Thượng Hội đồng vùng Amazon: Thách thức và cơ hội mới cho toàn Giáo Hội

828 lượt xem

Tháng 10 năm 2017, ý thức được tình trạng nghiêm trọng của toàn vùng Amazon, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã quyết định triệu tập một công nghị đặc biệt, một Thượng Hội Đồng cho toàn vùng Amazon, với tên gọi Nhng No Đường Mi cho Giáo Hi và cho Mt Nn Sinh Thái Toàn Din. Thượng Hội Đồng được nhóm họp trong tháng này.

Amazon là vùng rừng nhiệt đới đa dạng nhất trên thế giới và là nơi cư ngụ của 2.779.478 thổ dân, thuộc 390 nhóm quốc gia khác nhau, và có ít nhất khoảng 137 nhóm người sống hoàn toàn cô lập hoặc không được ai biết đến. Trên toàn vùng có tổng cộng 240 ngôn ngữ nói được sử dụng thường ngày, thuộc về 49 ngữ hệ khác nhau. Vùng này thường được mệnh danh là “lá phổi của hành tinh”, là nơi quan trọng hấp thụ lượng khí carbonic thải ra và trả lại nguồn khí sạch cho cả địa cầu. Vùng Amazon chứa 20% lượng nước sạch của toàn hành tinh.

Trong nhiều thập kỷ, vùng này đã bị khai thác bởi nhiều nhóm chính phủ và nhiều tập đoàn kinh tế. Chưa có giai đoạn nào trong lịch sử vùng rừng núi này bị tàn phá nhiều như ngày nay do những phát triển công nghiệp, nông nghiệp, và các khu định cư. Các hoạt động này tàn phá vùng sinh thái đa dạng của toàn vùng, và tác hại nghiêm trọng đến sự phong phú về văn hoá và xã hội của những cộng đồng thổ dân.

Những cộng đồng thổ dân bị buộc phải di tản. Nhiều người bị khai thác bóc lột và trở thành nạn nhân của thảm hoạ buôn người. Thời gian gần đây, có khoảng 80.000 cuộc cháy rừng đã huỷ hoại phần lớn diện tích các cánh rừng nhiệt đới, khiến các nhà lãnh đạo trên thế giới phải gọi đây là cuộc khủng hoảng toàn cầu. Các vùng rừng hoang này phần lớn là đất thổ cư của những người nông dân, nơi chăn nuôi gia súc và trồng trọt. Xuyên suốt dòng lịch sử, toàn vùng Amazon đã là nạn nhân của nạn tàn phá sinh học. Những cuộc bóc lột khai thác bất hợp pháp nguồn tài nguyên của những cộng đồng thổ dân mà không có bất cứ một sự đền bù nào. Chẳng ai tôn trọng chủ quyền của họ.

Xây mt chiếc cu

Thượng Hội Đồng Nhng No Đường Mi cho Giáo Hi và cho Mt Nn Sinh Thái Toàn Din, là một lời kêu gọi gởi đến Giáo Hội toàn cầu. Chúng ta được mời gọi ý thức hơn về bổn phận đối với hành tinh và những cộng động thổ dân là những người đang đánh mất dần ý nghĩa của họ trong suốt dòng lịch sử. Tài liệu chuẩn bị của Thượng Hội Đồng đã khẳng định: “Chúng ta bt đu vi mt vùng đa lý đc bit đ có th xây mt chiếc cu hướng đến nhng qun th sinh vt quan trng ca thế gii: vùng lưu vc Công-gô, Vùng hành lang sinh hc Trung M, nhng cánh rng nhit đi vùng Châu Á Thái Bình Dương, nhng tng ngm nước vùng Guarani, và nhiu vùng khác na.”

Do đó, Thượng Hội Đồng là một cơ hội vàng cho tất cả chúng ta như là những thành viên của Giáo Hội hoàn vũ. Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta là những người mắc nợ món nợ sinh thái. Chúng ta phải lắng nghe tiếng nói của những cư dân của vùng Amazon trong Thượng Hội Đồng này. Chúng ta phải nghe ra rằng tương lai của chúng ta đang bị đe doạ.

Thượng Hội Đồng không bắt đầu từ chuyện không đâu. Hy vọng một vài dữ kiện lịch sử dưới đây, về những chuyện đã và đang định hình nên Giáo Hội vùng Châu Mỹ Latinh, có thể giúp người đọc liên kết giữa quá khứ và hiện tại, để có thể hiểu được tại sao Thượng Hội Đồng lần này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời đại của chúng ta.

Chế đ nô l và vic cưỡng bc theo đo

Giáo Hội Công Giáo vùng Châu Mỹ Latinh đã và đang phải vật vã để định hình căn tính của mình. Giáo Hội vùng này đã phải trải qua những giai đoạn tăm tối với các chế độ độc quyền và độc tài, dưới quyền kiểm soát của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và sau đó là Roma. Năm 1493, dưới áp lực của hai Đế Quốc lớn là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Đức Giáo Hoàng Alexander VI ban hành tông sắc Inter Caetera. Tông sắc này đã cho phép Bồ Đào Nha và Tây Ban Nhay chia quyền trên toàn lãnh thổ châu Mỹ, và có toàn quyền trên những cư dân của Châu lục này. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có quyền bắt nô lệ, và buộc những cư dân trên vùng này phải theo đạo Công Giáo. Thuộc địa hoá và truyền giáo đi đôi với nhau, đã gây ra biết bao đau khổ và ảnh hưởng thô bạo đến các sắc dân trên vùng này.

Tuy nhiên, từ khi được đặt chân đến vùng đất mới này. Chính các nhà truyền giáo là những người lên tiếng bảo vệ cho quyền lợi của thổ dân và tố giác tình trạng bóc lột đàn áp đến từ những bàn tay thực dân. Bartolomé de Las Casas, một Giám Mục Tây Ban Nha Dòng Đa-minh, đã tố cáo rằng việc bắt những người thổ dân làm nô lệ là một tội trọng. Vị Giám Mục này còn tuyên bố những người thổ dân cũng là những kẻ có quyền làm người. Họ đáng được tôn trọng, họ đáng được sống nhưng những thế lực thực dân lại bắt họ phải chết. Ngài trở thành người bảo vệ quyền lợi của những thổ dân. Ngài tuyên bố rằng khi không có sự thuận lòng của những người dân bản địa thì tất cả sự hiện diện của người Châu Âu trên vùng đất Amazon đều là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, ai có thể cản được những người thực dân da trắng? Cả lục địa Châu Mỹ Latinh đã và đang sở hữu những nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, như miếng mồi ngon luôn hấp dẫn cả Châu Âu. Như tác giả Eduardo Galeano ghi nhận: “Trong thi Trung C, mt bao tiêu nh xíu còn có giá tr hơn mt mng người. Nhng k thuc đa Tây Ban Nha và B Đào Nha đã kết hp vi công cuc truyn bá đc tin Ki-tô giáo vi vic li dng và khai thác nhng ngun tài nguyên ca vùng đt này.”

Phá hoi mt thế gii sng

Thổ dân luôn là những người phải gánh chịu đau khổ. Họ mất đất, mất nhà cửa, mất những tập quán văn hoá, bị khai thác như những lao động rẻ tiền. Tình trạng này còn kéo dài cho đến ngày nay. Việc thuộc địa hoá Châu Mỹ là một lịch sử rùng rợn với cái chết của vô vàn những sắc dân là những người vô phương kháng cự trước những kẻ lạ mặt đến nhà mình bằng bạo lực. Tác giả Eduardo Galeano còn miêu tả: “Nhng người Châu Âu đã mang theo nhng tai ho được như đã được k trong Kinh Thánh, các chng bnh đu mùa, phong đòn gánh, bnh đường rut, bnh đau mt, st ban, vàng da, cùi, và nhiu loi d bnh khác. Nhng người th dân chết như rui. Cơ th ca h không tài nào chng li các loi bnh mi.

