HIỆP HÀNH GIAI ĐOẠN CHÂU LỤC
HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH CẤP GIÁO PHẬN
BAN THƯ KÝ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM soạn thảo
- Toànbộ tiến trình Thượng Hội Đồng Giám Mục về Hiệp Hành gồm ba giai đoạn (x. DCS, tr. 50):
– Giai đoạn I (10.2021 – 08.2022): cấp Giáo Hội địa phương.
– Giai đoạn II (08.2022 – 03.2023): cấp Giáo Hội châu lục.
– Giai đoạn III (04.2023 – 10.2024): cấp Giáo Hội hoàn vũ.
- Chúng ta đang ở giai đoạn II của tiến trình, giai đoạn II gồm các bước sau:
– Cấp giáo phận (x. Tài Liệu Châu Lục – TLCL 109.1): các giáo phận tổ chức phân định, đào sâu giai đoạn I, dựa vào chất liệu của TLCL. Bước này là mục tiêu chính của Hướng Dẫn này, sẽ nói chi tiết hơn ở mục 3. bên dưới.
– Cấp quốc gia (HĐGMVN; x. TLCL 109.2): Đức cha Tổng thư ký và các cộng tác viên sẽ đúc kết các chất liệu gởi về từ các giáo phận và viết bản tường trình, để đi trình bày ở cấp châu lục.
– Cấp châu lục (FABC; x. TLCL 109.3-5): Đức cha Tổng thư ký và hai cộng tác viên sẽ tham dự cuộc phân định cấp châu lục (FABC).
- Cấp giáo phận (x. TLCL 109.1)
a. Mục đích, bản chất
– Mục đích là tiến hành cuộc phân định, lắng nghe và biết thực trạng của các Giáo hội địa phương khác (dựa trên TLCL) và chia sẻ kinh nghiệm riêng của Giáo phận mình (x. 109.1). Đồng thời cũng lên tiếng nói, giúp cho bước châu lục (FABC) có chất liệu để tiến hành cuộc đối thoại giữa Giáo hội hoàn vũ và Giáo hội địa phương (x. 106).
– Mục đích không phải là nhận xét, sửa chữa bản văn TLCL.
– Đức cha giáo phận cùng với ban hiệp hành giáo phận tổ chức và tham gia tiến trình phân định dựa trên TLCL, bằng cách trả lời ba câu hỏi ở số 106.
– Việc tổ chức tiến trình phân định nói trên cần bao gồm nhiều thành phần đa dạng hết sức có thể, đại diện cho các thành phần dân Chúa trong giáo phận (x. TLCL 108).
* Ghi chú: khác với giai đoạn I, vốn huy động từng giáo xứ, ở giai đoạn II này, các giáo phận chỉ cần quy tụ một số nhóm với thành phần đa dạng. Những người này có thể đọc TLCL và có thể tiến hành tiến trình phân định chung với nhau.
b. Gợi ý các bước tiến hành
i. Đức cha và ban hiệp hành giáo phận thành lập các nhóm phân định, với thành phần đa dạng (giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân nam nữ, chuyên viên, v.v.). Việc thành lập nhóm thế nào tuỳ các giáo phận (có thể theo các giáo hạt, hoặc có thể dựa trên và mở rộng thành phần chủ chốt là ban hiệp hành giáo phận).
ii. Các nhóm đọc TLCL, cầu nguyện, chia sẻ thiêng liêng, theo ba câu hỏi ở số 106 (cách tổ chức, thời lượng thế nào, tuỳ mỗi giáo phận). Cách tổ chức tương tự như trong giai đoạn I, đặc biệt chú ý đến việc dành thời gian cho việc đọc TLCL, cầu nguyện và trò chuyện thiêng liêng (TLCL 109.4; x.Vademecum, Appendix B, s.8).
iii. Thư ký nhóm đúc kết theo ba câu hỏi, gởi về cho ban hiệp hành giáo phận.
iv. Ban hiệp hành giáo phận đúc kết chia sẻ của các nhóm về ba câu hỏi, tối đa 9 trang A4, gởi Văn phòng Tổng thư ký HĐGMVN,hạn chót ngày 20.12.2022.
v. Ban Thư ký của HĐGMVN sẽ đúc kết và gởi cho FABChạn chót ngày 15.01.2023.
