THÁNH NỮ MARIA MAĐALÊNA MỘT ĐỜI THEO CHÚA KITÔ
Có lẽ vì thế các vị lãnh đạo Giáo hội sơ khai thường hạ thấp ảnh hưởng của Maria Madalêna bằng cách gọi bà là một người tội lỗi công khai (một cách gọi nhẹ nhàng dành cho cái nghề buôn hương bán phấn) dù các tài liệu ban đầu khác mô tả bà là bạn đồng hành của Chúa Giêsu. Bà là một trong những người theo Chúa Giêsu sớm nhất. Theo Kinh thánh, bà đã đi theo Chúa Giêsu, chứng kiến việc Chúa Giêsu bị đóng đinh và là một trong những người đầu tiên biết về sự Phục sinh của Chúa Giêsu.
Qua nhiều thế kỷ, không kể đến các nhà lãnh đạo giáo hội ban đầu, từ các học giả đến các tiểu thuyết gia và nhà làm phim đã sửa đổi và xây dựng nhiều câu chuyện về Maria Mađalêna. Một mặt, họ hạ thấp tầm quan trọng của bà bằng cách cho rằng bà là một người phụ nữ hư hỏng đã ăn năn và được cứu độ bởi những lời dạy của Chúa Kitô. Mặt khác, một số bản văn Kitô giáo ban đầu mô tả Maria Mađalêna không chỉ là một tín đồ đơn thuần, mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của Chúa Giêsu – một số người còn giải thích bà là vợ của Ngài. Tuy nhiên, mô tả này là không bình thường vì bà không được mô tả liên quan đến một nhân vật nam giới, vì những người phụ nữ vào thời đó được nêu tên kèm theo tên một người đàn ông, thường là: cha, chồng, anh trai. Riêng bà được gọi đơn giản là Maria Mađalêna, nghĩa là người phụ nữ đến từ Magdala, một địa danh ở miền Galilê. Từ mô tả của Luca, chúng ta có thể giả định rằng bà là một phụ nữ tự lập về một số phương diện, là người có khả năng tài chánh để tài trợ, cũng như tham gia vào các biến chuyển chung quanh Chúa Giêsu.
Nhưng có sự thật nào trong hai câu chuyện này không? Chúng ta thực sự biết gì về người phụ nữ bí ẩn nhất trong Kinh thánh, có tên gọi Maria Mađalêna này không?
Qua nhiều thế kỷ, không kể đến các nhà lãnh đạo giáo hội ban đầu, từ các học giả đến các tiểu thuyết gia và nhà làm phim đã sửa đổi và xây dựng nhiều câu chuyện về Maria Mađalêna. Một mặt, họ hạ thấp tầm quan trọng của bà bằng cách cho rằng bà là một người phụ nữ hư hỏng đã ăn năn và được cứu độ bởi những lời dạy của Chúa Kitô. Mặt khác, một số bản văn Kitô giáo ban đầu mô tả Maria Mađalêna không chỉ là một tín đồ đơn thuần, mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của Chúa Giêsu – một số người còn giải thích bà là vợ của Ngài. Tuy nhiên, mô tả này là không bình thường vì bà không được mô tả liên quan đến một nhân vật nam giới, vì những người phụ nữ vào thời đó được nêu tên kèm theo tên một người đàn ông, thường là: cha, chồng, anh trai. Riêng bà được gọi đơn giản là Maria Mađalêna, nghĩa là người phụ nữ đến từ Magdala, một địa danh ở miền Galilê. Từ mô tả của Luca, chúng ta có thể giả định rằng bà là một phụ nữ tự lập về một số phương diện, là người có khả năng tài chánh để tài trợ, cũng như tham gia vào các biến chuyển chung quanh Chúa Giêsu.
Nhưng có sự thật nào trong hai câu chuyện này không? Chúng ta thực sự biết gì về người phụ nữ bí ẩn nhất trong Kinh thánh, có tên gọi Maria Mađalêna này không?
Kinh thánh nói gì về Maria Mađalêna?
Tất cả bốn sách Tin Mừng Quy điển của Tân Ước (Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan) đều ghi nhận sự hiện diện của Maria Mađalêna khi Chúa Giêsu bị đóng đinh, nhưng chỉ có Phúc âm Luca nói về vai trò của bà trong cuộc đời và sứ vụ của Chúa Giêsu, liệt kê bà là một trong “mấy người phụ nữ đã được Chúa Giêsu trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Maria gọi là Maria Mađalêna, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, bà Gioanna, vợ ông Khuda quản lý của vua Hêrôđê, bà Susanna và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Chúa Giêsu và các môn đệ.”(Luca 8: 1-3).
Theo Luca, sau khi Chúa Giêsu đuổi bảy con quỷ ra khỏi bà, Maria trở thành một phần của nhóm phụ nữ đi cùng Ngài và 12 môn đệ của Ngài, “rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa” (Luca 8: 1). Mađalêna không phải là một cái tên chỉ họ, nhưng là để xác định quê hương cùa Maria: Magdala, một thành phố ở Galilê, nằm ở vùng cực bắc của Palestine cổ đại (nay là miền bắc Israel) [1]Chúa Giêsu bị đóng đinh, Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Gioan và Maria Mađalêna.
Robert Cargill, giáo sư trợ lý nghiên cứu tôn giáo và kinh điển tại Đại học Iowa, đồng thời là biên tập viên của Tạp chí Khảo cổ học Kinh thánh cho biết: “Maria Mađalêna là một trong số những người theo Chúa Giêsu ban đầu. Bà đã được nêu tên trong các sách Phúc âm, vì vậy bà rõ ràng là quan trọng. Rõ ràng có hàng trăm người, nếu không phải hàng ngàn người, theo Chúa Giêsu, nhưng chúng ta hầu như không biết tên của họ. Vì vậy, việc bà ấy được nêu tên là một vấn đề lớn”.
Khi Chúa Giêsu bị đóng đinh – bà cùng với một số phụ nữ khác đã chứng kiến mọi sự dưới chân thập giá và sau khi tất cả các môn đệ nam giới của Ngài bỏ trốn, trừ Gioan Tông Đồ, môn đệ yêu dấu của Chúa Giêsu, Maria Mađalêna cũng đóng một vai trò quan trọng trong câu chuyện về sự Phục sinh. Theo các sách Tin Mừng, bà đã đến thăm ngôi mộ của Chúa Giêsu vào Chủ nhật Phục sinh, hoặc một mình (theo Phúc âm của Gioan) hoặc với những người phụ nữ khác, và thấy ngôi mộ trống rỗng.
Cargill chỉ ra: “Những người phụ nữ là những người chạy đi và nói với các môn đồ. “Họ là những người phát hiện ra rằng Chúa Giêsu đã sống lại, và điều đó rất quan trọng.”
Trong Tin Mừng theo thánh Gioan, Chúa Giêsu thực sự hiện ra với Maria Mađalêna một mình sau khi Ngài Phục sinh, và yêu cầu bà nói với các môn đệ của Ngài về sự sống lại của Ngài: “Bà Maria Mađalêna đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Chúa Giêsu, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc? ” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Ngài ở đâu! ” Nói xong, bà quay lại và thấy Chúa Giêsu đứng đó, nhưng bà không biết là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nói với bà: “Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai? ” Bà Maria tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã đem Ngài đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Ngài ở đâu, tôi sẽ đem Ngài về.” Chúa Giêsu gọi bà: “Maria! ” Bà quay lại và nói bằng tiếng Hípri: “Rápbuni! ” (nghĩa là “Lạy Thầy”). Chúa Giêsu bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: “Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” Bà Maria Mađalêna đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Ngài đã nói với bà.” (Gioan 20: 11-18).Maria Mađalêna – tội nhân
Mặc dù – hoặc có lẽ vì – tầm quan trọng rõ ràng của Maria Mađalêna trong Kinh thánh, ảnh hưởng của bà đã bị hạ thấp bằng cách bị mô tả như một người tội lỗi; vì vào thời đó, phụ nữ và trẻ em không thể là nhân tố quan trọng, nhất là trong những vụ việc có tầm ảnh hưởng lớn lao đến cộng đồng xã hội.
Cargill giải thích: “Có nhiều học giả lập luận rằng vì Chúa Giêsu đã trao quyền cho phụ nữ ở một thời điểm sớm như vậy trong sứ vụ của Ngài, nên điều đó khiến một số người lãnh đạo nam giới sau này của Hội thánh sơ khai cảm thấy khó chịu,” Cargill giải thích. “Và do đó, có hai cách diễn giải cho điều này. Một trong hai cách đó là biến bà thành tội nhân công khai”.
Thuở ban đầu người ta coi Maria là kẻ tội lỗi sám hối, họ đã gán ghép bà với những phụ nữ khác được đề cập trong Kinh thánh, bao gồm một phụ nữ giấu tên, được Tin Mừng Luca xác định là tội nhân, là người đã rửa chân cho Chúa Giêsu bằng nước mắt, lau khô và xức dầu thơm trên chân Chúa (Luca 7: 37-38), cũng như một Maria khác, là Maria Bêtania, cũng xuất hiện trong Luca. Vào năm 591 sau Công nguyên, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả đã củng cố sự hiểu lầm này trong một bài giảng: “Người mà Luca gọi là người phụ nữ tội lỗi, người mà Gioan gọi là Maria [của Bêtania], chúng tôi tin rằng đó là Maria mà Chúa Giêsu đã đuổi bảy quỷ, theo Tin Mừng Máccô”. Trong bài giảng tại Rôma, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô đã xác định Mađalêna được Chúa Giêsu trục xuất khỏi bảy quỷ, đó là 7 tội trọng, và Maria Mađalêna bị kết án không chỉ vì tội dâm ô mà còn vì tội kiêu ngạo và tham lam. Bài giảng này từ đó đã làm nên cách hiểu chính thức của Giáo hội về Maria Mađalêna. (Bài giảng XXXIII, Thánh GH Grêgôriô Cả).
“Bằng cách biến bà thành kẻ tội lỗi, bà không còn quan trọng nữa. Tầm quan trọng của bà giảm thiểu một phần nào đó. Bà không thể là một người đứng đầu, bởi vì cứ nhìn vào cách bà đã làm để kiếm sống là rõ” Cargill nói. “Tất nhiên, có cách diễn giải khác thực sự đề cao Maria. Một số người cho rằng bà thực sự là bạn đồng hành, thậm chí là vợ của Chúa Giêsu. Bà có một thân phận đặc biệt.”
Maria Mađalêna có phải là vợ của Chúa Giêsu không?
Trong khi một số Kitô hữu ban đầu tìm cách hạ thấp ảnh hưởng của Maria, những người khác lại tìm cách làm nổi bật điều đó. Tin Mừng về Maria, một văn bản có niên đại từ thế kỷ thứ hai sau Công nguyên và xuất hiện ở Ai Cập mãi năm 1896, đã đặt Maria Mađalêna lên trên các môn đệ phái nam của Chúa Giêsu về kiến thức và ảnh hưởng. Bà cũng xuất hiện rất nổi bật trong cái gọi là Tin Mừng Ngộ Đạo, một số văn bản được cho là do những người theo đạo Thiên Chúa ban đầu viết từ thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên, nhưng mãi đến năm 1945 mới được phát hiện, gần thị trấn Nag Hammadi của Ai Cập.
Một trong những văn bản này, được gọi là Phúc âm Philípphê, gọi Maria Mađalêna là bạn đồng hành của Chúa Giêsu và tuyên bố rằng Chúa Giêsu yêu thương bà hơn các môn đồ khác. Kể từ năm 2003, hàng chục triệu độc giả đã ngấu nghiến bộ phim kinh dị bán chạy nhất của Dan Brown “Mật mã Da Vinci”, cốt truyện xoay quanh giả thuyết lâu đời rằng Chúa Giêsu và Maria Mađalêna đã có con với nhau. Ý tưởng này cũng là trọng tâm của cuốn sách The Last Temptation of Christ – Cơn Cám Dỗ Cuối Cùng của Chúa Kitô – cuốn tiểu thuyết năm 1955 của nhà văn Hy Lạp Nikos Kazantzakis, và phiên bản điện ảnh sau này của cuốn sách đó, do Martin Scorsese đạo diễn.
Sau đó vào năm 2012, giáo sư Karen King của trường Harvard Divinity đã tiết lộ một mảnh giấy cói chưa từng được biết đến trước đây mà bà tin là bản sao của sách Tin Mừng thế kỷ thứ hai, trong đó Chúa Giêsu gọi Maria Mađalêna là “vợ tôi”. Sau khi bảo vệ tính xác thực của tài liệu trước hàng loạt chỉ trích, Karen King cuối cùng đã thay đổi lập trường của mình, kết luận rằng cái gọi là “Tin Mừng về người vợ của Chúa Giêsu” có lẽ là giả mạo .
Maria Mađalêna là môn đồ đáng tin cậy
Về phần mình, cả bốn sách Kinh thánh không cho biết Maria Mađalêna là vợ của Chúa Giêsu. Không có sách nào trong số bốn sách Tin Mừng quy điển ám chỉ mối liên hệ đó, mặc dù bốn sách đó liệt kê những người phụ nữ đi theo Chúa Giêsu và ngay cả một trong số các phụ nữ đó được nêu tên kèm theo tên của chồng mình, đó là bà Maria Clêôpha.
Việc mô tả Maria Mađalêna làm nghề tội lỗi công khai được lưu truyền trong nhiều thế kỷ mặc dù cả Chính thống giáo và Tin lành đều không chấp nhận điều đó khi tách ra khỏi Giáo hội Công giáo. Cuối cùng, vào năm 1969, Giáo hội thừa nhận rằng bản văn Kinh Thánh không ủng hộ cách giải thích đó. Ngày nay, Maria Mađalêna được các Giáo Hội Công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương, Anh giáo và Luther coi là một vị thánh, với ngày lễ được tổ chức vào ngày 22 tháng Bẩy.
Cargill kết luận: “Maria Mađalêna có thể là một môn đệ của Chúa Giêsu. Điều quan trọng là Chúa Giêsu có các môn đệ cả nam và nữ trong sứ vụ thánh thiêng của Ngài, điều này không hẳn là điều phổ biến vào thời đó”. Cargill nhấn mạnh: “Giả thuyết coi Maria Mađalêna làm nghề tội lỗi công khai và vợ có thể đã có từ nhiều thế kỷ trước, nhưng chúng chỉ là những truyền thuyết được truyền miệng và chỉ lưu truyền rất lâu sau khi các sự kiện xầy ra. Cả hai đều không bắt nguồn từ chính Kinh thánh”. [2]
Câu chuyện vể lai lịch của Maria Mađalêna.
Ngày xửa ngày xưa, có một người phụ nữ có một quá khứ tồi tệ. Một quá khứ mà cô không thể tự hào. Và vì vậy, khi Chúa Kitô bước vào đời cô, rực rỡ hơn ngàn kỵ sĩ trong bộ áo giáp sáng chói, cô biết rằng tất cả những gì cô muốn làm là theo Ngài và yêu Ngài. Cô có thể cảm thấy tình yêu của Ngài dành cho cô cháy sáng đến nỗi, nó thiêu rụi tất cả tội lỗi trong quá khứ của cô, và cô đã lấy lại được cuộc đời mình.
Rồi thì, người phụ nữ đó cần chọn một trong những người bạn của Chúa Kitô làm người bảo trợ cho cô, trông chừng cô và cầu nguyện cho cô, và làm bạn của cô, vì vậy cô đã chọn một người phụ nữ mà cô nghĩ có những trải nghiệm tương tự với quá khứ đen tối của cô, là người đã vượt qua bóng tối đó nhờ Tình yêu của Chúa, đó là Thánh nữ Maria Mađalêna.
Nhưng điều buồn cười là, nhiều năm sau, khi người phụ nữ ngồi viết một đoạn về vị thánh bảo trợ yêu quý của mình, người chị tâm linh của cô, cô phát hiện ra rằng rất nhiều điều cô nghĩ rằng cô biết về Mađalêna là… sai, rõ ràng là sai. Và không có gì rõ ràng, điều đó thật khó hiểu.
