Chúa có thể chết như thế nào?

1120 lượt xem

Đây không thể là điều mà chúng ta muốn nghe, nhưng Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta làm thế nào để tìm thấy sự sống ngang qua đau khổ và cái chết.

Đức Giê-su kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở. (Lc 23,46)

Chúa có thể chết ư?

Một lần nọ, tôi đề nghị một người bạn là một thần học gia, giải thích cho tôi làm thế nào có thể xảy ra việc Chúa – Đấng Tạo Dựng vũ trụ, chết mà vẫn giữ được thế giới tồn tại. Bạn tôi đã nói với tôi rằng điều đó xã xảy ra, bởi vì Chúa Giêsu,  một Người – Thánh, là Thiên Chúa thật và là người thật. Con Thiên Chúa đã chết, một cái chết nhân tính, nhưng Thần tính đã không chết.

Dĩ nhiên đó là sự thật và tôi đã cảm thấy hài lòng trong một thời gian. Nhưng khoảnh khắc nghịch lý khi vị Thiên Chúa – con người đang chết trên Thập Giá, rất phong phú về ý nghĩa và mầu nhiệm đã tiếp tục mê hoặc tôi.

Đã bao giờ bạn suy ngẫm về khoảnh khắc cuối cùng của cuộc sống Chúa Giêsu trên dương thế?

Rất thường xuyên, chúng ta lấy những mầu nhiệm của đức tin để bù lại, nhưng điều đó đôi khi giúp gột rửa sự đơn điệu, sự giả định và sự đơn giản hóa đi và để nhìn vào đức tin của chúng ta với đôi mắt trong lành.

Chỉ cần suy ngẫm về khoảnh khắc cuối cùng của cuộc sống Chúa Giêsu có thể nhấn chìm chúng ta vào bóng tối của những nghịch lý và thắc mắc, điều mà cuối cùng mang chúng ta đến gần hơn với mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thiên Chúa của sự sống đã chết trên cây thập giá, nhờ vậy Người có thể dẫn chúng ta đến sự sống. Sự sống đã xuống thế gian và đối mặt với cái chết vì tình yêu đối với chúng ta. Một bài thánh ca Latin từ thế kỷ VI tên là “Vexilla Regis” (Biểu ngữ của nhà vua – The Banner of the King), đã nắm bắt nghịch lý này trong một đoạn thơ sâu sắc:

“Giờ tỏa sáng mầu nhiệm Thánh Giá
Nơi Sự Sống trải qua cái chết
Và trong cái chết ấy, sự sống được trổ sinh.”

Rất nhiều điều về mầu nhiệm này nằm ngoài sự hiểu biết của con người, nhưng mô hình – Cái chết mang lại sự sống – đã là điều có thể xảy ra, nhờ cái chết của Chúa Giêsu. Mô hình cứu chuộc này lặp đi lặp lại mỗi ngày trong cuộc đời chúng ta.

Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta thấy làm thế nào để tìm thấy sự sống – ngang qua đau khổ và cái chết. Đó không phải là câu trả lời mà chúng ta muốn nghe, nhưng như chúng ta bước đi trong hành trình đời sống thiêng liêng, chúng ta nhận ra rằng, chúng ta tìm thấy sự sống cách chính xác trong việc từ bỏ và cho đi những thứ chúng ta đang giữ chặt và những điều chúng ta nghĩ rằng mình cần nó hơn bất cứ thứ gì khác. Thỉnh thoảng điều này xảy ra như một bi kịch, nằm ngoài ý định và ý muốn của chúng ta. Đôi khi điều này xảy ra trong những giây phút khủng khiếp, gây phút chúng ta biết Chúa sẽ không bao giờ dàn dựng, nhưng sẽ chỉ cho phép xảy ra vì một vài lý do không thể hiểu được.

Cuối cùng, bị tước bỏ mọi thứ, chúng ta giống như Chúa Giêsu, trần truồng trên Thập giá. Nhưng trong sự nghèo nàn và đơn trần này, một cách nghịch lý chúng ta tìm thấy niềm vui và bình an. Giữa cơn đau, đôi khi đau dữ dội, chúng ta ngạc nhiên tìm thấy những dấu hiệu của sự sống mạnh mẽ.

Ngang qua Con đường Thập Giá của cuộc sống, chúng ta tìm thấy hồng ân của sự sống lại.

Ý tưởng này dường như quá xa vời đối với hầu hết chúng ta, những người bám lấy những tiểu tiết giống như cuộc sống chúng ta phụ thuộc vào nó – chương trình truyền hình yêu thích, hình ảnh của chúng ta, những cái “like” trên phương tiện truyền thông xã hội, những tài năng của chúng ta, sức khỏe của chúng ta – bạn đặt tên nó, chúng ta nghĩ chúng ta cần nó để được hạnh phúc. Cuộc sống của chúng ta đầy ắp những tình yêu vào những thứ nhỏ bé, tốt đẹp và cả tồi tệ, những điều cạnh tranh gay go để gạt Thiên Chúa ra ngoài và đặt chúng vào giữa trung tâm.

Nhưng mỗi một lần trong những lúc như vậy, thường qua một nỗi đau hay nỗi buồn lớn, chúng ta bị đẩy ra khỏi cánh cửa tuần hoàn của thời gian đang trôi qua trong cuộc sống của chúng ta. Và qua chuyến xe không mong đợi của sự đau khổ ấy, nếu chúng ta được mở ra, chúng ta đón nhận hồng ân lớn lao để sắp xếp lại và đặt Thiên Chúa lên trước hết. Đôi khi chúng ta sẽ thương mại những hiểu biết sâu sắc ấy trong một khoảnh khắc, để có lại bất cứ nơi nào hay bất cứ người nào đã bị xé ra bởi chúng ta. Nhưng đôi khi đó là điều không thể xảy ra, vì vậy chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì đã cho ánh sáng Ngài chiếu dọi vào bóng tối.

Gần đây, một nữ tu dòng Nữ Tử Thánh Phaolô, đã qua đời tại Ấn Độ. Trước khi qua đời, chị đã nói với chị em của mình rằng: “Em không có gì để để lại bởi vì em đã dâng cho Chúa tất cả… Em đã sẵn sàng để ra đi”. Đây là nghịch lý của đời sống thiêng liêng, điều mà chúng ta cũng được mời gọi.

Giống như Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi để từ bỏ mình hoặc ít nhất cho phép chúng ta bị tước đoạt, những thứ mà chúng yêu thích trong cuộc sống, ngay cả những người mà chúng ta yêu nhất, biết rằng chúng ta sẽ gặp lại họ. Chúng ta làm những điều này để vào giây phút cuối cùng trong cuộc sống, chúng ta có thể thốt lên: “Lạy Cha, con đã dâng cho Ngài tất cả mọi thứ, những điều tốt đẹp, những điều tồi tệ, thậm chí vài người mà con yêu nhất, và bây giờ con xin dâng Ngài điều cuối cùng con có, là cuộc sống của con… trong tay Ngài, con xin phó dâng linh hồn con”.



Tác giả: Sr. Theresa Aletheia Noble
Mary Nguyễn chuyển ngữ từ aleteia.org

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận