hoạt động hướng đi ra, không chỉ giới hạn trong tương quan lao động phục vụ cho thụ tạo để hoàn thiện nó. Như đã nói trên đây, quan hệ thứ nhất này được tiếp nối bởi quan hệ thứ hai qua đó con người mở ra để phục vụ không chỉ vì thiện ích của đối tượng mà còn vì thiện ích chung của công chúng (res publica). Nhờ mối quan hệ mới này, việc con người “làm chúa tể” muôn loài không còn là “thống trị” nữa nhưng mở ra thành sự phục vụ cộng đồng nhân loại.
Trong khi vẫn tham khảo các kinh nghiệm nguyên thủy, ta thấy mối quan hệ này được xác nhận bởi Lời Chúa. Gắn liền với kinh nghiệm “canh tác” (lao động) là kinh nghiệm “canh giữ” đất đai (St 2,15). Giờ đây, để con người có thể bảo tồn vườn địa đàng đúng đắn, Đấng Tạo Hóa phải trao ban cho con người một khí cụ thích hợp. Đó là lời, hay nói chính xác hơn, là lề luật: “Hết mọi trái cây trong vườn ngươi cứ ăn; nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2,16t). Nếu sức lực và tài năng của trí khôn làm hiển lộ con người – lao động phục vụ cho thụ tạo, thì lời và lề luật làm nổi lên con người – bảo vệ thiện ích của trái đất và cộng đồng nhân loại. Bởi thế, sức lực và lời là hai phẩm chất quan trọng đánh dấu ơn gọi của con người.
Đâu là sứ mạng của lời trong kinh nghiệm sống của con người? Chính vì tiến triển trong một quan hệ hướng đối tượng, nên con người chủ thể luôn giữ một khoảng cách với đối tượng của mình. Làm sao để chủ thể có thể đạt đến đối tượng, để rồi “làm chủ nó” và phục vụ nó? Cần phải lấp đầy cái không gian giữa chủ thể và đối tượng, và phương tiện để lấp đầy này chính là lời. Lời nối hai đầu (chủ thể và đối tượng) của liên kết nhờ ý niệm vốn lại được diễn tả bằng lời. Khi lấp đầy không gian cách trở, lời tạo ra một liên kết giữa hai đầu, khởi động một mối quan hệ liên đới với nhau. Trong năng động này, lời có một chức năng kép. Đó là nói và diễn tả đối tượng được nhận thức, và kế đến, là hành động trên thực tại và hướng nó đến sự thiện toàn của nó nhờ sức mạnh thể hiện của mình.
Để sở hữu đối tượng của mình và “làm chủ nó”, người nam phải đặt tên cho nó. Gọi danh tánh ai, hay cái gì, có nghĩa trước hết muốn nói lên yếu tính của người hay sự vật ấy cách phù hợp, chính xác (chiều kích diễn tả của lời); và còn có nghĩa là ấn định một ý nghĩa, chỉ ra một hướng đi, xác nhận một căn tính, tỏ lộ một ơn gọi, như thế có nghĩa là làm cho sự vật hay con người được đặt tên ấy (chiều kích thể hiện của lời) hiện hữu trọn vẹn. Con người, khi đặt tên, tức là lấp đầy khoảng trống giữa anh ta và đối tượng, biểu lộ quyền chủ tể của mình trên thọ tạo: “hễ con người gọi mỗi sinh vật là gì, thì tên nó sẽ là thế” (St 2,19). Đặt tên là biểu lộ mình chấp nhận mang lấy trách nhiệm[22].
Việc con người đặt tên được thêm phong phú bởi một lời có thẩm quyền, thuộc cơ cấu và phức tạp khi nó phải không những đạt được thiện ích cho đối tượng, mà còn cho thiện ích của công chúng res publica. Lời ấy là lề luật. Nhờ lề luật, con người đảm nhận lấy trách nhiệm “bảo vệ” của mình, nghĩa là làm người bênh vực và bảo đảm thiện ích của mọi người[23]. Loan báo lời của lề luật là thi hành một quyền bính không nhằm phục vụ cho bản thân và tư lợi của con người, nhưng tập chú vào lợi ích của cộng đồng gồm trong đó những con người được phó giao cho mình. Quyền bính phục vụ như thế giúp ta cai trị để phục vụ và phục vụ để cai trị[24].
Cho đến hiện giờ chúng ta đã gán ưu tiên quyền bính phục vụ nhờ lời-luật cho người nam. Về người nữ thì sao? Cả người nữ cũng tham dự phục vụ bằng thẩm quyền mình vào thiện ích chung, nhưng không thể có sự khác biệt đặc biệt nào giữa hai quyền bính này, thẩm quyền thứ nhất xuất phát từ nam tính của người đàn ông, thẩm quyền thứ hai từ nữ tính của người phụ nữ. Người đàn ông hướng đến thiện ích chung, vốn được coi như đối tượng mà họ đặt tên và đặt định luật lệ cho. Còn người phụ nữ, bắt đầu từ tính đối tượng khách quan của công ích, họ phủ đầy cộng đồng bằng mạng lưới quan hệ liên vị để nuôi dưỡng ích chung đó (res publica), nhờ lời của họ và thẩm quyền của họ. Một lần nữa, chúng ta lại thấy thật cần thiết biết bao một mối tương quan bổ túc tương hỗ và giao thoa giữa người nam và người nữ để xây dựng xã hội. Đàn ông thì hoạt động chủ yếu trên phương diện đối tượng mà ta “làm chủ”, còn phụ nữ tập chú phần lớn trên phương diện quan hệ giữa người với người để nuôi dưỡng đối tượng. Dĩ nhiên, chúng ta còn phải làm cho phong phú các hệ biểu tượng khác biệt của nam giới và nữ giới này bằng vô số sắc thái khác biệt giữa nam tính và nữ tính làm cho sự dị biệt tính dục này còn rõ hơn và đẹp hơn nữa.
Nếu mối quan hệ lao động chúng ta đã nói tới trên đây đã được ghi dấu những hệ quả của tội nguyên tổ, thì mối quan hệ nhằm tới công ích cũng sẽ bị thương tổn bởi bản tính mỏng manh của con người. Yếu đuối theo sau khuynh hướng, nghĩa là sử dụng lề luật không còn để phục vụ cho ích lợi của mọi người mà cho tư lợi của một số ít. Trách vụ và trách nhiệm không còn được đảm nhận để giúp đỡ và phục vụ, nhưng để thỏa mãn tham vọng cá nhân ích kỉ. Thói xấu này, vốn không ít người mắc phải và chỉ rất ít người tránh được, đàn ông và phụ nữ cũng thực thi cách khác nhau. Nếu như đàn ông có khuynh hướng thi đua, chiến đấu với nhau nhằm có được những chức trọng quyền cao và chiếm được những chiếc ghế quyền lực nhất, thì phụ nữ lại muốn không nhiều đối tượng quyền bính cho bằng con người và trái tim của người đang nắm giữ quyền lực cai trị mình, giữa các phụ nữ còn ganh đua với nhau về chuyện đó.
Đàn ông – đức lang quân là “con chiên” của đàn bà – tân nương
Qua những gì cho tới nay đã được phân tích, chúng ta thấy mối quan hệ hướng đối tượng của người nam hướng tới hai đối tượng: thứ nhất, là chính con người-lao động được trưởng thành đến mức hoàn hảo qua lao động; thứ hai, là chính thiện ích chung mà con người-bảo hộ gìn giữ, nhằm có được sự bình an trong các quan hệ giữa người với người nhờ sử dụng quyền bính của mình. Hơn nữa, người nữ đã được dẫn vào hệ biểu tượng quan hệ hướng đối tượng của người nam, một cách đặc biệt bởi những gì liên hệ tới tương quan của người nữ với lao động và với quyền bính. Trong cả hai trường hợp, chính nữ tính của người nữ được hòa nhập vào hệ biểu tượng của người nam và làm phong phú nó bằng thiên hướng đặc biệt của nàng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tìm cách đảo ngược hoạt động ấy? Nghĩa là, nếu người đàn ông, với thiên hướng quan hệ hướng đối tượng, lại đi vào quan hệ nữ tính vốn có khuynh hướng hướng chủ yếu đến chủ thể, hướng đến tình yêu, sự sống, quan tâm ân cần đến con người chủ thể? Giờ đây chúng ta cần phải khảo sát hoàn cảnh khi người đàn ông bước vào quan hệ liên chủ vị của nữ tính để nhận lấy những phẩm chất làm cho chàng có nam tính hơn, nhờ chính người phụ nữ.
Để phân tích cho đúng, chúng ta sẽ giới hạn quan hệ nam-nữ này vào trong mối quan hệ giữa vợ và chồng. Thế nên, chúng ta sẽ nghiên cứu mối tương quan phu thê giữa người nam-đấng lang quân với người nữ-tân nương. Trong các chương trước, chúng ta đã nhiều lần gặp ý niệm người bạn đời (vợ/chồng), bây giờ đã đến lúc phải trả lời câu hỏi: thế nào là làm vợ, thế nào là làm chồng? Làm vợ/chồng là dám từ bỏ sự cô độc, và đi ra khỏi thế giới vị kỉ của mình mà hướng đến người yêu dấu kia, nhìn chàng/nàng diện đối diện và hoàn toàn mở lòng ra hiến dâng chính mình, đến mức kết hợp thành một xương một thịt. Bởi thế, nội hàm từ ngữ vợ/chồng bao hàm ý tưởng trao hiến. Nhưng đây không phải một sự trao hiến bất kì nào, mà là một tặng phẩm trao hiến toàn thân cho con người trước mặt mình, và là trao hiến tương hỗ và trung tín. Chính sự trao hiến ấy biến đổi người-đàn ông thành con người-lang quân và là người-cha.
Tương quan phu thê này dựa trên sự đan kết của quan hệ hướng đối tượng của người nam với quan hệ hướng chủ thể của người nữ. Trong mối quan hệ đan kết kì diệu này, người đàn ông nhờ người phụ nữ mà được phong phú hóa qua đặc tính là “người đứng đầu và là bảo hộ”, “người phụ trách”, “tôi tớ”, “con chiên” và “hiền lành”. Những lời này lần lượt được nói ra theo nhịp cái đi trước giới thiệu cái theo sau.
Người đứng đầu và là bảo hộ – “Chồng là đầu của vợ” (Ep 5,23). Đây là một lời khẳng định đụng chạm đến lãnh vực nhạy cảm của các chị em phụ nữ vốn không muốn mất sự độc lập và tự do của mình, và cả của các đấng mày râu vốn hay e ngại trước trách nhiệm đứng đầu và bảo vệ gia đình mình. Hơn nữa, nhiều nền văn hóa ngày nay đã xóa bỏ từ “thủ lãnh” (đứng đầu) khỏi kho từ vựng của mình bởi vì nó nói về một cái gì thuộc chế độ phụ hệ (patriarcale), đã cũ kĩ và lỗi thời. Tuy nhiên, một đặc trưng của người đàn ông – như ta đã thấy – là có tầm nhìn đặc thù và hay chú tâm đến thiện ích chung của cộng đồng (ở đây chính là đôi bạn), nhằm làm cho sự hài hòa trong các quan hệ ngày càng phát triển chín muồi hơn. Một thiện ích chung mà anh bảo vệ và bênh vực là chống lại mọi thế lực có thể có nhằm chia rẽ, phá đám. Vì thế, ơn gọi và đặc sủng của người nam là chính ở đây: “làm đầu và là người bảo hộ”[25]. Đó là một trách nhiệm thuộc về người đàn ông. Dĩ nhiên, để bảo vệ lợi ích của cộng đồng, đàn ông cũng như phụ nữ – như một cặp đôi – phải tận tình lo cho nhau theo đặc sủng của họ. Cả người nữ cũng là “đầu và là người bảo hộ” khi nàng cải thiện và gìn giữ thiện ích của con người trong quan hệ chăm sóc. Tuy nhiên sự hiện diện trìu mến của người đàn ông bên cạnh người phụ nữ của mình, bảo đảm quan tâm và chăm sóc gìn giữ, là điều kiện để thiện ích của hai người được bảo vệ cách đúng đắn. Đó là trách nhiệm của người đàn ông – là đầu đối với người vợ của mình[26]. Trong trường hợp người ta rút lui trốn tránh, mọi sự sẽ trở nên phức tạp bởi vì gánh nặng của thiện ích chung không thể được gánh chỉ bởi một người.
Người lãnh trách nhiệm – Ơn gọi làm đầu và là người bảo hộ giả thiết người đàn ông phải có trách nhiệm. Người đàn ông – đức lang quân là người bảo hộ khi anh có trách nhiệm phải ân cần chăm lo cho ích lợi của cộng đồng, nhất là thiện ích của người bạn đời được giao phó cho anh. Trách nhiệm của anh thể hiện nơi sự tận tình yêu mến nàng[27]. Nếu tình yêu dễ làm ta liên tưởng hơn đến bản tính của phụ nữ, thì tình yêu trách nhiệm của người đàn ông là điều kiện tất yếu (sine qua non) để người phụ nữ đến lượt mình có thể yêu thương, như thể khuynh hướng yêu thương của nàng phụ thuộc vào việc nàng được người đàn ông yêu thương như thế nào[28]. Thánh Gioan Phaolô II viết rất tinh tế: “Dẫu vợ chồng phải “tùng phục lẫn nhau vì lòng kính sợ Chúa” (Ep 5,22), nhưng người làm chồng trước hết là người yêu thương và đối lại, vợ là người được yêu thương. Người ta cũng có thể mạnh dạn nghĩ rằng “tùng phục” của vợ đối với chồng có nghĩa trước hết là “được hưởng nếm tình yêu”[29]. Người phụ nữ chỉ có thể “tùng phục” khi nàng có thể an tâm tin tưởng và phó thác mình cho người đàn ông, cho sự hiện diện và tình yêu đầy trách nhiệm của chàng.
Nếu chẳng may người đàn ông – đức lang quân mà thiếu bổn phận, thì người phụ nữ sẽ không thể yêu thương đáp lại cách thích đáng được. Hơn nữa, trách nhiệm yêu thương này đối với vợ không chỉ giới hạn trong tình yêu thuở ban đầu, là thứ tình yêu thuở ban sơ chỉ biết chinh phục, như thể quan hệ chỉ mãi là chiếm hữu nhau. Người phụ nữ luôn cần cảm nhận mình được yêu quý, người được tuyển chọn ưu tiên, như một người yêu mới của chàng. Đó là điều kiện để nàng cảm thấy tự tin và những hi sinh nàng dành cho con cái thực sự đáng giá. Người đàn ông – đức lang quân không thể phục vụ và đón nhận cách đúng đắn thiện ích của con cái nếu anh không đón nhận và phục vụ cách xác đáng thiện ích của vợ. Trách nhiệm của anh là ở chỗ đó.
Người Phục vụ – Đảm nhận trách nhiệm làm đầu và là người bảo hộ cộng đồng tức là dấn thân phục vụ cho các nhân vị trong gia đình. Người làm chồng là người có trách nhiệm phục vụ, chăm sóc lo lắng cho thiện ích của mọi người, từng người, đôi bạn và gia đình. Chồng là đầu của vợ khi phục vụ cho thiện ích của vợ và – khi phục vụ thiện ích chung của gia đình, họ cùng nhau xây dựng gia đình tốt đẹp hơn. Ngược lại, nếu như người đàn ông mà tắc trách chỉ biết quan tâm đến những đối tượng khác, hoặc hèn nhát rút lui không lo gìn giữ thiện ích của cộng đồng, hoặc có khuynh hướng khoán trắng những mối bận tâm thuộc trách nhiệm của mình cho người khác, thì đặc sủng làm “đầu và là người bảo hộ” luôn bị mất đi.
Con chiên – Những lời vừa nói, cách nào đó, có liên quan chặt chẽ với nhau. Người đàn ông – đức lang quân, là người đảm nhận ơn gọi mình có trách nhiệm, trở thành là người thủ lãnh và bảo hộ những con người được phó thác cho ông. Như thế có nghĩa là ông được kêu gọi phục vụ họ qua việc hướng dẫn họ đến hưởng phúc lợi của chính họ. Thật thú vị chúng ta nhận thấy từ “người tôi tớ” (phục vụ) trong tiếng Aram (tiếng nói của Đức Giêsu) cũng có nghĩa là “con chiên”. Chữ talya’ cho ta trò chơi chữ, mang cả hai nghĩa này. Thật vậy, talya’ có nghĩa là “thằng nhỏ”, một cậu bé được nhờ sai vặt, tức kẻ hầu hạ[30]. Từ “garçon” trong tiếng Pháp diễn tả tốt ý nghĩa này, vừa chỉ “đứa con trai” vừa chỉ “cậu bồi bàn” phục vụ trong nhà hàng, quán ăn. Ngoài nghĩa chỉ cậu nhỏ – kẻ hầu hạ, talya’ còn có nghĩa là “con chiên”. Gioan Tẩy Giả, khi gặp Đức Giêsu, chỉ Người và chào bằng tiếng Aram với từ talya’, như muốn chơi chữ vừa có ý nói đây là “Chiên (Thiên Chúa)” mà cũng là “người Tôi tớ”. Ngài nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29). Lời chào của Gioan gợi ta liên tưởng đến lời sấm tiên tri Isaia 53 nói về “người Tôi trung” giới thiệu như là con chiên: “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông” (Is 53,7). Tác giả Phúc âm Gioan phần mình, khi viết bằng tiếng Hi-lạp, không thể thuật lại dùng trò chơi chữ này như trong tiếng Aram, nên đã dịch bằng từ “con chiên”[31]. Chúng ta nói thêm, rằng Đức Giêsu, ngoài việc Người là “Chiên” vì là “Người Tôi Trung”, còn là “vị Mục Tử nhân lành”[32] chính vì Người phục vụ chiên của Người, gọi tên từng con và Người đi trước chúng. Thế nên, vì là “chiên” hay là “mục tử nhân lành”, Đức Giêsu luôn là người phục vụ.
Vậy, người đàn ông – đức lang quân là gì? Thưa, với trách nhiệm về ơn gọi của mình ông trở thành là người đứng đầu và là người bảo hộ, nghĩa là người phục vụ, hay là “con chiên” và là “mục tử” của người vợ yêu quý, và cùng với nàng, ông có thể dẫn dắt đôi bạn và gia đình đến thiện ích đích thực. Chính khi người đàn ông – là chồng sống mối quan hệ với người phụ nữ – là vợ, tính chất là “con chiên” và là “mục tử” của ông được thêm phong phú hơn.
Người hiền lành – Một trong những đặc tính của con chiên là hiền lành. Người hiền lành là người có sức mạnh và làm chủ nó để hướng đến phục vụ thiện ích của con người và phát triển thiện ích cho mọi người. Người đàn ông thực sự là “thủ lãnh” trong gia đình khi người ấy hiền lành và dịu dàng, nghĩa là biết quan tâm tinh tế đến vợ và cả gia đình mình. Chúng ta hãy nhìn thánh Giuse, mẫu gương người đàn ông – gia trưởng, trách nhiệm, phục vụ và hiền lành, như Đức Thánh Cha Phanxicô viết :
“Người có nhiệm vụ chăm sóc, bảo hộ phải là người nhân hậu, dịu dàng. Trong Phúc âm, thánh Giuse tỏ ra là một người đàn ông mạnh mẽ, can đảm, làm việc chăm chỉ, nhưng bộc lộ một tâm hồn rất dịu dàng, vốn không phải là sự yếu nhược mà ngược lại, đó là một tâm hồn mạnh mẽ và ân cần, hay chạnh lòng, cởi mở chân thành với người khác, biết yêu thương. Chúng ta không được e ngại phải sống nhân hậu và dịu dàng”[33].
Bởi thế, khi người đàn ông sống mối quan hệ liên chủ thể của người nữ, mối tương quan hướng đối tượng của anh được phong phú thêm đặc tính hướng chủ thể, giúp anh biết quan tâm đến con người nhiều hơn. Còn người nữ, khi đón nhận người đàn ông vào trong mối quan hệ hướng chủ thể của mình, được phong phú thêm những đặc tính của nam giới, là có trách nhiệm, mạnh mẽ, nói là làm. Nếu người đàn ông cảm thấy mình được khuyến khích vượt lên trên bản thân mình trong cuộc gặp gỡ với người nữ, thì người nữ cảm thấy mình được an tâm và được tái tạo nhờ gặp gỡ người nam.
Đức Giáo hoàng Piô XI có câu nói nổi tiếng trích từ Thông điệp Casti connubii: “Nếu người đàn ông là thủ lãnh, thì người phụ nữ là trái tim; cũng như người ấy ưu tiên là cai quản, cũng thế người này ưu tiên của mình là yêu thương”[34]. Câu nói này bộc lộ thực tế của con người nam và nữ. Tuy nhiên, từ nhận xét này, chúng tôi tin rằng nhờ sự bổ túc tương hỗ do dị biệt giới tính này, người đàn ông được phụ nữ giúp biết yêu thương một cách có trách nhiệm, và người phụ nữ nhờ đàn ông mà biết quản lí các thiện ích phục vụ con người. Thế nên, người nam và người người nữ không thể đạt tới căn tính và thiên khiếu viên mãn của mình một cách độc lập được. Chỉ có quan hệ giữa hai con người khác biệt giới tính có cùng bản tính nhân loại bổ túc tương hỗ cho nhau trong trao hiến yêu thương mới có ích và tốt đẹp. Anatrella viết về việc này rất đúng:
“Người ta không thể là “người” mà không đồng thời, hoặc là đàn ông hoặc là đàn bà. Nam tính cũng như nữ tính đều giả thiết có một giới tính đối diện để đáp lời, điều rất ý nghĩa đối với cuộc sống mình. Như thế, người ta có thể nói rằng đàn ông hiện hữu là để “thực hiện viên mãn” người nữ, cũng như người nữ hiện hữu là để “tạo dựng” đàn ông”[35].
Các phong trào nữ quyền xưa nay không hiểu ngôn ngữ này. Họ quan niệm sai lạc về quyền bính, không coi trọng chiều kích phục vụ thiện ích vốn rất nền tảng của nội hàm ý niệm này, biến ý niệm quyền bính chỉ còn là để thống trị, làm bá chủ, có tính chính trị, nói tóm lại là, độc tài. Theo họ, đàn ông là người rõ ràng nắm giữ quyền lực cần thiết để “thống trị” đối tượng lao động xã hội, nên một cách nào đó phải công kích họ để đoạt lấy quyền lực này, nhằm trao cho người nữ và như thế làm cho người nữ trở nên bình đẳng với nam giới. Nhà đấu tranh cho nữ quyền Butler viết:
“Mục tiêu chính trị của phong trào nữ quyền là làm sao để có một cơ sở chung phổ quát, mục tiêu đó phải xuất phát từ một sự đồng nhất giả thiết phải có trong các nền văn hóa khác nhau, họ thường kèm theo luận điểm cho rằng phụ nữ bị áp bức dưới hình thức đặc biệt nào đó mà dấu tích có thể tìm thấy trong cấu trúc phụ quyền phổ biến do nam giới bá chủ hay thống trị. Ý tưởng về chế độ phụ quyền phổ quát đã bị phê phán rộng rãi trong những năm gần đây”[36].
Những phản ứng này của phong trào nữ quyền hẳn là thái quá gây bất ổn, nhưng một cách nào đó chúng được biện chính bởi những thái độ kiêu căng, nhiều thiếu sót hoặc khiếm khuyết của nam giới. Tự thuở nào, nhưng rõ ràng nhất là từ hai thập kỉ qua, đàn ông kiêu ngạo và khinh suất đã thất bại trầm trọng và thường xuyên, bởi họ ngày càng thiếu trách nhiệm làm người lãnh đạo, bảo vệ và phục vụ thiện ích, làm tổn thương người phụ nữ, xúc phạm phẩm giá và nữ tính của họ. Phản ứng của phong trào nữ quyền xem ra đi từ thái cực này sang thái cực khác. Những đấu tranh của phong trào nữ quyền dữ dội đến nỗi hủy diệt hình ảnh chính thực của người đàn ông, họ chỉ còn là một con trống không biết gì đến ơn gọi riêng của mình là phục vụ thiện ích, yếu đuối và trẻ con[37]. Hình ảnh nam giới, cách nào đó, dần bị hủy diệt, và tình trạng này ngày một lan rộng ra trong toàn xã hội, bởi lẽ chính hệ biểu tượng của nam giới (và của người cha) đã bị loại bỏ từng chút một khỏi bối cảnh xã hội, một xã hội ngày nay đang chuyển hướng dần sang mẫu quyền. Dung mạo của người đàn ông như là kẻ bảo vệ, như là người phục vụ biến mất, có thể cũng làm cho chính phụ nữ thất vọng vì bị tước mất người bạn tâm giao trợ lực, và thành ra cô đơn. Như thế, hai hệ biểu tượng của nam giới và nữ giới, thay vì bổ túc cho nhau trong tình yêu mến, thì lại hướng đến ganh ghét loại trừ nhau.
Ơn gọi làm cha
Người cha biến mất
Tiếp theo phân tích người đàn ông với tư cách là người chồng đối với vợ, chúng ta sẽ phân tích tư cách người cha đối với con cái. Khởi đi từ người nam như là một người đàn ông với cấu trúc sinh dục nền tảng hướng đối tượng, ta có thể nhận thấy tính chất hướng đối tượng ấy của người đàn ông trong tất cả mọi mối tương quan của họ. Trước hết, đàn ông là người lao động, làm việc bằng sức lao động của mình để làm cho đối tượng sự vật được hoàn thiện. Kế đến, đàn ông là kẻ bảo vệ và lãnh đạo cộng đoàn để đạt tới thiện ích chung. Sau cùng, đàn ông là người chồng, khi bước vào quan hệ nữ tính của người vợ, biết yêu mến và phục vụ vợ mình một cách có trách nhiệm. Bây giờ, khi phân tích người đàn ông trong tư cách của người cha, chúng ta sẽ thấy cũng cái năng động ấy trong quan hệ hướng đối tượng liên hệ tới con cái.
Quan sát một số người cha, ta phải khen ngợi cách thức sống tương quan với con cái của họ: dường như họ rất nhuần nhuyễn “việc làm cha”. Thế nhưng, khi ra ngoài xã hội, họ không cho thấy được điều đó. Hình ảnh người cha dường như trở thành điều gì đó không còn hợp thời. Truyền thông xã hội đã làm tổn hại hình ảnh chân thực của người cha, khi thì cho thấy người cha có tính cách quá khích và bạo lực, khi thì chểnh mảng, kém cỏi và đáng khinh[38]. Từ “cha” đã bị thay thế bằng từ “gia trưởng” càng làm cho hình ảnh người cha thành mau lỗi thời. Người cha, và hệ biểu tượng của người cha, bị mất phẩm cách.