Trước hết, Dan Brown sai lầm ở một mức độ nào đó khi nói rằng Maria Mađalêna là vợ bí mật của Chúa Giêsu, bị một Giáo hội Công giáo đầy ganh ghét, kỳ thị phụ nữ, che giấu khỏi lịch sử chung. Bác bỏ cái bà Maria đó là chuyện dễ dàng, nhưng bác bỏ doanh số bán sách của Dan Brown thì ngược lại. Doanh thu nhiều khi quyết định sai sự thật lịch sử. Thế thì, có một mức độ sai lầm nào đó từ thời trung cổ: rằng bà là một người tội lỗi ăn năn hối cải, một loại phụ nữ cực kỳ ngỗ ngược. Bà Maria kiểu này thường đi kèm với một thứ ngộ nhận mang giọng điệu rõ ràng là để chống lại Kitô giáo.
Cuối cùng, có một bà Maria Mađalêna khác được thế vào, nghĩa là đem người phụ nữ đã xức dầu thơm lên chân Chúa Kitô, rửa chân bằng nước mắt và mái tóc của mình, cộng với Maria Bêtania, là em Mátta và Ladarô nổi tiếng, rồi thêm vào Maria Mađalêna, là người đã đứng dưới chân thập giá, kết hợp tất cả các Maria đó lại, thế là có một “Maria tổng hợp”.
Dĩ nhiên, độ chính xác của chuyện đó là không rõ ràng. Đây là điều đã bị tranh cãi và nhiều nhà văn trào lưu Thời Đại Mới, cố kiếm lợi từ chuyện này bằng cách tuyên bố rằng cuối cùng họ đã đưa ra được sự thật gây sốc về người phụ nữ bí ẩn này. Những nhà thần học vĩ đại như Thánh Giêrônimô, Augustinô và Tôma Aquinô đều không đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này.
Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là bà đã được Chúa Giêsu Kitô trừ khỏi bảy quỷ: “Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Mađalêna, là kẻ đã được Ngài trừ cho khỏi bảy quỷ” (Máccô 16: 9), và là một trong số ít những người đã đứng bên cạnh Ngài khi Ngài bị đóng đinh (Máccô 15:40; Mátthêu 27:56; Gioan 19:25; Luca 23:49), Bà là nhân chứng đầu tiên được ghi lại về sự Phục sinh, và chính bà là người đã mang tin tức gây xáo trộn và tuyệt vời này cho các Tông đồ, do đó bà được đặt tên là “Tông đồ của các Tông đồ – Apostolarum Apostola”.
Ở một khía cạnh nào đó, bà ấy giống như nước. Chúng ta nghĩ rằng mình nhìn thấy nước rõ ràng, và đi đến nắm lấy nó, nhưng nó vỡ ra thành trăm mảnh không thể nắm được. Ngay cả cái tên “Mađalêna”, có vẻ là một địa danh hoặc một vị trí đẹp đẽ, cũng trở nên rối mù khi người biết rằng không chỉ Magdala, thị trấn đang được đề cập, đã bị người La Mã phá hủy vì những cư dân ở đó “suy đồi đạo đức” (một lời buộc tội đáng kinh ngạc đến từ người La Mã), nhưng chính trong sách Talmud, từ “Mađalêna” có nghĩa là “người đàn bà ngoại tình”. Những manh mối, khi tổng hợp lại, có thể chỉ ra một người phụ nữ có một quá khứ không mấy tốt lành mà vì nó mà bà có lẽ phải gánh chịu đau khổ. Tuy nhiên, cũng có thể không phải như vậy. Có thể Maria Mađalêna là một người phụ nữ tốt lành, chỉ có điều quê quán lại ở một thành phố có lối sống hư hỏng, có nhiều phụ nữ ngoại tình theo thói xấu xa của dân thành thị thời đó, và vì thế bà mắc phải một vụ cám dỗ và bị quỷ ám nặng nề, bị hành hạ day dứt khôn nguôi bởi một sức nặng tối đa của sự dữ – bẩy quỷ, mà ngày nay các nhà y học có thể cho đó là những căn bệnh hiểm nghèo, thực thể hoặc rối loạn thần kinh, gây ra những hậu quả nặng nề cả thể lý lẫn tâm thần.
Nhưng sự thật được các sách Tin Mừng nói đến là có một Vị Thầy quyền năng và nhân lành – chưa từng xuất hiện trong lịch sử dân Israel – đã trừ khử bè lũ bẩy quỷ đó. Thật là một sự giải thoát đẹp đẽ và cảm động khỏi ách của lũ quỷ – một sự chữa lành khỏi mọi bệnh tật, vốn là hậu quả của tội lỗi, bệnh càng trầm trọng thì hậu quả của tội lỗi càng nặng nề, theo quan niệm của Do Thái giáo bấy giờ! Chúa Giêsu đã cứu chữa Maria Mađalêna, đem lại cho bà một cuộc đời tươi mới, an lành mà bà chưa từng vui hưởng. Làm sao mà không thán phục và ngưỡng mộ một Vị Thầy quyền năng và tràn đầy lòng thương xót như thế! Tình yêu của Mađalêna dành cho Chúa Giêsu đã thay đổi cuộc đời của bà, một sự đổi đời tuyệt vời! Thế rồi, Mađalêna lặng lẽ âm thầm theo Chúa sau khi nhận phép rửa vì tình yêu này. Nhờ sự khiêm hạ của mình, bà đã dần trở nên tốt lành, gần gũi Chúa Giêsu hơn các Tông đồ.
