Công bằng mà nói, công trình tạo dựng phản ánh sự công bình của Thiên Chúa. Chúng không thể giúp, nhưng chúng chống lại sức mạnh của bạo lực, sự dữ và cái chết. Bởi vì công trình tạo dựng là sự tương hỗ và sống còn. Và sự sống biết điều mà sự sống cần là gì. Kinh Thánh nói cho chúng ta biết trái đất đang rên rỉ, nó phản đối vì những gì là tự nhiên và thuần khiết không thể hòa hợp với những gì không tự nhiên và bất tinh khiết. Trái đất khuấy động để được thoát khỏi tội lỗi, những điều đã xâm nhập vào sự tuyệt hảo. Có những trận lũ lụt, động đất, núi lửa, bệnh dịch, những dấu hiệu bất thường và những rung chấn mà Chúa Giêsu đã nói đến.
Trong trang Wikipedia có một mục mang tên “Thời kỳ băng hà nhỏ” – một thuật ngữ đã được giới thiệu với thế giới khoa học năm 1939. Nó diễn tả một mô hình thời tiết đã diễn ra ở Châu Âu giữa thể kỷ 16 và thế kỷ 19.
Trong khoảng thời gian này, những thời kỳ lạnh bất thường đã xảy ra – khoảng năm 1650, năm 1770, và năm 1850. Tất cả bị tách ra bởi những thời kỳ ấm nhẹ lên.
Vì vậy, cứ hàng trăm năm hoặc tương đương vậy, trái đất cứ lạnh hơn một ít, rồi ấm hơn, sau đó lại lạnh hơn. Các mô hình cho thấy sự hợp lệ và bình thường.
Vậy, có phải khí hậu thật sự thay đổi?
Vài người (bao gồm cả bản thân tôi, vào các khoảng thời gian) có khuynh hướng nhìn vào Thời kỳ băng hà nhỏ ở Châu Âu và các mô hình thời tiết mới kỳ lạ và nói: “Mọi thế hệ nghĩ những điều đang xảy ra trên dòng thời gian của nó là độc đáo và có ý nghĩa, nhưng đây chỉ là thứ được gọi là thời tiết. Khí hậu thay đổi là thật, nhưng đó là lẽ tự nhiên”.
Những người khác nhấn mạnh rằng, khí hậu thay đổi là thật, nhưng hoàn toàn do con người gây nên. Nhưng họ đã cắt xén các lập luận của họ, khi đề nghị (như một vài người đã làm vài năm trước) rằng những giáo dân nên ngừng việc thắp nến để “bảo vệ hành tinh”, sau đó lại giữ im lặng trước vấn đề máy bay phản lực tư nhân, những trò giải trí ban đêm, sự bùng nổ các rạp phim – bỏng ngô, tất cả các điều này đều để lại dấu vết các-bon nặng nề và gây khó khăn trên môi trường địa phương. Kiểu bất hòa trong nhận thức đó thuyết phục nhiều người rằng “con người tạo ra sự thay đổi thời tiết” là một mưu kế xuất sắc.
Theo khoa học, cuộc tranh luận đó sẽ diễn ra ác liệt. Nhưng theo thần học, nguyên nhân có thể được gây ra bởi loài người, trong thực tế thì việc có trách nhiệm cho những bất thường của khí hậu, qua việc thắp nến cầu nguyện và các động cơ dễ cháy, ít hơn là qua tội lỗi, sự bất công, thiếu tôn trọng sự sống con người và những ước muốn xử sự như những vị thần qua việc hạn chế những thực tại xã hội mới và mập mờ.
Bạo lực mà chúng ta đối xử với đồng loại của mình là nạn buôn người, chiến tranh, phá thai, sự thờ ơ, sự độc ác trong suy nghĩ và mục đích – lấy đi phần lớn những thứ trên trái đất.
Công trình tạo dựng của Thiên Chúa là một phần, trong các-bon và bụi sao (thiên thạch phân tán) và trong ý định của Đấng Tạo Dựng, Người đã đưa chúng vào cuộc sống và làm chúng trở nên “là”. Tất cả chúng được hỗ trợ để làm việc với nhau, những dòng sông và những loại cây, những bông hoa và những con ong. Và tạo vật, tự chúng lùi lại trước những điều chống lại ý định của Đấng Tạo Dựng. Chúng nổi dậy chống lại bạo lực, điều mang tới cái chết khi Đấng Tạo Hóa mong muốn và duy trì cuộc sống. Chúng khuấy động chống lại những hành động mang đến sự cằn cỗi và vô ích.
