Tông huấn “Christus vivit, Đức Kitô đang sống” được Đức Thánh Cha Phanxicô ký ban hành ngày 25/3/2019, gởi đến “người trẻ và toàn dân Chúa”, là một Tông huấn phong phú về nhiều mặt. Trong bài viết ngắn này, chúng tôi xin gợi lên vài điểm trong Tông huấn liên quan đến cách sống Mùa Chay của giới trẻ, nhất là giới trẻ tại Việt Nam ngày nay.
Mùa Chay được định nghĩa là mùa chuẩn bị để kỷ niệm cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô, Đấng Cứu Độ trần gian. Việc chuẩn bị ấy được thực hành cụ thể bằng việc sám hối, chay tịnh, cầu nguyện và làm việc bác ái.
Chúng ta cùng nhau đọc lại vài đoạn trong đó Đức Thánh Cha dạy người trẻ quay trở về cùng Thiên Chúa, sống thánh thiện và sống khác biệt với thế gian, nhất là đời sống cầu nguyện.
1. Trở về
Mùa Chay luôn nhắc nhở con người quay về với Thiên Chúa là Cha đầy lòng thương xót. Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh đến việc người trẻ ra đi và quay về khi ngài nói đến “đứa con thứ, đứa con trẻ hơn”. Tông huấn viết về người con thứ và cũng là về giới trẻ hôm nay như sau: “Nhưng giấc mơ tự lập của cậu đã biến thành cuộc sống phóng đãng trụy lạc, và cậu đã phải nếm trải nỗi cay đắng của cô đơn và nghèo đói (x. Lc 15,14-16). Nhưng rồi cậu đã biết hồi tâm để bắt đầu lại (x. cc. 17-19) và cậu quyết tâm đứng dậy trở về (x. c. 20). Đó là đặc điểm của con tim trẻ trung, sẵn sàng thay đổi, có khả năng đứng dậy và học hỏi từ cuộc sống”. (CV số 12).
Như thế, quay trở về trước hết là nhận ra sự cô đơn, sự thiếu hụt của tình trạng mình đang sống. Nhưng như thế chưa đủ, cần tìm thấy sức mạnh và rồi quyết tâm đứng dậy.
Đặc tính của người trẻ là tự lập và quyết đoán để vươn lên, chứ không phải là việc tự ý phá vỡ rào cản, phá vỡ lề luật và sống ương bướng trong tình trạng nô lệ cho tội lỗi. Giáo Hội muốn người trẻ vươn lên và sẵn sàng vứt bỏ xiềng xích trói buộc mình. Mùa Chay là “thời kỳ thuận tiện” (x 2Cor 6,2) để người trẻ chứng minh quyết tâm trở về của mình, và nhờ đó họ được sống trong tự do chân chính, sự tự do mà Thiên Chúa ban cho con người trong ngày sáng tạo.
2. Sống thánh thiện
Trong Tông huấn Christus Vivit, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thánh thiện nơi người trẻ: “Dầu thơm thánh thiện phát sinh từ cuộc sống tốt đẹp của rất nhiều người trẻ có thể chữa lành các vết thương của Giáo hội và thế giới”.
Giáo Hội tin tưởng vào giới trẻ một cách đặc biệt biết bao. Chỉ có người cha người mẹ mới tin con mình thật sự tốt lành. Cho nên chúng ta có thể hiểu rằng khi Đức Thánh Cha nói mạnh mẽ về giới trẻ như thế, ngài không chỉ diễn tả sự tin tưởng của mình vào giới trẻ, mà còn cho thế giới thấy Giáo Hội thật sự là người mẹ hiểu con, thương con và tha thiết muốn con nên người.
Bạn trẻ có thể thờ ơ trước lời mời gọi đầy niềm tin và tình yêu như thế sao? Giáo Hội trình bày cho chúng ta những người trẻ đi trước đã đáp lại tiếng Chúa một cách quyết tâm đầy tích cực. Tông huấn viết: “Có những vị thánh chưa là người lớn, nhưng đã để lại cho chúng ta chứng tá về việc sống tuổi trẻ theo một cách khác.” (CV số 50).
Các vị thánh trẻ được nêu lên làm gương cho giới trẻ là Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, vị thánh đã “sống theo con đường bé nhỏ hoàn toàn tin tưởng vào tình yêu của Chúa và quyết tâm dùng lời cầu nguyện quạt cho ngọn lửa tình yêu bùng cháy trong lòng Giáo hội”; chân phước Ceferino Namuncurá, một chủng sinh Salêdiêng, tràn đầy ước mong trở về bộ lạc của mình, mang Chúa Kitô đến với họ và một số các vị khác nữa.
Đặc biệt, Đức Thánh Cha có nhắc đến vị chân phước đồng hương Việt nam của người trẻ chúng ta: “Chân phước Anrê Phú Yên là một chàng trai trẻ người Việt ở thế kỷ XVII. Ngài là một giáo lý viên và trợ giúp các nhà truyền giáo. Ngài bị cầm tù vì đức tin, và vì không chịu từ bỏ nó, ngài đã bị giết. Anrê chết khi thốt ra tên Chúa Giêsu”.
Tông huấn định nghĩa sống thánh thiện là “hiến mạng sống mình cho Chúa Kitô”, “phản chiếu quý giá của Chúa Kitô trẻ trung” (CV 49) như các thánh mà Tông huấn đề cập đến. Nói cách khác, sống thánh thiện là sống theo Chúa Giêsu, sống chết không rời Danh Thánh Chúa Giêsu.
3. Sống khác biệt
Trong khi Tông huấn nhắc chúng ta “không được tách biệt với những người khác”, thì đồng thời cũng mời gọi chúng ta “phải dám khác biệt, có những ước mơ khác mà thế gian không có, dám làm chứng cho vẻ đẹp của sự quảng đại, tinh thần phục vụ, sự trong sạch, dũng cảm, tha thứ, trung thành với ơn gọi riêng của mình, của cầu nguyện, tranh đấu cho công lý và công ích, yêu thương người nghèo và tình thân hữu với mọi người.” (CV 36).
Sống tinh thần Mùa Chay là gì nếu không phải là sống khác biệt như thế? Chúng ta đọc lại xem thử: “quảng đại, phục vụ, trong sạch, tha thứ, trung thành với ơn gọi riêng của mình, cầu nguyện, tranh đấu cho công lý và công ích, yêu thương người nghèo, tình thân hữu…”. Sống khác biệt chính là sống những lý tưởng này, chính là sống thánh thiện như Chúa Giêsu dạy.
Mỗi bạn trẻ chúng ta thử ghi nhớ những giá trị ấy và mỗi ngày thực hành một điểm thôi cũng được, đến hết mùa Chay có lẽ chúng ta đã có chút quà mừng Chúa Phục Sinh.
Để sống các giá trị ấy, chúng ta cần ơn Chúa, và “lời cầu nguyện” được Đức Thánh Cha nhắc nhở như “chìa khóa” cho việc sống khác biệt này. Bạn hãy kiên trì thưa chuyện với Chúa, và lời tỉ tê với Đấng là Tình Yêu chắc chắn sẽ biến đổi chúng ta nên “tình yêu giữa lòng Hội Thánh” như Thánh trẻ Têrêxa.
