“Nhìn lại việc hát Tung hô Tin Mừng và Ca tiến lễ” là đề tài được linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS trình bày trong buổi Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 44 do Ủy ban Thánh nhạc (UBTN), trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức ngày 07.5.2019 tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sàigòn – TPHCM.
Buổi Hội thảo được Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản – Chủ tịch UBTN, linh mục Rôcô Nguyễn Duy – Thư ký UBTN khai mạc lúc 08g15. Đến tham dự có linh mục nhạc sư Phêrô Kim Long – nguyên phó Chủ tịch UBTN, và trên 150 hội thảo viên gồm các ủy viên thường vụ UBTN, các linh mục trưởng ban Thánh nhạc giáo phận, các linh mục đặc trách Thánh nhạc các Đại chủng viện và dòng tu, các linh mục, tu sĩ, nhạc sĩ, giảng viên thanh nhạc và các ca trưởng.
Ban tổ chức đã gửi đến các tham dự viên: Sách “Gia đình trong trái tim và trong vai trò ngôn sứ của Đức Gioan Phaolô II” nhân kỷ niệm ĐHY GB Phạm Minh Mẫn được 84 tuổi, 53 năm linh mục, 25 năm Giám mục, 15 năm Hồng Y; “Tuyển tập hợp ca” của Lm nhạc sư Phêrô Kim Long, nhân kỷ niệm Kim khánh Linh mục (1968-2918) của ngài và Nội san Hương Trầm số 29.
Phần Thuyết trình
Sau khi đưa ra những lý do để nhìn lại việc hát Tung hô Tin Mừng và Ca tiến lên, Lm Giuse đã trình bày sự tiến hóa của phụng vụ và đề nghị cách hát sao cho đúng ý của Giáo Hội với những điểm chính sau:
1/ Sự tiến hóa của phụng vụ
Sự tiến hóa này được thể hiện qua một số thay đổi như sau:
– Ca tiếp liên: Được giữ lại hầu hết nhưng bỏ đi một số yếu tố. Sau nhiều lần thay đổi, hiện nay theo Quy chế Tổng quát Sách lễ Roma 2002, số 64 cho biết: “Ca tiếp liên, ngoài lễ Phục sinh và lễ Hiện xuống thì được tùy ý, và hát trước Alleluia.”…
– Có những yếu tố bỏ đi không còn được sử dụng ở dịp này, nhưng lại được sử dụng ở chỗ khác. Thí dụ, Ca tiếp liên Dies irae (Ngày thịnh nộ), trước đây được hát vào Chúa nhật I mùa Vọng, sau thêm vào 6 triệt nữa và dành cho lễ Cầu hồn. Từ năm 1969, Dies irae không còn nằm trong Sách lễ Rôma và không còn hát trong Thánh lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, tuy nhiên có thể sử dụng trong Giờ kinh Thần vụ tuần 34 trong năm.
– Có những yếu tố được rút khỏi chỗ này để đem vào chỗ khác.
– Sự thay đổi một vài số trong các văn bản liên quan đến luật phụng vụ khiến cho thực hành cần phải thay đổi theo. Cụ thể, việc hát Tung hô Tin Mừng đã có sự khác biệt giữa Quy chế Tổng quát Sách lễ Roma (QCSL) [1975] và QCSL [2002] đòi hỏi chúng ta phải thay đổi thực hành.
2/ Thay đổi cách thực hành
Sau khi trình bày những thay đổi của phụng vụ như trên, Lm Giuse đã đưa ra những gợi ý thay đổi cách thực hành phù hợp nhất vào lãnh vực thánh nhạc. Cụ thể qua 2 lãnh vực:
a/ Hát “Tung hô Tin Mừng”
Lm Giuse đã đưa ra bảng so sánh sự khác nhau về thực hành hát Alleluia theo QCSL [1970], QCSL [1975] số 37, QCSL [2002] số 62 gồm:
– Trước đây, khi hát Alleluia, hết mọi người, hoặc ca đoàn hay ca viên, bắt đầu hát và nếu cần thì lặp lại, còn lời tung hô (versus) thì lấy ở Sách Bài Đọc, hay sách Graduale Simplex.
– Nhưng theo QCSL [2002], thì việc hát Alleluia có thay đổi: Ca đoàn hoặc ca xướng viên xướng trước Alleluia, mọi người đứng hát và nếu cần thì lặp lại. Còn câu Tung hô Tin Mừng thì ca đoàn hoặc ca viên hát. Lời tung hô (versus) vẫn lấy ở Sách Bài Đọc, hay sách Graduale Simplex.
Sau khi đưa ra những minh họa thực hành hát Alleluia trong Thánh lễ ở một số nước trên thế giới, Lm Giuse gợi ý thực hành theo cách 4 đơn vị sau:
– Đơn vị I “Alleluia” [1], do ca đoàn hoặc ca viên xướng lên.
– Đơn vị II “Alleluia” [2], toàn thể cộng đoàn hát lặp lại “Alleluia” [1].
– Đơn vị III “Câu xướng trước Tin Mừng” [3], do ca đoàn hoặc một ca xướng viên hát.
– Đơn vị IV“Alleluia” [4], toàn thể cộng đoàn hát như “Alleluia” [2].
b/ Hát “Ca tiến lễ”
Về việc hát Ca tiến lễ, Lm Giuse đưa ra một số điểm cần lưu ý khi lựa chọn bài hát Ca tiến lễ như sau:
– QCSL [2002] chỉ ra rằng, cuốn Graduale Romanum là nguồn gợi ý hàng đầu để tìm bài hát cho phần [rước] nhập lễ, tiến lễ và hiệp lễ, cũng như cho phần thánh vịnh, đáp ca.
