Có lạ không khi nói đến “Văn hoá xếp hàng”? Thực tế, chúng ta không ít bực mình khi thấy ở những chỗ công cộng, nhiều người đến sau nhưng tìm cách chen lấn để lên trước, xí phần. Trong mắt người khác, họ đánh mất điểm về nhân cách và cho thấy họ là kẻ ích kỷ.Vậy chúng ta cùng nhìn lại đôi chút về nét đẹp văn hóa này.
Văn hóa xếp hàng
“Xếp hàng” là một hành vi văn hoá trước khi là một hành động công bằng, vì nó thể hiện ý thức tôn trọng người khác và tự trọng trên chính mình. Xếp hàng là lối ứng xử văn minh, giúp mọi người thể hiện “quyền” cá nhân qua việc tuần tự chờ đến lượt mình, nó không phân biệt địa vị cao thấp, tuổi tác.
Thái độ khi “xếp hàng”
Thói quen xếp hàng là một văn hóa ứng xử. Chính vì tôn trọng quyền của người tới trước, tử tế đối với người xung quanh, nên họ không có những hành vi chen lấn, xô đẩy, chiếm chỗ ưu tiên của người trước mình.
Những nơi cần “xếp hàng”
Vì là nép đẹp văn hóa cuộc sống, nên bạn cần ý thức thực hiện mọi nơi, đặc biệt chỗ công cộng như sân ga, trạm xe buýt, nhà hát, nhà hàng, thậm chí cả ở “nhà vệ sinh”… Bạn không chỉ áp dụng ở những nơi qui định bắt buộc “xếp hàng”, nhưng ngay cả nơi không có một qui định nào, thì việc “xếp hàng” theo thứ tự vẫn thể hiện sự lịch sự và công bằng cho tất cả mọi người.
Văn minh khi “xếp hàng”
Trong khi thực hiện “văn hóa xếp hàng”, bạn cũng nên lưu ý thể hiện nét văn hóa của mình: không đùn đẩy, biết kiên nhẫn và bình thản chờ đợi. Đừng tìm cách len lỏi để bước lên trước vài người khi vừa thấy chỗ trống. Trong trường hợp tuy chưa tới phiên bạn, nhưng vì sự khẩn cấp, không thể đợi thêm, bạn hãy xin phép những người đứng trước để có được sự ưng thuận của họ.
Và nếu có ai xin sự ưu tiên trước như thế, thì bạn hãy sẵn lòng thông cảm với họ.
Bạn mến, đã có lần, cả thế giới phải ngưỡng mộ trước nét đẹp nhân bản vững chắc của người Nhật về “văn hóa xếp hàng”, ngay khi họ đang trong cơn hoạn nạn. Điều, tai sao không thể đối với chúng ta ? Cần lắm một ý thức tự giáo dục, tạo thói quen nhân bản tốt này nơi mỗi chúng ta. Nếu ta thực hiện được thì đẹp biết mấy!
Thiên Hằng, FMA
Nguồn: thegioisaledieng.net
Có thể bạn quan tâm
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12