Biểu hiện của sự thống hối thật sự không phải là cảm giác tội lỗi, nhưng là cảm giác đau buồn, hối tiếc vì những sai lầm đã phạm; cũng vậy, biểu hiện của cuộc sống trong ân sủng không phải là cảm giác về giá trị riêng của chúng ta, nhưng là cảm giác được chấp nhận, được yêu thương mặc dù không xứng đáng. Chúng ta khỏe mạnh về tinh thần khi cuộc sống của chúng ta được đánh dấu bởi lời thú nhận trung thực và sự ca ngợi chân thành.
Jean-Luc Marion nêu bật điều này trong một bình luận về cuốn Tự Thuật nổi tiếng của Thánh Augustinô. Ông nhìn việc tự thuật của Thánh Augustinô như một công việc của một lương tâm đạo đức thực sự, bởi vì nó vừa là việc thú nhận sự ngợi khen vừa là việc xưng thú tội lỗi. Gil Balie nhận xét rằng bình luận này nhấn mạnh một tiêu chí quan trọng để đánh giá xem liệu chúng ta có đang sống trong ân sủng hay không: “Nếu lời thú nhận sự ngợi khen không được đính kèm lời xưng thú tội lỗi, nó chỉ là một cử chỉ vô nghĩa và khoa trương. Nếu lời xưng thú tội lỗi không đi cùng lời thú nhận sự ngợi khen, nó tương đương sự trống rỗng và khô khan, là chất liệu của những cuốn tạp chí vô bổ và những tờ báo lá cải, một việc tự hóa trang bắt chước sự ăn năn”.
Gil đúng, nhưng việc làm thú nhận cả hai cùng một nơi và một thời điểm giống nhau không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Chúng ta thường rơi vào việc thú nhận sự ngợi khen ở nơi không thực sự có sự xưng thú tội lỗi; hoặc vào việc “tự hóa trang bắt chước sự ăn năn” của một tu viện vẫn chỉ quan tâm đến mình, nơi mà lời xưng thú của chúng ta rung lên rỗng tuếch bởi vì nó tự chỉ ra bản thân như sự biểu hiện của việc ngụy biện nhiều hơn là nỗi đau thực sự cho sự sai lầm.
Trong cả hai trường hợp đều không có cảm thức đúng đắn về ân sủng. Piet Fransen, người có cuốn sách bậc thầy về ân sủng đóng vai trò là sách giáo khoa trong các chủng viện và các trường thần học cho một thế hệ, đưa ra ý kiến rằng cả những tín đồ tự tin (những người vẫn bí mật thèm muốn những khoái lạc của người phi luân lý, mà họ đã bỏ lỡ) cũng không phải người hay thay đổi cải đạo (convert) nhưng vẫn cảm thấy biết ơn vì sự lao mình của mình, chưa hiểu được ân sủng. Chúng ta hiểu được ân sủng chỉ khi chúng ta nắm chắc cách xác tín trong lời người cha nói với người con cả trong dụ ngôn Đứa con hoang đàng: “Con ơi, lúc nào con cũng ở đây với cha, mọi thứ cha có đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
Người anh cả sẽ không thấy cay đắng nếu anh hiểu rằng mọi thứ của cha anh đã là của anh rồi, cũng như sẽ không ghen tị với sự khoái lạc mà người em của anh đã nếm trải, nếu anh hiểu rằng, trong cuộc sống thật sự, em trai anh đã chết. Nhưng phải nắm bắt sâu sắc hơn về ân sủng là biết rằng, để nắm chắc cuộc sống bên trong Nhà Chúa cần kìm hãm lại tất cả những ý muốn khác. Tương tự như vậy đối với những người cải đạo đã từ bỏ cuộc sống hay thay đổi của mình, nhưng vẫn bí mật vui thú với trải nghiệm và sự phức tạp mà nó mang lại cho anh ta, và chăm sóc một người hạ mình đáng thương vì thiếu kinh nghiệm. Anh ta cũng chưa thực sự hiểu ân sủng.
Trong cuốn sách của Rudolf Otto, Ý tưởng của Thánh Thần, bây giờ đã được coi như một tác phẩm kinh điển, ông cho rằng trong sự hiện diện của Thánh Thần chúng ta sẽ luôn có một phản ứng đôi: nỗi sợ hãi và sự lôi cuốn. Như Phêrô trong Cuộc biến hình, chúng ta sẽ muốn dựng một cái lều và ở lại đó mãi mãi, nhưng cũng như ngài trước mẻ cá lạ lùng, chúng ta cũng muốn nói: “Xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi”. Trong sự hiện diện của Thánh Thần, chúng ta muốn bật lên mạnh mẽ lời ca ngợi ngay cả khi chúng ta muốn xưng thú tội lỗi.