– Ngoài ra, sau khi trình bày thêm những yếu tố khác, Lm Giuse nhấn mạnh: Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma cho chúng ta 3 lựa chọn để hát Ca tiến lễ: Đối ca với thánh vịnh của nó từ Graduale Romanum; Đối ca với thánh vịnh của nó từ Graduale Simplex; Một ca khúc nào thích hợp (Thánh ca Việt Nam đã được Imprimatur).
Nhằm giúp việc thực hành hát Ca tiến lễ được tốt nhất, Lm Giuse đã đưa ra các đề nghị sau:
– Ủy ban Thánh nhạc nên phổ biến bản dịch tham khảo tiếng Việt cuốn Graduale Romanum / Graduale Simplex. (Đã được dịch một phần và in trong trong Nội san Hương Trầm 29, trang 30-53).
– Các nhạc sĩ nên sáng tác nhiều bài hát Ca tiến lễ dựa theo văn bản phụng vụ từ Graduale Romanum / Graduale Simplex, hoặc trên chính bản văn Tin Mừng của ngày lễ.
– Có thể sử dụng rộng rãi những ca khúc đã được sáng tác dựa theo thánh vịnh khi chúng tương ứng với thánh vịnh được chỉ định trong cuốn Graduale Romanum / Graduale Simplex, và cũng có thể sử dụng những bài thánh ca diễn tả niềm hân hoan, chúc tụng, hay chủ đề của mùa phụng vụ để hát Ca tiến lễ.
Phần Thuyết trình kết thúc 09g30.
Giải đáp thắc mắc
Sau giờ giải lao, lúc 10g00 các tham dự viên đã tham gia đặt câu hỏi và giải đáp thắc mắc.
Sau nhiều trao đổi xoay quanh việc thực hành hát Alleluia trong Thánh lễ theo cách 4 đơn vị, trong đó “Câu xướng trước Tin Mừng” [đơn vị 3] có nên để cả cộng đoàn cùng hát như từ trước đến nay hay không? Đức cha Vinh Sơn đúc kết:
– Ủy ban Thánh nhạc khuyến khích thực hành phụng vụ theo QCSL [2002]. Tuy nhiên, vì tình hình chung và thói quen thực hành hiện nay tại các giáo phận, giáo xứ, dòng tu…“Câu xướng trước Tin Mừng” [đơn vị 3] tạm thời cũng có thể hát cộng đồng.
– Mong muốn các giáo phận có những khóa hướng dẫn thánh nhạc đối với quý linh mục.
– Tùy theo Thánh lễ thường nhật hay đại trào, ca trưởng cần chọn cung Alleluia có độ dài ngắn phù hợp, để Thánh lễ diễn ra không bị gián đoạn.
– Ca trưởng cần thường xuyên gặp gỡ cha xứ để trao đổi, lắng nghe trong tinh thần khiêm tốn, dung hòa và đối thoại hầu việc phụng vụ thánh ca trong các Thánh lễ được thánh thiêng đúng theo phụng vụ.
– Việc rước sách Tin Mừng trong Thánh lễ là sách Tin Mừng được công bố, chứ không phải Sách Bài Đọc.
Sau cùng, Lm Rôcô Nguyễn Duy thông báo ngày Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 45 sẽ được tổ chức vào sáng thứ Ba, 15.10.2019 tại Trung tâm Mục vụ TGP Sàigòn. Chủ đề sẽ thông báo sau.
Buổi Hội thảo kết thúc lúc 11g15 cùng ngày.
Văn Chiến
Có thể bạn quan tâm
Nga chặn các trang web Công giáo và các tôn giáo khác
Th10
Ngày 17/10: Thánh Inhaxiô thành Antiokia, giám mục tử đạo
Th10
Các cử hành phụng vụ của ĐTC Phanxicô trong hai tháng 11 và..
Th10
Sinh Viên Công Giáo tại Hà Tĩnh Mừng Kính Thánh Bổn Mạng Têrêsa..
Th10
Hiệp Đoàn Antôn Padova Hạt Kỳ Anh: Sa Mạc Huấn Luyện & Thăng..
Th10
Thánh Giuseppe Allamano, nhà truyền giáo không vượt trùng dương
Th10
Ngày 15/10: Thánh Tê-rê-sa A-vi-la – Trinh nữ, Tiến sĩ Hội Thánh (1515-1582)
Th10
Bài Hát Cộng Đồng Chúa Nhật 29 Thường Niên Năm B
Th10
Đức Thánh Cha chủ sự giờ cầu nguyện đại kết cầu cho các..
Th10
Gia Đình Thánh Tâm Hạt Hoà Ninh Tĩnh Tâm & Mừng Lễ Kính..
Th10
Kinh Mân Côi, Kinh nguyện của gia đình và cho gia đình
Th10
Cáo phó: Bà cố Anna – Thân mẫu của nữ tu Anna Nguyễn..
Th10
Khôn Ngoan Kiếm Tìm Của Cải Đích Thực – Suy Niệm Chúa Nhật..
Th10
Hội Mân Côi Giáo Hạt Văn Hạnh Mừng Trọng Thể Lễ Đức Mẹ..
Th10
Ngày 11/10: Thánh Gioan 23, Giáo hoàng
Th10
Thượng Hội Đồng, Ngày 6: 62.000 Euro Được Quyên Góp Và Gửi Đến..
Th10
Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Trẻ: Bài 142 – Tình Yêu Nam..
Th10
Thánh Lễ Truyền Chức Giám Mục Cho Đức Cha Tân Cử Đaminh Nguyễn..
Th10
Bạn đang dùng Facebook như thế nào?
Th10
Thánh Gioan XXIII và Thánh Gioan Phaolô II: Cuộc Đời và Sứ Điệp
Th10