Nếu bạn nghĩ đây là sự nghi ngờ thần học, hãy xem chứng từ của ngôn sứ Isaia, người đã nói: “Trước mặt các ngươi, đồi núi sẽ cất giọng reo hò, cây cỏ ngoài đồng sẽ vỗ tay” (Is 55,12) và những lời trong Thánh Vịnh: “Sông lạch ơi, vỗ tay đi nào,/ Đồi núi hỡi, reo mừng trước tôn nhan Chúa” (Tv 98, 8).
Nếu những lời này vẫn không đủ, hãy chấp nhận chứng từ của chính Đức Giêsu Kitô, người đã tuyên xưng rằng nếu các môn đệ Ngài không rao giảng Tin Mừng, “thì sỏi đá cũng sẽ lên tiếng” (Lc 19, 40).
Và nếu từng đó vẫn chưa đủ, hãy xem xét lời chứng của chính trái đất, nơi mà trước cái chết của Đấng Nhập Thể Thiện Toàn, nó đã rung lên chống lại sự bất chính.
Công bằng mà nói, công trình tạo dựng phản ánh sự công bình của Thiên Chúa. Chúng không thể giúp, nhưng chúng chống lại sức mạnh của bạo lực, sự dữ và cái chết. Bởi vì công trình tạo dựng là sự tương hỗ và sống còn. Và sự sống biết điều mà sự sống cần là gì. Kinh Thánh nói cho chúng ta biết trái đất đang rên rỉ, nó phản đối vì những gì là tự nhiên và thuần khiết không thể hòa hợp với những gì không tự nhiên và bất tinh khiết. Trái đất khuấy động để được thoát khỏi tội lỗi, những điều đã xâm nhập vào sự tuyệt hảo. Có những trận lũ lụt, động đất, núi lửa, bệnh dịch, những dấu hiệu bất thường và những rung chấn mà Chúa Giêsu đã nói đến.
Xem xét theo xu hướng này, cuối cùng, một người có thể nói với niềm xác tín thật sự: “Thời tiết lạ biểu hiện sự biến đổi khí hậu, mặt trời không chói lọi, động đất, núi lửa… tất cả đều có thật”. Và đúng vậy, ngang qua tội lỗi chống lại sự sống và chống lại Đấng tạo dựng nên chúng, chúng xuất hiện thực sự sau tất cả những gì con người gây ra.
Mary Nguyễn chuyển ngữ từ aleteia.org
Có thể bạn quan tâm
Suy niệm mỗi ngày, Tuần I Thường niên, năm lẻ
Th1
Tổng Giám mục Gądecki phê bình kiến nghị cấm trẻ vị thành niên..
Th1
Tổng Thống Biden Trao Tặng Đức Thánh Cha Huân Chương Tự Do
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 2
Th1
Sống tinh thần Năm Thánh trong thực hành cụ thể của Giáo xứ..
Th1
Hành Hương Thời Tân Ước – Phần 2: Tại Sao Hành Hương Cần..
Th1
Nước Đóng Vị Trí, Vai Trò Gì Trong Kinh Thánh?
Th1
Cáo Phó: Ông Cố Phêrô – Thân Phụ Của Linh Mục Phêrô Nguyễn..
Th1
Cẩm Nang Học Hỏi Năm Thánh 2025
Th1
Cháy rừng ở Los Angeles phá hủy một nhà thờ, nhiều trường học..
Th1
Bài Giảng Đức Thánh Cha – Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm..
Th1
Mùa Thường Niên bắt đầu khi nào?
Th1
Suy Niệm Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa – Hồng ân tái sinh
Th1
Trong 2 Tuần Sau Khi Khai Mạc, Có Hơn Nửa Triệu Người Đã..
Th1
Đức cha G.B Nguyễn Huy Bắc dâng thánh lễ tạ ơn tại quê..
Th1
Quý Đức Cha Giáo Tỉnh Hà Nội Họp Mặt Tất Niên Năm Giáp..
Th1
Cáo Phó Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Th1
Mỗi người được hưởng bao nhiêu ơn toàn xá mỗi ngày trong Năm..
Th1
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Sơ Simona Brambilla làm nữ Tổng trưởng đầu..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm C
Th1