Sự sáng suốt đó có thể giúp chúng ta hiểu về ân sủng. Piet Fransen bắt đầu dấu hiệu cuốn sách của ông về ân sủng, Cuộc sống mới của ân sủng, bằng cách đề nghị chúng ta hình dung cảnh này: bức ảnh một người đàn ông sống cuộc sống không lưu tâm đến chủ nghĩa khoái lạc. Ông ta chỉ uống rượu trong thú vui nhục dục của một thế giới không một ý thức về Thiên Chúa, về trách nhiệm hay luân lý. Sau một thời gian dài sống những thú vui bất chính đó, ông có một cuộc chuyển biến thật sự vào phút chót, chân thành xưng tội, đón nhận các bí tích của Giáo hội, và chết trong trạng thái hạnh phúc. Nếu phản ứng tự phát của chúng ta đối với câu chuyện này là: “Tốt, người bạn may mắn. Anh ta đã lao mình ra và vẫn kịp tạo nên sự may mắn ở phút cuối cùng” chúng ta chưa hiểu về ân sủng nhưng thay vào đó vẫn có những người đạo đức gay gắt đứng im như người anh cả đang cần cuộc trò chuyện dài hơn với Thiên Chúa.
Và cũng tương tự với những người cải đạo vẫn cảm thấy rằng những gì anh ta đã trải qua trong tính bướng bỉnh của mình, sự lao mình của họ, là một niềm vui sâu sắc hơn những người được biết là những người chưa từng lầm lạc. Trong trường hợp này, anh ta trở lại nhà cha anh ta, không bởi vì ở đó anh ta cảm thấy niềm vui thú vị hơn, nhưng bởi vì anh ta cho rằng anh trở lại một bổn phận không mong muốn, thiếu say mê, ít thú vị, ít niềm vui hơn một cuộc sống tội lỗi, nhưng là một chiến lược đi vào đạo đức cần thiết. Anh ta cũng chưa hiểu được ân sủng.
Chỉ khi chúng ta hiểu cái mà người cha của đứa con hoang đàng muốn nói, khi ông nói với người con cả rằng: “Mọi sự cha có đều là của con” chúng ta sẽ dâng tiến cả lời thú nhận ngợi khen và việc xưng thú tội lỗi.
Mary Nguyễn chuyển ngữ từ ronrolheiser
Có thể bạn quan tâm
Bản Văn Phụng Vụ Lễ Thánh Marta, Maria Và Lazarô (29 Tháng 7)
Th7
Suy Niệm Chúa Nhật XVII TN C – Lời Kinh Đẹp Nhất
Th7
Gần 100 thiếu nhi Giáo xứ Đông Sơn lãnh nhận Hồng ân Chúa..
Th7
Sứ Điệp Đức Thánh Cha Nhân Ngày Thế Giới Di Dân Và Tị..
Th7
Sứ Điệp Đức Thánh Cha Lêô XIV Gửi Đến Giáo Lý Viên Việt..
Th7
Các thông báo quan trọng của Ban Giáo lý Đức tin cho năm..
Th7
Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức tại Giáo xứ Chay
Th7
Ngày 26/07: Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria
Th7
Ngày 25/07: Thánh Giacôbê – Tông đồ
Th7
Roma chuẩn bị đón một triệu bạn trẻ tham dự Ngày Năm Thánh..
Th7
Thánh Thể – Quà Tặng Của Thánh Thần
Th7
Vatican và hành trình kiến tạo hòa bình tại Gaza
Th7
Giữa Sóng Dữ – Lời Nguyện Cho Kiếp Người Mong Manh
Th7
Đại Hội Giới Trẻ Giáo Hạt Văn Hạnh Lần Thứ IV: Hành Trình..
Th7
VPTGM-GPHT: Thông Báo Việc Cử Hành Ngày Thế Giới Ông Bà Và Người..
Th7
Hồng Ân Thánh Thần Ngập Tràn Trong Ngày Khai Mạc Tuần Chầu Xứ..
Th7
Suy Niệm Chúa Nhật XVI TN C – Hai Khuôn Mặt Của Một..
Th7
Chuyến thăm mục vụ của Đức cha Louis tại Giáo hạt Minh Cầm
Th7
Cách nghỉ hè ý nghĩa theo các Giáo hoàng
Th7
Thư Mời Tham Dự Buổi Hội Thảo Sứ Điệp Truyền Giáo Của Đức..
Th7