Do đâu người ta chối bỏ người cha như thế? Những thay đổi xã hội học quan trọng luôn có những nguồn gốc sâu xa. Sự biến mất của người cha là một trong những đổi thay quan trọng này và có những nguyên nhân sâu xa ở đó. Ở đây chúng tôi không phân tích các lí do của sự biến mất này, nhưng không khó nhận thấy rằng qua hai cuộc chiến tranh thế giới 1915-1918 và 1939-1945[39], với các chế độ chính trị độc tài thời cuộc như phát xít và cộng sản, chúng ta đã làm rúng động hình ảnh người đàn ông và người cha, chức trách và ơn gọi của họ. Trong bối cảnh lịch sử ấy, những người đàn ông – nhưng không phải tất cả – có vẻ trở nên hung bạo, thô lỗ, độc tài, ngày càng thiếu quan tâm đến các bà vợ bà mẹ trong gia đình.
Tình trạng bất nhất và khiếm diện của người đàn ông và người cha đã được phối hợp và diễn dịch lại thành một thứ tư tưởng ý thức hệ biểu lộ công khai kể từ thập niên 60 thế kỉ vừa qua và kéo dài nhiều thập niên. Phong trào những người trẻ phản kháng, được chuẩn bị một phần bởi Sigmund Freud (1856-1939), Wilhelm Reich (18971957), Herbert Marcuse (1898-1979), theo tinh thần cách mạng của Karl Marx (1818-1883), xét cho cùng, là sự phản kháng người cha và tất cả những gì là biểu tượng của người cha. Anatrella tỏ ra rất tinh nhạy với hiện tượng này:
“Những người trẻ phản kháng tháng năm 1968, tưởng mình sống trong một thế giới tự do không giới hạn, họ liều lĩnh dấn thân cho Lí tưởng bản ngã của người mẹ bằng cách chống lại bản ngã người cha. Sự ghét cha bộc lộ qua câu nói cửa miệng của họ: “Kẻ thù của cha tôi là bạn của tôi”. Vấn đề là ở chỗ này: Khi quan hệ phụ tử gặp mâu thuẫn, cho dù không ý thức, ta không thể có được một quan hệ hướng đối tượng, đối với tha nhân cũng như đối với chính bản thân. Từ chối cha mình là ủng hộ Bản ngã lí tưởng, tức là chỉ biết yêu bản thân (ái kỉ), chủ thể quy chiếu tất cả mọi sự về bản thân”[40].
Đồng thời với phong trào đấu tranh của những sinh viên học sinh năm 68 phản kháng người cha, phong trào nữ quyền với những yêu sách quyết liệt của họ cũng được tăng cường. Họ đấu tranh cho người phụ nữ được giải phóng khỏi sự thống trị của nam giới, khỏi sự áp đặt của thuyết tất định sinh học về cơ thể họ, để được hoàn toàn độc lập. Những yêu sách này đã được chính sách của nhiều Nhà Nước đón nhận, họ đã thiết lập nền pháp lí và tổ chức xã hội của họ theo mô hình thống lĩnh với hệ biểu tượng nữ quyền, loại trừ dần mỗi ngày hệ biểu tượng của nam quyền và người cha, tạo ra một thế thăng bằng mới với những hậu quả chúng ta bắt đầu thấy e ngại.
Quả thật, hình ảnh người đàn ông với tư cách người cha, và hệ biểu tượng xã hội của người biến mất đã tạo ra một sự khiếm diện và trống rỗng, lại được lấp đầy bởi sự hiện diện quá mức của người phụ nữ, đến nỗi người ta nói đến cái gọi là “hội chứng bọ ngựa” (“con cái ăn thịt bạn tình”), phụ nữ thống trị đàn ông: đàn ông bị tấn công tại các đặc trưng nam tính của họ và thấy mình cũng cạnh tranh cùng các chị em phụ nữ vốn nhiều yêu sách, ồn ào hung hăng, như muốn ăn tươi nuốt sống các đấng nam nhi[41]. Nhưng do là đích nhắm của sự công kích và chế nhạo, đàn ông cảm thấy mất bảo đảm an toàn và ra đi, bỏ chỗ lại cho “toàn thể các chị em”, họ vốn đã chiếm lĩnh được lãnh vực tâm lí, việc làm, chính trị, xã hội,[42]… Ngày nay, người đàn ông và người cha khó khăn để biết mình là ai, đâu là vai trò đặc thù của họ. Trong những điều kiện như thế, người đàn ông còn lại gì nếu không phải chỉ là một con đực bức bối, không hình hài, mỏng giòn, bất khả định, ích kỉ, lạm dụng tính dục phụ nữ, chuyên quyền, thô lỗ và hèn nhát?[43]
Xã hội thuộc nữ quyền điều khiển như thế biến thành một xã hội mẫu hệ, trong đó người ta ưu tiên quan tâm đến bảo đảm an sinh, đời sống yên lành và phúc lợi, nhưng có nguy cơ trở nên ngột ngạt nặng nề, người ta không còn dám dấn thân đảm nhận lấy trách nhiệm. Luật pháp thay đổi viễn cảnh, thay vì nhằm phục vụ thiện ích hướng đối tượng khách quan và có tổ chức (res publica) người ta lại xoay hướng chủ quan, ưu tiên quan tâm đến cá nhân, đến bảo đảm an sinh của cá nhân, đến an ninh và “quyền lợi” cá nhân. Xã hội từ nay trở thành một xã hội mẫu hệ. Lưu ý của Lacroix rất đáng quan tâm:
“Cho dù trong thực tế phụ nữ hay đàn ông nắm quyền, quyền lực chính trị đã mang sắc thái mẫu tính […]. Thực thi quyền điều hành xã hội mềm dẻo hơn thay cho đường lối cũ xưa nặng quyền bính. Hình phạt chế tài được thay thế bằng sự cải tạo, phục hồi chữa lành. Các nghề nghiệp chuyên môn phục vụ cho phúc lợi gia đình, xã hội được ưu tiên quan tâm. Tất cả những nét đặc trưng này biểu lộ niềm tin rằng mọi mâu thuẫn có thể được giải quyết bằng phúc lợi công cộng giúp giải phóng cá nhân khỏi mọi trách nhiệm”[44].
Từ năm mươi năm qua, hình ảnh người cha đã dần dần bị đẩy ra rìa. Trước tiên là bởi xã hội (phản kháng hệ biểu tượng phụ hệ), kế đến là bởi gia đình (với nạn li dị, con cái chủ yếu được giao phó cho người mẹ chứ không phải người cha), rồi đến bởi nạn phá thai (quyết định phá thai là một quyền chỉ của phụ nữ)[45] và sau cùng bởi công nghệ sinh sản (nhờ PMA hay GPA). Hình ảnh người cha ngày càng thu hẹp lại trong xã hội nhanh chóng và có vẻ không dừng lại bởi lẽ ngày nay ý thức hệ về giới (hệ tư tưởng được xây dựng trên cơ sở “cái chết” của người cha) có khuynh hướng tước bỏ phụ tính khỏi thân xác nam giới. Lí thuyết về giới quả thật đã không ngại khẳng định rằng việc làm cha không hề có liên quan gì đến thể xác đàn ông-nam giới cả, đó chỉ là vai trò có thể hoán đổi, tức là có thể gán chuyển cho người mẹ, làm mẹ vốn cũng là một vai trò không có liên quan gì đến thể xác của người đàn bà-nữ giới. Trong hoàn cảnh đó, phụ tính (và mẫu tính) được xem như chỉ là sản phẩm của văn hóa, và được định nghĩa bằng những từ ngữ như “quan điểm”, “quy chế”, “nhiệm vụ”, “vai trò”. Khẳng định phụ tính (tương quan cha-con) và mẫu tính (tương quan mẹ-con) gắn chặt với thân xác và tự nhiên thì sẽ bị công kích từ phía những người có quan niệm khác về nhân học.
Đó phải chăng là tuyên bố của Butler, nhà đấu tranh nữ quyền.
“Nói đàn ông hay nam giới là chúng ta ám chỉ một người có thể với thể xác người nữ hoặc thể xác người nam. Cũng thế, nói đàn bà hay nữ giới có thể là chỉ một người với thể xác người nam hoặc thể xác người nữ”[46].
Trước tình trạng hình ảnh người cha bị chối từ như thế, người ta nhận thấy từ vài năm nay có những sự quan tâm mới nhằm khôi phục lại hình ảnh người cha: quả thực, người ta nói về “những người cha mới”. Ý nói đến những con người hoàn hảo, dù vẫn còn rụt rè và cần được khuyến khích. Chừng nào những điểm tựa chắc chắn của phụ tính được kiểm chứng và đào sâu chúng ta mới có thể khám phá lại những nét đặc trưng của người cha, để mà áp dụng cho những nhu cầu mới của khoa nhân học và gia đình ngày hôm nay.
Những điểm tựa chắc chắn của phụ tính
Trong thế giới loài vật không có phụ tính và mẫu tính, trong khi đối với loài người đó là hai dung mạo nền tảng. Vậy, ta phải hiểu phụ tính (làm cha) như thế nào? Một số người nói: “Đó là đấng sinh thành nên tôi”; người khác thì nói đó là “Người đặt tên cho con”; người khác nữa cho là “Người nuôi dạy con cái”; sau cùng có những người nói rằng cha là người quan trọng đối với mẹ. Vậy, người cha là ai? Marcel Pagnol trả lời ở trong Fanny: “Bố là người yêu thương”[47]. Tất cả những câu trả lời đều mô tả đúng hình ảnh về người cha nhưng chúng phải được xem xét cùng nhau mà không tách rời riêng rẽ; loại bỏ một trong những yếu tố đó là lập tức làm suy yếu đi nhân dạng người cha, là đã tương đối hóa hình ảnh ấy. Thật đáng tiếc, bối cảnh xã hội ngày nay không giúp ta đọc chính xác hình ảnh của người cha, vì họ quên lãng khái niệm ấy có nguồn gốc từ trong dữ kiện nguyên thủy là chính xác thể con người, mà lại coi trọng hơn chiều kích văn hóa đến độ xem đó như yếu tố duy nhất.
Phụ tính được xây dựng bởi sự gặp gỡ, đan dệt nhau của ba chiều kích: xác thể, biểu tượng và tương quan. Chiều kích xác thể bao gồm cái gì đó lớn lao hơn nhiều chứ không chỉ là việc cho đi tinh trùng vốn được dùng để kết hợp với noãn mà thụ tinh, xác thể không phải là cái gì chỉ có tính cách sinh vật học[48] như lí thuyết về giới muốn nói. Chiều kích xác thể đòi hỏi trước hết sự dâng hiến của hai con người (người chồng và người vợ) gặp gỡ nhau trên thân xác họ. Bắt đầu từ sự trao hiến ấy của họ phát sinh ra một quà tặng mới, là đứa con, được ban cho họ. Đứa con mang lấy gia sản di truyền của cha và của mẹ. Chiều kích xác thể của phụ tính và mẫu tính tham chiếu tới quan hệ nguồn cội, tức là liên kết với những người tiền nhân từ đó mà ta sinh ra, làm thành một thế hệ mới trong gia tộc.
Lacroix nói chính xác:
“Tính xác thể thì rộng hơn phạm vi sinh vật học rất nhiều. Nói về sinh vật học thì phải hữu lí, sinh vật học phân tích một hữu thể sống được nhận biết như là đối tượng tìm hiểu và giải thích, khởi đi từ việc người ta đọc bằng lí trí khoa học. Trong khi đó, từ “xác thể” dẫn ta về kinh nghiệm nội giới, hàm chứa các cảm thọ, tình cảm. Xác thể là kí ức tự muôn thuở và là nơi chốn cội rễ của sự sống dâng hiến, nên nó vừa thuộc cảm giác vừa thuộc tinh thần, không chia cắt được”[49].
Chiều kích biểu tượng của phụ tính, ngược lại, nói đến sự người cha nhìn nhận đứa con của mình về mặt dân sự. Trong những trường hợp của GPA hay PMA phụ tính có nguy cơ bị hạn chế chỉ trong lãnh vực phụ tính xã hội, được cộng đồng dân sự công nhận, nhưng bị tách rời khỏi xác thể. Một đứa trẻ sinh ra từ mối quan hệ giữa một người đàn ông và một người phụ nữ (ít là có sự gặp gỡ của một tinh trùng và một noãn) sẽ nên như thế nào, nếu như nó được lớn lên và được dạy dỗ bởi một “cặp” gồm hai người là nam, hay hai người là nữ? Em bé có nguy cơ bị tổn thương tâm lí về bản sắc của mình.
Lacroix viết:
“Nên có sự phân biệt cho thật đúng hai ý niệm “người cha” và “người sinh đẻ”. Chúng ta phân biệt được là nhờ thể chế phổ quát này: tương quan cha-con nhất thiết phải được khai sinh chính thức, thông qua một nghi thức, một hành vi xã hội, được nhìn nhận. Việc đặt tên cho con mình và ghi vào sổ bộ đăng kí khai sinh của cơ quan công quyền là yếu tố làm nên người cha (của đứa con)”[50].
Sau cùng, chiều kích giáo dục và tương quan của phụ tính hệ tại ở sự dấn thân có trách nhiệm chăm lo cho con cái. Ghi tên con của mình vào sổ bộ khai sinh chưa đủ, người cha trên hết phải “gọi tên con”, nghĩa là “gọi con” trong cuộc sống mọi ngày để con có thể lớn lên tự lập và trao cho cuộc đời con một lẽ sống. Như vậy, “gọi tên” là giáo dục, thúc đẩy con gánh vác trách nhiệm. Nếu một người cha chỉ biết nhìn nhận con giới hạn trên bình diện xã hội dân sự mà thôi, ông sẽ không thực hiện thành công ơn gọi làm cha. Đàng khác, ơn gọi làm cha không thể giới hạn chỉ ở trên bình diện giáo dục, mà phải bắt nguồn từ bình diện xác thể. Chiều theo xu hướng ý kiến của văn hóa xã hội ngày nay cho giáo dục là căn tính chủ đạo duy nhất là chúng ta rơi vào cám dỗ đã giản lược ơn gọi làm cha chỉ còn là “người đại diện”. Lacroix nhắc nhở về vấn đề này như sau:
“Chiều kích tương quan và giáo dục của phụ tính không thể là tất cả. Phụ tính mạnh mẽ đòi hỏi một sự kết hợp chiều kích thứ ba này với hai chiều kích gọi là “xác thể” và “biểu tượng”[51].
Làm cha, một vai trò hay ơn gọi?
Làm cha là một vai trò hay là ơn gọi? Khi nào phụ tính (làm cha) bị tước mất chiều kích xác thể và sinh sản, chỉ còn được định nghĩa đơn giản trên chiều kích tương quan và giáo dục thôi, thì có nguy cơ phụ tính bị biến thành chỉ còn là một thứ vai trò. Đúng hơn, phụ tính mà không neo bám vào chiều kích xác thể thì người ta sẽ được phép hoán đổi với một cá nhân khác, là nữ giới, đảm nhận vai trò “làm cha” này, để biểu lộ các tính cách nam giới của nhà giáo dục. Các vai trò “làm cha” và “làm mẹ” trong nền văn hóa phân li ngày nay nại tới căn tính về giới. Tuy nhiên, những vai trò xã hội này, không có cội rễ từ trong tự nhiên, chỉ là những kiến tạo văn hóa thuần túy, tức nhân tạo và phù phiếm, có rồi mất.
Còn nếu phụ tính bắt nguồn từ cội rễ xác thể, thì nó rộng lớn hơn nhiều chứ không chỉ là một vai trò, khi ấy nó là một ơn huệ và là ơn gọi, nghĩa là một cái gì đó rất chân thực. Sống ơn gọi là đáp lại một tiếng gọi, nghĩa là đi theo một ý nghĩa (logos) được ghi dấu bởi tự nhiên trong chính nhân vị; và để đáp trả, chúng ta bước tới trên con đường tiến về sự hoàn hảo và hoàn thành chính mình. Ơn gọi là một tiếng gọi ta hãy trở thành chính mình. Phụ tính không phải một vai trò được tạo nên và con người không “đóng vai” làm cha, người ta là cha!
Ơn gọi làm cha
Nẻo đường này của người đàn ông đạt tới đỉnh điểm cuối cùng với việc học làm cha. Người nam, con người-lao động, người-bảo hộ, người-chồng và là người-cha, tất cả có một điểm chung, đó là quan hệ hướng đối tượng của nam giới. Họ hướng tới một thiện ích khách thể mà họ phải “chinh phục” bằng sức lao động, phải điều khiển bằng luật lệ, phải yêu mến nhờ có sự hiện diện trách nhiệm bên cạnh của người phụ nữ-người vợ, và phải làm triển nở thiện ích ấy cho chủ thể-đứa con qua giáo dục. Chính khởi đi từ quan hệ hướng đối tượng này người đàn ông trưởng thành dần phong cách làm cha, duy nhất và độc đáo.
Ở đây, chúng tôi cố đọc ra các yếu tố chi tiết của ơn gọi làm cha. Chúng tôi cho rằng cố gắng này là khẩn thiết trong bối cảnh văn hóa hiện nay vốn đang muốn chối bỏ phụ tính. Nền văn hóa này càng làm cho hình ảnh người cha đáng ngờ, chúng ta càng phải ra sức tìm kiếm chân dung đích thực của ơn gọi làm cha đó. Chúng tôi sẽ dùng phương pháp mô tả hiện tượng luận trong nghiên cứu này, như đã làm trước đây và theo hướng của Lacroix khảo sát về phụ tính[52].
Có một cách thức người đàn ông gặp lại mình, đó là cách thức người ấy làm cha, như trong cách ăn nói, hiện diện, cách người ấy đưa ra quyết định, đối đầu với một vấn đề khó khăn, cách chào hỏi, cách nâng đỡ, cách chơi đùa, … chẳng hạn. Từ những động thái này và bao nhiêu cái khác nữa vốn được bén rễ từ trong bản tính con người, chúng tôi muốn khám phá đâu là “phong cách” làm cha và đối thoại với những ý kiến khác.
Sự hiện diện trách nhiệm của người cha. Khía cạnh thứ nhất chúng tôi muốn trưng ra là: người cha với tâm thế hiện diện, bởi lẽ đơn giản là ông thường bị cám dỗ vắng mặt. Sự hiện diện đó của ông được biểu lộ ra trước hết khởi đi từ cơ thể nam giới của ông, hiện diện trong một thân xác đàn ông bao gồm các cách thức và thái độ đặc thù của nam tính. Hơn nữa, sự hiện diện của người cha là dấu hiệu cụ thể và là bằng chứng cho thấy ông có trách nhiệm của người làm Đầu và người Bảo hộ, tức là người phục vụ thiện ích cho những con người đã được giao phó cho ông và đặt tin tưởng nơi ông. Sự hiện diện đó chính là tiếng ông thốt lên, “Này, tôi đây”: biểu lộ tình thương mến của ông. Ngược lại, sự vắng mặt thường xuyên biểu lộ một sự thiếu quan tâm, hoặc hiện diện nhưng gây ra ngột ngạt trong gia đình, cũng có thể là dấu chỉ cho thấy sự chối từ ơn gọi cao cả ấy của mình.
Người cha tạo khoảng cách. Khía cạnh thứ hai ta cần lưu ý sau sự hiện diện là tạo cách li, đặc thù của tính cách người cha. Hiện diện và khoảng cách nơi người cha không có gì đối nghịch nhau, đúng hơn, bổ túc cho nhau. Như chúng ta biết, khoảng cách ấy được đặt trên cơ sở cấu trúc cơ thể sinh học của nam giới và dựa trên cách thức anh tự hiến chính mình trong quan hệ phu thê. Người-chồng là người “đi ra” để kết hiệp với người phụ nữ của mình để rồi ra đi và, đứng cách quãng, nhất là trong thời gian người phụ nữ làm mẹ. Khoảng cách này, là nguyên mẫu của mọi khoảng cách khác, người ta có thể thấy xuất hiện lại trong mối quan hệ cha-con, cách riêng khi được giới thiệu như là “kẻ thứ ba” trong mối quan hệ mẹ-con. Khoảng cách đó phù hợp đặc biệt với không gian, tính hướng ngoại và trương độ: “Có một sự tương ứng giữa phụ tính và khoảng cách, thì cũng có sự tương tự giữa mẫu tính và sự gần gũi. Đó là hai chức trách cần thiết và được ghi khắc trong cấu trúc nhân vị phục vụ cho thiện ích của gia đình”[53].
Lời và lề luật được ủy thác cho người cha. Đi liền với việc tạo khoảng cách là lời. Như đã nói nhiều lần, lời nối kết chủ thể với đối tượng để tạo sự thông hiệp: một cách nào đó, lời làm “chiếc cầu nối”. Người cha, với tính cách đặc trưng tạo khoảng cách của mình, đứng về phía lời loan báo một ý nghĩa nào đó cho các sự vật. Ý nghĩa đó ở cùng bình diện với lề luật được diễn tả và sống ở ngôi thứ nhất. Luật đó, vốn được kí thác cho người cha, có thể được tóm lược trong mệnh lệnh cấm loạn luân. Người cha truyền lệnh cấm con trai không được thân mật riêng tư hòa lẫn với mẹ[54]. Đó là một lệnh cấm, loại trừ khả năng sử dụng tới cơ quan sinh dục, đánh vào bản năng hoang dã của đứa con; nhưng đó lại là một ơn huệ cần thiết và lành mạnh để cho con có thể được lớn lên và tự lập như một nhân vị. Lời đi đôi với lề luật thuộc về cấu trúc con người. Đó là một nhiệm vụ quan trọng và khổ nhọc, bởi vì nói “được” thì dễ hơn là “không được” đối với yêu cầu của đứa con. Trong cuộc sống mọi ngày làm nên lịch sử một gia đình, mệnh lệnh ngăn cấm này không chủ yếu được diễn tả ra bằng lời nói cho bằng qua mẫu uy quyền của người cha. Chính ông chỉ bảo, khuyên dạy, giúp đỡ con chọn lựa và định hướng.
Quyền bính của cha. Nếu lề luật là của người cha, thì ông phải được trao cho quyền bính cách nào đó. Dĩ nhiên, cha mẹ có quyền trên con nhỏ. Cả hai người sống thực thi quyền của cha-mẹ theo cung cách riêng biệt của mỗi người. Đàn ông nắm giữ quyền bính để có thể phục vụ đúng đắn lợi ích khách quan của những con người ông bảo vệ và thăng tiến. Phụ nữ, làm mẹ, bắt đầu từ lợi ích khách quan đó, bà thực thi quyền hành của mình để phục vụ các nhu cầu chi tiết cuộc sống các thành viên trong các mối quan hệ liên vị trong gia đình. Ở đây, ta cần nhắc lại ý nghĩa của “quyền bính” một chút, vì từ ngữ này ngày nay (giống như từ “lãnh đạo”) gây ra thái độ phản ứng không thiện cảm cho lắm. “Từ quyền bính (autorità) có nguyên ngữ tiếng la-tinh là augere có nghĩa là “làm phát triển, làm gia tăng”, nghĩa là phục vụ với ý hướng phát triển con người”[55]. Như thế, vì người cha là kẻ nắm giữ sự phục vụ của lời và lề luật, con cái và người mẹ mong đợi ông ra một quyết định và mệnh lệnh phù hợp. Người cha được tìm đến và yêu quý chính vì ông là người lãnh trách nhiệm.
Người cha, “kẻ thứ ba” chia cách mẹ-con. Đàn ông thi hành lề luật khi thực hiện chức trách “đệ tam nhân” (kẻ thứ ba) chuyên chia cách mẹ-con. Cho dù có những khám phá gần đây và những khẳng định mới mẻ về tiến trình phát triển con người, tất cả những khẳng định đó khơi mở cho lí thuyết về giới, nhưng không thể có sự phát triển con người vô giới hạn, không kềm hãm, nghĩa là không có lời và lề luật kiểm soát. Dù cho người mẹ có nói “không”, theo bản tính phụ nữ, trên con đường hướng con trai tiến tới sự trưởng thành đi nữa, tiếng “không” này cũng không tạo khoảng cách cần thiết đủ để cho phép căn tính của con trưởng thành đầy đủ. Cần đến một thúc bách sau cùng từ phía người cha[56]. Người cha đứng từ bên ngoài ở vị thế của “đệ tam nhân”. Vị trí này là một đặc sủng của ông để tạo khoảng cách giữa con với người mẹ vì ích lợi của cả hai và ích lợi của chính gia đình. Khí cụ ông dùng để tạo khoảng cách đó, chúng ta biết, đó là lề luật. Lời và lề luật trả ta về với bình diện rộng lớn hơn, “bình diện biểu tượng”, không tách biệt được với dung mạo người cha.
Nhìn vào tương lai. Chân dung người cha cần được phác họa nên một số nét sau đây, như hệ luận. Khi tiếp xúc với cha trong cuộc sống mọi ngày, con trẻ được nuôi dưỡng bởi sự hiện diện của ông và “phong cách” của ông, con nên cứng cáp dần. Đó là điều kiện để dám dấn thân bước tiếp theo, là phiêu lưu vào cuộc đời. Chính cha thúc đẩy con trai (con gái) đi tới, bước ra khỏi tổ ấm gia đình, phiêu lưu và dám tự xây dựng cuộc sống mình. “Cha mở ta ra với thế giới, thúc bách ta đảm nhận lấy các rủi ro và tiến bước, trong khi mẹ bảo đảm cho ta an toàn và cầm giữ ta lại”[57]. Chính cha là người nói: “Đi đi, đừng sợ! cứ tiến tới!”. “Bước đi tới này giả định trước hết, từ phía con trẻ, là con cần cảm thấy được cha yêu thương và đồng hành. Đó là điều kiện thiết yếu (sine qua non) để con có niềm tin tưởng cần thiết và bạo dạn đáp lại ơn gọi của mình”[58]. Khác với chân dung biểu tượng, là đặc thù của người cha, mở ra với tương lai và bước đi theo hướng lịch sử, chân dung người mẹ thể hiện chủ yếu theo chiều hướng hiện tại. Cách nào đi nữa, ta cũng không thể liều một bước tới tương lai nếu trước hết đứa trẻ chưa chứng tỏ phẩm chất mình thực sự và chưa chắc chắn có được sự nâng đỡ. Người cha – cùng với người mẹ – là kẻ phải trao cho con niềm tin và sự quý trọng, để rồi sai con ra đi. Nếu người cha không đảm nhận đúng đắn trách nhiệm ấy của mình đối với con, thì e rằng con trẻ không thể thành công trước những chọn lựa căn bản của cuộc sống, và thay vì thành một nhân vị trưởng thành, nó có nguy cơ cứ mãi là một đứa trẻ con[59].