Ai còn dám khinh khi tội nhân! Chỉ một khoảnh khắc đủ để biến họ thành những vị thánh vĩ đại. Bao nhiêu người trong số những người vĩ đại nhất đã được Chúa Giêsu Kitô dẫn đưa thoát khỏi vũng lầy tội lỗi: Thánh Phaolô, Thánh Augustinô, và nhiều người khác! Mađalêna mở đường cho họ; bà đã lên đến tận Trái Tim của Chúa Kitô vì bà khởi đi từ rất thấp và biết cách hạ mình xuống. Vậy thì ai có quyền tuyệt vọng? Khi đi xưng tội, chúng ta có nên xem mình là Mađalêna và để cho cuộc sống trong sợ hãi của chúng ta, giống như của Mađalêna, được Chúa Kitô biến đổi vì tình yêu hơn là cứ sống trong sợ hãi?
Tình yêu của Mađalêna trở nên tích cực sau khi bà được chữa lành. Đó là một bài học quan trọng. Nhiều tội nhân hoán cải lại không làm gì khác sau khi được biến đổi. Họ chỉ muốn ở lại trong sự bình an của một lương tâm tốt lành bằng việc trung thành giữ các Giới Răn. Nhưng họ không dám bước theo Chúa Giêsu, và họ kết thúc bằng việc tái phạm tội lỗi. Con người không thể sống chỉ bằng nước mắt và hối tiếc. Một khi người ta đã phá hủy những đồ vật mà cõi lòng người ta đã gắn bó và đã sống cùng thì người ta cũng cần thay thế những thứ đó bằng một điều gì khác và sống cuộc sống của Thiên Chúa.
Chúng ta muốn ở dưới chân Chúa Giêsu? Vậy nếu Ngài đứng dậy bước đi; chúng ta hãy theo Ngài và bước đi với Ngài. Mađalêna bắt đầu đi theo Chúa Giêsu như vậy; bà sẽ không bao giờ rời bỏ Ngài. Người ta thấy bà đứng dưới chân Thập giá, chứng kiến, lắng nghe những lời trăn trối của Ngài và suy ngẫm chúng trong lòng mình. Đó là cơ duyên của cuộc đời bà. Bà không nói lời nào, chỉ chiêm ngắm, cầu nguyện và mến yêu theo gương mẫu Mẹ Maria mà bà đang quỳ sát bên. Bà đã theo Chúa Giêsu và thực hành các nhân đức của Ngài trong những hoàn cảnh sống khác nhau. Một sự biến đổi không vượt ra ngoài cảm tính thì không lâu bền.
Maria chia sẻ những hoàn cảnh khác nhau của Chúa Giêsu. Trong suốt cuộc hành trình của Ngài, bà đã mua sắm cho Ngài những gì Ngài cần cho sự sống của chính Ngài và của các Tông đồ của Ngài. Mọi hoàn cảnh của cuộc sống đều tốt lành. Chúng ta hãy nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh, và đừng coi thường những người có hoàn cảnh khác.
Một đặc điểm đặc trưng khác của tình yêu chủ động của Mađalêna là sự đau khổ; bà đã đau khổ với Chúa Giêsu Kitô. Không nghi ngờ gì nữa, bà đã biết trước về cái chết của Thầy mình; bạn bè không giấu nhau bí mật. Và nếu Chúa Giêsu tiết lộ Cuộc Khổ Nạn của Ngài cho các Tông Đồ của Ngài là những người mộc mạc như vậy, thì tại sao Ngài lại giấu điều đó với một phụ nữ tinh tế như Mađalêna?
Mađalêna trung tín và kiên trì trong tình yêu mến bà dành cho Chúa Kitô. Bà từ bỏ gia đình thân yêu của mình, bà đi đến nơi mà các môn đệ nam giới sợ đi; bà đi theo Chúa Kitô khổ nạn đến cùng, bà dũng cảm lên đồi Canvê, chung quanh là quân lính Rôma tàn bạo, nhất là những người Do Thái đồng hương của bà đang căm phẫn Vị Thầy của bà, theo sự kích động của các lãnh đạo tôn giáo; bà có thể bị liên lụy, bị quy kết là đồng lõa với tên chống đời phá đạo…Nhưng bà không sợ! Và người ta thấy bà dưới chân Thánh giá, bên cạnh Mẹ Maria. Tin Mừng đề cập đến tên của bà, và chắc chắn bà xứng đáng với điều đó. Bà đã làm gì ở đó? Bà yêu thương và cảm thông. Một người bạn muốn chia sẻ hoàn cảnh của bạn mình. Tình yêu gắn kết hai cuộc sống, hai hiện hữu thành một. Mađalêna không dám đứng; bà luôn nhớ mình đã từng sống dưới ách tội lỗi, đầy bệnh hoạn tật nguyền nhưng đã được Thầy Giêsu cứu chữa, Vị Thầy bây giờ đang bị treo trên thập giá; bà cần phải quỳ xuống, cung kính ôm đôi bàn chân vẫn còn chẩy Máu quý giá của Thầy mình, bên cạnh Mẹ Maria đứng yên, hiến tế Người Con yêu dấu của mình, như Abraham sát tế Isaác, người con duy nhất mà ông yêu thương.
