Ca đoàn tại Đại hội Thánh Thể
Đức Hồng y Bagnasco nói: “Châu Âu cần phải tìm lại chính mình và hòa giải với lịch sử của mình. Thế giới cũng cần đến điều đó khi nhìn về châu Âu như một vùng đất đã được Tin Mừng tạo nên sự tổng hợp của các nền văn hóa khác nhau, đạt đến một tầm nhìn cao về nhân phẩm và luật pháp, một di sản và là món quà không chỉ cho châu Âu mà còn cho toàn thế giới”.
Theo Đức Hồng y, châu Âu đang phải vật lộn với chủ nghĩa thế tục, lấy đi niềm vui đức tin của các Kitô hữu, tạo ra “sự mệt mỏi nội tâm” và “sự ngờ vực căn cội”. Trong thế giới đương đại, châu Âu nảy sinh sự nghi ngờ về một mong ước của Kitô giáo đối với xã hội dân sự, như về dân chủ, công lý, quyền lợi, hòa bình, kinh tế, v.v., Tin Mừng không có gì đáng nói”. Về vấn đề này, ngài đưa ra ba lưu ý: Mọi tín đồ, thuộc bất kỳ tín ngưỡng nào, đều có quyền tham gia vào cuộc tranh luận công khai; Tin Mừng chứa đựng cả những chân lý siêu nhiên và những thực tại tự nhiên; Kitô hữu được mời gọi bảo vệ và truyền bá trong đời sống công cộng không chỉ những giá trị tốt đẹp cho nhân loại, nhưng còn cả các giá trị nền tảng Kitô.
Về phần Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich, ngài trình bày về các cuộc khủng hoảng châu Âu đang trải qua.Trước hết là khủng hoảng di cư, ngài nói: “Các anh chị em của chúng ta, do phải chạy trốn chiến tranh, bách hại, họ đến biên giới của chúng ta và gõ cửa mong tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, nhưng họ tìm thấy gì? Một châu Âu khép kín và sợ mất bản sắc; một châu Âu ích kỷ muốn duy trì sự sung túc, mức sống của mình, ngay cả khi điều đó gây thiệt hại cho người khác; một châu Âu không nhận ra những người này là anh chị em của mình; một châu Âu không muốn bẻ bánh tình huynh đệ với anh chị em và đóng cửa Phòng Tiệc Ly vì sợ hãi”.
Về khủng hoảng bản sắc, Đức Hồng y cảnh báo các thể chế châu Âu đang chống lại nguy cơ “áp đặt cùng một hệ tư tưởng cho tất cả mọi người”. Ngài giải thích: “Ngày nay, một số lãnh đạo châu Âu công khai nói rằng hoặc chúng ta thừa nhận hệ tư tưởng về giới và cách hiểu của nó về con người, theo quan điểm của họ, gắn liền với quyền của cộng đồng LGBT, hoặc chúng ta không thể là một phần của Liên minh châu Âu. Điều này là không thể chấp nhận được vì đi ngược lại chính ý tưởng tôn trọng các nền văn hóa khác nhau, về sự thống nhất trong đa dạng, vốn là gốc rễ của Liên minh châu Âu”.
Cuối cùng, liên quan đến khủng hoảng khí hậu, Đức Hồng y kêu gọi Hội nghị Khí hậu Glasgow (Cop26) sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng sinh thái và từ đó có “sự cam kết rõ ràng từ các quốc gia đối với sự bền vững và tương lai của ngôi nhà chung của chúng ta, tôn trọng các thế hệ tương lai”. (Sir 09/9/2021)
Ngọc Yến – Vatican News
Có thể bạn quan tâm
Việc phục vụ Chúa nơi người nghèo canh tân Giáo hội
Th1
Đức Thánh Cha Phanxicô: Một Nữ Tu Sẽ Là Chủ Tịch Phủ Thống..
Th1
Thánh Lễ Tất Niên & Đặt Viên Đá Xây Dựng Trung Tâm Mục..
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 3: Xuân Yêu Thương
Th1
Tài Liệu Tuần Cầu Nguyện Cho Các Kitô Hữu Hiệp Nhất Năm 2025
Th1
Cáo phó: Ông cố Phaolô – Thân phụ của Sr. Anna Nguyễn Thị..
Th1
Giáo Hạt Đầu Tiên Hành Hương Về Nhà Thờ Chính Tòa Trong Năm..
Th1
Thánh Lễ Khánh Thành Nhà Mục Vụ Giáo Xứ Bàu Sen trong Tuần..
Th1
Đức Cha Louis dâng thánh lễ khai mạc Tuần Chầu Lượt tại Giáo..
Th1
Suy Niệm Chúa Nhật II Thường Niên C: Tiệc Cưới Giao Ước Mới
Th1
TGM-GPHT: Thông Báo Thánh Lễ Tất Niên Giáp Thìn 2024 & Đặt Viên..
Th1
“Xuân Yêu Thương” Khai Sáng Niềm Hy Vọng Tại Giáo phận Hà Tĩnh
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Bình Chính Tĩnh Tâm, Gặp Mặt Và Tổng Kết..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Tất Niên Xuân Ất Tỵ 2025
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Kỳ Anh Tĩnh Tâm & Họp Bàn Công Việc..
Th1
Đức cha Louis đến thăm các Trung tâm và Mái ấm trong Giáo..
Th1
Suy niệm mỗi ngày, Tuần I Thường niên, năm lẻ
Th1
Tổng Giám mục Gądecki phê bình kiến nghị cấm trẻ vị thành niên..
Th1
Tổng Thống Biden Trao Tặng Đức Thánh Cha Huân Chương Tự Do
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 2
Th1