Bạn có biết trong bữa cơm gia đình có bao điều tốt đẹp không?
Nấu nướng, thời gian chuẩn bị và thưởng thức các món ăn có thể là điểm gặp gỡ của gia đình và cũng thời gian để mọi người chia sẻ với nhau qua những cuộc chuyện trò đầy thú vị. Một khoảnh khắc để tạ ơn Chúa vì những gì Người ban cho chúng ta và điều đó cho phép chúng ta nuôi dưỡng thân xác và linh hồn của mình. Bạn đã bao giờ dừng lại để suy nghĩ về giá trị của việc ngồi vào bàn chưa?
Làm thế nào để chúng ta tận dụng thời gian khi nấu nướng?
Những bày tỏ, bí mật, mong muốn và thậm chí cả những điều nhẹ nhàng nhất trong ngày được bàn luận khi chuẩn bị bữa ăn. Chúng ta tận dụng thời gian để xem xét lại những gì đã được thực hiện trong ngày và những câu hỏi đang đặt ra cho chúng ta.
Việc chuẩn bị bữa ăn giúp chúng ta có thời gian với con cái hoặc cha mẹ, điều này tạo ra sự gắn kết ngay trên bàn ăn. Khuyến khích sự hợp tác và làm việc theo nhóm. Biết cách hợp tác, chúng ta có thể giúp chuẩn bị một món ăn hoặc món tráng miệng ngon. Tuân theo thứ tự các nguyên liệu, phân công nhiệm vụ, dạy người khác những gì họ không nắm vững… hoặc đơn giản là chia sẻ thời gian với gia đình.
Nơi tập trung
Ngồi vào bàn không chỉ là ngồi để ăn. Đó là nơi gặp gỡ, nơi mà tất cả chúng ta ngang hàng nhau và nhìn vào mắt nhau, điều mà ngày nay chúng ta thường không làm vì dành nhiều thời gian hơn để dán mắt vào màn hình. Ngồi ở bàn tròn hay bàn vuông khiến chúng ta gặp nhau, nhìn nhau, dán mắt vào người khác.
Trường học cách cư xử tốt
Bàn ăn gia đình là một trường học cách cư xử tốt, trong đó chúng ta trau dồi sự tôn trọng, lắng nghe hoặc phục vụ. Thực vậy việc ngồi vào bàn ăn vào buổi trưa hoặc tối giúp chúng ta giữ một lịch trình, một thói quen, khiến chúng ta ngừng hoạt động để phục hồi sức lực.
Nhưng không phải chỉ thời gian mà thứ tự của các món ăn cũng quan trọng, có món khai vị, món chính và món tráng miệng … Một cái gì đó rất bình thường nhưng tình cờ chúng ta lại dạy cho những đứa trẻ tính kỷ luật và chấp nhận các quy tắc của cuộc chơi. Mọi thứ đều có trật tự và trật tự đó là như vậy bởi vì nó chỉ có ý nghĩa theo cách đó.
Thời gian đối thoại
Một số cuộc trò chuyện tốt nhất diễn ra tại bàn ăn. Khi ngồi đối diện nhau mời gọi chúng ta chia sẻ với cha mẹ, anh chị em, người thân hoặc bạn bè những suy nghĩ hoặc giai thoại làm phong phú thêm mối quan hệ và giúp chúng ta hiểu thấu đáo nhiều điều, những câu chuyện từ ông bà đến con cháu, những trăn trở giữa anh chị em hoặc các dự định với cha mẹ … Các cuộc trò chuyện nảy sinh từ bất kỳ cử chỉ nào được nhìn thấy và nhận ra bởi vì tất cả chúng ta cùng một bàn, duy trì một cuộc đối thoại chung.
Nơi tiếp đón
Bàn ăn cũng là nơi chào đón, mời người khác ngồi với bạn để chia sẻ những gì bạn có và đặt mình lên cùng một cấp độ với họ. Chúng ta tổ chức nhiều bữa ăn để hiểu rõ hơn về ai đó, ăn mừng điều gì đó tốt đẹp hoặc thậm chí bắt đầu bất kỳ cuộc phiêu lưu nào. Cảm ơn, dạy dỗ hoặc chia sẻ mọi thứ với những người đến từ bên ngoài. Như trong Thánh vịnh 23 đã nói: Chúa dọn ra cho tôi mâm cỗ, ngay trước mặt quân thù.
Nơi yên tĩnh
Chúng ta ngồi vào bàn không phải để ăn cách mau lẹ, mà để ngắt kết nối và nghỉ ngơi một lát sau những công việc mình đang làm. Ăn tại bàn trái ngược với việc ăn một mình hoặc riêng lẻ trong thế giới của riêng mình.
Nơi tập thể
Chúng ta không thích ăn một mình, đó là thói quen của con người. Chúng ta tìm cách chia sẻ không gian không chỉ để đưa cái gì đó vào miệng mà còn để bầu bạn và nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm. Ăn cùng bàn là liều thuốc giải độc tốt nhất để chống lại chủ nghĩa cá nhân.
Cái bàn trước Máy tính bảng và chủ nghĩa cá nhân đã tạo ra sự nuốt chửng khi nhìn vào màn hình và không chia sẻ một cuộc đối thoại
Nơi để tri ân
Bàn ăn cũng là nơi tri ân. Thứ nhất, qua việc chúng ta xin Chúa chúc lành cho thức ăn. Chúng ta cảm tạ Chúa vì lương thực chúng ta có hằng ngày và có thể chia sẻ và tận hưởng chúng. Tiếp đến là để cảm ơn và ngợi khen người nấu đã dành thời gian và sự quan tâm của họ để chuẩn bị một bữa ăn ngon khiến chúng ta thích thú.
Có thể bạn quan tâm
Cửa Thánh: Nguồn Gốc, Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Việc Mở Cửa Thánh
Th12
Trực Tiếp Sứ Điệp Giáng Sinh Năm 2024 Và Phép Lành Toàn Xá..
Th12
Đức Thánh Cha Chủ Sự Nghi Thức Mở Cửa Thánh Đền Thờ Thánh..
Th12
Ngày 26-12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi
Th12
Đức cha Louis chủ sự đại lễ Giáng sinh tại Nhà thờ Chính..
Th12
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12