Cha đưa con vào đời qua những nghi lễ khai tâm. Để chuẩn bị cho con biết tự mình quyết định, chọn lựa riêng, từ đó đưa dẫn con vào cuộc sống trách nhiệm, cha phải thử thách con qua các nghi lễ gọi là “nghi lễ khai tâm”. Đó như là những thách thức hay cuộc thi đấu, thúc bách con, tùy theo khả năng của con, đảm nhận lấy những trách nhiệm đầu tiên. “Nghi lễ khai tâm” hoàn toàn thuộc tính cách sư phạm của người cha: ông tạo cơ hội để cho con được tự tin hơn và chuẩn bị đối diện với những thách thức khác: “Người cha, khác với mẹ, có vẻ hay phiền nhiễu, hay sinh chuyện và ít khi sẵn sàng giúp giải quyết mọi vấn đề cho con, điều này là để buộc con, thúc đẩy con tự mình nghĩ ra những giải pháp mới, và nhờ đó mà tiến bộ”[60]. Con trai (cũng như con gái) sẽ nên như thế nào nếu cứ mãi được ấp ủ an toàn trong vỏ bọc che chở chắc chắn của mẹ cha?
Cha là cây cao bóng cả. Nhìn ngắm người cha, ta nhận thấy nơi người một sức mạnh và sự cao cả. Sức vóc nam nhi là yếu tố cơ sở có tác dụng không phải là không quan trọng đối với ơn gọi làm cha của ông, đối với con và với vợ. Người cha như được khắc ghi một chuyển động hướng lên kéo ông ra khỏi vị thế chiều ngang, giúp ông vững vàng và trung thành với chức trách của mình. Lacroix tường thuật chứng từ này như sau: “Hướng chiều dọc và đứng thẳng là một trong những dấu hiệu cơ sở của phụ tính […]. Cha tôi vốn là một kẻ rất thầm lặng và oai nghiêm. Khi nhìn ngắm người, tôi liên tưởng đến ngụ ngôn Cây sồi và cây sậy (Le Chêne et le Roseau) của La Fontaine, kể rằng: Đầu người vươn tới thiên cung / chân người chạm tới cõi cùng Diêm vương”[61].
Cha mạnh mẽ. Sức mạnh đi liền với sự cao cả. Trước hết là sức mạnh thể lí, nhưng trên hết là sức mạnh trí thức, luân lí và tâm linh. Tất cả các sức mạnh nam tính này theo cùng một hướng, là bảo vệ, che chở, củng cố cho kiên vững, trước khi đẩy đi ra hướng đến một tương lai và cuộc sống bất định. “Sức mạnh thực sự (nguyên ngữ latinh vis, từ đó mà có “virilità” có nghĩa là tính cách người đàn ông) chính là một trong những điều đứa con mong đợi từ người cha”[62]. Cho dẫu thế, nếu người cha lạm dụng hoặc sử dụng vô ích sức mạnh này, thì sẽ có nhiều nguy hại: sự bạo tàn hay kiêu căng của ông có thể đè bẹp và xúc phạm các thành viên gia đình. “Trước một người cha chuyên quyền trong gia đình hoặc trong cộng đồng ông có trách nhiệm chăm sóc, con cái cảm thấy mình là vật vô giá trị”[63]. Còn sức mạnh của người mẹ thì biểu hiện thế nào? Cả bà mẹ cũng mạnh mẽ, này tôi đây! Như đã biết, sức mạnh của người mẹ có khuynh hướng thể hiện kiểu sức mạnh của “cây Sậy” nhiều hơn như “cây Sồi” (theo ngụ ngôn của La Fontaine). Sức mạnh thể hiện nơi sự mềm dẻo, uốn mình hay than van nhưng không bao giờ để mình bị dập nát, bị khuất phục, nhất là trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Ngược lại, sức mạnh của cha thì oai phong và là cái mốc quy chiếu, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu tình hình trở nên tồi tệ bi đát hơn? “Cha hẳn là người “đề kháng”, “đứng mũi chịu sào”, nhưng không hề giống như mẹ (bà vốn biết mình có nguồn nội lực phi thường hầu bảo tồn sự sống giữa cuộc chiến tranh, giữa những biến cố tang thương và đau buồn) ông như người thuyền trưởng cầm lái giữa cuồng phong bão tố”[64].
Cha là người lính chiến. Kẻ có sức mạnh thể lí thì thích hợp với việc chiến đấu. Một tính cách của chân dung người cha có lẽ phải là tính cách của một người lính chiến đấu. Chữ “người lính chiến” có thể được hiểu theo nhiều cách, ngay cả theo nghĩa tiêu cực. Thế nhưng, nếu được đem sử dụng trong hệ biểu tượng của người cha thì nó có tính quan trọng hàng đầu đối với công cuộc giáo dục con cái. Thật vậy, trong từ ngữ “người lính chiến” có hàm nghĩa sự oai phong của cha, sức mạnh của cha, quyền hành và cả tài năng thi đấu, tranh đua, thách thức, …“Trong tiến trình tìm kiếm căn cước của chính mình, trẻ nhỏ và người bạn trẻ cảm thấy thích thử sức với bố. Anh bạn nhỏ muốn chiến đấu với bố, không ngần ngại thách đấu sức mạnh cơ bắp với bố. Những cuộc đấu như thế với bố thuộc về cái gọi là “nghi lễ khai tâm” như thời kì chuẩn bị đương đầu với các cuộc chiến đấu trong tương lai, trong cuộc sống. Ta đi qua từ cuộc chơi như một kì thi đấu, để đến cuộc đấu tranh trong cuộc sống nhìn như một cuộc chơi”[65]. Về người mẹ thì người ta nói gì? Chơi mà học đối với người mẹ như thế nào? Cả các bà mẹ cũng biết đùa, nhưng đó không phải là chơi diễn xuất. “Các bà mẹ quan tâm đến nhu cầu của đời sống, bởi vì ngay tự ban đầu họ gần gũi với sự sống hơn. Từ đó, họ nhạy bén phục vụ, sự hi sinh ân cần ấy của bà mẹ là không thể thay thế được. Nhưng mọi tấm huy chương đều có mặt trái của nó. Chú ý đến đời sống quá, nhiều khi cũng biến các bà mẹ thành tù nhân, bị giam hãm trong ngục tù lo âu quá mức đến độ ngột ngạt”[66].
Cha là Núi Đá. Người cha là biểu tượng của sức mạnh, kẻ bảo vệ những sự chính đáng và là bạn lính chiến đấu, nên ông được tiền định có tính cách vững chãi, cứng cáp như một “núi đá”, như một “thành lũy”. Ông canh chừng biên cương của mình. Sự hiện diện của cha như của một người lính biên phòng thúc đẩy phát triển những phúc lợi cho gia đình và gìn giữ gia đình khỏi mọi mối nguy hiểm. Phải chăng vì thế mà Kinh Thánh gọi Thiên Chúa là Cha, Ngài như là núi đá, thành lũy cho tôi trú ẩn? “Chúa là sức mạnh tôi, là núi đá, là thành lũy che chở tôi”? (Tv 17,3).
Tiếng nói của cha độc đáo. Tiếng nói của nam giới, hơn người phụ nữ nhiều, gắn liền với sự phát triển các đặc tính thứ phát về giới của thể xác. Đối với những người đấu tranh cho giới tính (gender), sự thay đổi giọng nói của trẻ vị thành niên là một vấn đề còn chưa được giải quyết, bởi vì nó liên hệ tới một nét đặc biệt của bản tính tự nhiên con người, và là một dấu hiệu xác định căn cước nam giới của cậu ta. Giọng nói bị vỡ của chàng trai trẻ có nét gì đó cuốn hút bởi vì nó có một âm giai phong phú các tần số và hướng tới sự cộng hưởng, chiều sâu, sự nhiệt thành và mạnh mẽ. Những đứa con trai biết điều đó nhưng có lẽ những đứa con gái (và những bà mẹ) nhận ra với trực giác nhạy hơn, vì họ nhạy cảm hơn nam giới trong tiếp nhận thông điệp qua giọng nói. Nghe tiếng nói của bố là bằng chứng của sự người hiện diện và làm mọi người an tâm, ngay cả khi người nói ít: “Giọng nói đàn ông không được xem xét cho đủ trong những phân tích về phụ tính. Ai có thể nói về các hiệu ứng phát sinh trên cơ thể và trái tim từ âm sắc và những chấn động và hòa âm của một giọng nói nghiêm nghị? Các cậu con trai nhận biết được cái gì đó từ âm giọng đó, nhưng có lẽ bà vợ và các cô con gái nhận biết tốt hơn”[67]. Nhiều khi, giọng nói của cha có thể tỏ lộ một sự “thịnh nộ thánh” đáng sợ. Tuy nhiên, trong giáo dục kính sợ là một nguyên tắc của sự khôn ngoan; không nên hiểu lẫn lộn kính sợ với kinh hãi, khiếp sợ và đau buồn. Điều đáng kính sợ thì đáng để được ta đón nhận với một nỗi sợ sệt lành mạnh, buộc ta phải kính trọng và tỉnh thức: một lời kêu gọi biết tự chủ[68].
Cha trìu mến. Trong tương quan khác biệt giữa đàn ông và đàn bà, người ta thường dễ gán thái độ ân cần và dịu dàng cho người mẹ, bởi vì bà có khuynh hướng sống các tương quan liên vị (giữa người với người), đó là một nhận xét thực tiễn. Tuy nhiên, không thể gán nét dịu dàng ấy độc quyền cho người mẹ, bởi lẽ nếu ta tinh tế nhận xét người cha, sẽ thấy rằng cha cũng tỏ lộ một tình thương trìu mến thực sự, qua cái vẻ bề ngoài uy quyền nhưng hàm chứa sự quan tâm, tinh tế và hiện diện. Một số nét riêng của cha, như khi người âu yếm, quan tâm hoặc giúp ta trong những lúc khó khăn, khi người sẵn sàng ra tay và tỏ ra rộng lượng, khi người khuyên lơn, động viên ta làm một quyết định quan trọng, v.v… cho thấy cha là người thương yêu dịu dàng theo cung cách riêng của người cha, một người đàn ông. Điều đó cho thấy cái gì đó nơi người cha thật độc đáo. Cái gì càng hiếm có thì càng được quý chuộng, kiếm tìm: “Phải chăng mềm yếu trái nghịch với tính cách làm cha? Mềm yếu thì ngược với cứng cỏi; mà cứng cỏi thì cũng trái ngược với dịu dàng. Dịu dàng và kiên cường là hai từ ngữ kết hợp làm một, hài hòa nơi dung mạo người cha”[69].
Các khuyết điểm của người cha. Người cha, như đã nói, với chức trách giữ khoảng cách là ơn gọi làm cha của ông, điều đó làm nên giá trị của người cha. Tuy nhiên, đó cũng có thể là nguyên cớ của những hạn chế của ông, các khuyết điểm hay điểm yếu của ông. Khi người-cha hướng tới làm việc, lao động, tức là khi đời sống ông triển phát trong tương quan hướng đối tượng, ông có xu hướng chinh phục. Nhưng khi ông thích nghi để sống tương quan hướng chủ thể, ông phải cố gắng rất khó khăn và có nguy cơ thoái lùi. Sự hiện diện của ông có thể trở thành vắng mặt, và ở đâu người cha được vợ con mong đợi mình thì lại thấy không thấy có ông. Những sự khiếm diện của người cha như thế hoặc những hoàn cảnh im lặng không thích đáng có thể gây tổn hại cho sự trưởng thành nhân vị của con cái: “Trong khi mẹ tôi đối thoại với tôi là chuyện hằng ngày, với cha tôi đối thoại làm tôi hơi thất vọng vì ông không đủ kiên nhẫn lắng nghe. Ông không hoàn toàn làm tôi thỏa mãn, một cách nào đó, bởi vì ông thường xua đẩy tôi trở về với chính mình, tôi luôn cảm thấy đơn độc”[70]. Khuyết điểm của người cha thường thấy ở hai thái cực này: hoặc là vắng mặt, hoặc cũng có thể là sự kiêu ngạo chuyên quyền của ông biến thành một sự xâm phạm tự do của mọi người. Sự hiện diện chuyên chế của ông hủy diệt các tương quan gia đình và luôn phát sinh rủi ro đe dọa sự hài hòa của gia đình[71]. Thái độ hành xử ấy làm người cha trở thành một gương mù gây chán ngán và làm bầu khí bi thảm, cản trở sự trưởng thành căn tính và gây nổi loạn nơi các thành viên gia đình:
“Là một người cha, bố lại quá mạnh bạo với con. Từ chiếc ghế bành của mình, bố cai quản cả thế giới. Con không ngừng bị ngập chìm trong tủi hổ. Bố biết không, lẽ ra con cần từ bố một lời động viên, một chút ân tình, con cần được giúp gỡ một chút khó khăn trên đường đi. Nhưng ngược lại, bố chỉ biết truyền lệnh cho con thôi”[72].
Nỗi cay đắng của người cha. Ơn gọi làm cha là không để mình được đền đáp. Cha là chứng nhân và bảo đảm cho lề luật, ông nói “không” để kềm lại những xung năng mất trật tự, và bảo vệ thiện ích của tất cả mọi người, bởi thế mà ông phải sẵn sàng đón nhận những phản đối và trách mắng khi thực thi quyền hành. Nhất là thời nay, thời kì nối tiếp những năm phản kháng xã hội (1968) với khẩu hiệu tuyên bố “cấm lệnh cấm”, và “kẻ thù của cha tôi là bạn tôi”, tất cả những gì thể hiện quyền bính đều được xem như là độc tài và bị mọi người khinh ghét. “Người cha được phú trao chức trách “đệ tam nhân” có một vai trò rất căn bản là chuẩn bị tâm lí cho con trẻ thành một chủ thể cá vị. Không lạ gì nếu ông luôn là đối tượng bị kết tội, bị trách cứ và là nguyên cớ của bao nhiêu vấn đề”[73]. Làm cha là mang lấy nỗi niềm cay đắng, nhưng đó lại là nghĩa vụ. Những khó nhọc và mâu thuẫn đó lại là cái sàng lọc phẩm chất và sự chân thành của người bảo hộ muốn phục vụ những kẻ mình yêu thương. Đó là ý tưởng Peguy diễn tả khi nói về Thiên Chúa là Cha. Không phải chính Người dấn thân trong các dự tính của con cái vì phúc lành của chúng sao?
“Ai đã đọc kinh “Lạy Cha” vào buổi tối thì có thể ngủ yên. Các ngươi tin rằng ta vui thú vì đã đối xử tệ hại như thế với bọn trẻ con đáng thương ấy ư? Ta không phải là cha của chúng sao? Ta vui thú gì khi chúng bị tóm bắt như tù binh trong chiến tranh? Ta muốn gây chiến với chúng ư? Vâng. Ta gây chiến nhưng chúng biết rõ tại sao ta làm thế. Đó là nhằm ngăn không để chúng bị chiến bại. Ta là một người thiện lương, Thiên Chúa nói”.[74]
Cái “chết” của người cha. Làm cha là một hồng ân, vì sự sống con cái là một hồng ân. Bởi thế, nếu sự sống là một hồng ân thì sự sống ấy không bao giờ có thể là của cải mình chiếm hữu. Ai sinh hạ một đứa con người ấy cũng biết mình phải rút lui. Ơn làm cha trở thành vinh quang, một khi đã hoàn tất các trách nhiệm khổ nhọc, và biết để cho con tự đảm lấy trách nhiệm đời mình mà không đòi hỏi được đáp đền gì cả. Đó là “cái chết của người cha”. Trong tư cách là người cha và là nhà giáo dục, ông đã lao công toàn thời gian “gieo giống”, và biết rằng một ngày nào đó sẽ đến thời “gặt hái”. Lacroix lưu ý:
“Cùng với mẹ, cha là một nhà giáo dục không giữ rịt con cho mình mà thúc đẩy nó đi vào đời vì con không là của họ. Đây là nghịch lí của mọi hình thức giáo dục: giáo dục là trợ giúp một nhân vị tự do thực hiện chính mình và ngày càng tăng trưởng tự do hơn nữa. Giáo dục trao ban cho nhân vị các phương thế giúp ngày càng giảm thiểu phụ thuộc vào nhà giáo dục. Nói cách chính xác hơn, nhà giáo dục giúp nhân vị sở đắc các phương thế giúp mình tự lập, điều đó có nghĩa là nhà giáo dục không nhằm biến mình thành thiết yếu”[75].
Hình ảnh Thiên Chúa Cha phản chiếu nơi dung mạo người cha trần thế. Nhìn ngắm dung mạo hiền phụ của người cha trần thế chúng ta khám phá một hình ảnh linh thiêng mở ra để có thể chiêm ngắm dung nhan một người Cha khác[76]. Thật may mắn cho những đứa con gặp được một người cha tốt lành, vì khi giang tay cầu nguyện thưa “Lạy Cha chúng con ở trên trời” chúng dễ dàng cầu nguyện hơn, và sẵn sàng “ra đi” hướng đến cùng đích của đức tin, bởi ai tin tưởng Thiên Chúa là Cha thì không sợ hãi về tương lai. Thật không may cho những đứa con chưa từng có được kinh nghiệm về một người cha yêu thương, hay tồi tệ hơn, “tuổi thơ dữ dội” đã trải nghiệm kinh khủng với một hình ảnh biếm họa chân dung người cha: đối với những người ấy, thưa “Lạy Cha chúng con” không vang lên một ý nghĩa nào cả[77]. Hậu quả là, khi chiều kích phụ tính biến mất thì chiều kích nghĩa huynh đệ cũng không còn.
Chúng ta đã làm sáng tỏ một số nét chính yếu của ơn gọi làm cha và những “phong cách” sống của người cha. Những nhận xét này cần phải được minh định lại cho dung mạo đích thật của người cha, mà văn hóa ngày nay chối bỏ. Các tính cách ấy là cần thiết phục vụ cho thiện ích của sự khác biệt. Không phải chính người cha là kẻ đã ghi dấu sự khác biệt giới tính vào lúc đứa con được thụ thai, và thời gian tiếp theo sau đó, giai đoạn phát triển tâm lí với những hóa giải tâm lí giúp con trưởng thành, hay sao?
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA CĂN TÍNH NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ NGƯỜI MẸ
Chúng ta đã phân tích thân xác người đàn ông và, đặc biệt là sự thi hành các chức năng sinh dục nhằm tự hiến cho người vợ, và từ đó khám phá ra rằng tương quan hướng đối tượng là đặc thù của nam tính, kèm theo đó là những thể thức khác nhau của căn tính nam giới, và sau cùng là diện mạo của người cha.
Bây giờ khi nghiên cứu về người phụ nữ, chúng ta sẽ thấy một quá trình tương tự, đi từ nhận xét về thân xác người nữ ta sẽ xác định những đặc trưng của căn tính nữ giới và những cách diễn tả khác nhau của nữ tính. Giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II[78] vốn rất quan tâm đến người phụ nữ và thân phận nữ giới[79], sẽ giúp chúng ta đi sâu vào nghiên cứu này.
Người nữ bị phân biệt đối xử
Những phân biệt đối xử với người phụ nữ, xưa cũng như nay, xem ra có cùng một nguồn gốc: sự vắng mặt của người đàn ông. Từ “thuở ban đầu” người nữ được ủy thác cho người nam phục vụ trong tư cách như là “Đầu và là người Bảo hộ” ân cần chăm sóc và có trách nhiệm. Đàn ông, khi rút lui khỏi cuộc sống người phụ nữ của mình, đã rơi vào cám dỗ coi người nữ như một sự vật đối tượng. Người nam yếu nhược và vô trách nhiệm làm hư hỏng mối quan hệ, thay vì mở ra với quan hệ hướng chủ vị với người nữ, lại muốn khép mình lại trong quan hệ chỉ hướng đối tượng hợp hơn với anh, đến mức biến người nữ thành đối tượng cho muôn sự phát sinh từ cư xử thất thường của anh. Đàn ông một khi đã “thống trị” phụ nữ không còn là để phục vụ nữa, mà hạ phẩm giá, nô dịch hóa, hạ nhục phụ nữ[80]. Thái độ nam tính đó trở nên nghiêm trọng hơn đến mức khiến phụ nữ phải chịu đựng những sự kì thị về mặt xã hội và văn hóa, xúc phạm phụ nữ và làm biến thái ơn gọi của họ. Khi thống trị phụ nữ, đàn ông làm biến dạng khuôn mặt của người yêu dấu được ủy thác cho mình, và như thế là hạ cấp chính hình ảnh của mình và căn tính của người đàn ông trách nhiệm:
“Khi đọc những lời Thánh Kinh mô tả về người phụ nữ: “Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi” (St 3,16), chúng ta thấy thế “đơn nhất lưỡng cực” giữa hai người bị đổ vỡ. Nhưng lời đe dọa ấy có hệ lụy nghiêm trọng hơn đối với phụ nữ […]. Người phụ nữ không được trở thành đối tượng cho sự “thống trị” và “chiếm hữu” của người đàn ông […]. Nếu những lời trong sách Sáng thế trực tiếp nói đến hôn nhân, cũng gián tiếp nói đến những lãnh vực khác của đời sống xã hội: những hoàn cảnh người phụ nữ bị thua thiệt hay bị khinh miệt chỉ vì là phụ nữ”[81].
Sự kì thị thứ nhất này làm nảy sinh một sự kì thị khác, cũng nghiêm trọng và nguy hiểm cho người phụ nữ. Trước những xúc phạm đó, người phụ nữ đã phản ứng lại thông qua vô số các phong trào nữ quyền để bảo vệ phẩm giá nhân vị và của người phụ nữ. Tuy nhiên, có xảy ra trường hợp là, khi đấu tranh đòi quyền bình đẳng có nhóm nữ quyền đòi hỏi những yêu sách có tính cách mạng đến mức xúc phạm đến chính nữ tính của họ, khi họ tự biến mình thành đối thủ của đàn ông trong khi đấu tranh giành quyền tự do và quyền lực của họ. Nếu người phụ nữ phản ứng lại đàn ông vì “nó sẽ thống trị ngươi”, để mình rơi vào cám dỗ “ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi” (St 3,16), đến phiên mình họ sẽ lại bị giam hãm trong cái luận lí của “sự thống trị” và tạo ra những bất quân bình mới bất ổn cho căn tính nữ giới của họ. Muốn khử bỏ “sự thống trị” của đàn ông, phụ nữ dùng lại y chang lối hành xử của nam giới và như thế làm hại đến chính căn tính nữ giới của họ. Như thế, đàng sau những hình thức giống nhau đấu tranh cho sự độc lập và thăng tiến xã hội, ngày nay hoàn cảnh sống mới của phụ nữ vẫn bấp bênh, thậm chí còn thấy mình bị bỏ rơi, cô đơn và thất vọng hơn trước. Nói cách khác, muốn khẳng định mình, thì một cách nào đó, lại làm biến thái mình.
“Dù phụ nữ có phản đối rất chính đáng trước những gì lời Kinh Thánh nói “nó sẽ thống trị ngươi”, trong bất cứ hoàn cảnh nào người ta cũng không thể đi đến chỗ “nam hóa” người đàn bà. Phụ nữ không thể từ bỏ “tính độc đáo” của nữ tính mình để mang lấy những đặc trưng của nam tính được. Có một nỗi e sợ cơ bản là, người phụ nữ khi theo lối đó không “thực hiện” được chính mình nhưng lại có thể làm biến dạng mình và đánh mất sự phong phú cốt yếu của mình”[82].
Nhận thấy những sự kì thị xúc phạm nghiêm trọng người phụ nữ và xúc phạm cả người đàn ông, cả hai giới cần phải kiểm điểm lại lương tâm mình. Nếu đàn ông không trở lại với ơn gọi và nghĩa vụ phải yêu thương người phụ nữ của mình, làm đấng “bảo vệ” và yêu thương đón nhận nàng, phục vụ thiện ích của nàng và của họ, người nữ sẽ không bao giờ có thể yêu mến như phải yêu mến hầu đáp ứng căn tính nữ giới viên mãn của họ. Và nếu phụ nữ phải chịu khổ vì mơ hồ căn tính nữ giới của mình, hậu quả là họ sẽ tiếp tục đau khổ vì gia đình và xã hội, bởi vì tình yêu và sự sống mà họ là đền thờ sẽ không được “bảo vệ”.
Thân xác người nữ được tạo dựng để đón tiếp
Trong hoàn cảnh bất an đó, khẩn thiết phải làm sao để các chị em phụ nữ biết quý trọng bản thân mình và nữ tính của mình. Nếu tái khám phá và đào sâu được những nét đặc trưng của căn tính nữ giới của họ, phụ nữ sẽ dễ dàng nhận ra chỗ đứng đúng đắn của mình làm ích lợi cho tất cả mọi người, bằng cách bắt đầu từ chính mình. Đó là điều chúng ta quan tâm trong khi làm phân tích mới này.
Chúng tôi luôn “khởi đi lại từ thân xác” trong toàn bộ nghiên cứu này, bởi vì đó là nền tảng cho sự dị biệt tính dục. Như thế, cũng giống như với nam giới, chúng tôi sẽ khởi đi lại từ thân xác của người nữ để đào sâu căn tính nữ giới và những đặc trưng của nữ tính. Vậy, sự phát triển của bé gái ở tuổi dậy thì như thế nào? Vào khoảng 9-10 tuổi, do ảnh hưởng của các nội tiết tố giới tính lên sự tăng trưởng, bé gái bước vào thời kì dậy thì, cơ thể của em được tạo hình lại với sự chín muồi dần các đặc tính sinh dục và ngoài sinh dục thứ phát. Nếu xem xét các đặc tính thứ nhất, ta sẽ thấy có sự phát triển kiện toàn cơ quan sinh dục và xuất hiện các kinh nguyệt đầu tiên theo chu kì. Còn nếu xem xét các đặc tính thứ hai, ta sẽ thấy trước hết ngực bé gái phát triển, lông mu lông nách trổ rộ, phân bố lại mỡ dưới da trong các vùng như mông và đùi. Bộ khung xương cũng phát triển nhanh: nếu vai bé vẫn hẹp, thì khung chậu lại phát triển làm vùng hông nở rộng. Sau cùng, nếu xem xét tổng thể toàn thân hay hệ xương của các chi hoặc hệ cơ bắp, người nữ mảnh khảnh hơn đàn ông và thể lí không mạnh mẽ bằng. Điều này không có nghĩa là phụ nữ không mạnh, nhưng sức mạnh của họ nằm ở chỗ khác: ở bên trong. Đó là sự tăng trưởng của cơ thể người nữ.