Mađalêna ở đó cho đến sau cái chết của Chúa Giêsu. Bà trở lại vào sáng ngày đầu tuần. Bà đã chứng kiến và biết rất rõ rằng Chúa Giêsu đã được mai táng; nhưng bà vẫn muốn gánh chịu đau khổ và khóc thương để tang cho Thầy của mình. Tin Mừng ca ngợi lòng nhiệt thành của những người phụ nữ khác và sự cao sang của những món quà của họ; nhưng Tin Mừng lại chỉ nói về những giọt nước mắt của Mađalêna. Mađalêna cho chúng ta thấy bà hết lòng tìm kiếm và mong mỏi đáp lại lòng thương xót bao la của Chúa Kitô.
Có lẽ đó là điểm chính. Có thể do một cố ý nào đó mà quá khứ của Maria Mađalêna vẫn còn mù mờ và không ai biết đến, nhưng tình yêu và lòng sùng kính của bà đối với Chúa Kitô thì trong sáng như pha lê. Rốt cuộc, đây chẳng phải là điều mà Chúa Kitô hứa với tất cả chúng ta khi Ngài nói, “Cho nên, phàm ai ở trong Chúa Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi.” ? (2 Côrintô 5: 17).
Chúng ta là ai, chúng ta đã làm gì, những sai lầm và thất bại đã đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu đều được rửa sạch, và những gì còn lại là cơ hội để chúng ta bước theo Ngài, là con người sáng chói hơn một ngàn kỵ sĩ mặc áo giáp sáng chói, đến bất cứ nơi nào Ngài đi đến. Đi đến ngay cả chân thập giá đau thương. Đi đến ngay cả phần mộ chết chóc. Chúng ta, giống như Maria Mađalêna, đi đến ngay cả trước Đấng Phục sinh vinh quang choáng ngợp, là Đấng chúng ta khao khát tìm kiếm và yêu mến. [3]
Thánh Nữ Maria Mađalêna cho chúng ta thấy niềm vui của sự phục sinh.
Các tác giả Tin Mừng cho thấy một sự thật đồng nhất rằng Maria Mađalêna là người đầu tiên trong số các môn đồ nhìn thấy Chúa Giêsu sống lại và loan tin rằng Ngài đã từ cõi chết trỗi dậy. Cả bốn tác giả Tin Mừng đều đề cập rằng vào ngày đầu tuần, ngay sáng sớm, bà đi đến ngôi mộ, nơi có Đấng thương xót chữa lành đời bà.
Theo Tin Mừng Gioan, bà là người đầu tiên loan tin rằng ngôi mộ trống rỗng. Điều này khiến Phêrô và môn đệ yêu dấu phải đi đến ngôi mộ. Maria cũng đi đến đó. Phêrô và môn đệ yêu dấu nhìn vào bên trong ngôi mộ và chỉ thấy trang phục mai táng. Cả hai đều kinh ngạc về những gì đã xảy ra, bước ra khỏi ngôi mộ nhưng vẫn không dám chắc rằng Chúa Giêsu đã sống lại. Cuối cùng Maria ở lại ngôi mộ một mình. Tin Mừng nói rằng “Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Chúa Giêsu, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân” (Gioan 20: 11).
Có lẽ, bà không trở về cùng với Phêrô và môn đệ yêu dấu kia vì đơn giản là bà quá rối trí không thể đi đâu được nữa. Không rối trí sao được khi người mà mình yêu thương bị hành hạ, giết chết, chôn cất, mình thấy tận mắt tất cả những chuyện đó, thế mà giờ đây thi thể đã biến mất, ngôi mộ bị bỏ trống, chỉ còn những khăn liệm, lại còn được sắp xếp gọn gàng…! Cảm xúc phụ nữ của bà bị chấn động; bà không thể thực hiện chuyến trở về. Vị Thầy của bà đã bị giết chết. Thôi thì chuyện đã rồi! Nhưng sao giờ này lại bị mất cả xác? Ngài là người đã phục hồi bà khỏi bảy quỷ, là người mà bà đã cùng đồng hành trong vài năm qua. Bây giờ tất cả những gì bà muốn làm là xức dầu thơm lên cơ thể Ngài cho đúng phép tắc, như thể nói lời từ biệt sau cùng. Ngay cả điều đó bà cũng không thể làm được, bởi vì dường như ai đó đã mang thi thể của Chúa Giêsu ra khỏi nơi an nghỉ của Ngài.
Trong tiếng khóc không thể kìm nén, bà thấy một người đàn ông xuất hiện, dường như là một trong những người làm vườn. Bà yêu cầu ông cho bà biết nơi ông đã đặt thi thể để bà đến và sửa soạn cho Chúa Giêsu những việc thích hợp mà người Do Thái vẫn thường làm sau việc an táng. Đây là bằng chứng cho thấy bà không hề nghĩ rằng Chúa Kitô sẽ sống lại, bà tin chắc rằng Ngài đã ra đi mãi mãi. Trong tâm trí của Maria, tất cả đã mất, thế là hết! Chính lúc như tuyệt vọng đó, Chúa Giêsu mới lên tiếng kêu tên bà, “Maria!” (Gioan 20:16). Một khi mối tương quan cá nhân được thiết lập giữa bà và Chúa Giêsu, một khi bà nghe thấy giọng nói của Ngài, bà sẽ biết chính xác đó là ai trước mặt mình. Đó không phải là người làm vườn. Đây là Vị Thầy của bà, là Chúa của bà.
Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh luôn có cung cách tỏ mình ra như thế cho các môn đệ của Ngài, khi họ dường như chạm đến mức tuyệt vọng, khi họ cảm nhận và hiểu ra rằng mọi thứ trên trần đời nảy đều chấm dứt trong “hữu hạn, vô thường, vô nghĩa”, và Ngài đem lại cho họ, và tất cả những ai tin theo Ngài, một niềm vui òa vỡ, chan chứa, tinh khôi; người đầu tiên là Maria Mađalêna trước ngôi mộ trống, kế đến là các tông đồ trong căn phòng đóng kín, rồi tới hai môn đệ trên đường lui về Emmau, rồi Tôma vốn chủ trương thực chứng, rốt cuộc cũng phải thốt lên trong kinh ngạc và mừng vui vô bờ, đến độ bất giác quỳ xuống sụp lạy một Thầy Giêsu thân quen vô vàn yêu quý, nay tỏ mình ra vô cùng cao cả thần thiêng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (Gioan 20: 28).
Maria Mađalêna là người chứng đầu tiên về Chúa Kitô Phục sinh, trong đoàn lũ con cái phàm nhân của Adam-Evà, vốn phải chết như một số phận tất yếu, nay được hưởng nếm trước niềm hạnh phúc chứa chan của những ai sống trong “cảnh vực thần linh” (Teilhard de Chardin) vì đã hết lòng tìm kiếm, bất kể những gian nan khổ sầu, kiên trì bước theo và yêu mến Vị Thầy Người-Chúa đã tự hiến tế trên Thánh Giá,và vẫn đang thực hiện Lời Ngài phán hứa: “Đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20).
Maria đi tìm Chúa Giêsu, nhưng cuối cùng chính Chúa Giêsu lại là người tìm đến bà. Nhiều người đã hỏi, tại sao không phải là Đức Mẹ, tại sao Mẹ không phải là người đầu tiên gặp Chúa Kitô Phục Sinh, tại sao không phải là Phêrô hay Gioan? Có rất nhiều câu trả lời hợp lý, nhưng có một câu trả lời bắt nguồn từ cách chúng ta nhận ra Maria Mađalêna là ai. Nếu chúng ta biết rõ hơn bà là ai thì chúng ta sẽ có một ý tưởng tốt hơn về lý do tại sao bà là người được chọn ban cho đặc ân này.
Bất chấp những gì mà hầu hết các kênh truyền hình Lịch Sử trình chiếu và các phim tài liệu khác đã nêu ra, Maria Mađalêna chưa bao giờ được nhắc đến trong các sách Tin Mừng như là một cô gái làm nghề bán thân. Tham chiếu duy nhất mà chúng ta có về danh tính của bà là Chúa Giêsu đã trừ bảy quỷ khỏi bà (Luca 8: 2; Máccô 16: 9). Trong niềm tin của người Do Thái giáo, số bảy là số tượng trưng cho sự hoàn hảo. Vì vậy, khi Chúa Giêsu gặp Maria Mađalêna, bà đã bị quỷ nhập, chứ không chỉ là các vụ quỷ ám thông thường mà Chúa Giêsu đã chinh phục trong cuộc hành trình rao giảng của mình. Maria đã bị héo hon bởi bảy con quỷ, một sự dữ hoàn toàn. Chúa Giêsu phải đối mặt với sự dữ mãnh liệt tối đa trong bà… và Ngài đã chiến thắng nó, nơi một cá nhân.
Cùng với sự đóng đinh và Phục sinh của Chúa Kitô, kế hoạch của Thiên Chúa đánh bại tội lỗi và sự chết, là sự dữ mãnh liệt tối đa, được hoàn thành, nơi toàn thể nhân loại, và nơi toàn thể công trình tạo dựng. Trên đồi Canvê, toàn bộ thực tại của tội lỗi gắn chặt vào Chúa Kitô và với cái chết của Ngài, Ngài đã hủy diệt quyền thống trị của sự dữ trên nhân loại như lời thánh Phêrô: “Tội lỗi của chúng ta, Ngài mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Ngài phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành.” (1 Pr 2, 21-24). Sự chết vào thế gian chỉ vì tội lỗi của Ađam và Evà. Thoạt tiên, chúng ta được tạo dựng là để sống và ở với Thiên Chúa mãi mãi trong sự hiệp thông hoàn hảo. Tuy nhiên, với quyết định tự do tự ý, Ađam và Evà đã chọn theo ý riêng phàm nhân hữu hạn của chính mình thay vì chọn tuân theo Thánh Ý thiện hảo của Thiên Chúa, do vậy cái chết từ đây sẽ là một phần của cuộc sống. Nhưng sự dữ tột đỉnh, tức là cái chết, không phải là phán quyết chung cuộc, như lời thánh Phaolô dạy: “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Ngài thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Ngài.” (II Côrintô 5, 21) và “để cho cái phải chết tiêu tan trong sự sống.” (II Côrintô 5, 4)
Nói một cách thực tế, cái chết là cực điểm của sự ác và tội lỗi. Tuy nhiên, với cuộc khổ nạn, đóng đinh, chịu chết và Phục sinh của Chúa Giêsu, cái chết, như hậu quả cuối cùng của sự dữ và tội lỗi, không còn thống trị nữa; Chúa Giêsu chiến thắng sự dữ một cách trọn vẹn. Có thể đây là lý do tại sao Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra trước hết với Maria Mađalêna sau khi Ngài sống lại, bởi vì qua kinh nghiệm cá nhân, bà đã hiểu và cảm thấu được thế nào là bị sự dữ độc chiếm hoàn toàn, và bà biết niềm vui sẽ lớn lao như thế nào khi sự dữ đó bị phá hủy. Bà đã trải qua điều đó trong chính cuộc sống riêng tư khi bị ma quỷ thống trị và khi được giải thoát khỏi chúng. Do đó bà có đủ tâm thế để hiểu rõ nhất sự Phục sinh của Chúa Kitô có ý nghĩa như thế nào đối với bà và tất cả nhân loại. Bà có đủ lòng biết ơn chân thành và sự can đảm thực sự để chạy đi loan báo với mọi người về sự Phục sinh của Chúa Kitô, cũng là khởi đầu sự Phục sinh của toàn nhân loại, mà bà là người cảm nhận rõ ràng nhất và trước nhất.
Chúa Kitô đã sống lại cách vinh quang, Ngài đã tìm đến với Maria Mađalêna, tìm đến các Tông Đồ, và tìm đến cá nhân mỗi người chúng ta, nhiều lần nữa, trong nhiều hoàn cảnh cuộc đời, và Ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta một mình. Đó là thông điệp của Lòng Chúa Thương Xót. [4]
Tài liệu tham khảo:
[1] Những nghiên cứu khảo cổ đầu tiên tại Magdala được thực hiện vào những năm 1970 dưới sự điều phối của hai nhà khảo cổ dòng Phanxicô, cha Virgilio Corbo và cha Stanislao Loffreda. Năm 2006, dòng Phanxicô tại Thánh Địa, chủ sở hữu của khu đất nơi một phần còn sót lại của thành phố Magdala được tìm thấy, đã tiếp tục lại công việc khai quật. Magdala là một thị trấn nhỏ ở Galilea nằm bên bờ tây của hồ Tiberia. Một phần lớn của thành phố với các dinh thự, đường phố sỏi đá, các vật dụng, đồ gốm, đồ trang sức, tiền xu và các vật dụng khác được tìm thấy, phác họa bức tranh về đời sống hàng ngày của thành phố Magdala vào thời của Chúa Giêsu. Một phần khác của trung tâm thành phố cổ được tìm thấy ở khu vực liền kề, thuộc sở hữu của dòng Đạo binh Chúa Kitô. Một nhà thờ và một trung tâm đón tiếp khách hành hương đã được xây dựng tại đây. Cùng điều phối chương trình này có hai linh mục của giáo phận Vicenza, đó là cha Raimondo Sinibaldi, giám đốc Văn phòng truyền giáo, và cha Gianantonio Urbani, nhà khảo cổ của Học viện Kinh thánh dòng Phanxicô ở Giêrusalem (REI 12/02/2020).
Cuộc đời của bà Maria Mađalêna vẫn còn là đề tài gây tranh luận. Ý nghĩa chủ yếu của cuộc đời Maria Mađalêna là bà đã nhận biết được những gì Chúa Giêsu muốn nói, hiểu được tâm tình và suy tưởng của Chúa Giêsu và bước theo Ngài. Theo truyền thống Hy Lạp, sau này Maria Madalena đến sống tại Êphêsô cho đến khi qua đời. Năm 889, Đức Giáo Hoàng Lêô VI đã chuyển thi hài thánh nữ về một tu viện ở Constantinople. Trải qua nhiều thế kỷ, thánh nữ Maria Madalena bị ngộ nhận là người đàn bà tội lỗi. Có lẽ Thánh nữ chỉ mỉm cười và xác quyết rằng: “Sự hiểu lầm này cũng không có gì là quá đáng, vì tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi, cần thống hối ăn năn và cần ơn tha thứ của Thiên Chúa. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta hãy đón nhận sứ mạng rao truyền Tin Mừng Phục Sinh qua cuộc sống chứng tá của chúng ta”.
[2] [3] [4] catholicexchange.com/ st mary magdalene.
Có thể bạn quan tâm
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đồng Troóc
Th11
Vlog Năm Thánh 1
Th11
Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo..
Th11
Bế Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm 2024 Của Linh Mục Đoàn Giáo Phận..
Th11
Tháng 11 – Hiệp Thông Trong Tình Yêu
Th11
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua bị trục xuất sang Guatemala
Th11
VPTGM-GPHT: Thư Rao Truyền Chức Phó Tế
Th11
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần Thứ 8 Năm 2024
Th11
Những ước mơ của ĐTC Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh..
Th11
Toà Thánh gửi sứ điệp nhân Ngày Thuỷ sản Thế giới
Th11
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIII TN.B: Được Mừng Trọng Thể Lễ Các Thánh..
Th11
Ngày Thế Giới Người Nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô Sẽ Dùng Bữa Trưa..
Th11
Tại Sao Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Sẽ Bỏ Phiếu Cho Một..
Th11
Vì Sao Người Trẻ Dấn Thân – Động Lực Hay Phản Lực?
Th11
Tám cách giúp con trẻ vượt qua nỗi mất mát người thân
Th11
Linh Mục Đoàn Giáo Phận Hà Tĩnh Khai Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm..
Th11
Những Nấm Mồ Biết “Nói”
Th11
Ngày 12/11: Thánh Josaphat, giám mục tử đạo
Th11
Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Cho 76 Em Tại Giáo Xứ..
Th11
Mở Án Phong Chân Phước Cho Sơ Clare Crockett
Th11