ĐỂ ĐÁP LẠI CÂU “CON GHÉT MẸ!” CỦA TRẺ
Cerith Gardiner
“Con ghét mẹ!” cụm từ này có thể gây ra rất nhiều đau đớn, nhưng có thể được xử lý một cách dễ dàng và hiệu quả.
Là người mẹ, việc nghe thấy câu “Con ghét mẹ” từ chính con cái có thể giống như nhát dao cứa vào tim, nhất là khi đây là lần đầu tiên chúng ta nghe thấy cụm từ này. Nhưng với một chút bình tĩnh và chính kiến, chúng ta sẽ có thể rút con dao đó ra và tập trung vào tình yêu mà trẻ dành cho chúng ta.
Trước hết, chắc chắn là bạn đã nói cho trẻ hiểu rằng từ “ghét” rất mạnh, và thực sự, là Kitô hữu, tất cả chúng ta đều được mời gọi để yêu thương. Vì vậy, khi lớn lên, trẻ sẽ biết từ ghét có sức mạnh làm tổn thương như thế nào. Thật đáng tiếc, trẻ cũng sẽ biết rằng khi tức giận, nếu chúng nói “Con ghét mẹ” thì bạn sẽ bị tổn thương… sẽ thực sự bị đau lòng ra sao.
Do đó, chúng ta hãy thử tưởng tượng một tình huống như sau: Bạn nói với trẻ rằng chúng phải tắt màn hình và làm việc nhà. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nghĩ đến tình huống có thể là trẻ đang rất mệt mỏi; trẻ có một ngày thật tồi tệ với bạn bè; hoặc trẻ đang cảm thấy khó chịu trong người. Có rất nhiều khả năng trẻ sẽ phản ứng thái quá và đáp lại yêu cầu của bạn bằng từ “ghét”.
Thứ đến, điều quan trọng cần nhớ là trẻ không ghét bạn. Thực ra, chúng yêu bạn sâu sắc đến độ bạn trở thành người mà chúng có thể thoải mái để trút bỏ mọi sự bực bội đang có trong lòng. (Xin đừng quên điều này khi bạn cảm thấy mình hoàn toàn bất lực)
Nhưng liệu chúng ta sẽ phản ứng như thế nào với những lần trẻ nói từ “ghét” này? Với kinh nghiệm của một bà mẹ nuôi dạy 4 đứa con, và là một giáo viên trong nhiều năm, tôi xin chia sẻ những gì tôi đã áp dụng và thấy rất hiệu quả, đó là hãy tập trung vào tình yêu thương hơn là từ “ghét” mà trẻ thốt ra.
Cụ thể, nếu trẻ hét lên “Con ghét mẹ!”, bạn hãy thử trả lời “thật tiếc là mẹ lại rất yêu con” và bạn cứ tiếp tục làm việc mà bạn đang làm.
Ý của tôi là, điều bạn cần là tránh thảo luận thêm với trẻ về câu nói “Con ghét mẹ!”, vì nếu không, bạn sẽ lộ cho trẻ biết là bạn đang cảm thấy bị tổn thương như thế nào, và trẻ sẽ biết cách tấn công vào điểm yếu này của bạn. Từ đó, trẻ sẽ lại sử dụng câu nói này vào lần tới khi bạn làm chúng khó chịu, và chu kỳ sẽ tiếp tục.
Thật ra, sau một vài lần nghe bạn nói “Mẹ yêu con”, trẻ sẽ không cảm thấy thoả mãn khi hét lên “Con ghét mẹ” nữa. Dẫu biết rằng, có thể trẻ sẽ cố gắng tìm những cách khác để phản ứng khi chúng không vừa ý, và lại có thể gây tổn thương bạn. Nhưng suy cho cùng, sẽ thật vô lý nếu chúng ta mong đợi và đòi hỏi bọn trẻ kiểm soát từng chút cảm xúc của chúng.
Đây không phải là một sự thắng lợi dễ dàng, nhưng ít là cách ứng xử này sẽ có thể giúp bạn bớt phải nghe trẻ nói câu “”Con ghét mẹ!”, khi bạn yêu chúng vô điều kiện như vậy.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: aleteia.org (24. 4. 2023)
Nguồn: hdgmvietnam.com
Có thể bạn quan tâm
Những tín hiệu đáng mừng cho Kitô giáo toàn cầu năm 2025
Th2
Họp báo tối 21/2: Đức Thánh Cha đáp ứng điều trị nhưng chưa..
Th2
VPTGM: Thông Báo Giáo Phận Hà Tĩnh Cầu Nguyện Cho Đức Thánh Cha
Th2
Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên C
Th2
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội Lần Thứ 59 Năm..
Th2
Năm Chìa Khóa Để Nuôi Dưỡng Sự Phân Định Trực Tuyến
Th2
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô
Th2
Hồng Y Chủ Tịch Caritas Quốc Tế Kêu Gọi Tổng Thống Trump Tiếp..
Th2
Lời Cầu Nguyện Cho Cuộc Hành Hương Qua Cửa Thánh
Th2
Thượng Hội Đồng: Các Điều Phối Viên Và Thư Ký Của Mười Nhóm..
Th2
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Cầu Nguyện Cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Th2
Cửa Sót – Nơi Hạt Giống Tin Mừng Đầu Tiên Được Gieo Vãi..
Th2
Hướng Dẫn Dành Cho Bậc Cha Mẹ Công Giáo Giúp Trẻ Sử Dụng..
Th2
Những Chuyến Tàu Mang Số Hiệu Hy Vọng
Th2
Bài Hát Cộng Đồng Chúa Nhật 7 Thường Niên Năm C
Th2
Nên làm gì sau khi phạm tội trọng
Th2
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 7 (11/02 – 17/02/2025): Hội Thánh..
Th2
Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Sơ Raffaella Petrini Làm Chủ Tịch Phủ Thống..
Th2
Suy Niệm Mỗi Ngày: Tuần VI Thường Niên – Năm C
Th2
Niềm Hy Vọng Kitô Giáo Trong Đời Sống Của Người Tín Hữu
Th2