Cơ thể phát triển cùng với sự thay đổi hormone cũng thường làm cho các bé gái cảm thấy khó chịu đến mức không hiểu nổi chính cơ thể mình. Có khi chấp nhận hợp tác có khi khinh miệt cơ thể, có khi thấy nó đáng yêu có khi nó thật đáng ghét. Em quý trọng thân xác mình như là nơi hiển lộ sức sống của ngã vị, và chăm sóc da thịt mình, vì đó là cơ hội để bé được chú ý và đánh giá. Nhưng cũng có thể ngược lại, bé từ chối thân thể mình, chối bỏ hoặc phạt nó như thể nó là cái chi xa lạ không phải là của mình. Bởi thế, rất khác bọn con trai chúng vốn chấp nhận yên ổn cơ thể mình, các bé gái rất quý yêu hoặc khinh miệt mình bắt đầu từ phần thể xác. Một sự thăng bằng luôn mong manh cho tới khi gặp được người đàn ông yêu dấu – hoặc là bố yêu hoặc là chàng trai người yêu – em mới bắt đầu an tâm, nhưng nhất là khi cô gái làm mẹ thì vấn đề sẽ được hóa giải tốt hơn. Sống viên mãn các ý nghĩa của thân xác mình người nữ mới có cơ hội để biết trân quý thân xác, và từ thân xác gặp lại được chính mình: “Khi mở ra như thế với thế giới trong việc mang thai và sinh hạ một đứa con, người phụ nữ tìm gặp lại được chính mình nhờ chân thành tự hiến”[83].
Cần lặp lại ở đây câu hỏi khi ta cho những nhận xét về thân xác nam giới: thân xác người nữ được tạo dựng hướng tới một mục đích nào đó hay ngược lại, sự phát triển thân xác ấy chỉ là chuyện ngẫu nhiên và không kiểm soát? Có những lí do nào thúc đẩy sự phát triển như thế không? Một cách ngay chính phải nhận thấy là: rõ ràng thân xác người nữ được làm ra để mà tiếp đón. Nhận xét đó đã được nêu lên ở trong chương bốn, khi chúng ta phân tích người nữ với cái miệng, lỗ tai, cửa mình và thái độ của nàng để cho mình được “lấp đầy” nhờ các bộ phận đó; thân xác ấy cũng được tìm gặp lại ngay lúc này. Xem xét sự tiếp đón mà người nữ sống trong quan hệ vợ chồng, có thể thấy nàng qua hai phương diện sau đây. Trước hết, sự nhạy cảm da thịt của người nữ rất đặc biệt, những vuốt ve âu yếm, ôm ấp, giao hợp giúp các chị em nội tâm hóa sự hiện diện của người yêu dấu; nhưng nhất là những hành vi của quan hệ vợ chồng cho phép người phụ nữ đón nhận chồng “vào bên trong mình” và cho chàng cư ngụ ở đó. Sự đón tiếp này được sắp định để chuẩn bị cho một sự đón tiếp khác, đó là sự sống khả thể được chào đời trong tương lai. Vì thế, tất cả hình tướng học nữ giới, theo chiều kích sinh dục và ngoài sinh dục, dường như đã được kiến tạo – tạo dựng (bana) – để đáp ứng ơn gọi đón tiếp của người nữ: cửa mình để tiếp đón chồng, tử cung để tiếp nhận sự sống phôi thai phát triển ở đó, vú để nuôi dưỡng em bé sơ sinh, vòng tay để ẵm, bảo vệ bé, thịt da để truyền hơi ấm, tình thương và sự hiện diện kề bên, v.v…
“Phân tích khoa học cho thấy đầy đủ cấu trúc thể lí người phụ nữ và cơ thể của họ tự nó được tự nhiên sắp đặt để làm mẹ, để thụ thai, mang thai và sinh sản như là hệ quả của sự kết hợp hôn phối với người đàn ông. Tất cả những sự ấy phù hợp tương ứng với cấu trúc tâm-thể-lí của người phụ nữ”[84].
Ơn gọi đón tiếp của người nữ là nền tảng cho tương quan hướng chủ thể
Sự đón tiếp chồng và sự sống thai nhi tạo nên một “phong cách” nữ giới, giờ đây chúng ta sẽ nhận định.
Tương quan hướng chủ thể
Nghiên cứu về người đàn ông, người ta nhận thấy rằng sự kiện cơ quan sinh dục người đàn ông đặt “bên ngoài” cơ thể và sự thực thi nhiệm vụ của nó là cơ sở cho mối tương quan hướng đối tượng đặc thù của nam giới. Còn nữ giới sẽ thế nào? Người nữ cũng thế, cũng liên quan đến bộ phận sinh dục và sự hoạt động của nó. Nơi người nữ, tất cả đều ở “bên trong”, như thể để nội tâm hóa và bao bọc lấy hầu đón nhận con người yêu dấu, giữ lấy sinh linh ấy, làm cho chín muồi, phát triển và sinh hạ. Bởi thế, chính khởi đi từ mối quan hệ sinh dục của người nữ vốn hướng tới đón nhận nhân vị mà người phụ nữ phát triển một tương quan đặc thù hướng chủ thể của mình. Tương quan từ một chủ thể đến một chủ thể, trước hết là với một người đàn ông mà người nữ phối hôn, nhất là với con người mà người nữ giữ gìn ở bên trong mình, trong trái tim mình, và bắt đầu từ đó, tương quan với mọi “người”, với mọi chủ thể:
“Người phụ nữ, một cách độc đáo, tiếp giao với một con người mới đang thành hình. Điều đó đến phiên nó tạo ra một thái độ hướng tới con người (không những chỉ hướng tới đứa con của mình, mà còn hướng tới con người nói chung) trở thành là tính cách đặc trưng sâu xa của toàn thể nhân cách người nữ. Vì thế, người ta cho rằng người phụ nữ có khả năng biết quan tâm ân cần đến con người cụ thể hơn nam giới và mẫu tính còn phát triển hơn nữa tính cách này”[85].
So với đàn ông, người phụ nữ nhận thấy bộ phận sinh dục của mình và hoạt động của nó là những yếu tố cơ sở cho mối tương quan hướng chủ thể của họ. Điều quan trọng đó là một tương quan bén rễ từ trong tự nhiên, tức là từ trong cấu trúc hữu thể và nhân học của người nữ. Bắt đầu từ đó, người nữ có thể, còn nhờ đến sự góp phần của giáo dục và văn hóa nữa, phát triển những đặc trưng của căn tính và ơn gọi của mình. Những điều gọi là các “vai trò xã hội”, vốn rất quan trọng đối với tham vọng muốn định nghĩa lại khoa nhân học, không bao giờ có thể loại bỏ được hoàn toàn mối tương quan hướng chủ thể độc đáo này của người nữ[86]. Đúng hơn, chính tương quan này là nền tảng của “tài năng thiên phú của người phụ nữ”, của năng lực, những sự phát triển và vô vàn các sáng kiến của nó. Rõ ràng là trên bình diện các tương quan nhân bản và phát triển nhân vị chính người nữ nắm giữ vai trò chủ đạo[87]; ngược lại, nếu như phải thiếu bản tính nữ giới này, các mối quan hệ sẽ có nguy cơ tiêu hao:
“Thường sự tiến bộ được đánh giá theo các phạm trù khoa học và kĩ thuật, và ngay cả từ quan điểm này cũng không thiếu sự đóng góp của người phụ nữ. Tuy nhiên, đây không phải là chiều kích duy nhất của sự tiến bộ, hơn nữa cũng không phải là chiều kích chính yếu của nó. Chiều kích xã hội – đạo đức là quan trọng hơn, quan tâm đến các mối quan hệ giữa con người và các giá trị của tinh thần. Sự phát triển xã hội – đạo đức thường không ồn ào và bắt đầu từ những quan hệ thường nhật giữa con người với nhau, đặc biệt là ở trong gia đình, về mặt này chính “tài năng thiên phú của phụ nữ” phần lớn xã hội chúng ta phải mang ơn. Về vấn đề này tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đối với các chị em phụ nữ dấn thân trong nhiều lãnh vực hoạt động giáo dục khác nhau, ngoài gia đình: nhà trẻ, trường học, đại học, các tổ chức hỗ trợ, giáo xứ, hiệp hội và phong trào. Bất cứ ở đâu có nhu cầu làm công tác giáo dục, người ta có thể thấy các phụ nữ hết sức sẵn sàng phục vụ, dấn thân trong các quan hệ giữa con người, nhất là ưu tiên cho người yếu kém nhất và không được bảo vệ. Trong các hoạt động đó các chị em phụ nữ thể hiện một tình mẫu tử dịu dàng, rất văn hóa và thiêng liêng, bởi giá trị thực sự khôn sánh, ảnh hưởng trên sự phát triển nhân vị và tương lai của xã hội”[88].
Một số thể hiện của quan hệ hướng chủ thể của phụ nữ
Quan hệ hướng chủ thể xuất phát từ cội rễ căn tính người phụ nữ, thể hiện ra trong tất cả các lãnh vực hoạt động của phụ nữ. Ở đây chúng ta chỉ lưu ý một vài hoạt động.
Sự kiện người người nữ tiếp nhận và giữ lại “trong lòng” làm triển nở nơi các chị em một đời sống nội tâm tình cảm hết sức phong phú, giàu cảm xúc, liên hệ đến toàn thể con người. Phụ nữ thích thăm dò thế giới nội tâm, chú ý đến cảm xúc và những tình cảm thân thương trong tâm hồn, dù vẫn còn bí ẩn và huyền nhiệm. Họ thích được “đọc” từ trong tâm hồn và được thấu hiểu bởi một người biết lắng nghe và yêu mến mình. Họ cũng thích dòm ngó người khác – nhất là về chuyện giới tính – để nghe, để biết và chia sẻ những suy nghĩ, dự định, việc làm, quan hệ, tình cảm và tình yêu. Nếu phụ nữ quan tâm đến tất cả mọi người, nam cũng như nữ – đến con người nói chung – nhưng có khuynh hướng thu mình vào nhóm nhỏ các chị em phụ nữ thân thiết. Trong nhóm bạn hữu đặc biệt này không được giấu giếm bí mật hay giữ kẽ, mọi sự phải được thông suốt, vì mọi người phải biết nhau. Bởi thế, quan hệ hướng chủ thể phát triển một “phong cách” nữ tính giúp người phụ nữ có một cảm thức nhạy bén về sự cùng chia sẻ và liên đới.
Chúng ta đã nhận xét trong chương năm rằng căn tính, dù là căn tính hữu thể hay căn tính tâm lí, được đặt nền tảng trên nhất thể siêu nghiệm, xét như là cái tự thân không thể chia tách, nhưng đồng thời tách biệt và phân biệt với tất cả phần còn lại. Nếu căn tính cách nào đó vẫn vững vàng và ổn định – trường hợp ngược lại, nếu mềm mỏng, nó sẽ có nguy cơ biến mất – thì nó đang chờ đợi được bổ túc thêm cho phong phú, nhờ những mối quan hệ với tất cả mọi sự bên ngoài nó. Chính tương quan và sự đồng nhất hóa với đối tượng hoặc với chủ thể xác định phẩm chất của căn tính. Chẳng hạn, một người đàn ông lao động làm căn tính người lao động của anh thêm phong phú; một người phụ nữ nhà giáo làm việc đào tạo khẳng định phẩm chất căn tính người thầy của mình. Người phụ nữ, chủ yếu sống tương quan hướng chủ thể, sẽ cải thiện và phát triển căn tính của mình nhờ vô số tương quan với những người khác: gặp gỡ người cha thì cô là một phụ nữ – con gái; khi hi sinh dâng hiến cho chồng mình cô là người phụ nữ – người vợ; khi chia sẻ đời sống với anh em mình cô là một người phụ nữ – chị em; khi quảng đại dâng hiến sự sống cho con cái cô là người phụ nữ – người mẹ[89] và trong khi làm việc cô là người phụ nữ – lao động, v.v…
Mối tương quan hướng chủ thể kì diệu này của người nữ có hệ luận rất phong phú trong xã hội. Nếu đàn ông có khuynh hướng nhằm tới thiện ích khách quan của cộng đồng – tức sự bình an – được phục vụ bằng lời và lề luật, thì người phụ nữ lại tạo cho xã hội một mạng lưới vĩ đại vô cùng các quan hệ liên vị hầu các thiện ích thực sự sinh ích cho “con người”, tức các nhân vị.
“Không có sự đóng góp của phụ nữ, xã hội sẽ thiếu sức sống, văn hóa kém phong phú, hòa bình bất ổn định […]. Người phụ nữ thực ra có một tài năng thiên phú mà cả xã hội cũng như Hội Thánh tất yếu cần […]. Người phụ nữ được phú ban cho khả năng đặc biệt đón tiếp con người, từng nhân vị với thực tế độc đáo của họ”[90].
Không có phụ nữ đời sống trong xã hội sẽ thiếu sinh động, nhưng không có đàn ông thiện ích xã hội cũng thiếu cấu trúc.
Thân xác phụ nữ là “đền thờ tình yêu và sự sống”
Thân xác người nữ được tạo dựng để tiếp đón chồng và con, từ đó đón tiếp tất cả mọi “con người”, ngoài việc là nền tảng cho tương quan hướng chủ thể, điều đó xác định những nét chính yếu của căn tính và ơn gọi người nữ. Những nét đặc trưng đó được sắp đặt chung quanh hai từ ngữ chủ chốt gắn liền với người phụ nữ: tình yêu và sự sống. Chương bốn đã nói tới điều đó khi giới thiệu người nữ như là “đền thờ tình yêu và sự sống”. Bản thân người phụ nữ được tổ chức để có thể đáp lại thật phù hợp với ơn gọi tình yêu và sự sống. Yêu thương và hiến thân, nàng sinh hạ, cho chào đời, nuôi dưỡng, nâng đỡ sự sống, nhất là khi sự sống ấy còn mong manh, giúp tăng trưởng, khích lệ, dạy dỗ, cứu chữa.
Những kinh nghiệm nguyên thủy ta gặp khi phân tích người đàn ông đã xác nhận những lí do của sự phát triển tâm-thể-lí của người đàn ông mở ra tương quan hướng đối tượng. Bây giờ xét đến những kinh nghiệm nguyên thủy liên quan đến người phụ nữ, chúng cũng xác nhận rằng sự phát triển thể xác và tinh thần của người nữ được tiền định và sắp đặt để nó có thể đáp lại ơn gọi tình yêu và sự sống của họ. Bản văn sách Sáng thế thuật lại: “Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi” (St 3,16). Những kinh nghiệm liên hệ đến người phụ nữ được diễn tả cách tiêu cực. Nét tiêu cực ấy chỉ cho thấy Thiên Chúa đánh phạt người đàn bà ở chỗ nào, nhưng mặt khác cũng chỉ rõ đâu là những điểm cốt yếu mà sự sống của người nữ dựa vào, và nếu không có chúng người nữ có thể bị mất thăng bằng. Đọc lại với nhãn quan tích cực, ta thấy những kinh nghiệm nguyên thủy này rõ ràng biểu lộ hai đặc tính xuyên qua bản thân người đàn bà, và cũng là nguồn mạch của căn tính và ơn gọi của họ, đó chính là: tình yêu và sự sống.
Phụ nữ được tạo dựng cho tình yêu
Người nữ được tạo dựng cho tình yêu được rút ra trực tiếp từ định nghĩa nhân vị của Công đồng Vaticanô II: “Con người, tạo vật duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính họ, và họ chỉ có thể gặp lại bản thân trọn vẹn khi chân thành trao hiến chính mình”[91]. Áp dụng định nghĩa này cho người nữ như thế nào? Để người nữ có thể “chân thành trao hiến chính mình để gặp lại bản thân”, trước hết người nữ phải được yêu thương “vì chính họ”. Đức Gioan Phaolô II nói thêm: “Phẩm giá người phụ nữ kết hợp thâm sâu với tình yêu mà người chị em đã đón nhận do nữ tính của mình và với tình yêu nàng trao hiến […]. Người phụ nữ không thể gặp lại được bản thân nếu không trao hiến tình yêu cho người khác”[92].
Yêu thương người nữ “vì chính họ”
Nếu như không ai có thể tồn tại và sống được mà không có tình yêu, vì tình yêu tự thân là sáng tạo và là nguồn mạch của hiện hữu, người phụ nữ cảm thấy đòi hỏi này cách đặc biệt sâu sắc. Người phụ nữ, hơn đàn ông nhiều, được tiền định cho tình yêu và tạo dựng để yêu thương. Tuy nhiên, một mình người nữ không có khả năng thực sự yêu mến. Để có thể yêu thương thực sự, trước hết họ phải được thực sự yêu thương, nghĩa là đón nhận tình yêu thể hiện qua sự được quan tâm, lựa chọn, tôn trọng, quý yêu, ngưỡng mộ, tế nhị, quảng đại và hiện diện trách nhiệm. Khi gặp được một tình yêu như thế, người phụ nữ cảm thấy rung động[93], trỗi dậy một động năng tình cảm hướng đến tình yêu và sự sống. “Phẩm giá người phụ nữ được lượng định theo chiều kích tình yêu, mà cốt yếu đó là một trật tự của công bình và bác ái”[94]. Hơn nữa, phụ nữ muốn được yêu không chỉ một lần nhưng mọi lúc, nghĩa là được yêu mãi mãi: chị em cảm thấy đó là một nhu cầu thiết yếu[95]. Nếu người phụ nữ không còn nhận được sự quan tâm yêu thương, chị sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và cô đơn, đến độ có thể mất quân bình và kiệt quệ.
Có nhiều người biết yêu thương một người phụ nữ, nhưng đàn ông là người có trách nhiệm đặc biệt này. Tình yêu của người đàn ông không bao giờ giống tình yêu của một người mẹ, của một người chị em, người bạn nữ cùng giới, bởi lẽ những nét đặc thù của tình yêu nam tính là sự quan tâm, hiện diện, sức mạnh, dịu hiền và trách nhiệm lo toan tìm kiếm thiện ích cho người được giao phó cho mình, tất cả những thể hiện của một tình yêu vững vàng, bảo đảm, nơi đó người phụ nữ có thể tin cậy ẩn náu và phó thác. Chính nơi người đàn ông mà bản thân người phụ nữ có thể được thêm sức mạnh, thành hình và sắp xếp tình yêu của mình, hầu đến lượt mình có thể đáp trả yêu thương thực sự. Thật ra, ngay từ thuở thơ ấu bé gái đã tìm kiếm tình yêu này, trước tiên từ người mẹ, nhưng nhiều hơn còn từ người cha nữa[96]. “Nơi người mẹ, bé gái thấp thoáng thấy hình ảnh mà mình sẽ trở thành trong tương lai. Bé sẽ không bao giờ trở thành giống như cha, nhưng có thể thấy trước, cũng như đối với mẹ, nữ tính của em sẽ được trưởng thành trong quan hệ với người nam”[97]. Vấn đề thật là quan trọng: người cha, người chồng, người anh (em), người bạn trai, người bạn nam, người đàn ông lao động phải khám phá lại trách nhiệm của họ đối với các chị em phụ nữ. Điều quan trọng là, một tình yêu đặc thù nam tính, nghĩa là một tình yêu có bổn phận phải bảo vệ “mầu nhiệm” được trao phó cho mình: “Người chồng là người yêu thương. Vợ là người được yêu thương: chính chị là người đón nhận tình yêu để đến lượt mình yêu lại”[98].
Cũng như mọi người đều khao khát hạnh phúc, cũng thế mọi người đều ước muốn mình đẹp: về hạnh phúc và vẻ đẹp không ai được tự do chọn hay từ chối, cho dù cách thức để ta đạt được hạnh phúc và vẻ đẹp vẫn còn tính cách khá là chủ quan và nhiều khi mơ hồ. Có hay chăng mối quan hệ giữa người phụ nữ và cái đẹp? Đối với các chị em, vẻ đẹp gắn kết chặt chẽ với tình yêu[99]. Nếu một đàng, người phụ nữ diễn tả tình yêu nhờ vẻ đẹp của mình vì ai yêu thì đẹp (“Vầng hồng rạng rỡ trên núi Đức Chúa, vẻ đẹp vợ hiền trang trí cửa nhà” [Hc 26,16]), thì đàng khác, người nữ muốn được xác nhận trong tình yêu qua vẻ đẹp của nàng: nói với một người nữ rằng em đẹp lắm, là một lời khen tặng làm chị em càng thêm tin yêu[100].
Khi tự trao hiến người phụ nữ “gặp lại chính mình”
Tình yêu một khi đã làm thỏa lòng trái tim người phụ nữ chuẩn bị cho nàng đáp lại tình yêu ấy bằng sự trao hiến bản thân. Khi một người phụ nữ đã hoàn toàn sẵn sàng và hướng lòng trực tiếp đến tình yêu chính đáng và đích thật, nàng đáp lại gấp trăm lần những gì đã nhận được. Năng lực yêu thương của nàng gia tăng gấp bội và trở thành niềm say mê bởi vì thước đo tình yêu là yêu không lượng định[101]. Chính trong lãnh vực này của tình yêu, phụ nữ, vốn bước đầu được giúp đỡ bởi đàn ông, vượt xa nam giới bởi lẽ nam giới, một cách nào đó, ở lại trong lãnh vực hướng đối tượng. Sự kiện người phụ nữ thức dậy trước tình yêu đó, một lần nữa, xác nhận sự bổ túc tương hỗ giữa đàn ông và đàn bà, anh đánh thức nàng dậy bằng tình yêu và nàng thúc đẩy anh yêu hơn nữa. Trong lãnh vực tình yêu, cũng như trong tất cả mọi lãnh vực khác, không có việc lạm dụng quyền lực giữa đàn ông với đàn bà, nhưng chỉ có phục vụ lẫn nhau trong yêu thương. Chối bỏ sự tương hỗ bổ túc cho nhau này là biến nhân vị thành sa đọa:
“Từ thuở ban đầu, con người được tạo dựng có nam có nữ, và người nữ được ủy thác cho người nam với sự dị biệt nữ tính đó cùng với tiềm năng mẫu tính của bà. Cả người đàn ông cũng được Đấng Tạo Hóa ủy thác cho người phụ nữ. Người này được ủy thác cho người kia như những nhân vị được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của chính Thiên Chúa. Trong sự ủy thác đó có thước đo của tình yêu, tức tình yêu phu thê: nói cho chính xác hơn, trở thành “một sự chân thành trao hiến” cho nhau với tư cách như là mỗi người, nam và nữ, phải nhận biết mình trách nhiệm là một tặng phẩm cho người kia”[102].
Được đánh thức tình yêu, đến lượt mình người phụ nữ trở thành “người thầy dạy tình yêu”, có khả năng dạy những nẻo đường tình yêu bằng gương sống của nàng, tận tụy hi sinh trong cuộc sống hằng ngày. Chị cảm thấy có nghĩa vụ phải lo bảo vệ và giáo dục những con người được phó giao cho mình chăm sóc, thúc đẩy họ tiến bộ vượt thắng những thiếu sót và sự giam hãm của tình yêu vị kỉ và chủ nghĩa cá nhân.
Không chỉ là người thầy dạy yêu thương, phụ nữ luôn nhờ ơn gọi tình yêu của mình còn là “người lính canh của Đấng Vô Hình”[103]. Sự hiểu biết kì diệu này của phụ nữ cho phép các chị em đi vào chiều sâu, đến tận “thực tại khôn dò khôn thấu”, đó là trực giác của người phụ nữ. Quả thật, tình yêu giúp các chị em thấy điều người khác không thấy. Tình yêu như tia sáng hé lộ cho ta nhìn thấy thấp thoáng Đấng Vô Hình, ở bên kia cái hữu hình và bên kia cái khuôn mặt xác thể này. Chỉ tình yêu mới có thể cho phép ta đạt tới bí mật sâu thẳm của nhân vị, nơi mà chỉ những ai biết yêu mới có thể bước vào để ngây ngất hạnh phúc bên nhau. Ngạn ngữ nói rất đúng rằng “cái cốt yếu con mắt không nhìn thấy được, mà chỉ có thể nhìn thấy rõ được bằng con tim”[104].
Tương quan hướng chủ thể và ơn gọi tình yêu của người nữ thúc đẩy họ sẵn sàng có mặt phục vụ trên mọi nẻo đường “biên giới” chiến đấu của người nam để trợ lực. Tấm lòng ân cần của các phụ nữ đối với con người vượt thắng mọi nhọc nhằn, sợ hãi hay xấu hổ, như Vêrônica chẳng hạn, trên đường Khổ nạn Thập giá mặc cho những tiếng la hét, bỡn cợt chị vẫn tiến đến gặp Đức Giêsu, lau khô khuôn mặt đẫm máu của Người[105]. Tình yêu của phụ nữ còn làm cho các chị em nhận thức bằng trực giác và thông dự vào đau khổ của những người họ gặp gỡ: “Dưới chân thập giá, trước hết là các phụ nữ. Chỉ có Gioan trong số các Tông đồ còn trung thành ở lại. Còn các phụ nữ thì rất nhiều […]. Trong những lúc nguy hiểm như thế những người phụ nữ “yêu mến nhiều nhất” mới có thể thắng được nỗi sợ hãi”[106].
Nếu rủi như người nữ không được yêu thương cách chân thực do lỗi người đàn ông vì đã rút lui trốn trách nhiệm yêu mến, người đàn ông chỉ biết lười biếng, ích kỉ, lợi dụng phụ nữ hoặc đối xử với người nữ như một đồ vật, chị sẽ không thể gặp được sự hiện diện và quan tâm yêu thương của người đàn ông cần thiết để khơi dậy tình yêu nơi chị. Nếu xảy ra như thế, người phụ nữ vẫn mãi là một ẩn số đối với chính mình, không khám phá ra được những năng khiếu kì diệu và tài năng thiên phú của họ trong lãnh vực tình yêu, sự sống và quan hệ. Sự khiếm diện và khoảng trống đó của người đàn ông có thể làm chị thất vọng sâu xa và cay đắng, dẫn đến khủng hoảng căn tính. Khi ấy, tình yêu của chị – vì người phụ nữ không thể không yêu – thay vì ngỡ ngàng trước tình yêu và sự sống, có thể lạc lối và chị trở thành kẻ dụ dỗ, trả thù, phá hại và chết chóc, vì đối nghịch của yêu là ghét.
Phụ nữ được tạo dựng cho sự sống
Đọc sách Sáng thế (3,16) ta thấy rõ ràng hai kinh nghiệm nguyên thủy đã ban cho người phụ nữ ơn làm “đền thờ của tình yêu và sự sống”. Từ ơn sủng nguyên thủy này, rút ra được hai định hướng: hướng tình yêu mở ra hướng sự sống. Chúng ta đã phân tích ơn gọi tình yêu, bây giờ ơn gọi hướng đến sự sống là gì?
Từ chối mẫu tính
Một xã hội quy nam tính – vô trách nhiệm – đã chiều theo cám dỗ của vật chất-việc làm, sản xuất và chuộng hiệu năng, bởi vì, xét cho cùng, cái điều khiển thế giới là mammon, “ông thần tài”. Trong hoàn cảnh đó, “chủ thể” con người không còn quan trọng, nếu không phải là “đối tượng” của việc sản xuất. Khi một xã hội rơi vào loại cám dỗ này, thì không còn chỗ cho sự sống, nhất là nếu sự sống ấy mỏng manh và đang chờ được chào đời. Người phụ nữ, trong tư cách của người mẹ, và đứa con chưa chào đời của bà bị xem là đồ bỏ, bởi vì họ không phù hợp với não trạng quy nam tính (vấn đề này cũng được nhiều phụ nữ ủng hộ)[107]. Có quá lời hay chăng khi ta nói ngày nay làm mẹ là một sự thách thức và chờ đợi đứa con chào đời là một lời “tuyên bố chiến tranh”?
Như đã lưu ý, việc nam tính hóa xã hội được cổ vũ một phần bởi tính vô trách nhiệm của người nam và một phần khác bởi phong trào nữ quyền quá khích muốn làm cho người nữ sở hữu những tính cách nam giới (nam tính hóa nữ giới) hầu được giải phóng, tự quyết và độc lập. Trong hoàn cảnh đó, người phụ nữ bị thúc đẩy chối bỏ ơn gọi làm mẹ của mình, mẫu tính được quan niệm lược giản chỉ còn trên bình diện sinh học, các ưu phẩm nữ tính bị giảm trừ. Chẳng hạn, phải chăng những người đấu tranh cho nữ quyền đã tước bỏ từ “mẹ” khỏi ngôn ngữ diễn đạt trong Hội nghị tại Bắc Kinh?[108] Trong hoàn cảnh đó, người phụ nữ sẽ ra sao nếu bị loại bỏ dứt khoát định hướng sự sống của họ? Chúng ta sẽ đọc và diễn giải thế nào các dấu chỉ mạnh mẽ (như chu kì kinh nguyệt chẳng hạn) đều đặn trong cơ thể người phụ nữ? Không đáng sợ hay sao, một khi chối bỏ việc làm mẹ, người nữ cũng sẵn sàng chối bỏ những ý nghĩa của thân xác và tính dục mình, vì khi ấy chúng trở thành vô nghĩa và trung tính? Chính tất cả những động thái nữ quyền đó đã dẫn đến lí thuyết về giới (gender theory).
Việc chối bỏ ơn gọi hướng tới sự sống của người phụ nữ và việc nam tính hóa người phụ nữ có điều kiện phát huy thuận lợi từ sự kiện xã hội bị áp đặt phải chấp nhận quyền được ngừa thai, triệt sản và phá thai, tức là “ba sự gian trá của tử thần” ai cũng biết:
“Ngừa thai có mục đích làm cho hành vi phu thê bị triệt sản; với não trạng “kinh tế” người ta cho rằng triệt sản người nam và người nữ là hữu ích và, nếu xảy ra trường hợp không thể ngừa thai và không triệt sản được, và mang thai ngoài ý muốn mà không chấp nhận, thì người ta buộc phải hướng đến sự phá thai là lẽ tất nhiên”[109].
Sự từ chối ơn gọi làm mẹ đó đối nghịch trực tiếp với sự kiện: những người phụ nữ, xưa kia vốn nhìn trong tình mẫu tử đứa con khuyết tật là sự khởi nghiệp của mình, ngày nay họ rơi vào khủng hoảng hiện sinh vì cảm thấy ước muốn làm mẹ: họ đòi hỏi, cách này hay cách khác, quyền được có con[110]. Đứa con không còn là một sinh linh được mong đợi tự thân, mà là đáp ứng một nhu cầu bệnh hoạn và vị kỉ. Con cái là một phương tiện cải thiện và bảo đảm cho chính người phụ nữ. Trong trường hợp này, người phụ nữ ước muốn có con đó như bị phân thân. Đứa con ấy sẽ như thế nào, một con người được mong muốn mà lại hoàn toàn không được màng đến?
Bệnh cuồng muốn có con bằng mọi giá đã biện hộ cho kĩ thuật thụ tinh nhân tạo mà ngày nay nhiều nước đã hợp pháp hóa. Nhưng đàng sau những “kĩ thuật” này là tham vọng lợi ích kinh tế ở tầm quy mô lớn và, sau cùng, là sinh ra một kiểu làm mẹ đáng ngờ của khoa học giả tưởng, tức là sinh sản bên ngoài dạ mẹ[111]. Suy nghĩ của họ có lẽ là đi xa hơn tự nhiên để quyết định tự nhiên bởi một lời hứa hẹn các tử cung nhân tạo cho tương lai. Các ý thức hệ có lẽ nên đưa ra những giải đáp tốt hơn, đó là phát triển một ngành nhân học mới.
Nhưng nhân học nào đây?
Ơn gọi làm mẹ
Để bước vào thế giới rộng lớn của ơn gọi làm mẹ của người phụ nữ, chúng ta nên nhắc lại định nghĩa về nhân vị của Công đồng Vaticanô II. Đó là hướng mà Đức Gioan Phaolô đã đi theo:
“Con người – nam cũng như nữ – là loài duy nhất trong thế giới mà Thiên Chúa đã yêu quý dựng nên vì chính họ; đồng thời con người không thể tìm gặp lại bản thân mình trọn vẹn nếu không thành tâm tự hiến. Định nghĩa về nhân vị này phù hợp với chân lí nền tảng của Thánh Kinh về sáng tạo con người, như người nam và người nữ […]. Chân lí về nhân vị này mở ra con đường để hiểu đầy đủ mẫu tính của người phụ nữ […]. Mẫu tính hàm ẩn một sự cởi mở đặc biệt hướng đến nhân vị mới vốn đang là một thành phần của chính người phụ nữ. Mở ra như thế, người phụ nữ “tìm gặp lại được bản thân khi tự hiến chân thành”[112].
Chúng ta đã thấy trên đây rằng khi người nữ được yêu thương “vì chính nàng”, nghĩa là được đón nhận bởi người nam, chị không thể không đáp trả bằng sự “tự hiến” bản thân cách quảng đại, vì niềm vui của người phụ nữ là yêu và được yêu: đó là ơn gọi tình yêu của người phụ nữ. Khi đáp trả, người nữ trao hiến tất cả con người mình “cho người nam”, nghĩa là cho người mà nàng quan hệ hướng chủ thể, nhưng một cách độc đáo và toàn thể quan hệ với người đàn ông – là chồng của nàng, kẻ mà nàng kết hợp làm một đời sống duy nhất và nhờ người mà nàng mang thai sinh hạ một con người – là người con.
Tiếp nhận một sinh linh trong bụng mình là dịp cho người phụ nữ “tự hiến” một cách mới mẻ, giúp chị “tìm gặp lại bản thân trọn vẹn” và như thế ý nghĩa làm phụ nữ trở được trọn vẹn, cả khi phải “trả” giá trực tiếp, vì sứ vụ làm mẹ “hút hết năng lượng của thân xác và linh hồn chị”[113], chị không nô lệ mà cảm thấy mình được giải phóng và cứu độ khi làm mẹ, nhờ sự chân thành tự hiến[114]. Đón nhận ơn gọi làm mẹ đối với người phụ nữ là cơ hội đào sâu căn tính nữ giới của mình, khám phá ơn gọi đặc biệt và hưởng nếm niềm vui duy nhất của mình. Người phụ nữ, khi sống ơn gọi làm mẹ, cả khi không nhất thiết phải làm mẹ theo nghĩa thể lí, được biến đổi thành một người hạnh phúc. Có lẽ danh xưng đẹp nhất được ban cho một người phụ nữ là tiếng “mẹ” yêu: đó là ân sủng của bà, bởi lẽ nó biểu lộ cái khả năng trao hiến sự sống, nhờ thể xác của bà, cho một con người sẽ bước vào thế giới, vào lịch sử. Không nhìn trong nhãn giới đó, mẫu tính sẽ đánh mất ý nghĩa của nó và có nguy cơ chỉ giản lược trong phương diện sinh vật học thuần túy.
Mỗi người phụ nữ tự thân đều có khuynh hướng tiền định trở thành “đền thờ tình yêu và sự sống”: chị cảm nhận điều đó như một chiều kích hiện sinh cơ bản. Tuy nhiên, bầu khí văn hóa xã hội ngày nay vốn tràn ngập não trạng nữ quyền và nam quyền, thường làm các phụ nữ trẻ mất đi cảm thức bẩm sinh đối với sự sống, thật đáng tiếc nó đã ra tăm tối. May là, sau một thời gian nhiều năm khinh miệt ơn gọi làm mẹ, một người phụ nữ, khi đã làm mẹ và ôm đứa con nhỏ trong lòng, thấy thức dậy bản năng làm mẹ vốn bị quên lãng và nhận ra mình thật cực kì hạnh phúc, chỉ hơi tiếc vì mình khám phá trễ tràng ơn gọi của mình. Không một người mẹ nào hối hận vì đã giữ lại đứa con của mình, trái lại họ đau đớn vì đã từ khước đứa con mình:
“Người phụ nữ, khi đã cởi mở với ơn gọi làm mẹ, cảm thấy sự sống đâm chồi và phát triển trong lòng mình. Đó là đặc ân của các bà mẹ có cái kinh nghiệm khôn tả này, nhưng mọi người phụ nữ, cách nào đó, đều có cái trực giác họ được tiền định cho ơn gọi đó […]. Chính khi “tự hiến” người phụ nữ nhận biết bản thân và thể hiện nữ tính của mình sâu sắc hơn”[115].
Làm mẹ (và làm cha) là tham dự vào công trình tác tạo sự sống khôn tả của Đấng Tạo Hóa. Từ phía bờ sự sống phong nhiêu, Thiên Chúa xin các thụ tạo của Ngài tham dự vào một cách có trách nhiệm: “Thiên Chúa chúc phúc cho họ, và phán với họ: Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất” (St 1,28). Đứa con có thể được cha mẹ mong đợi và khao khát hoặc có thể ngoài sự mong đợi của cha mẹ, dù sao đi nữa, con cái luôn là một hồng ân làm cha mẹ được bước vào bờ bến phong nhiêu sự sống của Đấng Tạo Hóa. Dù sao, tính phong nhiêu thực sự không chỉ giới hạn ở chỗ sinh sản con cái, điều đó vẫn còn chưa đủ, nhưng còn mở rộng ra với bổn phận giáo dục con cái đạo đức hầu sự sống có trách nhiệm của nó có thể phản chiếu ngày càng nhiều hơn hình ảnh giống như Thiên Chúa[116]. Truyền sinh thì không bao giờ chấm dứt!
Một số đặc trưng của người phụ nữ – làm mẹ
Hành trình đã đi qua xem xét từ thân xác của người nữ và cách thức quan hệ phu thê với người chồng, tiếp theo là tương quan hướng chủ thể đặc thù của người nữ được thêm phong phú nhờ định hướng tình yêu, đã kết thúc ở khám phá ơn gọi làm mẹ. Đặc biệt, chính mẫu tính hay ơn gọi làm mẹ, cho thấy rõ các tài năng và đặc điểm rất phong phú ẩn giấu trong trái tim người phụ nữ. Đâu là những tài năng đặc trưng ấy? Không thể kể ra hết nhưng cố gắng giải thích một vài đặc trưng ấy là dịp cho ta xác định vài nét cơ bản của căn tính nữ giới.
Người phụ nữ – làm mẹ hay quan tâm chăm sóc. Với tương quan mẫu tử, người phụ nữ chính yếu bước vào mối quan hệ hướng chủ thể, trước hết với đứa con mình sinh ra, và từ đó, với mọi người nam, tức là với mọi chủ thể, mọi con người. Nhờ mẫu tính, tương quan đặc thù của người nữ được quý trọng bởi tính chất phụ nữ hay quan tâm và chăm sóc con người cụ thể. Người nữ biết bằng trực giác và linh cảm thấy được nhu cầu, nhất là của những ai đang đau khổ thiếu thốn: sự quan tâm lo lắng đó thúc đẩy chị em tìm cách cụ thể giúp giải quyết các nhu cầu của người khác. Thông thường, người phụ nữ thể hiện sự quan tâm chăm sóc này trong cuộc sống hằng ngày cách âm thầm, không ồn ào: chị em chỉ làm vì phải làm thôi[117]. Tuy nhiên cũng cần xác định rõ ràng rằng, nếu người phụ nữ được tạo ra để sống mối quan hệ chăm sóc, nhưng đó không phải là chuyện độc quyền của người phụ nữ: ngay cả đàn ông cũng quan tâm hướng mối quan hệ đến chủ thể, nhưng sống theo xu hướng riêng của nam giới, nghĩa là đi vào chiều kích hướng đối tượng. Như thế, sự khác biệt phong phú giữa đàn ông – đàn bà cho phép quan hệ chăm sóc biết quý trọng các đặc tính thiết yếu của mỗi bên hầu giúp cho em bé và mỗi “con người” được bảo vệ[118].
Người phụ nữ – làm mẹ thiên về việc chăm sóc dinh dưỡng và ăn mặc. Người phụ nữ quan tâm lo lắng mọi nhu cầu của con người chủ thể, nhưng quan tâm ưu tiên hơn đến những nhu cầu thiết thực, như ăn mặc. Họ nhạy cảm hơn nam giới, có bản năng lo lắng cho con nhỏ được ủy thác cho nàng, lo lắng sao cho con phải được ăn uống và che mặc đầy đủ. Tính cách ân cần hay chăm sóc ấy, theo nghĩa nào đó, là thuộc yếu tính của nữ giới, nó diễn tả cụ thể định hướng tình yêu[119] và ơn gọi làm mẹ của họ.
Người phụ nữ – làm mẹ hay hiếu kì. Dân gian nói phụ nữ xưa nay vốn có tính hiếu kì. Nói như thế là gán tính hiếu kì như là xu hướng đặc biệt của phụ nữ. Tính hiếu kì là một sự tò mò đáng bị lên án khi nó không lành mạnh, lầm lạc hoặc quá mức. Điều này cũng đúng cho cả đàn ông hiếu kì. Tuy nhiên, điều muốn nói ở đây là phụ nữ có “bản tính” hiếu kì tự nhiên, có lẽ vì điều đó giúp cho chị em thuận lợi trong việc làm mẹ và thực thi trách nhiệm làm mẹ. Một người mẹ phải biết và quan tâm từng chi tiết và cụ thể tất cả những gì ích lợi cho con cái mình, từ đó tính hiếu kì ấy được biện chính là cần thiết và lành mạnh. Chính trên bình diện tâm lí ý tưởng và hành vi, người phụ nữ được cho là có hành xử khôn khéo và cẩn trọng. Nếu một người phụ nữ khôn lanh chỉ biết đi tìm lợi ích riêng tư, thì yêu thương nuông chiều nàng là điều đáng lo ngại[120]; ngược lại, nếu người ấy biết nghĩ đến lợi ích của người khác, thì khả năng của nàng là đáng khen, ví dụ như Rêbêca đã cư xử tinh ranh vì lợi ích cho đứa con của mình, là Giacóp[121].
Người phụ nữ – làm mẹ hay quan tâm đến những việc cụ thể và chi li. Đức Gioan Phaolô II viết: “Nói chung người ta cho rằng phụ nữ, hơn nam giới, có khả năng quan tâm đến nhân vị, con người cụ thể và, khi làm mẹ họ còn phát triển tư chất này hơn nữa”[122]. Đối với người phụ nữ, nhưng nhất là đối với một người mẹ, người ta không thể bỏ qua những nhu cầu nhỏ nhặt cụ thể của đời sống hằng ngày, bởi vì nếu như thế, mấy đứa trẻ con hay người đau yếu trong nhà sẽ gặp nguy hiểm đe dọa cuộc sinh tồn. Cho nên, mặc dù phụ nữ nói chung vốn đã có khuynh hướng ấy rồi, nhưng khi làm mẹ khuynh hướng ấy mới bộc lộ thành một ý thức rõ rệt từng chi tiết và ân cần chăm lo đáp ứng các nhu cầu chi li. Nếu người đàn ông có khuynh hướng tổng hợp vì sống quan hệ hướng đối tượng, vốn ít cần đến sự quan tâm chăm sóc, thì người phụ nữ có khuynh hướng bổ túc bởi cái nhìn phân tích chi li về cuộc sống, vì chị quan tâm đến chủ thể và những cái cụ thể. Chúng ta nhớ đến mẫu gương của Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, khi Mẹ dự tiệc cưới và để ý thấy nhà đám bị thiếu rượu để thết đãi khách, Mẹ lo tìm giúp họ – bởi một phép lạ của Chúa Con – giải quyết để gia chủ không bị bẽ mặt[123].
Người phụ nữ – làm mẹ có thể làm nhiều chuyện cùng lúc. Luôn khởi đi từ bản tính làm mẹ, một người phụ nữ có khuynh hướng phát huy những ơn phú bẩm nữ tính của mình. Trong tâm thế của một người mẹ, chị có khuynh hướng tiến hành nhiều sự việc với nhau, trong mức độ nào đó. Chị, một người mẹ cùng với một, hai hoặc ba bà mẹ khác, chắc chắn sẽ phát huy hơn nữa khả năng cai quản nhiều hoạt động, trách nhiệm và nghĩa vụ cùng lúc. Đây là một nét của tài năng thiên bẩm của chị em, đậm đà từ bẩm sinh. Một người mẹ phải luôn sẵn sàng phục vụ, gần như cùng lúc, cho những ai kêu xin và tìm đến chị[124]. Tuy nhiên, những phẩm chất tốt đó, nếu như bị đẩy đến cực đoan, có thể trở thành một khuyết điểm nguy hiểm. Có thể người phụ nữ “làm mọi sự” vì muốn bao biện kiểm soát và cầu toàn, từ đó gây ra bầu khí căng thẳng ngộp thở cho những người thân, điều đó nguy hiểm cho chính chị em, cho chồng con.
Nếu người phụ nữ có thể đồng thời ở đây và ở kia, làm chuyện này và việc nọ cùng lúc, nhưng người đàn ông thì hoàn toàn không thể làm như thế được. Đối với anh, sự việc chạy theo hướng khác: anh luôn ở trong quan hệ hướng đối tượng, mỗi lúc chỉ hướng tới một đối tượng quản trị, tập trung vào “chi phối” chỉ một sự việc.
Nhưng không hề có cạnh tranh mà chỉ có bổ túc giữa người nam và người nữ. Tính cách của người đàn ông làm việc giúp cho phụ nữ không hấp tấp bộp chộp trong sinh hoạt, tính cách sinh động sáng tạo của chị em phụ nữ thúc đẩy đàn ông không phó mặc trôi dòng.
“MỘT BẢN SONG CA”
Cho tới nay chúng ta đã phân tích hai lộ trình khác nhau xác định căn tính riêng của từng giới nam và nữ: người đàn ông-người cha, và người phụ nữ-người mẹ. Giờ đây chúng tôi muốn kết nối hai hướng đi này để nghe bản song ca hai bè: “tiếng hò reo tưng bừng rộn rã, tiếng cô dâu chú rể song ca” (Br 2,23).
Ý định này là một tham vọng hão huyền hay là một ước muốn rất thực tế? Nếu ta đọc Butler và tư tưởng căn bản lí thuyết về giới của tác giả này, thì suy tư của chúng ta được xem là hão huyền và phải dẹp bỏ đi và, thay vì vui hát song ca chúng ta phải chấp nhận sống trong “xứ sở trở nên chốn hoang vu không người cư ngụ” (Br 2,23). Thực ra, Butler viết thế này:
“Giới tính” được ta đảm nhận như một “dữ kiện trực tiếp”, “một dữ kiện của giác quan”, như “những đặc tính vật lí”, thuộc trật tự tự nhiên. Nhưng cái mà ta nghĩ là một nhận thức vật lí và trực tiếp đó lại là một kiến trúc phức tạp và tưởng tượng, một “hình ảnh được cấu thành” diễn dịch lại các đặc tính vật lí (mà tự thân chúng là trung tính như những đặc tính khác, nhưng lại được ghi dấu bởi một hệ thống xã hội) qua mạng lưới các mối quan hệ trong đó chúng được nhận thức […]. Vì liên hệ đến diễn luận được xem như là nhận thức, “giới tính” cho thấy là một kiểu nhận thức mỏng manh thuộc lịch sử, một thứ ngôn ngữ tạo ra tri thức bằng cách khuôn đúc nên cách khiên cưỡng những giải thích qua đó được nhận thức bởi cơ thể vật lí”[125].
Chúng ta không chấp nhận kiểu quan niệm “nhận thức vật lí và trực tiếp, một sự hình thành phức tạp và tưởng tượng” và “tạo nên hình ảnh diễn giải lại các đặc tính vật lí” của Butler, nhưng luôn nhìn trực tiếp vào bản tính tự nhiên của con người như một dữ kiện nguyên thủy tiên thiên mà ta đón nhận cùng với những ý nghĩa hữu thể học của nó. Nếu tính dục nam-nữ dị biệt với những ý nghĩa đó được đặt vào tương quan đúng đắn sẽ rất phong phú, trở thành một “bản song ca” hai bè nam – nữ tuyệt diệu. Điểm khởi đầu chắc chắn là “xác thể”, tức thân xác sống động ẩn tàng một ý nghĩa (lògos) vốn không do ta chọn mà được đón nhận như dữ kiện nguyên thủy, và đáp lại cách tự do và có trách nhiệm để đạt tới viên mãn là cứu cánh (tèlos) của nó. Với bến neo đậu chắc chắn đó, chúng ta sẽ tránh không bị đánh trôi dạt bởi các cơn sóng ý thức hệ thường giản lược giới tính chỉ vào bình diện văn hóa, nhưng nhất là cho phép ta khám phá và biết quý trọng “phong cách” riêng của nam tính và của nữ tính và sự bổ túc tương hỗ của hai giới tính làm phong phú lẫn cho nhau. Về điều này Anatrella viết: “Theo nghĩa nào đó, người ta có thể nói rằng hiện hữu của người đàn ông “tạo nên” nữ tính của người đàn bà, cũng như hiện hữu của người đàn bà “hoàn tất” nam tính của người đàn ông”[126].
Ở đây chúng tôi sẽ giới hạn phân tích chỉ vào hai “bài ca” của đàn ông và của đàn bà. Bài thứ nhất sẽ khảo sát sự đan dệt của những tương quan hướng đối tượng và hướng chủ thể của họ. Bài thứ hai sẽ xem xét sự bổ túc tương hỗ của phụ tính và mẫu tính[127].
Các quan hệ hướng đối tượng và hướng chủ thể bổ túc tương hỗ cho nhau
Nghiên cứu đã cho ta thấy rõ gốc rễ của các mối quan hệ riêng nam giới và nữ giới rất chắc chắn, vì chúng đâm rễ sâu trong kinh nghiệm sống thuộc thân xác và tính dục của người đàn ông và người phụ nữ, một kinh nghiệm sống không thể bỏ qua. Người đàn ông, như đã nói, nhờ thực hành sinh dục “hướng ngoại”, ở trong tư thế của một kẻ tấn công và chinh phục để “chiếm lấy” và sau đó rút lui. Hoạt động của anh là một hoạt động đánh dấu khoảng cách. Còn phụ nữ thì nhờ một thực hành sinh dục “hướng nội” hướng đến một sự tiếp đón chủ thể, người đàn ông, và chiếm hữu trực tiếp người ấy. Kinh nghiệm hoạt động sinh lí này đã phát triển hai kiểu quan hệ: quan hệ hướng đối tượng ở nam giới (từ chủ thể hướng đến đối tượng sự vật) và quan hệ hướng chủ thể ở nữ giới (từ chủ thể hướng đến chủ thể). Hai kiểu quan hệ này mà tách biệt nhau sẽ có nguy cơ trở nên nghèo nàn, còn nếu biết kết hợp với nhau chặt chẽ sẽ trở nên tốt hơn, có thể đến mức hoàn hảo.
Tương quan trong cụ thể của hai kiểu quan hệ này có mặt và lan rộng ra trên khắp cuộc sống: gia đình, xã hội, nghề nghiệp, nghệ thuật, giáo dục, văn hóa, v.v… Một cách nào đó, các quan hệ hướng đối tượng và hướng chủ thể là nền tảng của toàn thể hệ biểu tượng của đời sống con người: đời sống xã hội có hài hòa hay không phụ thuộc vào sự cân bằng giữa hai kiểu quan hệ này. Chúng tôi không thể xem xét ở đây hết mọi sự kết hợp của hai quan hệ này, mà chỉ giới hạn vào khía cạnh trao đổi bằng lời. Vì ngôn ngữ là đặc trưng và cốt yếu trong đời sống nhân bản, nên bằng cách triển khai các tương quan ngôn ngữ của chúng, một cách nào đó, chúng ta sẽ bao hàm được tất cả biểu tượng của các mối quan hệ nam-nữ.
Đặc trưng mối quan hệ của người đàn ông – nam giới là khoảng cách, nam giới hơn phụ nữ rất nhiều có một kí ức không gian và bén nhạy chủ yếu với hoạt động[128]. Bởi thế, đàn ông, như chúng ta đã nói nhiều lần, lên tiếng nói là để thu hẹp khoảng cách nhằm đạt tới được đối tượng và “chinh phục nó”, bằng cách làm cho nó nên hoàn hảo hơn. Những lĩnh vực ưu tiên người đàn ông hay nói đến là lao động và quan tâm đến công ích. Trong trường hợp thứ nhất, người đàn ông lên tiếng là nhằm “đặt tên” cho thụ tạo được giao phó cho ông, trong trường hợp thứ hai, người đàn ông nói là diễn tả một luật lệ vì thiện ích của mọi người. Ngoài ra, đối với những gì liên quan đến cuộc sống riêng tư của bản thân, người đàn ông – nam giới khá dè dặt bởi vì anh không thấy thích thú đề cập đến, nên giữ im lặng[129].
Đặc trưng quan hệ của người đàn bà – nữ giới là đi từ chủ thể đến chủ thể. Quan hệ này của các chị em vì bao gồm hai cực đầu – cuối là hai chủ thể nhân vị, nên cách giao thiệp của chị em có hai xu hướng: một là, người ta thấy phụ nữ nói về mình và về cuộc sống riêng tư của họ qua việc tìm thương thảo, ủng hộ, sự xác nhận và những cơ hội thông giao; hai là, thấy họ quan tâm đến con người và nhận biết họ. Tương giao của phụ nữ dệt nên vô cùng các mối tương quan liên vị lấp đầy không gian nơi những người đàn ông sống và làm việc, bởi đó xây dựng nên xã hội[130]. Phụ nữ xem ra như được phú bẩm ơn ngôn ngữ: ngay từ thuở ấu thơ, quả thật, bé gái đã tỏ ra khuynh hướng đặc biệt mau học nói. Người nữ, hơn nam giới nhiều, có khả năng ăn nói dễ dàng và khéo léo. Đối với phụ nữ, nói là một nhu cầu thiết yếu cần được bảo đảm, qua đó chị em thấy mình được thêm sức mạnh.
