“Vậy là đã 25 năm trôi qua kể từ ngày lớp Tu sinh An Nhiên được thành lập. 25 năm – một thế hệ đã qua, những em nhỏ thuở ấy giờ đã là những nam thanh nữ tú, đã là những ông bố bà mẹ; thời gian đã làm phai màu mực những dòng lưu bút nhưng lớp bụi thời gian không thể phủ lấp bao kỷ niệm in sâu trong tâm trí anh em chúng tôi, thế hệ Tu sinh trưởng thành từ mái ấm thân thương này.” (trích Bài giảng lễ của cha Giuse Trần Văn Học).
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên. Có lẽ đó là những tâm tình mà mỗi con người cựu Tu sinh An Nhiên đang mang trong mình khi trở về nguồn: nơi đã vun đúc, ươm mầm và sản sinh ra những ơn gọi dâng hiến trong Giáo Hội. Mỗi cựu Tu sinh dù nay đã là linh mục, tu sĩ hay giáo dân chắc chắn đều đã in đậm dấu ấn trên mảnh đất An Nhiên, nơi đã từng ghi dấu chân của từng người và dù cách này hay thế khác mỗi người cũng đã có những kỷ niệm đẹp và khó phai khi trở lại với những người giáo dân chất phác hiền hoà, giàu tình Chúa, đậm tình người nơi con người An Nhiên.
Mở đầu thánh lễ, cha Phêrô Trần Đình Lai đã gợi lại đôi nét về tiểu sử lớp Tu sinh An Nhiên: lớp Tu sinh An Nhiên được thành lập vào giữa tháng 8/1992. Lúc bấy giờ các chú, là những người có ước nguyện dấn thân dâng hiến qua con đường Chủng viện từ khắp vùng Hà Tĩnh và Quảng Bình quy tụ về giáo xứ An Nhiên để học tập, tu luyện, tập sống đời độc thân linh mục, dưới sự hướng dẫn của người cha quá cố Phêrô Đậu Đình Triều cùng với một số cha và sự cộng tác của một số thầy giáo nay đã qua đời, chỉ còn lại một số ít người đang còn sống.
Ngày ấy đến nay, ngần ấy thời gian những con người tu sinh ngày nào nay đã trưởng thành và đã ổn định trong ơn gọi của mình: lớp tu sinh ngày ấy nay đã có trên 20 người làm linh mục, đang phục vụ trong và ngoài giáo phận; một số thầy dòng và có rất nhiều người cũng đã yên bề gia thất.
Giảng trong thánh lễ, cha Giuse Trần Văn Học, một cựu Tu sinh An Nhiên quê ở giáo xứ Tràng Đình đã gợi lại những hình ảnh của một thời đáng nhớ, ngài chia sẻ: “An Nhiên ngày ấy giờ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí tôi hình ảnh về một xứ đạo miền quê tuy nghèo nhưng giàu lòng đạo đức. An Nhiên ngày ấy với những con đường đất cát và còn nhiều nhà tranh vách đất. Tôi còn nhớ trong giáo xứ chúng ta có nhiều người làm nại. Công việc làm nại rất vất vả, quý ông bà phải phơi mình dưới cái nắng quái giữa trưa, giữa chiều mùa hè mới có được hạt muối đổi lấy hạt thóc… Nơi ngôi thánh đường này, 25 năm về trước chỉ là một cánh đồng trồng lúa, ngô, khoai. Cũng nhờ đó mà các chú Tu sinh An Nhiên ngày ấy mới có những bận khoai xéo rất thơm ngon. Tuy đời sống kinh tế khó khăn là vậy nhưng ấn tượng sâu đậm trong ký ức của các chú An Nhiên là lòng đạo hạnh của ông bà và anh chị em. Vì thế, cái nghèo ở đây không phải là nỗi oan nghiệt như trong một bản tình ca nào đó đã diễn tả: Cái nghèo oan nghiệt lắm thay/Làm cho hai đứa phải chia xa hai đường, nhưng là cái nghèo làm nên nét dung dị và bình thường của đời nhân sinh, để từ cái đời thường ấy làm nên cái bất tử của đời sống đạo, gắn kết chúng ta, những người vốn xa lạ, thành một đại gia đình yêu thương. Rồi ấn tượng sâu đậm về mỗi thánh lễ Chúa Nhật, cả ngôi nhà thờ chật ních người hay mỗi tối, nhà thờ có rất đông người đến đọc kinh. Các chú An Nhiên thời đó có nhiều người say đắm miên man với chất giọng trữ tình, đầy mê hoặc của các ca viên ca đoàn An Nhiên. Giọng hát của chị Nga ngày ấy vẫn còn ngân mãi đến hôm nay trong tâm trí của các chú”.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Giuse Trần Đức Mai cùng cộng đoàn An Nhiên đã có những tâm tình tri ân tới quý cha đã nhớ tới giáo xứ và trở về hội ngộ, dâng thánh lễ cầu nguyện cho mỗi người trong cộng đoàn vào dịp đầu năm mới này. Đáp lại, quý cha hiện diện cũng bày tỏ niềm vui và sự cảm động khi ngày trở lại hôm nay dù cơ sở vật chất của xứ đạo An Nhiên đã khoác lên mình một diện mạo mới nhưng lòng người An Nhiên vẫn tự tại, vẫn nồng thắm, vẫn hiền hoà hiếu khách và chất chứa đong đầy bao yêu thương như những ngày lớp Tu sinh còn hiện diện.
Có thể bạn quan tâm
Nghi thức “xác nhận” Cửa Thánh của bốn Đền thờ ở Roma
Th12
Ủy Ban Phụng Tự: Giải Đáp Về Cây Thánh Giá Năm Thánh
Th12
Thánh Lễ Kính Thánh Phanxicô Xaviê – Quan Thầy Của Đại Chủng Viện
Th12
Công bố Logo Năm Thánh 2025
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Chúa Nhật 2 Mùa Vọng Năm C
Th12
Thư Ngỏ Của Ủy Ban Thánh Nhạc Gửi Các Nhạc Sĩ Công Giáo
Th12
Thánh Phanxicô Xaviê, Vị Tông Đồ Miền Đông Á (1506-1552)
Th12
Ý Cầu Nguyện Của Đức Giáo Hoàng – Tháng 12/2024
Th12
Mùa Vọng & Bí Tích Hoà Giải
Th12
Giáo phận Hà Tĩnh: Chương trình Canh Tân Đời Sống Hôn Nhân
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (08/12/2024)
Th12
Đời sống đạo của các Kitô hữu ở Triều Tiên giống thời đế..
Th11
THƯ MỤC VỤ MÙA VỌNG 2024
Th11
Thánh Lễ Truyền Chức Giám Mục Cho Đức Cha Tân Cử Giuse Vũ..
Th11
Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông đồ (lễ kính)
Th11
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm C
Th11
Tin Tổng Hợp Giáo Phận Hà Tĩnh Tháng 11/2024
Th11
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp Sẽ Được Phong Chân Phước
Th11
10 điều bạn cần biết về Mùa Vọng
Th11
Đôi nét về Mùa Vọng
Th11