4. Ba câu hỏi để chia sẻ và đúc kết(x. TLCL 106)
a. Sau khi đọc và cầu nguyện vớiTLCL, những điều nào phản ánh rõ nét nhất các kinh nghiệm và các thực tế của giáo phận của bạn và của Giáo hội tại Châu Á? Có điều nào mới, điều nào soi sáng thêm cho bạn?
b. Sau khi đọc và cầu nguyện với TLCL, đâu là những căng thẳng và khác biệt giữa tài liệu và thực tế tại giáo phận và châu lục của bạn? Từ đó, nhữngcâu hỏihay vấn nạn nào nên được xem xét giải quyết ở những bước tiếp theo của tiến trình Thượng Hội đồng?
c. Sau khi trả lời hai câu hỏi trên, đâu là nhữngưu tiên, nhữngchủ đề nổi bật, những hành động mà giáo phận chúng ta muốn chia sẻ cho các Giáo Hội địa phương khác trong phiên họp thứ nhất của THĐGMTG vào 10/2023?
5. Gợi ý tổ chức(ví dụ tham khảo về cách tổ chức của một giáo phận có 5 giáo hạt)
a. Lập 5 nhóm theo 5 giáo hạt, mỗi nhóm gồm: 4 cha (do cha Quản hạt đứng đầu, một cha thư ký); 4 tu sĩ; 4 giáo dân có khả năng. Tất cả 12 người.
b. Sau khi có bản dịch TLCL tiếng Việt (ngày 10/11) thì cha Quản hạt tổ chức ngay nhóm mình thực hiện phân định theo 3 câu hỏi nói trên (số 4), rồi gởi về cho ban Hiệp hành giáo phận trước ngày 15/12/2022 (có 35 ngày để thực hiện).
c. Ban hiệp hành giáo phận tổng kết gởi cho VP HĐGMVN kịp hạn 20/12/2023 (có 5 ngàyđểtổng hợp).
d. Mỗigiáo hạt có thể cho Đức Cha và Ban hiệp hành giáo phận biết ngày giờ tổ chức, để các vị đến hiện diện, cùng cầu nguyện và phân định với các nhóm.
Có thể bạn quan tâm
Giám mục gốc Việt đầu tiên làm Giám mục chính tòa tại Hoa..
Th5
Vatican cảnh báo về video giả mạo Đức Thánh Cha Lêô XIV
Th5
Tiếp kiến chung 21/5/2025 – Đức Thánh Cha Lêô XIV: Tình yêu của..
Th5
Ngày 22/05: Thánh Rita Casica (1381-1457)
Th5
Sức mạnh của sự dịu dàng
Th5
15 lời hứa Đức Mẹ dành cho những ai trung thành Lần hạt..
Th5
Giáo Phận Hà Tĩnh – Ban Tuyển Sinh: Tuyển sinh vào Đại Chủng..
Th5
Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ
Th5
Bài Giảng Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô Của Đức Tân Giáo..
Th5
Thư Ngỏ Xây Dựng Học Viện, Xây Dựng Hội Thánh
Th5
Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô..
Th5
TGM-GPHT: Thư Rao Truyền chức Linh mục cho Phó tế Khoá XV
Th5
Thủ tướng Ý điện đàm với Đức Thánh Cha Lêô XIV
Th5
Suy Niệm Chúa Nhật V Phục Sinh C – Giới Răn Mới
Th5
14 Triều đại Giáo hoàng với Tông hiệu LEO
Th5
Đức Thánh Cha Lêô XIV duy trì tài khoản Giáo hoàng trên X..
Th5
Các cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha trong tháng 5
Th5
Sứ Điệp Gửi Quý Phật Tử Nhân Dịp Đại Lễ Vesak 2025: Phật..
Th5
Diễn Văn Của Đức Thánh Cha Lêô XIV Dành Cho Các Đại Diện..
Th5
Ngày 14/05: Thánh Matthia Tông Đồ
Th5