Chúng ta đã nhận thấy cung cách giao tiếp hướng chủ thể của người nữ đi vào cung cách hướng đối tượng của người đàn ông như thế nào. Chúng ta đã lưu ý điều ấy và nhận xét cho thấy nó đem lại hai lợi ích cho họ. Một đàng, người nữ được giúp giữ gián cách để không gắn bó quá mức vào nhân vị khác (cách riêng với đứa con mình); đàng khác, chị được làm cho phong phú nhờ mối quan hệ hướng đối tượng của nam giới, người nữ bởi ơn thiên phú của mình sẽ hướng đến luôn đặt nhân vị (chủ thể) chứ không chỉ sự vật (đối tượng) vào trung tâm của mối quan hệ.
Bây giờ chúng ta xem xét người nam với cung cách hướng đối tượng khi giao tiếp đóng góp gì khi đi vào mối quan hệ hướng chủ thể của người nữ. Trong giới hạn mối quan hệ hướng chủ thể được vây bọc tình cảm của người nữ, người đàn ông được tình cảm ấy khích lệ sẽ thay đổi cung cách giao tiếp của mình: anh vẫn không bỏ cách quan hệ hướng đối tượng, nhưng từ đó anh tự mở lòng mà nói. Chính tình yêu thúc bách người đàn ông bước ra khỏi cõi riêng tư im lìm của mình. Nhờ tình yêu của người nữ, người đàn ông khám phá thấy mình khác đi và tươi mới hơn. Anh cảm thấy sống sung mãn và, không thể im lặng trước một tin vui như thế, thấy cần phải mạc khải ra, tức “vén bức màn lên”, bức màn im lặng, để nói và trao ban chính mình cho người mình yêu thương. Mạc khải mình là trình diện và trao hiến bản thân hoàn toàn cho con người. Là một lời tâm sự tự trao hiến mình. Bởi thế, nhờ quan hệ hướng chủ thể đầy tình cảm của người nữ, người đàn ông phát triển khả năng giao tiếp của mình và hoàn thiện nó nhờ mạc khải mình ra. Mạc khải trở thành là thuộc tính của người đàn ông – nam giới. Nhận xét này đã được nói đến trong chương ba và còn sẽ được đề cập đến trong chương bảy.
Người phụ nữ phản ứng như thế nào trước lối giao tiếp mới mẻ này của đàn ông, tức là khi anh mạc khải bản thân mình? Cảm nhận sức mạnh của tình yêu trong lời nói của anh, người phụ nữ, vốn có khuynh hướng nói nhiều, giờ đây nói ít hơn để lắng nghe anh nhiều hơn và thêm tin cậy, và từ đó đón nhận lời từ tâm tư anh, cảm thấy nó trong lòng, ấm áp, sung mãn và hoan lạc. Chính tình yêu thúc đẩy người phụ nữ chuyển biến từ chỗ nói nhiều lời thành ít lời và ân cần lắng nghe.
Sau cùng, chừng nào người đàn ông và người phụ nữ chưa gặp nhau trong cách thức giao tiếp của họ, họ vẫn còn nghèo nàn vì khép kín trong nội tình hướng đối tượng (của anh) hoặc chỉ trong hướng chủ thể (của chị). Nhưng trong mức độ khi ngôn ngữ của họ kết hợp với nhau, người ta sẽ thấy có chuyển động bổ túc, tương hỗ và giao thoa: người phụ nữ, vốn cần giao tiếp với mọi người để gặp được và nuôi dưỡng những nâng đỡ và tương quan, trở nên thinh lặng để hưởng nếm niềm vui tiếp đón, đó là dấu hiệu tình yêu của chị; còn người đàn ông, vốn câm lặng và ít giao tiếp chỉ nói với đối tượng sự vật, nay lại hân hoan nói về mình và tâm sự, đó là dấu hiệu tình yêu của anh. Như thế, nhờ sự khác biệt tính dục, người đàn ông bổ túc cho nữ tính của người đàn bà và người phụ nữ thì bổ túc cho nam tính của người đàn ông. Nhận xét về sự năng động này của giao tiếp của nam giới và nữ giới, cách nào đó, là tất cả hệ biểu tượng trong đó người đàn ông và người phụ nữ tương quan.
Phụ tính và mẫu tính bổ túc tương hỗ cho nhau
Các quan hệ hướng đối tượng và hướng chủ thể đan dệt với nhau đó xâm nhập trong mọi lĩnh vực của đời sống người nam – người nữ. Giờ đây chúng tôi muốn dừng lại trên một tương quan khác, tương quan làm cho phụ tính và mẫu tính quan hệ bổ túc tương hỗ cho nhau. Ai là cha và ai là mẹ? Lacroix trả lời:
“Sabina Spielrein, người tiên phong trong lĩnh vực phân tâm học, đã nghiên cứu sự phát sinh ra hai hạn từ “bố” và “mẹ”. Bà nhấn mạnh chữ “m” của từ mẹ đều có trong tất cả các ngôn ngữ Ấn-Âu như nhau: đó là do cử động của môi miệng phát âm rất gần với cử động của bé hướng đến bầu vú mẹ. Đó cũng là cử động mô phỏng lại cái khoái cảm của việc bú sữa: phát ra âm mạ (mẹ), mamma, maman, mummy, mutti, mom, mama, mother, mie, momo, many, miam-miam. Âm đó cũng luôn thấy có trong nghiên cứu cái hạnh phúc sung sướng bằng miệng có được nhờ một chuyển động hướng tâm, nghĩa là hướng vào “bên trong”. Còn bố có nghĩa là gì? Bố còn được gọi là bọ (ba), papa, baba, babo, daddy. “P”, “d” là âm bật hơi, diễn tả tính chất bùng nổ, cử động tống ra, đẩy ra xa. Nói cách khác, như papa, pepé, pipì, popò, pom,paf, pof được nhận thấy cùng chuyển động li tâm, hướng ra “bên ngoài”, là đặc trưng của giới đàn ông, và cũng là của từ ngữ bố”[131].
Có vẻ như lưu ý này của Lacroix làm cho nghiên cứu của chúng ta về mối quan hệ bổ túc cho nhau giữa phụ tính và mẫu tính ra vô ích, xét vì “p” của papà (bố) có ý hướng phóng ra ngoài, đẩy ra xa và tạo khoảng cách; ngược lại “m” của mamma (mẹ) đưa trở vào bên trong, cầm giữ và chiếm hữu. Có chắc là khuynh hướng đối nghịch giữa “p” và “m”, tách biệt bố khỏi mẹ, cản trở sự bổ túc hay không hay, ngược lại, chính nhờ thế đối nghịch ấy rất cần để chúng có thể được bổ túc tương hỗ cho nhau?
Chúng ta nhận xét trước hết người mẹ, rõ ràng là người phụ nữ có khuynh hướng quan tâm ưu tiên trước hết đến sự sống. Chị đón nhận sự sống, cưu mang và làm sự sống triển nở và sinh hạ. Đối với người nữ, làm mẹ là một thứ “thuộc bản năng”. Đức Gioan Phaolô II xác định:
“Mẫu tính tự thân chứa đựng một sự hiệp thông đặc biệt với mầu nhiệm sự sống, được trưởng thành dần trong dạ người nữ. Người mẹ chiêm ngưỡng mầu nhiệm này, bằng trực giác độc đáo người “hiểu” sự gì đang xảy ra trong người mình. Dưới ánh sáng của “khởi nguyên” người mẹ đón nhận và yêu mến đứa con người mang trong bụng như một con người”[132].
Tuy nhiên, nếu mẫu tính được giới thiệu như là thuộc bản năng của người nữ, nàng không tự mình có đủ sức và không thể tự tách biệt mình khỏi đứa con thơ để giúp bé trở thành một con người độc lập. Người mẹ sống cộng sinh thực sự với con nhỏ của mình. Nếu bị bỏ mặc một mình, người mẹ có thể lo âu đau buồn hoặc sinh loạn luân với con thơ bé.
“Các bạn có biết trái tim của một người mẹ như thế nào không? “Mẹ là tất cả đối với con và con là tất cả của mẹ”. Tình mẫu tử này rất đẹp mà cũng làm băn khoăn lo lắng, bởi lẽ nó đi kèm theo “bận tâm trách nhiệm tình thương của người mẹ lo chăm nom bảo vệ con thái quá” hoặc của một “bà mẹ tốt lành nhưng chuyên chế”, luôn theo con ấp ủ bảo vệ như gà mẹ ấp ủ con dưới đôi cánh”[133].
Bởi thế, mẹ đơn thân không thể nuôi và dạy một đứa con. Nếu sự sống đã được tượng thai cưu mang bởi một người đàn ông và một người đàn bà, thì nó phải được giáo dục và phát triển bởi một người cha và một người mẹ.
Bây giờ chúng ta nói thế nào về phụ tính? Làm cha của người đàn ông không trực tiếp hoặc “thuộc bản năng” như việc làm mẹ của người phụ nữ, bởi vì đàn ông luôn “ở ngoài” và xa đối với quá trình mang thai. Bởi thế, cha phải được giới thiệu vào mầu nhiệm sự sống nhờ sự trợ giúp của mẹ, mẹ thúc đẩy ông đảm nhận lấy trách nhiệm của ông. Như Đức Gioan Phaolô II giải thích:
“Đàn ông – khi tham gia hoàn toàn vào cuộc sống của bậc sinh thành – thấy mình luôn “ở ngoài” quá trình mang thai và sinh nở trẻ bé, và ông phải học từ người mẹ về rất nhiều mặt sứ vụ “làm cha” của ông”[134].
Sự kiện người cha đứng xa trong mầu nhiệm nguyên thủy của sự sống không phải không có vấn đề và gặp khó khăn, bởi lẽ có thể xảy ra trường hợp một người cha vô trách nhiệm từ bỏ mẹ và con. Tuy nhiên, việc ông “đứng ở ngoài” quá trình mang thai trước hết là một thuận lợi và là nguồn mạch tăng sức cho mẫu tính. Chính chữ “p” của người cha đã giữ gìn và bảo vệ chữ “m” của người mẹ, tức ông đã cứu vớt bà.
Rốt cuộc, thay vì “p” và “m” loại trừ nhau, ngược lại chúng lại cần và hỗ trợ cho nhau: mẫu tính và phụ tính giúp đỡ và cứu vớt nhau. Nếu như người mẹ – chứng nhân đầu tiên của sự sống xuất hiện – gần gũi và dạy cho bố trách nhiệm của mình phải lo bảo vệ sự sống, thì người bố là kẻ giải phóng con khỏi gắn chặt vào mẹ, cho con khả năng sống tương giao và trưởng thành lên như một nhân vị. Một lần nữa, chúng ta xác nhận phụ tính của đàn ông và mẫu tính của đàn bà bổ túc và kiện toàn cho nhau, nhờ có sự dị biệt tính dục[135]. Bỏ tính năng dị biệt như thế sẽ có nghĩa là ta làm cho quan hệ và nhân vị nghèo nàn đi.
KẾT LUẬN
Trong chương này, phân tích của chúng ta đã được hướng dẫn bởi nghiên cứu về căn tính đặc biệt của đàn ông và đàn bà. Cho tới khi nghiên cứu còn khảo sát riêng biệt, cách nào đó nam tính và nữ tính vẫn còn được nhìn tách biệt. Chỉ khi chúng được đưa vào bối cảnh của dị biệt tính dục, căn tính của người nam và của người nữ mới được vén tỏ ra vẻ huy hoàng hết mức của chúng và chúng có thể “hát bài song ca” tuyệt vời. Nói vắn tắt, để tổng hợp chúng ta có thể dùng lại lời giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II về tình yêu con người: “Người nữ nhận ra chính mình khi đứng trước người nam; còn người nam được khẳng định mình nhờ người nữ”[136].
Nghiên cứu này cho chúng ta chất liệu cần thiết để đi vào một nghiên cứu mới, đó là: đọc sự dị biệt tính dục cách loại suy qua Mầu nhiệm Vĩ đại (Ep 5,32). Đó là nội dung của chương tiếp theo.
Trích Bản tin Hiệp Thông / HĐGMVN, Số 137 (Tháng 9 & 10 năm 2023)
Các bài trong Bản tin Hiệp thông của Hội đồng Giám mục Việt Nam số 137 (tháng 9 & 10 năm 2023) với chủ đề: Gia đình hiệp thông, Giáo xứ hiệp thông.
MỤC LỤC I. CHUYÊN ĐỀ • DÂN THIÊN CHÚA TIẾN BƯỚC TRONG HY VỌNG • ĐỒNG TRÁCH NHIỆM, ƠN GỌI CÁ NHÂN VÀ PHÂN ĐỊNH ĐẶC SỦNG • SỰ KHÔN NGOAN ĐỐI VỚI HÀNH TRÌNH THƯỢNG HỘI ĐỒNG • SỐNG MẦU NHIỆM GIA ĐÌNH GIÁO HỘI HIỆP THÔNG • GIA ĐÌNH HIỆP THÔNG • PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH QUA VIỆC THỰC THI VAI TRÒ MỖI NGƯỜI VÀ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH • CĂN CƯỚC ĐÀN ÔNG, CĂN CƯỚC ĐÀN BÀ II. ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN • TIN TỔNG HỢP GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM THÁNG 7 & 8 NĂM 2023 • CÙNG MẸ GÓP NHẶT YÊU THƯƠNG • THÔNG TIN Một số hoạt động của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam nhân dịp đón |
[1] Butler, Questioni di genere, op. cit., 132.
[2] Ibid., tr. 46: “Cố quay trở lại sinh học, vốn là nền tảng của một tính dục nữ hay cho một ý nghĩa giống cái đặc biệt, xem ra làm giảm thiểu đi tiền đề nữ quyền, quan niệm sinh học không phải là một định mệnh”. Chúng ta cũng quay lại chú thích 54 của trang 46, ở đó ta đọc thấy: “Wittig đã cho rằng sự trân trọng tính đặc thù giải phẫu học từ phía Irigaray chính là một sự lặp lại thiếu phê bình một diễn ngôn phò sinh, ngôn ngữ ấy ghi dấu và xây dựng cách nhân tạo một thân xác nữ tính “phiến diện”, là cái tiêu biểu bởi các bộ phận như “âm đạo”, “âm vật”, “âm hộ”. Tại một Hội thảo ở Vassar College Wittig được hỏi rằng bà có một âm đạo hay không và bà đã trả lời là không!”.
[3] Ibid., Lời nói đầu của lần xuất bản 1999, XXIII.
[4] Gioan Phaolô II, Thần học về thân xác, op. cit., tr. 81 và 90.
[5] Ibid., tr. 36: “Thân xác biểu lộ con người. Công thức cô đọng ấy đã hàm chứa tất cả những gì mà các khoa học nhân văn có thể từng nói đến về cấu trúc của thân xác xét như một cơ thể, về sức sống của thân xác ấy, về sinh lí học đặc thù của nó …”.
[6] Aristotele, Histoire des animaux, ed. Les belles lettres, Paris 1964, IV, p. 11. Aristotele rất thực tế khi nói về cơ thể người nam và người nữ khác biệt phong phú: “Nơi tất cả các loài vật, các bộ phận phía trên và phía trước của con đực (trống) thì mạnh mẽ hơn, và được trang bị cứng cáp và khỏe mạnh hơn; còn nơi các con cái (mái) thì chính các bộ phận phía sau và phía dưới được ấn định cho như thế. Về điểm này, người ta cũng nói như thế đối với con người. Mặt khác, các con vật cái có cơ bắp yếu mềm hơn và các khớp nối ít nhô hơn; các cô nàng cũng có lông tóc mịn màng hơn trong các loài có lông. Con cái cũng có thịt mềm hơn so với con đực; các cô nàng có cặp đầu gối khép hơn và chân cẳng mảnh khảnh hơn. Về tiếng kêu giọng hót, các con cái luôn yếu hơn và thanh hơn […]. Các bộ phận liên quan tự nhiên đến sự bảo tồn, như răng, các bộ máy phòng vệ, sừng và tất cả những phần khác thuộc loại này, thuộc về con đực chứ không có ở con cái, chẳng hạn con hươu cái không có sừng (nhung hươu). Tuy nhiên, nếu những bộ phận này có nơi cả hai giống, thì nơi con đực chúng sẽ phát triển hơn”.
[7] Chúng tôi bắt đầu bài phân tích này bằng một sự quan sát riêng biệt đàn ông với đàn bà, tuy nhiên người ta không thể bóc trần hoàn toàn mối tương quan dị biệt này bên ngoài sự tương thuộc của hai giới. Đối ứng với sự chinh phục của người đàn ông đối với người đàn bà, còn có một sự chinh phục đặc thù nào đó của người đàn bà đối với người đàn ông. Thật vậy, nếu như người đàn ông có khuynh hướng tự khởi đầu bước ra khỏi “nhà mình” đi đến chinh phục người nữ, thì người đàn bà phần mình cũng không kém, nàng cũng tích cực như thế nhưng theo một kiểu cách khác. Cách thức đó mang nét nữ tính, mà chủ yếu là để thu hút người đàn ông chú ý đến bản thân họ, bằng cách làm cho anh chàng chú ý mến mộ nàng qua cái nhìn, được anh tuyển, chọn, bắt lấy, chinh phục, rồi từ đó nàng có được sự che chở bảo đảm an toàn ở nơi anh, có được một sự hiện diện cho nàng tin cậy. Thánh Gioan Phaolô II xem ra diễn tả cũng ý tưởng ấy trong Giáo lí của ngài về tình yêu phàm nhân: “Tân nương trong sách Diễm Ca không ngừng lặp đi lặp lại: “Tôi thuộc trọn về người tôi yêu, cho lòng chàng cháy rực lửa thèm muốn” (Dc 7,11). Sự việc hai người thuộc về nhau, “người tôi yêu thuộc trọn về tôi và tôi trọn vẹn thuộc về chàng” (Dc 2,16), có vẻ như phát sinh trước hết từ ham muốn của người nam, và từ phía người nữ cũng có ham muốn đáp trả và chấp nhận” (Giovanni Paolo II, Uomo e donna lo creò, op. cit., p. 431). Nhưng một câu hỏi nổi lên: có quá đáng hay chăng khi nói rằng, việc đàn ông và đàn bà săn tìm nhau ngày nay có phần bị lẫn lộn, ít nhất là vì hai lí do? Thứ nhất, là vì đàn ông ngày nay trở nên “suy yếu” hơn. Nam giới phần nhiều còn ấu trĩ và không trưởng thành, ngày càng ít chủ động khởi phát và thiếu trách nhiệm. Thái độ này không làm hài lòng các phụ nữ, bởi lẽ họ không còn cảm thấy được chinh phục, như thế cảm thấy kém bảo đảm được an toàn và yêu thương, nguy cơ bị rơi vào cô đơn. Thứ hai, liên quan đến chính các phụ nữ: họ có vẻ mặc lấy nam tính nhiều hơn, đến độ chính cô nàng “đi ra” chủ động khởi phát và quyết định thay thế và nhân danh đàn ông. Thế nhưng, làm như thế phụ nữ có cảm thấy mình được thỏa mãn hay không?
[8] Zingarelli, Vocabolario della lingua italiana, op. cit. Theo tự điển của Zingarelli, “hướng đối tượng (oggetuale)” là tính từ chỉ: 1) thuộc về đối tượng. 2) (nghĩa phân tâm học) tương thích với một tương quan với đối tượng là một sự vật. Phản nghĩa: “hướng chủ thể (soggetuale)”.
[9] Lacroix, L’amour du semblable, op. cit., 78: “Đàn ông có nghĩa là một người “cởi mở, thẳng thắn”, “đương đầu với các hoàn cảnh khác nhau”, “nắm quyền lực”, “tháo vát”, “quyết đoán trong những chọn lựa của mình”, “kiên trì đến cùng”, “lao mình tới”, “tự khẳng định mình”, “có khả năng làm cho vợ mình vui”, v.v… mọi khẳng định ám chỉ mặt chủ động và chinh phục của người đàn ông […]. Trong yếu tố giống đực của người đàn ông có khuynh hướng nắm bắt đối tượng, nắm lấy quyền lực, chiếm hữu người đàn bà… Điều chủ yếu đó là một động thái chủ động, tháo vát, thống lĩnh”.
[10] Gioan Phaolô II, Mulieris dignitatem, op. cit., s.14: “Mỗi người đàn ông phải nhìn vào bản thân và xem liệu người phụ nữ, mà cũng là người chị em cùng nhân tính với mình được trao phó cho mình đó như hôn thê, có trở thành một đối tượng ngoại tình của mình trong tâm tưởng hay không. Xem liệu cô nàng, bằng cách này cách khác, có phải cùng là chủ thể của cuộc sống mình trong thế giới, mà không trở thành như một thứ “đồ vật” đối với chàng hay không, đối tượng cho chàng hưởng thụ và khai thác”.
[11] Id., Thần học về thân xác, op. cit., 96: “Nói về những kinh nghiệm nhân bản nguyên thủy, chúng ta nghĩ đến ý nghĩa nền tảng của chúng hơn là khía cạnh thời gian xa xưa. Bởi thế điều quan trọng không phải là những kinh nghiệm ấy thuộc về thời “tiền-sử-thần-học” của con người, nhưng chúng luôn nằm ở cội rễ của mọi kinh nghiệm nhân bản”.
[12] Id., Thông điệp Laborem exercens (14.09.1981), 9.
[13] Id., Thông điệp Evangelium vitae, op. cit., 52: “Được kêu gọi chinh phục trái đất và thống trị mọi loài thụ tạo khác (cf. St 1,28), con người là vua và là chúa tể không chỉ của vạn vật, nhưng cũng là và trước hết là vua và là chúa tể của chính mình. Và theo một nghĩa nào đó, con người còn là vua và là chủ của sự sống vốn được trao ban cho mình và có thể thông truyền lại qua việc sinh sản được hoàn thành trong tình yêu và tôn trọng ý định của Thiên Chúa. Tuy nhiên, quyền chúa tể của con người không tuyệt đối, mà chỉ là sứ vụ được thừa ủy, phản ánh thực sự quyền Chúa tể duy nhất và vô hạn của Thiên Chúa. Bởi thế, con người phải sống vương quyền ấy một cách khôn ngoan và trong tình yêu thương, thông dự vào sự khôn ngoan và tình yêu thương vô lượng của Thiên Chúa”.
[14] Cđ. Vaticanô II, Gaudium et spes, op. cit., 34: “Được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người đã nhận nhiệm vụ làm chủ trái đất cùng tất cả những gì chứa đựng trong đó, cai quản vũ trụ trong công bình và thánh thiện và khi nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng mọi loài, họ quy hướng về Ngài chính bản thân mình cũng như muôn vật: như thế, khi vạn vật đã được con người thu phục, thì danh Chúa được tôn vinh trên khắp địa cầu”.
[15] Gioan Phaolô II, Laborem exercens, op. cit., 6: “Nền tảng đầu tiên của giá trị của lao động là chính con người, chủ thể của lao động. Từ đó ta rút ra ngay một kết luận hết sức quan trọng có tính đạo đức: dù quả thật là con người được tiền định và được kêu gọi phải lao động, nhưng trước hết lao động là “vì con người” chứ con người không “vì lao động”. Từ kết luận này, người ta đương nhiên phải công nhận ý nghĩa chủ quan của lao động ưu việt hơn ý nghĩa khách quan của nó”.
[16] Cđ. Vaticanô II, Gaudium et spes, op. cit., 35: “Hoạt động của con người phát xuất từ con người và cũng quy hướng về con người. Thật vậy, khi làm việc, con người không những biến đổi vạn vật và xã hội, mà còn hoàn thiện chính mình. Con người học biết được nhiều điều, phát triển tài năng, vươn ra khỏi bản thân và vượt lên cả chính mình. Nếu được hiểu cho đúng thì sự tăng triển này đáng giá hơn mọi của cải có thể thu tích được. Giá trị con người hệ tại ở “cái mình là” hơn ở “cái mình có””.
[17] Gioan Phaolô II, Veritatis splendor, op. cit., 39: “Cũng như khi làm chủ thế giới, con người dùng trí khôn và ý chí của mình tạo hình dạng cho thế giới như thế nào, cũng thế, khi làm những việc tốt đẹp về luân lí con người sẽ xác nhận, phát triển và củng cố nơi bản thân mình họa ảnh của Thiên Chúa”.
[18] Cf. Id., Tông huấn Redemptoris custos (15.08.1989), 23.
[19] Thiên Chúa nói với người nam (chứ không nói với người nữ): “Vì người đã nghe lời vợ mà ăn trái cây Ta đã truyền, ‘Ngươi không được ăn’, nên đất sẽ vì ngươi bị nguyền rủa! Suốt đời ngươi, ngươi phải làm lụng vất vả mới có ăn. Gai góc và bụi gai sẽ mọc lên cho ngươi; Ngươi sẽ ăn hoa màu của ruộng đồng. Ngươi phải đổ mồ hôi trán mới có cơm bánh để ăn, cho đến khi ngươi trở về cùng bụi đất, vì ngươi đã ra từ bụi đất: ngươi là cát bụi, nên ngươi sẽ trở về cùng cát bụi!” (St 3,17-19).
[20] Lacroix, Passatori di vita, op. cit., 162: “Nếu chữ khoảng cách” là một trong những từ nói lên đặc trưng của chức năng làm cha, thì chúng ta sẽ nói rằng việc giữ khoảng cách ấy qua vẻ nghiêm nghị của mình là điều người ta mong đợi nơi người cha […]. Bởi thế, con cái thích những “sáng kiến vượt rào” của cha, những khoảnh khắc cha không chỉ là người đại diện của lề luật nhưng còn là một con người đang sống. Trẻ nhỏ thích những món quà bất ngờ của bố. Còn mẹ thì đặc biệt tỏ ra nghiêm khắc. Các bà mẹ thì quan tâm đến nhu cầu thiết yếu của đời sống, sự giám sát của mẹ, những chăm sóc của bà mẹ không ai thay thế được và những sự hi sinh quên mình của các bà mẹ không ai so bì được. Nhưng mọi tấm huy chương đều có mặt trái của nó. Chăm lo cho sự sống của con cái khiến các bà mẹ như bị giam hãm trong những mối bận tâm hoặc lo âu thái quá”.
[21] Cđ. Vaticanô ii, Gaudium et spes, op. cit., 37.
[22] Trong chương 5 đã có một nhận xét tương tự ở đoạn nói về thời của người cha. Người cha, đứng bên ngoài quá trình thiết lập quan hệ mẫu tử, tạo một khoảng cách. Ông phải san lấp khoảng cách này bằng lời lẽ ngôn từ. Khi đặt tên cho con, ông cho con bước vào hệ biểu tượng của ngôn từ, cho thấy rằng đứa con đã ra khỏi tình trạng hòa tan với mẹ.
[23] Gioan Phaolô II, Redemptoris custos, op. cit., 8. “Thánh Giuse là người được Thiên Chúa chọn để làm “người lo toan việc Chúa sinh hạ” làm người, người có trách nhiệm lo việc Con Thiên Chúa đến trần gian, theo đúng những gì Thiên Chúa an bài và theo luật lệ nhân loại. Toàn thể cuộc sống gọi là “riêng tư” hay “ẩn dật” của Chúa Giêsu được phó thác cho ngài bảo trợ”.
