Cảnh tượng diễn ra ngày thứ sáu 26 tháng 7 trong lễ khai mạc Thế vận hội Paris đã làm người xem kinh ngạc, đặc biệt cảnh các nữ hoàng drag nhái lại Bữa Tiệc Ly. Dù có rất nhiều tranh cãi về vụ này, nhưng Đức Phanxicô khá kín đáo. Một quan điểm khơi lên các câu hỏi, nhìn từ Rôma chúng ta có thể thấy một số chìa khóa để giải thích.
Cựu tổng thống Donald Trump lên án “đây là chuyện đáng xấu hổ”, chính trị gia Pháp Jean-Luc Mélenchon cho rằng “liều lĩnh làm tổn thương các tín hữu khi chúng ta muốn nói chuyện với thế giới là chuyện vô ích”, tỷ phú Elon Musk tố cáo “đây là hành động thiếu tôn trọng tín hữu kitô”. Các giám mục Pháp lên án các cảnh này đã làm tín hữu kitô bị tổn thương.
Trong bối cảnh này, lời của Đức Phanxicô trong giờ Kinh Truyền Tin ngày chúa nhật 28 tháng 7 được mọi người chú ý. Một lần nữa, ngài tránh không nhắc đến Thế vận nhưng ngài tố cáo “một vụ bê bối mà cộng đồng quốc tế không dung thứ, nó đi ngược lại với tinh thần huynh đệ của Thế vận hội”. Ngài lên án thế giới tiếp tục chế tạo, buôn bán vũ khí, lãng phí tài nguyên để gây ra các cuộc chiến tranh lớn nhỏ.
Đức Phanxicô gần như không bao giờ xem truyền hình, ngài không thích xem các hình ảnh trên mạng xã hội, nhưng ngài được thông báo các tin tức cần thiết. Một nguồn tin Rôma cho biết, ngài không thích hành động dưới áp lực của giới truyền thông.
Các giám mục có trách nhiệm “thực hiện công việc”
Một cách để hiểu thái độ của ngài là nơi nguyên tắc bổ trợ, ngài giao cho các giám mục trách nhiệm trả lời, giải quyết vấn đề một cách thẳng thắn với người chịu trách nhiệm về hồ sơ. Giám mục Emmanuel Gobilliard, giáo phận Digne, đại biểu Thế vận hội đảm nhận vai trò người phát ngôn không chính thức của Giáo hội nhận xét: “Sự chế nhạo chống kitô giáo làm mọi người chia rẽ thay vì hiệp nhất.” Giám mục Gobilliard soạn thông cáo cho các giám mục Pháp để nói lên sự tổn thương của người công giáo, họ mong muốn được đóng góp vào sự thành công của Thế vận hội Olympic Paris.
Tổng giám mục Vincenzo Paglia, chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống ủng hộ quan điểm này: “Các giám mục Pháp thật nhân từ và can đảm. Tôi hoàn toàn tán thành tuyên bố của họ.” Một dấu hiệu cho thấy Rôma ủng hộ các giám mục Pháp: ngay lập tức cơ quan truyền thông Vatican đăng thông báo này.
Hồng y Jean-Claude Hollerich, Tổng giám mục Luxembourg tố cáo việc này là không thể chấp nhận: “Tôi buồn. Chúng tôi tôn trọng đa dạng nhưng chúng tôi muốn xã hội châu Âu tôn trọng các tín hữu kitô, không làm gì để chống lại tình cảm tôn giáo của họ.”
Quan điểm phê phán của Đức Thánh Cha Phanxicô về văn hóa Pháp
Trong một một phỏng vấn trên báo La Croix năm 2016, Đức Phanxicô chỉ trích nước Pháp đã phóng đại chủ nghĩa thế tục, xem các tôn giáo như một văn hóa nhóm chứ không phải văn hóa theo đúng nghĩa. Về vụ Charlie (báng bổ tiên tri Mohammed của hồi giáo), vài ngày sau vụ tấn công ngày 7 tháng 1 năm 2015, trên máy bay từ Phi Luật Tân về Rôma, ngài nhấn mạnh: “Chúng ta không thể khiêu khích, không thể xúc phạm, chế nhạo đức tin của người khác. Có rất nhiều người nói xấu, chế nhạo, coi thường tôn giáo người khác, xem tôn giáo như đồ chơi: đó là những người khiêu khích.” Lời này cũng có thể áp dụng cho lễ khai mạc Thế vận hội Olympic. Ngày thứ bảy, sau khi người phát ngôn của ban tổ chức cho rằng họ mong muốn có một thay đổi sau các cảnh khiêu khích này, nhưng ngày hôm sau họ đã lùi bước trong chiến lược truyền thông mới của Ủy ban, một phát ngôn khác cho biết bà “vô cùng hối tiếc” nếu người xem cảm thấy khó chịu trước các cảnh này.
Ngoại giao Olympic
Một nguồn tin ngoại giao cho biết Tòa Thánh “tránh vướng vào những tranh cãi với Thế vận Olympic đang tiến hành”. Trong những năm gần đây, Đức Phanxicô đã có nhiều buổi gặp gỡ với các liên đoàn thể thao. Vatican là quốc gia nhỏ nhất thế giới nhưng có một đội đua xe đạp tranh giải thế giới.
Đức Phanxicô giữ khoảng cách với một số tiếng nói công giáo tố cáo Thế vận hội Olympic là sự kiện có tính cách tà giáo, về điểm này, ngài tiếp tục đường lối của các vị tiền nhiệm, hỗ trợ tinh thần thể thao đã có từ thời Giáo hoàng Piô năm 1903, đó là mốc quan trọng trong lịch sử lâu dài giữa mối quan hệ của các giáo hoàng với tinh thần Thế vận, điều này sẽ không bị nghi ngờ chỉ vì một cảnh do có những sở thích khác nhau.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nguồn: phanxico.vn
Có thể bạn quan tâm
Việc phục vụ Chúa nơi người nghèo canh tân Giáo hội
Th1
Đức Thánh Cha Phanxicô: Một Nữ Tu Sẽ Là Chủ Tịch Phủ Thống..
Th1
Thánh Lễ Tất Niên & Đặt Viên Đá Xây Dựng Trung Tâm Mục..
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 3: Xuân Yêu Thương
Th1
Tài Liệu Tuần Cầu Nguyện Cho Các Kitô Hữu Hiệp Nhất Năm 2025
Th1
Cáo phó: Ông cố Phaolô – Thân phụ của Sr. Anna Nguyễn Thị..
Th1
Giáo Hạt Đầu Tiên Hành Hương Về Nhà Thờ Chính Tòa Trong Năm..
Th1
Thánh Lễ Khánh Thành Nhà Mục Vụ Giáo Xứ Bàu Sen trong Tuần..
Th1
Đức Cha Louis dâng thánh lễ khai mạc Tuần Chầu Lượt tại Giáo..
Th1
Suy Niệm Chúa Nhật II Thường Niên C: Tiệc Cưới Giao Ước Mới
Th1
TGM-GPHT: Thông Báo Thánh Lễ Tất Niên Giáp Thìn 2024 & Đặt Viên..
Th1
“Xuân Yêu Thương” Khai Sáng Niềm Hy Vọng Tại Giáo phận Hà Tĩnh
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Bình Chính Tĩnh Tâm, Gặp Mặt Và Tổng Kết..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Tất Niên Xuân Ất Tỵ 2025
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Kỳ Anh Tĩnh Tâm & Họp Bàn Công Việc..
Th1
Đức cha Louis đến thăm các Trung tâm và Mái ấm trong Giáo..
Th1
Suy niệm mỗi ngày, Tuần I Thường niên, năm lẻ
Th1
Tổng Giám mục Gądecki phê bình kiến nghị cấm trẻ vị thành niên..
Th1
Tổng Thống Biden Trao Tặng Đức Thánh Cha Huân Chương Tự Do
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 2
Th1