4. Sống Mùa Chay với Mẹ Maria
Chúng ta có một mẫu gương tuyệt vời là Mẹ Maria. Các văn kiện của Giáo hội thường nhắc đến Mẹ, chẳng hạn Mẹ là “vừa là Mẹ vừa là môn đệ của Chúa” (Tông huấn Giáo Lý Catechesi Tradendae), Mẹ là “ngôi sao của công cuộc Tân Phúc Âm hóa” (Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng – Evangelii Gaudium). Tông huấn Christus Vivit nói rõ hơn: “Đức Maria ngời sáng ở trung tâm của Hội Thánh. Ngài là kiểu mẫu tuyệt hảo cho một Hội Thánh trẻ trung muốn quảng đại và ngoan hiền bước theo Đức Kitô.” (CV 43)
Đức Thánh Cha viết: “Đức Maria đã không mua bảo hiểm nhân thọ! Mẹ đã mạo hiểm và vì thế Mẹ trở nên mạnh mẽ, trở nên một influencer (người có uy thế). Mẹ là một influencer của Thiên Chúa. Tiếng “xin vâng” và mong muốn phục vụ thì mạnh mẽ hơn những nghi nan và khó khăn.” (CV 44). Một trong những đặc tính của tuổi trẻ là mạo hiểm, dám làm, dám sống cho chân lý và lý tưởng. Ước chi trong Mùa Chay này và trong suốt đời mình, chúng ta biết sẵn sàng mạo hiểm vì đức tin như Mẹ yêu dấu của chúng ta mà Đức Thánh Cha diễn tả như sau: “Maria là một thiếu nữ có tâm hồn thanh cao tràn ngập niềm vui (x. Lc 1,47), đôi mắt ngời sáng ánh sáng của Chúa Thánh Thần chiêm ngắm cuộc đời bằng đức tin và lưu giữ mọi sự trong lòng (x. Lc 2,19.51). Đó là người phụ nữ ân cần, mau mắn lên đường khi biết rằng người chị họ cần đến mình, chẳng bận tâm về các kế hoạch của mình, nhưng “vội vã” ra đi đến miền đồi núi (Lc 1,39).” (CV 46).
Sẵn sàng lên đường vì xin vâng ý Chúa, vì muốn thi hành sứ mạng Chúa trao và vì muốn ra khỏi con người ích kỷ của mình, chính là sống tinh thần Mùa Chay, đi vào sa mạc với Đức Kitô để cùng chiến thắng cám dỗ và cùng hưởng vinh quang Phục Sinh với Người.
Gioan Lê Quang Vinh
Có thể bạn quan tâm
Ngày 24/01: Thánh Phanxicô Salêsiô Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh
Th1
Suy niệm CN III -Thường Niên C: Sứ Mạng Đấng Cứu Độ
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Các Ngày Lễ Tết Ất Tỵ 2025
Th1
Cáo phó: Linh mục Phêrô Phaolô Nguyễn Đăng Cao
Th1
Việc phục vụ Chúa nơi người nghèo canh tân Giáo hội
Th1
Đức Thánh Cha Phanxicô: Một Nữ Tu Sẽ Là Chủ Tịch Phủ Thống..
Th1
Thánh Lễ Tất Niên & Đặt Viên Đá Xây Dựng Trung Tâm Mục..
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 3: Xuân Yêu Thương
Th1
Tài Liệu Tuần Cầu Nguyện Cho Các Kitô Hữu Hiệp Nhất Năm 2025
Th1
Cáo phó: Ông cố Phaolô – Thân phụ của Sr. Anna Nguyễn Thị..
Th1
Giáo Hạt Đầu Tiên Hành Hương Về Nhà Thờ Chính Tòa Trong Năm..
Th1
Thánh Lễ Khánh Thành Nhà Mục Vụ Giáo Xứ Bàu Sen trong Tuần..
Th1
Đức Cha Louis dâng thánh lễ khai mạc Tuần Chầu Lượt tại Giáo..
Th1
Suy Niệm Chúa Nhật II Thường Niên C: Tiệc Cưới Giao Ước Mới
Th1
TGM-GPHT: Thông Báo Thánh Lễ Tất Niên Giáp Thìn 2024 & Đặt Viên..
Th1
“Xuân Yêu Thương” Khai Sáng Niềm Hy Vọng Tại Giáo phận Hà Tĩnh
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Bình Chính Tĩnh Tâm, Gặp Mặt Và Tổng Kết..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Tất Niên Xuân Ất Tỵ 2025
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Kỳ Anh Tĩnh Tâm & Họp Bàn Công Việc..
Th1
Đức cha Louis đến thăm các Trung tâm và Mái ấm trong Giáo..
Th1