[24] Cf. Gioan Phaolô II, Thư gửi các phụ nữ, op. cit.,10.
[25] Gioan Phaolô II, Redemptoris custos, op. cit., 8. “Người là đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà Thiên Chúa đã trao phó Thánh gia để người chăm nom như người cha lo cho Người Con duy nhất của mình”.
[26] Phanxicô, Bài giảng lễ trọng kính thánh Giuse (19.03.2013): “Thánh Giuse thi hành sứ vụ làm người bảo hộ này như thế nào? Cách thận trọng, khiêm tốn, âm thầm, nhưng hiện diện thường xuyên và hoàn toàn trung tín, ngay cả khi ngài không hiểu. Từ khi kết hôn với Đức Maria cho đến thời Đức Giêsu lên mười hai tuổi khi đi lên Đền Thánh Giêrusalem, thánh Giuse luôn ân cần hết lòng yêu thương chăm nom Người. Bên cạnh Đức Maria, người bạn trăm năm của ngài, trong những lúc thanh bình và lúc gặp khó khăn, khi trẩy đi lên Bết-lem để khai báo cuộc điều tra dân số và trong những giờ khắc lo lắng, vui mừng khi Đức Maria lâm bồn; những năm tháng bi thương khi phải chạy trốn tị nạn ở Ai cập, lúc lo lắng đôn đáo tìm kiếm con lạc ở Đền Thờ; và cả trong cuộc sống hằng ngày tại nhà, xưởng nơi ngài dạy nghề cho con trai Giêsu tại làng quê Nazaret”.
[27] Lacroix, L’insaisissable différence, op. cit., 178: “Chương năm Thư gửi tín hữu Côrintô đánh dấu một sự tương phản giữa nghĩa vụ của đàn ông và nghĩa vụ của đàn bà […]. Thánh Phaolô trực tiếp tham vấn người nam, và đặt anh ta ở vị thế nhân vật ngôi thứ hai như trong Thập giới: “Hỡi người làm chồng, hãy yêu thương vợ mình!”. Ngược lại, đối với những người phụ nữ, Thư nói tới như nhân vật ngôi thứ ba, như thể họ ở ngoài tầm nghe của mình: “còn vợ thì hãy kính sợ chồng”. Như thế, nói với người đàn ông như kiểu một mệnh lệnh! Một lệnh truyền “Hỡi người làm chồng, hãy yêu thương vợ mình!”. Còn với các chị em phụ nữ, nói cách nhẹ nhàng hơn và khuyên nhủ. Không bao giờ ngài thốt ra với các chị em lời thế này: “Hỡi các bà, phải tùng phục chồng các bà!”.
[28] Gioan Phaolô II, Thần học về thân xác, op. cit., tr. 252t: “Người đàn ông “tự ban đầu” là người bảo vệ sự trao hiến dành cho nhau cũng như làm sao để sự trao hiến tương hỗ ấy thực sự cân bằng. Phân tích cái “thuở ban đầu” ấy (St 2,23-25) ta thấy trách nhiệm của người đàn ông phải đón nhận người phụ nữ như một tặng phẩm trao hiến và ngược lại, trao hiến bản thân mình cho nàng trong một sự trao hiến tương hỗ hai chiều […]. Dẫu rằng cả hai người được giao phó trách nhiệm phải lo duy trì sự trao hiến tương hỗ ấy, nhưng cách đặc biệt hơn trách nhiệm ấy trước hết thuộc về người đàn ông. Sự thăng bằng của trao hiến có được duy trì hay không phụ thuộc chính yếu vào người đàn ông”.
[29] Ibid., 667.
[30] Cf. M. Jastrow, Hebrew aramic dictionary, Shalom Pub. Inc., Brooklyn 1967, vol.1, 536.
[31] Thánh Kinh Giêrusalem, bản 1973, chú thích nhắc đến chương 53, câu 7 như sau: “Có lẽ câu này được nối kết với câu 4 Gioan Tẩy Giả ám chỉ khi ông giới thiệu Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Lưu ý là trong tiếng Aram cùng một chữ talya’ vừa chỉ con chiên vừa chỉ người tôi trung. Có thể vị tiền hô có ý dùng chữ này, nhưng tác giả Phúc âm, vì viết bằng tiếng Hi-lạp, phải chọn một ngữ nghĩa nhất định”.
[32] Ga 10,2-4: “Ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh”.
[33] Phanxicô, Bài giảng lễ trọng kính thánh Giuse (19.03.2013).
[34] Piô XI, Thông điệp Casti connubii (11.12.1930), I, 2.
[35] Anatrella, La différence interdite, op. cit., 56.
[36] Butler, Questione di genere, op. cit., 7.
[37] C. Risé, Il mestiere del padre, San Paolo, Milano 2004, 26: “Tôi bối rối đứng trước những gì mà các phương tiện truyền thông ngày càng thường xuyên nói về người đàn ông: họ yếu đuối, quỵ lụy, bất lực, ái kỉ, trẻ con, hời hợt, khiếp hãi. Tôi không còn nhận ra chính mình cũng như những người đàn ông ở bên tôi đây trong lối miêu tả này […]. Truyền thông đã phỉ báng nam giới kịch liệt.
[38] Lacroix, Passatori di vita, op. cit., 95: “Trong một nghiên cứu khá chủ quan của nhà xã hội học và lịch sử Véronique Nahoum-Grappe mô tả đặc tính của văn hóa nữ quyền bằng những từ ngữ như nuôi dưỡng, chăm sóc, gần gũi, đồng hành, nhà, lo lắng, quan tâm, tỉ mỉ. Trong khi bà gán cho văn hóa nam quyền bằng những từ như cô độc, mỉa mai, trơ trẽn, tham vọng, gây hấn, báo thù, bạo hành, đùa bỡn tục tĩu, kì thị sắc tộc và phát-xít…”.
[39] C. Risé, Il padre, l’assente inaccettabile, San Paolo, Milano 2003, 66: “Tình trạng khiếm diện của người cha trong gia đình còn trầm trọng hơn nữa vì các cuộc chiến tranh thế giới, người chồng người cha bị cầm giữ lâu năm trong các cuộc chiến, xa gia đình và xa cộng đồng xã hội quê hương. Rất nhiều người cha đó đã không trở về với gia đình, và những người phụ nữ phải gánh lấy trách nhiệm lo nuôi dạy con cái và hướng dẫn con đi vào đời”.
[40] Anatrella, La différence interdite, op. cit., 10.
[41] Ibid., 43: “Có những phụ nữ trách mắng đàn ông đã không làm tròn vai trò làm cha của mình, trong khi ngược lại, chính họ, có ý thức hay không ý thức, đã không dành chỗ cần thiết cho các ông thực thi vai trò đó. Người mẹ đã đẩy người cha ra xa con cái, với cái giá phải trả là biến đàn ông thành kẻ tội phạm một cách đồi bại, nhờ đó các bà các chị em khẳng định quyền lực và tình cảm trọn vẹn trên trẻ nhỏ, người nam và người cha”.
[42] Ibid., 52: “Khi người phụ nữ xâm nhập vào một lãnh vực hoạt động nào đó, thì đàn ông ở đó có xu hướng rời bỏ công việc của họ, chẳng hạn như trong các nghề nghiệp xã hội: về tư pháp, y tế, giáo dục. Nhu cầu tâm lí ganh đua này với nam giới dựa trên ước muốn “làm một người đàn ông”, phát sinh sự đấu tranh giành quyền lực”.
[43] Anatrella, Le sexe oublié, op. cit., 201: “Vắng bỏng hình ảnh người cha trong xã hội chúng ta là một điều tai hại gây thương tổn người trẻ, và cách riêng cho những cậu con trai của chúng ta. Khi những người trẻ mang một hình ảnh tiêu cực về cha, họ sẽ gặp khó khăn trong quá trình hình thành nên nhân cách mình […]. Người cha vắng mặt có thể làm phát sinh một tác động phản hồi, về mặt tâm lí và tinh thần, là người mẹ độc chiếm sự hiện diện trong đời con, có khuynh hướng loại trừ hình ảnh người cha. Khi ấy, chúng ta rơi vào chế độ giáo dục “mẫu hệ”, việc phát triển nhân cách con cái trở nên mỏng giòn yếu ớt, dễ biến trẻ thành đồng tính luyến ái như để bù trừ”.
[44] Lacroix, Passatori di vita, op. cit., 93.
[45] Risé, Il mestiere del padre, op. cit., 62: “Tettamanzi viết rằng luật 194, liên quan đến trách nhiệm của người cha, vốn không thích đáng. Luật ấy rõ ràng chịu ảnh hưởng của sự kiện lịch sử năm 1968, trong đó nhân danh yêu sách chính đáng đòi bình đẳng của nữ giới đã gán duy nhất cho người nữ quyền quyết định số phận của phôi thai. Chúng ta nên biết rằng điều khoản số 4 thực sự loại vai trò người cha trong quyết định tiếp tục hay không tiếp tục mang thai. Khía cạnh này của bản văn luật dường như là tiếng vọng lại của khẩu hiệu phong trào nữ quyền hô vang suốt nhiều năm trên các quảng trường Italia”.
[46] Butler, Questione di genere, op. cit., 12.
[47] M. Pagnol, Fanny, hồi III, màn IV, trong Lacroix, Passatori di vita, op. cit., 21.
[48] Lacroix, Passatori di vita, op. cit., 160: “Sự thật là, ngoài chiều kích khoa học vốn có tính khách thể hóa và giản lược, tinh trùng của người cha không chỉ là tinh trùng, nhưng còn là gì hơn thế nữa. Đó là “giống” gieo xuất phát từ nơi sâu thẳm xác thể người đàn ông, trong đó lưu kí một kí ức tự muôn thuở”.
[49] Ibid., 24.
[50] Ibid., 26.
[51] Ibid., 34.
[52] Chúng ta lưu ý đến phân tích hiện tượng luận tuyệt vời của Lacroix trong Passatori di vita. Saggio sulla paternità, op, cit., 127-174.
[53] Chúng ta lưu ý đến phân tích hiện tượng luận tuyệt vời của Lacroix trong Passatori di vita. Saggio sulla paternità, op, cit., 127-174.
[54] Anatrella, La différence interdite, op. cit., 39: “Cha là người ngăn cấm em bé cũng như người mẹ, định giới hạn không thể vượt qua, nói lên tiếng “không được” […]. Làm thế, người cha đưa em bé bước vào thế giới biểu tượng bằng cách đứng giữa em và người mẹ. Điều đó giúp em đạt được tới mức độc lập tâm lí và cho em cái khả năng thực hiện chính mình như một chủ thể”.
[55] Lacroix, Passatori di vita, op. cit., 158.
[56] Ibid., 158: “Trước sự đe dọa của tình trạng hỗn mang, của những xung năng thống trị thường biến chủ thể thành một “bộ máy dục vọng”, sự xâm lấn mạnh mẽ của trí tưởng tượng phát triển, trẻ nhỏ cần đến cha mẹ nó, cả hai vốn đã và đang thành người nhờ lề luật như là lời tổ chức. Nhưng thật ra, một trong hai người chiếm giữ một vị thế đặc thù – giữ khoảng cách – làm chứng cho lề luật xét như là lề luật”.
[57] Ibid., 135.
[58] Ibid., 138.
[59] Anatrella, La différence interdite, 38: “Chia li, sợ kết hôn và sợ có con, đó là ba vấn đề vốn liên hệ mật thiết với nhau liên quan đến gia đình hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề thực sự ở mọi nơi và luôn bị bêu riếu từ nhiều năm nay, và có thể được xem là nguồn gốc cũng là hệ quả của ba vấn đề kia, đó là sự khiếm diện của người cha trong gia đình. Vấn đề này cứ bị nêu lên phàn nàn trở đi trở lại luôn. Cho dù nhiều người cha hiện diện và có trách nhiệm với gia đình, điều vẫn còn thiếu sót trầm trọng là tính biểu tượng của chức trách phụ tính”.
[60] Lacroix, Passatori di vita, op. cit., 135.
[61] Ibid., 139.
[62] Ibid., 141.
[63] Ibid.
[64] Ibid., 143.
[65] Ibid., 142.
[66] Ibid., 162.
[67] Ibid., 144.
[68] K. Wojtyła, “Raggi di paternità”, in Fratello del nostro Dio e Raggi di Paternità. Drammi, Editrice Vaticana, Città del Vaticano 1982, 129-184, esp. 171: “Có lẽ không đúng khi có ai đó nói rằng trong chữ bố cũng có chỗ cho nỗi sợ hãi? / Sẽ không bao giờ chỉ thuần có bình yên mà còn có bão tố. / Cũng không chỉ có nỗi ngọt ngào mà luôn có trộn lẫn trong đó niềm đắng đót. / Và con sẽ không bao giờ thấy mình được hoàn toàn nghỉ ngơi. / Đôi khi vì bố con sẽ mệt mỏi lắm đấy, con gái của bố à”.
[69] Lacroix, Passatori di vita, op. cit., 140.
[70] Ibid., 166.
[71] Gioan Phaolô II, Familiaris consortio, op. cit., 25: “Như kinh nghiệm cho thấy, sự vắng mặt của người cha làm mất quân bình về tâm lí và tinh thần, cũng như tạo nhiều khó khăn đáng kể khác trong các quan hệ gia đình. Nhưng ngược lại, cũng sẽ xảy ra như thế nếu sự hiện diện của người cha lại có tính cách áp bức, nhất là nơi nào thực tế còn có hiện tượng “trọng nam”, nghĩa là khi đặc quyền nam giới được đề cao quá đáng làm giảm giá trị phụ nữ và cản trở sự phát triển lành mạnh các quan hệ gia đình”.
[72] Lacroix, Passatori di vita, op. cit., 141-160.
[73] Anatrella, La différence interdite, op. cit., 42.
[74] Ch. Peguy, “Il mistero dei santi innocent”, in I Misteri, Jaca Book, Milano 2007, 315.
[75] Lacroix, Passatori di vita, op. cit., 200.
[76] Teresa di Gesù Bambino, Storia di un’anima, OCD, Roma 2010, 123. Chúng ta nhớ chăng chứng từ của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, chị thánh đã múc lấy nơi người cha của chị sức mạnh duy nhất để lao mình lên đỉnh Cát Minh? “Tôi đã chọn ngày lễ Hiện Xuống để mạc khải ơn gọi của tôi. Chỉ đến chiều, sau giờ kinh chiều tôi mới tìm lúc thuận tiện để ngỏ lời với Bố rất yêu dấu của tôi. Khuôn mặt đẹp của bố chiếu tỏa những ánh lung linh thần thiêng, tôi cảm thấy bình an ngự trị trong tâm hồn người. Không nói một lời nào, tôi sà vào ngồi cạnh bố, mắt tôi ngấn lệ chực trào. Người nhìn tôi trìu mến, ôm lấy đầu tôi và đặt tựa vào trái tim người, và hỏi: “Có chuyện gì đó công chúa bé bỏng của bố? Tâm sự cho bố nghe nào”. Thế rồi, đứng dậy như để giấu cảm xúc của mình, bố bước đi chầm chậm luôn áp đầu tôi vào lòng người. Giữa hai hàng nước mắt tôi thố lộ ước muốn được vào dòng Cát Minh. Thế là bố cũng cùng trào nước mắt ra làm một với tôi. Người bằng lòng chỉ khuyên bảo tôi rằng tôi còn quá nhỏ […]. Hai cha con vẫn tiếp tục bước dọc hành lang; trái tim tôi được ủi an bởi lòng nhân lành của Cha trên trời khôn sánh chấp nhận lời tâm sự sâu kín đó, tuôn trào mến thương ngọt ngào vào trái tim người”.
[77] P.-J. Corde, L’eclissi del padre. Un grido, Marietti, Milano 2002, 145: “Trong cuộc sống của Luther, ông bố Hans là một công dân đáng kính trọng. Nhưng ở trong gia đình dường như không như thế: ông bố hung bạo hay nổi giận. Bởi thế, Martin Luther mới đi tới chỗ tin rằng một người cha đoán phạt con thì không thực sự yêu thương và ngay chính, người cha như thế độc đoán và ác nghiệt. Luther ngờ vực, thực tế làm sao có được chân dung đích thật người cha yêu thương đó. Ông chuyển vị hình ảnh méo mó ấy lên đấng là Cha trên trời, đến độ các vị thầy của ông trong đan viện phải nói: một trong các vị thầy này nói với ông: “Thiên Chúa không oán ghét con, nhưng chính con mới là kẻ oán ghét Ngài”“.
[78] Chúng ta sẽ xem trước hết Tông huấn Familiaris consortio (22.11.1981), Tông thư Mulieris dignitatem (15.08.1988), Thư gửi các chị em phụ nữ (25.06.1995).
[79] Gioan Phaolô II, Thư gửi các chị em phụ nữ, op. cit., 1: “Liên hệ đến tông thư Mulieris dignitatem tôi đã viết, giờ đây tôi muốn nói trực tiếp với mỗi người chị em phụ nữ, chia sẻ với họ những suy tư về các vấn đề của phụ nữ và viễn tượng của địa vị người nữ trong thời đại chúng ta ngày nay. Tôi sẽ dừng lại suy tư đặc biệt về chủ đề cốt yếu thuộc phẩm giá và quyền lợi người nữ dưới ánh sáng Lời Chúa”.
[80] Ibid., 3: “Thật không may, chúng ta thừa hưởng một lịch sử có quá nhiều định lệ, ở mọi thời và mọi nơi, đã gây khó khăn cho sự phát triển người nữ, phủ nhận phẩm giá người nữ, biến thái các đặc quyền của họ, thường loại họ ra bên lề và thậm chí còn biến họ thành nô lệ”.
[81] Gioan Phaolô II, Mulieris dignitatem, op. cit., 10.
[82] Ibid
[83] Ibid., 18.
[84] Ibid.
[85] Ibid.
[86] Gioan Phaolô II, Tông huấn Chritifideles laici (30.12.1988), 50: “Cần phải xác định căn tính của người phụ nữ trong mối tương quan với người đàn ông, khác biệt nhưng bổ túc tương hỗ, không chỉ những gì liên quan tới các vai trò đảm nhiệm và chức năng đảm trách, mà còn sâu xa hơn, những gì liên hệ tới cấu trúc và ý nghĩa nhân vị của họ”.
[87] Id., Thư gửi các chị em phụ nữ, op. cit., 2: “Cám ơn chị em, chính vì chị em là phụ nữ! Vì biết rằng chính nữ tính của chị em đã làm cho thế giới này được hiểu biết nhiều hơn và góp phần làm cho sự thật của các tương quan nhân bản trọn vẹn hơn”.
[88] Ibid., 9.
[89] Ibid., 2: “Cám ơn chị em, người phụ nữ – là mẹ, dạ đã cưu mang sự sống trong hân hoan cũng như đau đớn của một kinh nghiệm duy nhất, nở nụ cười rạng ngời của Thiên Chúa đón chào em bé mới chào đời […]. Cám ơn chị em, người phụ nữ – là vợ, đã gắn bó mãi mãi số phận mình với một người nam, trong một mối quan hệ trao hiến tương hỗ, phục vụ cho sự hiệp thông và sự sống […]. Cám ơn chị em, người phụ nữ – là con gái và là người chị em trong gia đình và trong đời sống xã hội chị em đã rất mẫn cảm, với trực giác tinh tế, có lòng rất quảng đại và trung kiên. Cám ơn chị em, người phụ nữ – lao động, dấn thân phục vụ trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, chính trị, chị em đã đóng góp phần không thể thiếu được xây dựng một nền văn hóa khả dĩ kết hợp lí trí và tình cảm, […]. Cám ơn chị em, người phụ nữ – tu sĩ, theo gương người phụ nữ vĩ đại nhất, Mẹ của Đức Kitô, Ngôi Lời nhập thể, đã dịu dàng và trung thành mở lòng ra trước tình yêu Thiên Chúa, giúp Hội thánh và cả nhân loại đáp lời hôn ước với Thiên Chúa, diễn tả thật tuyệt vời tình hiệp thông mà Ngài muốn thiết lập với tạo thành của Ngài […]. Cám ơn chị em, chính vì chị em là phụ nữ! Vì biết rằng chính nữ tính của chị em đã làm cho thế giới này được hiểu biết nhiều hơn và góp phần làm cho sự thật của các tương quan nhân bản trọn vẹn hơn”.
[90] Gioan Phaolô II, Kinh Truyền tin (23.07.1995).
[91] CĐ Vaticanô II, Gaudium et spes, op. cit., 24.
[92] Gioan Phaolô II, Mulieris dignitatem, op. cit., 30.
[93] Quy luật về sự rung động một khi được thức dậy sẽ thúc đẩy người nữ hướng đến tình yêu, sự kiện có gì đó giống như thế giới các loài chim biết hót (như sơn ca). Loài chim biết hót hót theo bản năng sẵn có. Để có thể hót được chim non phải nghe một chim mẹ hót cung nhạc biến thiên, bấy giờ được cảm thán đến lượt mình nó mới cất lên đáp lại một cung nhạc. Nếu như chim non bị cô lập quá lâu với các chim mẹ, nó sẽ không bao giờ biết hót nữa. Cũng thế, người phụ nữ để có thể cất lên bài ca tình yêu và sự sống, nàng phải cảm thấy xúc động ngưỡng mộ bởi gặp được một tình yêu đúng lúc. Người đàn ông được ủy thác nhiệm vụ phóng thích bài ca này của mình. Đó là lí do tại sao thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Êphêsô, nói thẳng thắn với người chồng: “Hỡi người làm chồng, hãy yêu thương vợ” (Ep 5,25). Đối với đàn ông, đó là bổn phận, bởi vì từ tình yêu và trách nhiệm này của anh mà người phụ nữ “được tạo dựng” nên. Phần mình, người phụ nữ, khi cảm kích được thương yêu nàng sẽ đáp lại gấp trăm lần, trở thành người mẫu tình yêu cho anh.
[94] Gioan Phaolô II, Mulieris dignitatem, op. cit., 29.
[95] Phụ nữ muốn được yêu, không chỉ một lần nhưng mãi mãi, bằng tình yêu thể hiện qua những điều tinh tế nhỏ nhặt làm cho cuộc sống chị thành độc đáo. Những tình cảm đó cần được làm mới và xác nhận lại luôn. Sự kiện đó có thể có nguyên nhân từ trong cấu trúc sinh học của chu kì kinh nguyệt của người nữ. Thật vậy, người nữ sống, khoảng chừng mỗi một tháng, thời gian những ngày giảm sút hormone gây ra mất quân bình khiến chị không cảm thấy tự tin. Cảm thấy bản thân mỏng manh, không ổn, người nữ tìm đến với chị em bạn hữu hàn huyên để trút vơi gánh nặng trong quan hệ và tinh thần được nâng đỡ để không quỵ ngã. Tuy nhiên, người phụ nữ mong đợi ở người chồng, người đàn ông yêu dấu của chị, có mặt bên cạnh, không cần nói nhiều, nhưng biết chịu khó kiên nhẫn và tỏ ra ân cần chăm chút chị, như muốn xác nhận chị không cô đơn trong tình cảnh “tế nhị” này. Vượt qua thời gian trầm cảm này của chu kì, cả con người chị em hướng tới một tương lai đầy hứa hẹn, hướng đến tình yêu và sự sống khả thể. Tình yêu kiên nhẫn của người đàn ông yêu dấu của chị bấy giờ được đền đáp lại bởi tình yêu không đong đếm được của người phụ nữ siêng năng, chăm sóc và chung thủy.
[96] Lacroix, Passatori di vita, op. cit., 131: “Một bữa nọ, sau khi gội đầu cho tôi mẹ để tóc tôi xõa thoải mái. Khi ấy tôi liền chạy đến khoe với bố đang làm việc trong phòng riêng. Nhìn thấy tôi, bố nói liền: “Con dơ dáy quá!” và lấy cái mũ vải của ông trùm lên đầu tôi. Tôi tưởng mình sẽ sung sướng khi được bố chú ý đầu tóc mới được tắm gội sạch sẽ, nhưng hơi thất vọng vì đã không được nghe khen: “Ô, con đẹp quá!”
[97] Ibid., 79.
[98] Gioan Phaolô II, Mulieris dignitatem, op. cit., 29.
[99] M. E. Luparia, Elogio alla donna. Femminile e maschile verso una rinnovata alleanza, Lateran University Press, Città del Vaticano 2012, 89. Một quà tặng nhận được, tùy theo cách sống đạo đức (èthos) quà tặng ấy của ta, có thể trở thành một phúc lợi hay một tai họa luân lí. Vẻ đẹp phụ nữ có thể là một sự hiển linh của tình yêu của người nữ hay là dịp để xác nhận nó trong tình yêu, nhưng cũng có thể là công cụ và là “của quý” để đem phơi bày hầu hấp dẫn, tấn công, cám dỗ, … Cả hai trường hợp vấn đề đều là sắc đẹp nữ tính diễn tả tình yêu. Trong trường hợp thứ nhất, nó giúp triển nở, trường hợp thứ hai, nó giết chết. Luparia viết: “Người nữ phô bày thân thể có tính cách khiêu dâm thì biểu lộ một vẻ đẹp “phồn thực” sai trái (phallic/faulty). Đó là một sự phô trương bệnh hoạn có ý hướng tấn công cái nhìn của nam giới. Người nữ thống trị và khẳng định quyền lực bằng sự cám dỗ: để lộ ngực trần giống như đàn ông khoe bộ phận sinh dục nam (penis), và phô trương bộ ngực to giống như là khoe dương vật vậy. Nên nhớ sinh thực khí (phallus), biểu tượng vật tổ trong tôn giáo phồn thực có ý nghĩa một dương vật mang quyền lực”.
[100] Croissant, La femme ou sacerdoce du Coeur, op. cit., 43: “Phụ nữ, hơn đàn ông nhiều, rất nhạy cảm đối với ánh nhìn hướng về nàng. Họ cần được nhìn nhận, vui thích được ngưỡng mộ, bởi vì họ cảm thấy nhu cầu được yêu thương biết bao. Nói với một cô nàng rằng hôm nay cô mặc một bộ cánh rất đẹp, khen nàng có một kiểu tóc mới, rằng nàng rất xinh đẹp, v.v… là bằng chứng nàng được quan tâm, được yêu mến. Đó là một thông tri cho các đấng mày râu!”.
