
Vatican News
Sắc chỉ triệu tập Năm Thánh
Truyền thống của Giáo hội quy định rằng mỗi Năm Thánh được công bố thông qua việc công bố Sắc chỉ triệu tập của Đức Giáo hoàng. Sắc chỉ này thường được viết bằng tiếng Latinh, có con dấu của Đức Giáo hoàng. Vào thời gian đầu, con dấu thường được làm bằng chì và có in hình hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô ở mặt trước, và tên Giáo hoàng ở mặt sau. Sau này, con dấu mực đã thay thế con dấu kim loại, tuy nhiên con dấu này vẫn tiếp tục được sử dụng cho những tài liệu quan trọng hơn.
Các đặc điểm của Sắc chỉ triệu tập Năm Thánh
Sắc chỉ của Đức Thánh Cha không chỉ cho biết ngày bắt đầu và kết thúc của Năm Ân Sủng, nhưng mỗi Sắc chỉ còn được xác định bằng những từ đầu tiên. Ví dụ, Thánh Gioan Phaolô II đã công bố Đại Năm Thánh 2000 với Sắc chỉ Incarnationis mysterium – “Mầu nhiệm Nhập thể”, trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Năm thánh Ngoại thường về Lòng thương xót (2015-2016) với Sắc chỉ Misericordiae vultus – “Diện mạo lòng thương xót”.
Các Sắc chỉ bắt đầu bằng dòng chữ tiếng Latinh, bao gồm tên của Đức Giáo hoàng (không có chữ số), tiếp theo là chức vụ Giám mục và tước hiệu “Tôi tớ của các tôi tớ Chúa”. Ví dụ, Sắc chỉ của Đức Phanxicô sẽ bắt đầu như sau: ‘Franciscus, Episcopus, Servus servorum Dei’.
Ý nghĩa của logo Năm Thánh 2025
Năm Thánh 2025 có chủ đề “Những người hành hương của hy vọng”. Trong cuộc họp báo ngày 28/6/2022, Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, đứng đầu phân bộ thứ hai của Bộ Loan báo Tin Mừng, đặc trách việc tổ chức Năm Thánh, đã công bố logo chính thức của Năm Thánh 2025.
Logo được thiết kế bởi Giacomo Travisani. Giải thích về logo, tác giả Giacomo Travisani cho biết mình đã tưởng tượng cách thế tất cả mọi người cùng nhau tiến bước, có thể tiến bước “nhờ ngọn gió Hy vọng là Thánh giá của Chúa Kitô và chính Chúa Kitô”.
Logo trình bày bốn nhân vật cách điệu, biểu thị tất cả nhân loại từ bốn phương của trái đất. Mọi người đều ôm nhau, biểu thị tình liên đới, huynh đệ đoàn kết các dân tộc. Người thứ nhất đang bám vào Thánh giá. Những con sóng bên dưới vỗ mạnh để chỉ ra rằng cuộc hành hương của cuộc sống không phải lúc nào cũng trên mặt nước phẳng lặng.
Bởi vì các hoàn cảnh cá nhân và các sự kiện thế giới thường mời gọi một cảm giác hy vọng lớn hơn, một chi tiết của logo với phần dưới của Thánh giá được kéo dài biến thành mỏ neo, làm im chuyển động của các ngọn sóng. Mỏ neo thường được sử dụng như ẩn dụ cho hy vọng.
Hình ảnh cho thấy cuộc hành trình của người hành hương không phải là cá nhân, mà là mang tính cộng đồng, với những dấu hiệu của một sự năng động ngày càng tiến về phía Thánh Giá. Đức TGM Fisichella gợi ý: “Thánh giá không tĩnh tại, mà là năng động, hướng đến và gặp gỡ nhân loại như thể không muốn bỏ mặc nó, mà là mang đến sự chắc chắn về sự hiện diện của Thánh giá và sự bảo đảm của hy vọng”.
Trên logo cũng có khẩu hiệu của Năm Thánh 2025, “Những người hành hương của hy vọng”.
Nguồn: vaticannews.va
Có thể bạn quan tâm
ĐTC Lêô XIV tiếp kiến Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị..
Th7
Tin Tổng Hợp Giáo Phận Hà Tĩnh Tháng 6/2025
Th6
Đức Thánh Cha dâng lễ trọng kính hai thánh Phêrô và Phaolô –..
Th6
Thư Mục Vụ Của Ủy Ban Công Lý Và Hòa Bình Gửi Cộng..
Th6
Giáo Xứ Tam Đa: Thánh Lễ Tạ Ơn Khánh Thành Nhà Mục Vụ..
Th6
Giáo Xứ Liên Hoà: 252 Em Thiếu Nhi Lãnh Nhận Bí Tích Thêm..
Th6
Suy Niệm Lễ Hai Thánh Phêrô Và Phaolô Tông Đồ – Hai Tên..
Th6
Ngày 29/06: Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, tông đồ
Th6
Giáo Họ Tân Thủy – Xứ Tân Sơn: Mừng Lễ Quan Thầy &..
Th6
Giáo Xứ Tân Phong: Hồng Ân Thánh Thể – Khai Mạc Tuần Chầu..
Th6
Hơn 10.000 Thành Viên Gia Đình Thánh Tâm Giáo Phận Cụm Hà Tĩnh..
Th6
Ngày 27 Tháng 6 Năm 2025: Lễ Trọng Thánh Tâm Chúa Giêsu
Th6
Linh Mục – Người Mang Trái Tim Của Chúa
Th6
Thánh Lễ Tạ Ơn Công Bố Quyết Định Thành Lập Giáo Xứ Yên..
Th6
Tuyên Bố Của Hội Đồng Giám Mục Nhật Bản Về Việc Loại Bỏ..
Th6
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 26 (16/6 – 23/6/2025): Dấu Ấn..
Th6
Sứ Mạng Kiến Tạo Hòa Bình Của Giáo Hội
Th6
Dấu ấn 350 Năm Hạt Giống Tin Mừng Gieo Trên Đất Kẻ Nhím..
Th6
Chủng Sinh Khoá XVIII Được Sai Đi – Chính Thức Vào Giai Đoạn..
Th6
Giáo hội sẽ có thêm 174 Chân phước tử đạo – nạn nhân..
Th6