Hàng triệu người dân Châu Mỹ đã chết. Eduardo Galeano ước tính trong vòng khoảng 150 năm, dân số của toàn châu lục đã giảm từ 70-90 triệu xuống chỉ còn 3.5 triệu. Đây là một thảm hoạ kinh hoàng, còn được ghi lại trong sử sách của những kẻ chinh phạt. Những người Châu Âu xem thổ dân Châu Mỹ như những người hạ cấp, gieo vào lòng họ ý tưởng rằng Châu Âu là xã hội thượng đẳng. Với những người thổ dân, sự hiện diện của dân Châu Âu là dấu chấp kết cho con đường sống của họ, buộc họ phải câm miệng, và huỷ diệt họ cách hệ thống. Theo nhiều cách khác nhau, người Châu Âu đã cướp bóc, hãm hiếp, giết chóc… Cả một Châu lục chết dưới tay họ. Cả một thế giới sống bị huỷ diệt và tàn phá. Những kẻ xâm lăng trở nên mù quáng bởi điều mà ngay nay chúng ta vẫn gọi là tội xã hội: Họ nhìn thấy nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có của cả Châu lục này như là phần thưởng cho công cuộc “Tin Mừng hoá” của họ.

Nhng cung ging ngôn s

Từ khi ý thức và nhận diện được vấn đề, Giáo Hội Công Giáo đã phải ra sức chống lại những cuộc khai thác và lạm dụng diễn ra trên vùng Amazon.  Chẳng hạn năm 1741 Đức Giáo Hoàng Biển Đức 14 trong Tông sắc Immensa Pastorum đã kêu gọi việc đối đãi nhân đạo hơn với những thổ dân trên vùng Brazil và Paraguay. Năm 1912, Đức Giáo Hoàng Pio X đã viết trong Tông thư Lacrimabili Statu Indorum“Còn gì thô bo và dã man hơn là vic trng pht và đóng du bng st đ trên nhng người th dân, ch vì nhng lý do không đâu, hoc kinh hoàng hơn ch là đ mãn tính thô bo. Nhng cuc thm sát hàng trăm hoc hàng ngàn người. Đt phá và thiêu ri các làng mc và nhng khu đnh cư. Tt c đã làm cho nhiu b lc con người đang đng trên b tuyt chng. Ca ci và li lc bt nhân đã làm cho lý trí con người lu m và ra mi r.

Việc đối xử tệ bạc với những cư dân trên vùng rừng nhiệt đới Amazon vẫn còn tiếp diễn. Những cánh rừng cao su mọc lên trên vùng này. Nhiều công ty và tập đoàn đổ dồn vào để khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên và từ con người trên vùng đất này. Vô vàn những xác người chết vùi trên những cánh rừng cao su. 

Người lên tiếng tố giác thực trạng này là Roger Casement, Tổng Tham Tá của Anh trên đất Brazil. Bộ Ngoại giao Anh giao cho người này nhiệm vụ điều tra về tình trạng bóc lột người lao động trong những cánh rừng cao su. Những tài liệu và bằng chứng đến từ vị Tham Tá này, cùng với tiếng nói của những nhà truyền giáo, đã buộc các chính phủ và Giáo Hội phải lắng nghe. Đức Giáo Hoàng Pio X đã viết: “Đã có lúc chúng tôi lưỡng l không mun tin vào nhng câu chuyn tàn ác đến vy. Nhưng sau khi được k li bi vô s nhng người đã chng kiến tn mt, t ngun thông tin ca các v Khâm S, các nhà truyn giáo, và nhng người đáng tin cy, chúng tôi đã không còn phi nghi ng gì na v thm trng kinh hoàng đang din ra trên vùng đt này.”

Dù những tập đoàn khai thác cao su đã sụp đổ, vẫn còn vô số những dạng thức khai thác và lạm dụng những nguồn khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên trên vùng này.