[101] San Gregorio Magno, Omelia sui vangeli, Om. 25,1-2. Nên lưu ý đến ví dụ của Maria Magđala. Từ là một người sống tình yêu sai lạc, chị khám phá ra tình yêu đích thật nhờ Đức Giêsu và đã hoán cải. Lối sống tình cảm của chị là đặc trưng của tình yêu nữ giới. Khi hoán cải, Maria không ngừng yêu nhưng thay đổi cách thức yêu: nhìn nhận mình đã được giải phóng khỏi thứ tình cảm nô dịch, chị đáp lại tình yêu mà chị nhận được từ Đức Giêsu. Trong khi các môn đệ trở về nhà khi nhận thấy ngôi mộ trống, chị Maria vẫn tha thiết không ngừng tìm kiếm xác của Thầy. Tương quan hướng chủ thể thâm giao của Maria và tình yêu đam mê của chị trổi vượt mọi cản trở làm nản lòng, và ở đâu những người đàn ông chịu thua trước bằng chứng xác của Đức Giêsu biến mất, thì Maria lại vẫn kiên trì tìm kiếm: “Các môn đệ lại trở về nhà”, “nhưng Maria Magđala đứng ở ngoài, gần bên mộ, và khóc” (Ga 20,10-11). Thánh Grêgôriô Cả viết về chuyện này như sau: “Trên cơ sở của những dữ kiện này chúng ta cần phải suy nghĩ về tình yêu mãnh liệt cháy bừng trong linh hồn người phụ nữ này. Chị không lìa xa ngôi mộ của Chúa ngay cả sau khi các môn đệ đã bỏ về. Chị tiếp tục vừa khóc vừa tìm kiếm Đấng chị không thấy và yêu mến tha thiết, cháy bỏng khao khát, chị nghĩ người ta đã lấy mất xác Chúa đi rồi. Bởi thế, mới xảy ra là, chỉ một mình chị thấy được Người vì đã ở lại kiếm tìm, bởi lẽ ta biết rằng nhân đức tiêu biểu của việc thiện lương là sự kiên trì, như nghe từ chính tiếng nói của Chân lí: Ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu thoát […]. Người ta biết rằng ai yêu mến thì nhìn thấy chỉ một lần thôi không đủ, bởi vì tình yêu mãnh liệt làm cho người ta kiên trì dấn thân tìm kiếm. Vậy nên, tìm lần đầu tiên không thấy, chị đã tiếp tục tìm và sau cùng tìm thấy được Người”.
[102] Gioan Phaolô II, Mulieris dignitatem, op. cit., 14.
[103] Id., “Lourdes. Bài giảng thánh lễ ở Prairie del Santuario” (15.08.2004): “Từ cái hang này xuất phát một tiếng gọi đặc biệt cho các chị em, các chị em phụ nữ thân mến. Khi hiện ra trong hang động này, Đức Maria đã ủy thác sứ điệp cho một cô gái, như thể nói đến một sứ mạng đặc biệt cho các chị em phụ nữ thời đại chúng ta ngày nay, vốn bị cám dỗ bởi chủ nghĩa duy vật và trào lưu thế tục hóa: Hiện diện trong xã hội ngày nay làm chứng cho các giá trị cốt yếu vốn chỉ nhìn thấy được bằng con tim. Các chị em thân mến, các chị em có nhiệm vụ làm người lính canh cho Đấng Vô Hình!”
[104] 104. A. De Saint Exupery, Il piccolo Principe, op. cit., 98.
[105] Gioan Phaolô II, “Thư gửi các linh mục ngày Thứ Năm tuần thánh” (25.03.1995): “Phải chăng điều không thể chối cãi là chính các phụ nữ là những người ở gần Đức Kitô nhất trên đường thập giá và trong giờ chết? Một người đàn ông, Simon Kyrênê, bị bắt phải vác hộ cây gỗ thập giá (cf. Mt 27,32); còn nhiều phụ nữ tại Giêrusalem bộc phát biểu lộ lòng thương cảm với Chúa trên con đường thập giá (cf. Lc 23,27). Nhân vật Vêrônica, dù Thánh Kinh không ghi nhận rõ, diễn tả mạnh mẽ tình cảm của các phụ nữ ở Giêrusalem trên con đường khổ giá”.
[106] Id., Mulieris dignitatem, op. cit., 15.
[107] Id., Thư gửi phụ nữ, op. cit., 4: “Chúng ta nói gì về những rào cản, ở nhiều nơi trên thế giới, vẫn còn ngăn cấm người phụ nữ bước hoàn toàn vào đời sống xã hội, chính trị và kinh tế? Chỉ cần nghĩ đến sự kiện ‘làm mẹ’ thường bị biến thành hình phạt hơn là một ơn ban, điều người ta phải thụ ơn vì chính nhờ đó nhân loại được tồn tại. Chắc chắn còn rất nhiều điều phải làm để người phụ nữ và người làm mẹ không bị phân biệt đối xử”.
[108] L. Melina, (a cura di) Il criterio della natura e il futuro della famiglia, Cantagalli, Siena 2011, 8: “Trong các Hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Cairo (1994) và Bắc Kinh (1995), những từ ngữ như người chồng, người bạn đời, sự bổ túc, mẹ, cha, tình yêu, trinh tiết, gia đình, căn tính, đau khổ, sự phục vụ, … đã bị loại bỏ khỏi từ vựng của nền văn hóa mới. Chỉ cần nghĩ đến sự kiện nghịch lí này, là văn kiện chung kết của Hội nghị Bắc Kinh, viết cho người phụ nữ, tới khoảng hai trăm trang giấy, lại có thể tránh né không sử dụng từ “mẹ”. Một cách lén lút hay minh nhiên người ta áp đặt ngôn ngữ sử dụng đã được thay đổi thành như một khí cụ thao túng nền văn hóa trên quy mô rộng lớn”.
[109] Sgreccia, Per una pastorale della vita umana, op. cit., 143.
[110] Bộ Giáo Lí Đức Tin, Donum vitae, op. cit., II, 8: “Quyền có con đúng nghĩa thực sự có thể nghịch với phẩm giá và bản tính của đứa con. Con cái không phải là một sự vật thuộc quyền sử dụng và không thể được xem như một đối tượng chiếm hữu. Nói cho đúng, con cái là một quà tặng, “quà tặng lớn nhất” của hôn nhân được ban cho ta hoàn toàn nhưng không, và là bằng chứng sinh động của sự trao hiến cho nhau của cha mẹ chúng. Với tư cách đó, đứa con có quyền là kết quả của hành vi đặc thù tình yêu phu thê của cha mẹ nó, và cũng có quyền được tôn trọng như một nhân vị ngay từ lúc thụ thai”.
[111] Lacroix, Di carne e di parola, op. cit., 144: “Với sự phát triển các kĩ thuật trợ giúp sinh sản bằng thụ tinh nhân tạo, chức trách của đấng sinh thành ngày càng mờ nhạt đi. Dữ kiện thể xác chỉ là một tập hợp những “yếu tố tất định” mà chúng ta được mời gọi tự giải phóng mình nhờ trí tuệ. Chúng không phải là nguồn mạch của ý nghĩa mà trái lại, chúng còn làm hạn chế sự tự do của chúng ta. Kĩ thuật mở chúng ta ra trước những viễn cảnh mới: các công nghệ sinh học cho thấy thoáng đâu đó các thứ tử cung nhân tạo, mà theo Henri Altan, chúng có thể thực được hiện được trong một thời gian khoảng năm mươi đến một trăm năm nữa”.
[112] Gioan Phaolô II, Mulieris dignitatem, op. cit., 18.
[113] Ibid.
[114] 1Tm 2,15: “Người đàn bà sẽ được cứu nhờ sinh con cái, nếu kiên trì giữ đức tin, đức mến và sự thánh thiện, với lòng đơn sơ giản dị”.
[115] Gioan Phaolô II, Kinh Truyền tin (16.07.1995) “Từ ơn gọi làm mẹ ta thấy có một tương quan đặc biệt của người phụ nữ với sự sống con người”.
[116] Id., Familiaris consortio, op. cit., 41: “Tình yêu phong nhiêu của vợ chồng được diễn tả trong việc phục vụ sự sống bằng nhiều hình thức, mà sinh sản và giáo dục là những hình thức trực tiếp nhất, đặc thù và không thể thay thế. Nhưng trong thực tế, mọi hành vi yêu thương đích thực đối với con người đều làm chứng cho sự phong nhiêu tinh thần của gia đình và kiện toàn nó, vì nó tuân theo sự năng động sâu xa bên trong của tình yêu xét như là sự hiến thân cho tha nhân”.
[117] Bộ Giáo Lí Đức Tin, Thư gửi các Giám mục Giáo hội Công giáo về sự cộng tác của người nam và người nữ trong Giáo hội và trong thế giới, op. cit.: “Trong những giá trị nền tảng gắn với cuộc sống cụ thể của người phụ nữ, có điều được gọi là “khả năng bao dung với người khác” của chị em. Mặc dù đâu đó trong phong trào nữ quyền người ta đòi hỏi phải đón nhận người phụ nữ “vì chính họ”, nhưng người phụ nữ vẫn giữ được trực giác sâu sắc của mình là, sự sống mình sẽ tốt hơn khi hướng đến thức tỉnh tha nhân, giúp thăng tiến, bảo vệ người khác […]. Trong viễn tượng đó, người ta hiểu vai trò không thay thế được của người phụ nữ trong mọi khía cạnh đời sống gia đình và xã hội liên hệ tới các quan hệ nhân bản và chăm sóc người khác. Ở đây ta thấy rõ ràng điều mà Đức Gioan Phaolô II gọi là “tài năng thiên phú của người phụ nữ”.
[118] C. Gilligan, Con voce di donna, Feltrinelli, Milano 1987, 25. Gilligan viết: “Những người phụ nữ không chỉ xác định mình trong bối cảnh các quan hệ nhân bản, mà còn tự đánh giá bản thân trên cơ sở khả năng đặc thù của mình là quan tâm chăm sóc con người và sự vật […]. Trong khi các phụ nữ luôn đặt mình làm người phục vụ đàn ông, thì những người này, trong lí thuyết tâm lí học phát triển cũng như trong tổ chức kinh tế, đã nhìn nhận sự chăm sóc ấy và xem nó là bình thường”. Chúng tôi nghi ngại quan điểm một chiều này của Gilligan về sự chăm sóc: đối với bà, đó là một đặc tính độc quyền của người phụ nữ, cũng đồng thời diễn tả sự yếu đuối của người phụ nữ. Có lẽ nên xác định rằng nếu quan hệ chăm sóc là thuộc về quan hệ hướng chủ thể của phụ nữ, nó không thuộc độc quyền của người nữ. Ngay cả đàn ông, với khuynh hướng quan hệ hướng đối tượng, cũng biết quan tâm và chăm sóc. Hơn nữa, chăm sóc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối nữ tính trước nam giới, nhưng là dấu chỉ của một sức mạnh của phụ nữ và “tài năng thiên phú” của họ.
[119] Cn 31,10-22: “Tìm đâu ra một người vợ đảm đang? Nàng quý giá vượt xa châu ngọc. Chồng nàng hết dạ tin tưởng nàng, chàng sẽ chẳng thiếu chi lợi lộc […]. Nàng tìm kiếm len và vải gai, rồi vui vẻ ra tay làm việc, nàng đem lương thực về từ tận phương xa. Nàng thức dậy khi trời còn tối, cung cấp phần ăn cho cả nhà […]. Nàng không sợ người nhà bị lạnh vì tuyết sương, bởi cả nhà đều được mặc hai áo. Nàng tự tay làm lấy chăn mền, nàng mặc toàn vải gai, vải tía”.
[120] Thánh Kinh có kể một số nhân vật nữ biết dùng sự khôn lanh để thực hiện mục đích của mình, như Đalila chẳng hạn, kẻ đã đánh cắp bí mật của Samson làm cướp đi sức mạnh kì diệu của ông và giao nộp ông cho quân thù Philistin (Tl 16,4-21); hoặc như Giêdabel đã tiếm quyền vua Akháp mà giết Nabót và cướp lấy vườn nho của ông này (1V 21,1-16); hoặc như bà Hêrôđiađê lợi dụng lời trót thề của vua Hêrôđê để cho chặt đầu Gioan Tẩy Giả (Mc 6,1729).
[121] St 27,5-13.
[122] Gioan Phaolô II, Mulieris dignitatem, op. cit., 18.
[123] Ga 2,3-10.
[124] Cn 31,10-25. Lời Chúa phát triển trực giác này của người phụ nữ làm mẹ, bà có khả năng tiến hành nhiều hoạt động cùng lúc: “Tìm đâu ra một người phụ nữ đảm đang? […]. Nàng để mắt đến một thửa ruộng và tậu lấy; nàng dùng huê lợi đôi tay mình làm ra mà canh tác một vườn nho; nàng thắt lưng cho chặt, luyện cánh tay cho mạnh mẽ dẻo dai […]; đèn trong nhà thắp sáng thâu đêm; nàng tra tay vào guồng kéo sợi và cầm chắc suốt chỉ trong tay; nàng rộng tay giúp người nghèo khổ, và đưa tay cứu kẻ khốn cùng […]; nàng dệt vải đem bán và cung cấp dây lưng cho nhà buôn. Trang phục của nàng là quyền uy danh giá, nàng mỉm cười khi nghĩ đến tương lai”.
[125] Butler, Questione di genere, op. cit., 162.
[126] Anatrella, La différence interdite, op. cit., 56.
[127] Các lĩnh vực quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ, tức quan hệ dị biệt tính dục, rất rộng, chúng ta không thể bao biện xem xét hết những bổ túc và tương tác của hai giới tính. Tuy nhiên, một cách vắn tắt, chúng tôi sẽ cố nhấn mạnh một vài nét đặc biệt của bản “hợp ca hai bè” này. Những nhận xét này tham khảo từ một nghiên cứu của Xavier Lacroix, “La différence sexuelle a-t-elle une portée spirituelle?”, in Id., Homme et femme. L’insaisissable différence, op. cit., pp. 141-160. Nếu đàn ông có khuynh hướng nhiều hơn muốn làm chủ không gian, nghĩa là chủ yếu là định hướng, thì phụ nữ có khuynh hướng thiên về làm chủ thời gian, tức chủ yếu quan tâm đến ngày tháng và các cuộc lễ kỉ niệm của những người thân bằng hữu. Nếu đàn ông có vẻ thiên về hành động, ưu tiên cho hoạt động mở rộng ra bên ngoài và hướng lên siêu việt, thì phụ nữ dường như quan tâm nhiều hơn đến hiện thực, đến sự bao bọc và hướng nội. Nếu đàn ông thiên về gián cách, vì phải thực hiện vai trò tách biệt và tạo khoảng cách để xây dựng mối tương quan, thì phụ nữ thiên về duy trì tính liên tục và trực tiếp, vốn có nguy cơ dẫn đến hòa tan quá mức. Bởi thế, đối với nam giới người ta thường hay nghe nhắc tới những từ ngữ như là kích thước, không gian, trừu tượng hóa, tìm phương tiện, sáng tạo, luật lệ, làm chủ, vui đùa, tạo bất ngờ, kiến thiết, cơ cấu, nhiệt huyết, cô độc, im lặng, v.v… Còn đối với nữ giới, những từ ngữ thường nghe nói như sự việc cụ thể, thực tế, hiện diện, ân cần, trực giác, chi li tỉ mỉ, thời gian, trò chuyện, phản kháng, nhạy cảm với sự lạnh nhạt, v.v… Ngoài ra, phụ nữ còn có khuynh hướng thích đi mua sắm, ăn diện, thích được khen có mái tóc đẹp, tán gẫu không dứt với bè bạn, thích được tặng quà, gởi tin nhắn và đọc lại những tin nhắn đã được lưu giữ cẩn thận, xem lại hình ảnh, đi du lịch và khám phá những chân trời mới lạ, v.v… Dĩ nhiên, những đặc tính này của nam giới và nữ giới không phải là tất cả, vì chúng vô cùng nhưng bổ túc cho nhau cách hài hòa làm nên bài song ca hai bè tuyệt vời.
[128] Chúng ta cần tự hỏi để biết liệu có gì khác biệt về não bộ giữa đàn ông và đàn bà hay không, đâu là những kinh nghiệm cụ thể khác biệt nơi họ và chúng ghi dấu sâu xa như thế nào. Ở đây, chúng tôi không có tham vọng nêu lên cách rốt ráo lí luận của mình nhưng chỉ muốn khơi lên một lời mời gọi đi xa hơn nữa.
Khoa giải phẫu học và những chức năng chuyên biệt của nó quan tâm trực tiếp đến sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới, vì từ lúc sơ sinh, nam giới và nữ giới đã có những nét đặc trưng riêng. Khác biệt đầu tiên là não bộ của nữ giới nhẹ hơn não bộ của nam giới, của người nữ nặng 1.500 gr, và của người nam nặng 1.800 gr. Tuy nhiên, nếu như não bộ nữ giới nhỏ hơn, nó lại có nhiều kết nối hơn, nhiều liên kết tổ hợp giữa hai bán cầu não, còn não bộ của nam giới không có tổ chức như thế: hai bán cầu não nam giới còn khá tách biệt nhau.
Trong rất nhiều những khác biệt về hoạt động não bộ, chúng tôi muốn lưu ý chỉ một số nét sau đây như: khả năng ngôn ngữ lưu loát, thính giác nhạy bén, kĩ năng khéo léo vận động, thị giác, khứu giác tinh tế. Trước hết, về khả năng ngôn ngữ. Sự phát triển hơn hẳn của một bán cầu não giải thích trí thông minh khác biệt và các tài năng khác biệt của hai giới. Những tài năng này có thể được phân chia thành nhiều vùng, trong đó có vùng ngôn ngữ, vùng hình ảnh – không gian, v.v… Những vùng dành cho ngôn ngữ nằm ở bán cầu não trái, trong khi những vùng dành cho nhận thức về không gian nằm ở bán cầu não phải. Khảo sát khả năng ngôn ngữ, ta thấy các chị em phụ nữ khá nhỉnh hơn nam giới. Thật vậy, các vùng não bộ dành cho thực hành ngôn ngữ và lắng nghe nơi người nữ phát triển hơn người nam. Nhận thấy lợi thế này có từ thời ấu thơ: các bé gái bắt đầu biết nói trước các bé trai khoảng một tháng tuổi, chúng có vốn từ vựng sử dụng phong phú hơn và khoảng giữa 20 tháng đến 30 tháng tuổi chúng nói nhiều hơn các bé trai đồng tuổi. Tuy nhiên, với thời gian sự khác biệt này có khuynh hướng dần được san bằng và rõ rệt hơn khi con người già đi. Hơn nữa, đàn ông con trai dường như dễ bị mắc các chứng tật rối loạn tiến hóa ngôn ngữ như: nói lắp, rối loạn ngôn ngữ và chậm tiếp thu.
Khác biệt não bộ về khả năng thính giác như thế nào? Một vài nghiên cứu (Baker 1987) cho thấy rằng phụ nữ tiếp thu những âm thanh tinh tế tốt hơn đàn ông. Các bé gái nói chung nghe ngóng nhạy cảm hơn hơn các bé trai (ít nhất là các tần số trong khoảng 1000 đến 4000 Hz). Ngoài sự kiện phụ nữ có khuynh hướng nói năng dễ dàng và hào phóng hơn, họ cũng được phú cho khả năng nghe các thứ âm thanh tốt hơn, đặc biệt giọng và tiếng nói của bố, của thầy cô giáo, v.v… Hơn nữa, khi về già khả năng thính giác các bà có thể bị mất trễ hơn các ông.
Một sự khác biệt về não bộ khác là tài năng khéo léo liên quan đến không gian: khả năng nhận thức thị giác trong không gian, trong không-thời-gian, tưởng tượng ra và duy trì các hình ảnh tâm trí, v.v… Trong lãnh vực này, đàn ông có ưu thế hơn nữ giới về định hướng, định vị, vì họ học được các đường đi lối về nhanh hơn, khéo léo hơn trong khả năng lượng định khoảng cách, nhưng nhất là khả năng sử dụng các ý niệm trừu tượng như những điểm tham chiếu nền tảng, v.v… Người ta nhận thấy trung tâm não bộ của đàn ông cấu tạo thuận lợi cho các ông có thể vận động, dịch chuyển, đánh giá khoảng cách, vượt và chinh phục không gian dễ dàng hơn. Còn phụ nữ để định hướng trong không gian và đường đi các chị em dùng một phương pháp bắt đầu từ những điểm tham chiếu rõ ràng và cụ thể mà họ đã kinh nghiệm và quen thuộc.
Sau cùng, giữa nhiều điểm khác biệt có nguồn gốc từ não bộ, nơi người phụ nữ có thể nổi bật đặc điểm biết chuẩn bị tỉ mỉ và khứu giác nhạy cảm: các chị em nhận ra được cách tinh tế các mùi hương và xác định chúng dễ dàng hơn nam giới. Ai cũng biết là, nam giới dễ bị kích thích tình dục phần nhiều qua thị giác, còn nữ giới kích thích tình dục có liên hệ rất nhiều tới khứu giác. Ngoài ra, cùng với giác quan này người nữ còn nhạy cảm với những kích thích qua xúc giác. Khứu giác và xúc giác xác định động thái của người nữ chủ yếu theo con đường đụng chạm qua da thịt và dựa trên dữ kiện trực tiếp, đó là hai khuynh hướng của tình cảm phái nữ.
Tóm lại, nhận xét của chúng ta về những dữ kiện thuộc não bộ con người khác biệt giữa nam giới và nữ giới cho thấy rằng sự dị biệt nam nữ không thể chỉ được rút gọn trong các vai trò văn hóa – xã hội, nhưng nó có cơ sở trong chính con người tự nhiên.
[129] Nếu chúng ta muốn diễn tả bằng hình ảnh những nét đối nghịch và bổ túc tương hỗ giữa nam giới và nữ giới trong cách nói cũng như tương quan của họ, thì có thể nói rằng đàn ông có khuynh hướng giữ một khoảng cách giữa họ như thể họ sống trong các ngọn tháp của mình, để có thể gặp gỡ tiếp xúc họ phải hạ xuống hoặc nâng lên “chiếc cầu di động”, trong nỗi e sợ người khác có thể chiếm lấy và nắm quyền kiểm soát; còn đàn bà thì thích đứng ở quảng trường nơi đó chị em nào cũng biết tất cả mọi chị em khác, nhìn thấy người khác và cảm thấy mình được nhận biết, tò mò và cảm thấy mình cũng được người khác xét nét, kiểm soát và cảm thấy mình cũng bị kiểm soát, nhưng với nỗi e sợ bị loại trừ vì lí do nào đó, cho dù họ phải chịu sức nặng và áp lực của các mối quan hệ. Những tính cách khác biệt trong tương quan đó sẽ là một nguồn phong phú được đưa vào trong quan hệ bổ túc cho nhau giữa người nam và người nữ. Người nữ cứu giúp người nam thoát khỏi sự cô lập trong tháp ngà của họ mà bước ra quảng trường, người nam cứu giúp người nữ thoát khỏi nỗi ám ảnh của tương quan liên vị bằng cách đưa chị em vào ngọn tháp nơi họ có thể sống trách nhiệm gia đình.
[130] L. Irigaray, “Transcendant l’un à l’autre”, in Lacroix, Homme et femme. L’insaisissable différence, op. cit., pp. 102-120, 106: “Kinh nghiệm của tôi về người phụ nữ cho thấy rằng đàn bà có khuynh hướng thiên về mối quan hệ giữa chủ thể với chủ thể, thiên về quan hệ với người khác giới và quan hệ riêng tư […]. Đàn ông, thay vì quan hệ liên chủ vị vốn được phụ nữ luôn tìm kiếm dù không nhất thiết được hoàn thiện, biểu lộ suy nghĩ mình theo khuynh hướng quan hệ chủ thể – đối tượng là sự vật, vật chất hay tinh thần, và đạt đến đối tượng của họ bằng phương tiện: tay chân, tình dục (như một khí cụ nối dài hoặc thay thế thân xác), ngôn ngữ, hoặc ngay cả nhờ mối lái của một “kẻ thứ ba”. Ngoài ra, đàn ông khác phụ nữ (vốn thích quan hệ riêng tư giữa hai người mà ta thường thấy qua những phát biểu của chị em) ở chỗ họ thiên về quan hệ với nhiều người hơn. Bởi thế, đối với đàn ông, chủ thể thì lại gọi là nó (hắn), người kia, những người kia; một cách khó khăn họ mới kêu là em (anh) ngôi thứ hai, nhưng sẽ gọi chung là người ta, xã hội, dân chúng, v.v…”.
[131] M. Guibal – J. Nobecourt, Sabina Spielrein, entre Freud et Jung, Aubier, 1980, in Lacroix, Passatori di vita, op. cit., 65.
[132] Gioan Phaolô II, Mulieris dignitatem, op. cit., 18.
[133] Lacroix, Passatori di vita, op. cit., 61.
[134] Gioan Phaolô II, Mulieris dignitatem, op. cit., 18.
[135] Lacroix, Di carne e di parola, op. cit., 39: “Nữ tính của người làm mẹ và nam tính của người làm cha quý trọng lẫn nhau và trợ giúp nhau. Mỗi cặp có một nét độc đáo thể hiện sự dị biệt tính dục này. Đàn ông và đàn bà là hai thân xác, hai tiếng nói, hai phong cách, hai hình thái của tình thương, của diễn tả, uy quyền. Phụ tính và mẫu tính là hai cách thức trao ban và đón nhận sự sống, cái này cùng với cái kia, cái này nhờ đến cái kia. Nếu không có người cha hạn chế sự gắn bó hòa tan và xác lập khoảng cách mẹ con, thì mẫu tính có nguy cơ bị rơi vào cám dỗ thống trị quyền lực; nếu không có người mẹ hiện diện dịu dàng yêu thương, thì phụ tính có thể bị trốc rễ”.
[136] Gioan Phaolô II, Thần học về thân xác, op. cit., 90.
Nguồn: hdgmvietnam.com
————————————————-
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIV Thường Niên B – Chúa Giêsu Kitô, Vua..
Th11
Đức Thánh Cha Thành Lập Ủy Ban Tòa Thánh Về Ngày Thế Giới..
Th11
Ủy Ban Mục Vụ Di Dân Gặp Mặt Tại Hà Nội
Th11
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
Th11
Ngày 21/11: Đức Maria dâng mình trong đền thờ
Th11
Hồng ân đêm Diễn Nguyện kỷ niệm 340 năm Hiện Diện, 100 năm..
Th11
Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina: 1.000 ngày chiến tranh, số người chết..
Th11
Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Trẻ: Bài 147 – Say Nắng Người..
Th11
Sứ Mạng Của Giáo Viên Công Giáo
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Kitô Vua Năm B – 2024
Th11
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người..
Th11
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đồng Troóc
Th11
Vlog Năm Thánh 1
Th11
Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo..
Th11
Bế Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm 2024 Của Linh Mục Đoàn Giáo Phận..
Th11
Tháng 11 – Hiệp Thông Trong Tình Yêu
Th11
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua bị trục xuất sang Guatemala
Th11
VPTGM-GPHT: Thư Rao Truyền Chức Phó Tế
Th11
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần Thứ 8 Năm 2024
Th11
Những ước mơ của ĐTC Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh..
Th11