Trong 3 ngày từ 27-29/9, các chuyên gia kinh tế trẻ châu Phi tham gia một cuộc hội thảo, nhằm suy tư về việc trở thành tác nhân cho sự thay đổi, được truyền cảm hứng từ lời kêu gọi của Đức Thánh Cha về nền kinh tế công bằng, không bỏ lại ai ở phía sau.

Diễn đàn của các bạn trẻ được tổ chức bởi Mạng lưới Công bằng và Sinh thái ở châu Phi của Dòng Tên (JENA), Tổ chức Kinh tế Phanxicô và Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện. Cuộc gặp gỡ là một phần trong nỗ lực tham gia sự kiện toàn cầu Nền Kinh tế Phanxicô 2021 trong ngày 02/10 vừa qua ở Assisi.
Khởi đi từ sự đa dạng của văn hoá và kinh nghiệm của lục địa này, trong cuộc gặp gỡ, các nhà kinh tế và doanh nhân trẻ đến từ tám quốc gia châu Phi chỉ ra nguyên nhân gốc rễ của một số thách đố hiện nay, đồng thời cam kết trở thành tác nhân cho sự thay đổi trên thế giới, mặc dù vẫn còn những thánh đố về kinh tế, xã hội và chính trị.
Trong cuộc họp, cha Dominic Chai, Dòng Tên, cộng tác viên của Uỷ ban Covid-19 của Vatican, giải thích rằng cái nhìn của Nền kinh tế Phanxicô là “cung cấp một không gian cho người trẻ, để họ tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng địa phương, và chia sẻ hy vọng cho nền kinh tế ngày mai, một nền kinh tế mà theo Đức Thánh Cha sẽ phải thúc đẩy cuộc sống và đảm bảo không ai phải bị bỏ lại đàng sau”.
Cùng quan điểm đó, cha Charles Chilufya, Dòng Tên, Giám đốc Mạng lưới Công bằng và Sinh thái ở châu Phi, nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc gặp gỡ, như là một cơ hội “để lắng nghe người khác trong một tinh thần bác ái”.
Ngoài ra, trong ba ngày gặp gỡ, có những ý tưởng được đưa ra gây chú ý như: Vai trò quan trọng của lãnh đạo trong việc “lắng nghe người trẻ khi họ nói đến những vấn đề liên quan đến nhân loại và việc bảo vệ môi trường”. Một ý kiến khác mời gọi những người trẻ châu Phi “sử dụng công nghệ để tạo ra sức mạnh tổng hợp trên toàn thế giới để có những giải pháp bền vững hơn trong việc giải quyết vấn đề mà cả thế giới đang quan tâm”. Sau cùng, một doanh nhân trẻ đã đưa ra ý tưởng lấy cảm hứng từ triết lý châu Phi “Tôi vì chúng ta”, và hy vọng sẽ “truyền cảm hứng cho mọi người để tái xây dựng và tiến bước như một cộng đồng”.
Ngọc Yến – Vatican News
NGUỒN: vaticannews
Có thể bạn quan tâm
Những tín hiệu đáng mừng cho Kitô giáo toàn cầu năm 2025
Th2
Họp báo tối 21/2: Đức Thánh Cha đáp ứng điều trị nhưng chưa..
Th2
VPTGM: Thông Báo Giáo Phận Hà Tĩnh Cầu Nguyện Cho Đức Thánh Cha
Th2
Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên C
Th2
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội Lần Thứ 59 Năm..
Th2
Năm Chìa Khóa Để Nuôi Dưỡng Sự Phân Định Trực Tuyến
Th2
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô
Th2
Hồng Y Chủ Tịch Caritas Quốc Tế Kêu Gọi Tổng Thống Trump Tiếp..
Th2
Lời Cầu Nguyện Cho Cuộc Hành Hương Qua Cửa Thánh
Th2
Thượng Hội Đồng: Các Điều Phối Viên Và Thư Ký Của Mười Nhóm..
Th2
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Cầu Nguyện Cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Th2
Cửa Sót – Nơi Hạt Giống Tin Mừng Đầu Tiên Được Gieo Vãi..
Th2
Hướng Dẫn Dành Cho Bậc Cha Mẹ Công Giáo Giúp Trẻ Sử Dụng..
Th2
Những Chuyến Tàu Mang Số Hiệu Hy Vọng
Th2
Bài Hát Cộng Đồng Chúa Nhật 7 Thường Niên Năm C
Th2
Nên làm gì sau khi phạm tội trọng
Th2
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 7 (11/02 – 17/02/2025): Hội Thánh..
Th2
Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Sơ Raffaella Petrini Làm Chủ Tịch Phủ Thống..
Th2
Suy Niệm Mỗi Ngày: Tuần VI Thường Niên – Năm C
Th2
Niềm Hy Vọng Kitô Giáo Trong Đời Sống Của Người Tín Hữu
Th2