Đc ra nhng du ch thi đi

Bằng việc mở Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã mong muốn mở ra một tiến trình canh tân những gì thật sự cần thiết phải đổi mới trong Giáo Hội. Công Đồng gióng lên tiếng gọi về việc đối thoại giữa Giáo Hội và thế giới hiện đại, kêu gọi mọi người ý thức hơn về những giá trị nhân linh như là trung tâm điểm của việc loan báo Tin Mừng, kêu gọi việc đọc ra những dấu chỉ thời đại dưới ánh sáng Tin Mừng đi đôi với việc ý thức về mối liên hệ giữa đức tin và văn hoá.

Quan trọng hơn, Công Đồng Vatican II tái khẳng định rằng thế giới này là nơi thực hiện tiến trình cứu độ. Chúng ta không được phép nhìn mình như những kẻ tách lìa, nhưng đang sống và trọn vẹn chìm trong thế giới này. Là dân Thiên Chúa, chúng ta bị đòi hỏi phải biết cách lắng nghe Chúa Thánh Thần, để có thể phân biệt rất nhiều những cung giọng khác nhau đang vang lên trong thời đại của chúng ta, và phải biết chú giải những cung giọng ấy dưới ánh sáng của Lời Chúa.

T Medellín đến Aparecida

Cuộc họp của Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh (CELAM) tại Medellín, Colombia vào năm 1968 đã cho ra đời một tài liệu qua trọng trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo tại Châu Mỹ Latinh cũng như Giáo Hội toàn cầu. Đây là lần đầu tiên một tài liệu của Giáo Hội nhấn mạnh rằng nạn nghèo đói vật chất là một tội, tội trong hệ thống. Tài liệu này kêu gọi các Ki-tô hữu phải liên đới với người nghèo trong cơn cùng khổ của họ.

Giáo Hội tại Châu Mỹ Latinh là nơi đầu tiên làm cho cả thế giới ý thức về chọn lựa thật sự của Giáo Hội, chọn lựa đứng về phía người nghèo. Đây là nguồn cảm hứng cho một viễn tượng ngôn sứ đã giúp cho Giáo Hội cất cao giọng chống lại bất công và áp bức đối với những cư dân của Châu Mỹ Latinh. Trong chọn lựa đứng về phía người nghèo dựa trên những giá trị của Tin Mừng, hàng ngàn người đã phải bỏ cả tính mạng của mình. Có thể kể đến tên của Chân Phước Oscar Romero, Jean Dovonan, Ita Forde, Maura Clarke… và nhiều người khác.

Năm 2007, Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh nhóm họp lần thứ 5 tại Aparecida, Brazil. Chủ đề của cuộc họp lần này là đào sâu và tiếp tục khẳng định chọn lựa đứng về phía người nghèo của Giáo Hội. Đức Hồng Y Jorge Bergoglio trong cuộc họp ấy được bầu làm người hướng dẫn nhóm làm việc với những tài liệu cuối cùng của cuộc họp.

Trong lòng Giáo Hội, những cuộc họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục vùng Châu Mỹ Latinh bao giờ cũng là những cuộc họp quan trọng. Tài liệu chính thức của những cuộc họp ấy luôn được phê chuẩn bởi chính Đức Giáo Hoàng. Nhờ những cuộc họp này, quan điểm xã hội của Giáo Hội trở nên rõ ràng hơn, vai trò ngôn sứ của Giáo Hội được thực thi cách thực tế hơn, và Giáo Hội mới trở nên đích thực hơn là Giáo Hội của người nghèo.

(S báo ti ca cùng ch đ này s tp trung bàn v vai trò lch s và nh hưởng ca Đc Giáo Hoàng Phan-xi-cô đi vi nhng thay đi ca thi đim hin ti).

Tác giả: Sheila Curran, R.S.M.
Cao Gia An, S.J. lược dịch từ Tp chí Doctrine and Life

Có thể bạn quan tâm

Trả lời