Ai đó đã khẳng định rằng, con người ta có rất nhiều nơi để đi nhưng chỉ có một nơi để quay về. Điều này thật chí lý. Dù xã hội có tiến bộ đến đâu thì nhân cách của mỗi một con người cũng không thể tách rời sự giáo dục từ đạo đức, lối sống trong gia đình. Yêu thương – đấy cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến điều đó. Tuy nhiên, hiện nay, không ít gia đình đã dần đánh mất không gian yêu thương từ chính bữa cơm gia đình.
Cuộc sống hiện đại khiến cho mỗi thành viên trong gia đình bận rộn, tất bật hơn. Thời gian cứ quay cuồng với điệp khúc: không có thời gian để làm việc này việc kia và thậm chí đến cả việc sum vầy bên bữa cơm gia đình.
Người phụ nữ ngày nay dường như không quá bận rộn với chợ búa, bếp núc như thuở trước. Sáng, con cái đã được đưa đến trường và ăn bán trú. Cha mẹ qua quýt với bữa cơm trưa để còn chút thời gian nghỉ cho làm việc buổi chiều.
Bữa tối, bữa cơm gia đình cũng khó mà đầy đủ. Bởi khá nhiều ông bố bận bịu với việc tiếp khách, giao lưu bạn bè, vui chơi thể thao quá muộn mà sao nhãng bữa tối bên gia đình. Mâm cơm của mẹ và con vì thế cũng đơn điệu và nhạt dần. Quán xá, đặc biệt là quán bia vỉa hè những ngày nắng nóng vì thế mà ồn ào, tấp nập. Một bức tranh tương phản như hiện ra trước mắt.
Khung cảnh vui tươi sum vầy, đầm ấm vì thế cũng thưa dần, ít còn cảnh cả nhà cùng vui vẻ mỗi người mỗi việc cùng phụ giúp nhau chuẩn bị bữa cơm. Thay vào đó, con cái mải mê với điện thoại, bố say sưa với tivi. Chỉ còn mẹ, hì hục chuẩn bị. Khi mâm cơm đã được sửa soạn đầy đủ, cũng phải đợi đến lúc mẹ mời thì bố con mới lệnh khệnh, vừa đi vừa ngoái nhìn ti vi, điện thoại rồi cũng mất vài ba phút mới ngồi vào bàn.
Bữa cơm tối hiếm hoi, cũng không còn được chú trọng để các thành viên trong gia đình han huyên, chia sẻ như trước. Con cái cũng ít được bố mẹ chú ý bày nhủ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Thế nên, không ít trẻ vụng về, thô kệch trong chính bữa cơm gia đình: Không biết so đũa cho các thành viên khác; trước khi ăn không biết mời cơm các thành viên; thức ăn cứ thế cho thẳng vào miệng; thậm chí cứ đảo đảo để lựa miếng ăn mà mình thích, rồi dùng đũa khuấy rau trong bát canh chung, vừa nhai vừa nói chuyện; có khi ho, sặc vào cả mâm cơm; ăn xong là bật dậy vớ ngay điện thoại…
Chuyện trường, chuyện lớp của con dường như cũng ít được bố mẹ quan tâm hỏi han, chia sẻ. Đấy là chưa kể, nhiều gia đình tuần hoàn với vòng quay: Sáng, bố đi làm khi con chưa ngủ dậy, tối bố về phảng phất hơi men thì con đã ngủ say. Sợi giây gắn kết vì thế mà lỏng lẻo hơn nhiều.
Nhớ quá ngày xưa, khi xóm làng lên đèn, cũng là lúc khói tỏa lên từ căn bếp nhỏ của các gia đình. Đấy là không gian quay về hiện hữu trong nhịp tim của mỗi người. Nếp nhà được hun đúc từ những bữa cơm bình dị mà ấm áp yêu thương như thế.
Ngày nay, không ít gia đình có điều kiện đã chọn cách ăn nhanh, dùng cơm tối ngay tại các nhà hàng. Dù sao, so với cảnh mẹ con đơn điệu, tẻ nhạt bên mâm cơm vì vắng bố thì cũng tốt hơn nhiều. Nhưng như thế cũng không đủ để có một không gian rất riêng của bữa cơm gia đình, bởi trong suốt bữa cơm sẽ không tránh khỏi người này đến chào, người kia đến chúc. Câu chuyện giữa các thành viên vì thế mà bỏ lửng.
Quá lạm dụng với bữa cơm tại các nhà hàng, người vợ dần dần cũng mất đi niềm vui, niềm hạnh phúc mỗi khi trau chuốt bữa cơm cho gia đình. Con cái, vì thế mà cũng không học được cách nấu ăn từ mẹ, lớn lên ắt sẽ vụng về.
Xã hội có tiến bộ và phát triển đến đâu, nền giáo dục của quốc gia có vượt bậc như thế nào thì cũng không thể thay thế được vai trò, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục nhân cách cho con cái nói riêng và các thành viên nói chung. Nếp nhà trong mỗi gia đình là thành tố vô cùng quan trọng. Và bữa cơm gia đình với những thói quen được hình thành từ “học ăn, học nói, học gói, học mở”; từ những quan tâm, chia sẻ giữa các thành viên qua những câu chuyện trong bữa cơm cũng đủ để hun đúc nên nếp nhà để các thành viên luôn ý thức và nâng cao lòng tự trọng để xây dựng hạnh phúc cho tổ ấm của mình. Xã hội nhờ thế mà cũng nhiều ấm áp, yêu thương hơn. Thế nên, đâu đó, còn bỏ ngỏ bữa cơm gia đình – một không gian ấm áp, yêu thương hãy cùng nhìn lại và quay về./.
Trần Thị Phương Thu
Có thể bạn quan tâm
Những tín hiệu đáng mừng cho Kitô giáo toàn cầu năm 2025
Th2
Họp báo tối 21/2: Đức Thánh Cha đáp ứng điều trị nhưng chưa..
Th2
VPTGM: Thông Báo Giáo Phận Hà Tĩnh Cầu Nguyện Cho Đức Thánh Cha
Th2
Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên C
Th2
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội Lần Thứ 59 Năm..
Th2
Năm Chìa Khóa Để Nuôi Dưỡng Sự Phân Định Trực Tuyến
Th2
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô
Th2
Hồng Y Chủ Tịch Caritas Quốc Tế Kêu Gọi Tổng Thống Trump Tiếp..
Th2
Lời Cầu Nguyện Cho Cuộc Hành Hương Qua Cửa Thánh
Th2
Thượng Hội Đồng: Các Điều Phối Viên Và Thư Ký Của Mười Nhóm..
Th2
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Cầu Nguyện Cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Th2
Cửa Sót – Nơi Hạt Giống Tin Mừng Đầu Tiên Được Gieo Vãi..
Th2
Hướng Dẫn Dành Cho Bậc Cha Mẹ Công Giáo Giúp Trẻ Sử Dụng..
Th2
Những Chuyến Tàu Mang Số Hiệu Hy Vọng
Th2
Bài Hát Cộng Đồng Chúa Nhật 7 Thường Niên Năm C
Th2
Nên làm gì sau khi phạm tội trọng
Th2
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 7 (11/02 – 17/02/2025): Hội Thánh..
Th2
Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Sơ Raffaella Petrini Làm Chủ Tịch Phủ Thống..
Th2
Suy Niệm Mỗi Ngày: Tuần VI Thường Niên – Năm C
Th2
Niềm Hy Vọng Kitô Giáo Trong Đời Sống Của Người Tín Hữu
Th2