Đức Thánh Cha Phanxicô công bố chủ đề của Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 52 (năm 2018)

1064 lượt xem

“‘Chân lý sẽ giải thoát anh em’ (Ga 8,32). Tin giả và nền báo chí vì hoà bình”: đó là chủ đề của Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 52 (năm 2018) được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố trên trang Twitter của ngài (@Pontifex) hôm thứ Sáu 29-09-2017.

Qua chủ đề này, sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội sắp tới sẽ đề cập đến những tác hại của tin giả đối với nền báo chí vì hoà bình.

Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội là Ngày duy nhất được Công đồng Vatican II kêu gọi cử hành trên toàn thế giới, qua Sắc lệnh Inter Mirifica năm 1963 của Công đồng Vatican II. Theo đề nghị của các giám mục trên toàn thế giới, ngày này được ấn định vào Chúa nhật trước Lễ Hiện xuống trong hầu hết các quốc gia (năm 2018 là ngày 13 tháng Năm).

Theo truyền thống, chủ đề của Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội được công bố vào ngày 29 tháng Chín, lễ kính các Tổng lãnh thiên thần  Michael, Raphael và Gabriel; và Sứ thần Gabriel là vị bổn mạng của ngành truyền thông.

Cũng theo truyền thống, Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội được ban hành vào ngày 24 tháng Giêng, lễ kính Thánh Phanxicô Salêsiô, bổn mạng các nhà văn và các nhà báo, để giúp các Hội đồng Giám mục, các văn phòng giáo phận và các tổ chức truyền thông có thời gian chuẩn bị các tài liệu nghe nhìn và các tài liệu khác cho các cử hành ở cấp quốc gia và tại địa phương.

Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 07-05-1967, dưới thời Đức Phaolô VI, vị giáo hoàng mong muốn mọi người quan tâm đến các phương tiện truyền thông và sức mạnh to lớn của truyền thông trong việc thay đổi văn hoá.

Đóng góp của Giáo hội

Giải thích về chủ đề Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội sắp tới, Đức ông Dario Edoardo Viganò, Chủ tịch Quốc vụ viện Truyền thông nói rằng tin giả góp phần gây ra sự phân cực mạnh mẽ các quan điểm và làm tăng thêm sự phân cực ấy. Điều này thường bao gồm việc bóp méo các sự kiện, có thể “tác động đến thái độ ứng xử của cá nhân và tập thể”. Khi các nhóm truyền thông xã hội, các tổ chức và giới chính trị hiện đang phản ứng với hiện tượng này – Đức ông Viganò nói – “Giáo hội muốn góp phần bằng cách đưa ra một suy tư về những nguyên nhân, logic và hậu quả của thông tin sai lạc trên các phương tiện truyền thông và giúp thúc đẩy nền báo chí chuyên nghiệp, luôn tìm kiếm sự thật, đó là một nền báo chí vì hòa bình, cổ võ sự hiểu biết giữa mọi người”.



Minh Đức

(WHĐ, 01.10.2017)

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận