TRAO CHO NGƯỜI TRẺ NHIỀU CƠ HỘI
Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
Phải thừa nhận rằng hiệp hành đã mở ra vô vàn cơ hội cho tất cả các thành phần trong giáo xứ. Đây là cơ hội để cùng nhau phục vụ và cùng nhau phát triển tài năng của chính mình. Từ động cơ này, giáo xứ nói riêng và Giáo hội nói chung sẽ tràn đầy năng lượng trong đời sống đức tin. Trong bài viết dưới đây, chúng ta thử nhìn cơ hội nơi người trẻ trong những tâm tình mà Giáo hội đang quan tâm. Giáo hội dành cả một Tông Huấn (Chúa Kitô Sống – Christus Vivit) để mô tả:
– Giáo hội cần trao nhiều cơ hội hơn cho người trẻ;
– Người trẻ cần nhận ra tài năng của chính mình để phục vụ.
- Cơ hội từ phía Giáo xứ
Tôi ngả mũ thán phục những cha xứ, những mục tử rất can đảm trao cho người trẻ cơ hội để dấn thân trong giáo xứ. Có những công việc tưởng chừng người trẻ không thể đảm đương, nhưng cha xứ đã tin tưởng, hướng dẫn và đồng hành để các em chu toàn nhiệm vụ. Lúc đầu có thể vấp váp, nhưng càng thực tập, các em càng thành thạo, càng nhiệt huyết sáng kiến trong sân chơi của giáo xứ. Để làm được điều này, Giáo hội mong người mục tử và hội đồng giáo xứ, những người không còn trẻ, gần gũi hơn với tiếng nói và sự hăng say của các em. “Sự gần gũi tạo điều kiện cho Hội Thánh trở thành không gian đối thoại và làm chứng cho tình huynh đệ hấp dẫn.” (Tông huấn Christus Vivit – Chúa Kitô Đang Sống số 38). Giáo hội không ngần ngại tạo thêm nhiều không gian để tiếng nói của những người trẻ được vang lên: “Lắng nghe làm cho việc trao đổi quà tặng trong bối cảnh đồng cảm được khả thi. Đồng thời, nó đặt ra các điều kiện để rao giảng Tin Mừng thật sự có thể chạm đến con tim một cách sắc bén và hiệu quả.”[1]
Để cơ hội được trao ban và phát huy tài năng người trẻ, Giáo hội đưa ra một trong những chìa khóa cho giáo xứ, đó là tình yêu. Trái tim người mục tử cần tình yêu này để thu hút người trẻ. Đó là một tình yêu “không áp đặt hay đè bẹp, không loại trừ, không thờ ơ, một tình yêu không coi thường hay thống trị. Đó là tình yêu của Chúa, tình yêu thường nhật, kín đáo và tôn trọng, một tình yêu tự do và giải thoát, tình yêu chữa lành và nâng dậy. Đó là tình yêu của Chúa, tình yêu đỡ nâng lên hơn là quật ngã, giao hoà hơn là cấm đoán, cho cơ hội mới hơn là kết án, hướng đến tương lai hơn là quá khứ” (Tông huấn Christus Vivit – Chúa Kitô Đang Sống, số 116). Trong định hướng này, Giáo hội hy vọng về những nhà lãnh đạo bình dân đến từ những người trẻ tuổi (số 231)!
Chắc chắn giáo xứ sẽ gặp nhiều thiếu sót hoặc vụng về nơi người trẻ. Chính những thiếu sót ấy có khi là cơ hội để cha xứ và người lớn hiểu hơn về người trẻ. Tôi tin các cha xứ không sợ thiếu sót này; thay vào đó, các ngài tiếp tục diễn tả tình yêu mục tử bằng những hướng dẫn kịp thời. Tầm nhìn của mục tử không chỉ ở công việc, nhưng còn ở con người. Nhân phẩm thì quan trọng hơn thành công!
Khi học môn mục vụ, tôi được dạy rằng: “Người mục tử không nên có nhãn quan cầu toàn!” Lý do? Nhãn quan này sẽ bẻ gãy mọi mối tương quan. Nhất là nơi người trẻ với tính tự ái hoặc nhút nhát, mục tử cần nâng đỡ hơn là mong các em phải hoàn chỉnh như điều mình mong ước. “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” vẫn đúng trong tương quan công việc giữa cha xứ và người trẻ. Hiểu theo nghĩa này, Giáo hội vẫn tin rằng khi Thiên Chúa, ngang qua cha xứ, yêu cầu người trẻ điều gì hoặc đơn thuần để người trẻ gặp những thử thách trong cuộc đời, Thiên Chúa mong người trẻ nhường chỗ để Ngài đẩy người trẻ về phía trước. Để làm được điều này, Giáo hội tiếp tục động viên và giúp người trẻ trưởng thành hơn. (x. số 117).
Thật vui nếu giáo xứ còn sức sống của người trẻ. Kinh nghiệm Giáo hội cho thấy, “với sự giúp đỡ quý giá của những người trẻ, thật sự có thể là cơ hội cho một cuộc cải cách có ý nghĩa lịch sử.” (số 102). Vì tính cấp bách này, Tông Huấn trên đã dành cả một chương Bảy để kêu gọi những người có trách nhiệm trao cơ hội cho người trẻ. Lý do là người trẻ phải là những tác nhân trong các mục vụ giới trẻ, được đồng hành và hướng dẫn, nhưng tự do tìm ra những con đường mới với óc sáng tạo và táo bạo của các em. Mục tử tốt là người làm lộ ra óc thông minh, tài khéo léo và sự hiểu biết mà chính các em vốn có về sự nhạy cảm, ngôn ngữ và các vấn đề của những người trẻ khác. Giáo hội gọi đường hướng này là “chiến thuật mục vụ mới”. Nghĩa là nơi nhà xứ, “mục vụ giới trẻ cần phải có một sự linh động khác, và mời những người trẻ tham gia vào các biến cố, đôi khi cung cấp cho các em một không gian không những chỉ để được đào tạo, mà còn cho phép các em chia sẻ cuộc sống, ăn mừng, ca hát, lắng nghe các chứng từ và các kinh nghiệm thật sự và cụ thể, cùng trải qua một cuộc gặp gỡ cộng đồng với Thiên Chúa hằng sống.” (số 204).
Còn rất nhiều chỉ dẫn vô cùng thiết thực mà Giáo hội đã chỉ ra cho người lãnh đạo Giáo xứ trong Tông Huấn này. Chúng ta không có giờ đi vào chi tiết. Ước sao những ai muốn chăm sóc mục vụ cho người trẻ, cũng một lần đọc được những chỉ dẫn trong Tông Huấn này[2].
- Cơ hội cần người trẻ nắm lấy
Người trẻ thân mến,
Đã đến lúc chúng ta lên tiếng, góp tài năng của mình vào đời sống giáo xứ. Xin đừng sợ cha xứ và những người đang hướng dẫn cộng đoàn. Họ đang chờ đón bạn! Giáo hội cũng mời người trẻ hãy “nắm bắt những cơ hội phát sinh mỗi ngày, để thực hiện những hành động bình thường một cách phi thường.” – Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận chia sẻ. Giáo hội muốn mơ cùng người trẻ. Khi người trẻ đấu tranh để biến ước mơ của mình thành hiện thực, hãy sống trọn vẹn ngày hôm nay, cho đi tất cả và từng giây phút lấp đầy nó bằng tình yêu. Bởi vì thật sự là ngày hôm nay của tuổi trẻ có thể là ngày cuối cùng, và như thế thật đáng giá để sống với tất cả ước muốn và tất cả chiều sâu có thể. (số 148).
Nếu như còn ngần ngại, người trẻ hãy nhìn về mẫu gương Giêsu. Chúa Giêsu, luôn luôn trẻ trung (x. Tông Huấn, Chương 1). Ngay số đầu của Tông huấn, Đức Giáo Hoàng nhắc lại: “Đức Kitô đang sống và Người muốn người trẻ được sống!” Sống nghĩa là hiện tại, hơn nữa người trẻ còn là hiện tại của giáo xứ và của Thiên Chúa. Mất sự tham gia của người trẻ, nghĩa là giáo xứ đang chết dần. Thay vào đó, Giáo hội mời gọi người trẻ hãy mạnh dạn tham gia không chỉ trong các nhóm ở giáo xứ, nhưng còn mở tầm nhìn đến những thành phần xa hơn. Chẳng hạn, chúng ta đồng hành với những người già cả và bệnh tật, hoặc đến thăm các khu dân nghèo, tham gia vào các chương trình xã hội, hoặc phục hồi các khu vực bị ô nhiễm, v.v. Tắt một lời, Đức Giáo Hoàng mời người trẻ: “Cha xin các con hãy trở thành những người xây dựng thế giới, để làm việc cho một thế giới tốt đẹp hơn” (số 174).
Sau cùng, người trẻ ngày nay có quá nhiều sân chơi ở bên ngoài môi trường nhà thờ, giáo xứ. Có sân chơi tốt, nhưng cũng lắm sân chơi đưa người trẻ vào ngõ cụt. Nếu bạn đang chơi bên ngoài giáo xứ, xin hãy trở về để được Thiên Chúa yêu thương. Trong Thiên Chúa thì hạnh phúc, thành công vô cùng. Trong Giáo hội, nơi giáo xứ, “sự sống mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta là một câu chuyện tình, một câu chuyện sự sống muốn hòa lẫn với chúng ta và bén rễ vào đất của mọi người. Sự sống ấy không phải là một sự cứu rỗi “ở trên đám mây” đang chờ được tải xuống, cũng không phải là một “phần mềm – App” mới được phát minh hay một thao luyện tinh thần do kỹ thuật tự trau dồi. Ơn cứu rỗi mà Thiên Chúa ban cho chúng ta là một lời mời gọi để trở nên một phần của một chuyện tình được đan kết với những câu chuyện cá nhân của chúng ta; nó đang sống và muốn được sinh ra ở giữa chúng ta để chúng ta có thể sinh hoa trái nơi mình đang ở, dù một mình hay với bất cứ ai. Chính ở đó mà Chúa đến để gieo và để được gieo”. (số 252). Nơi đó luôn có nhiều cơ hội để người trẻ trổ tài phục vụ và tham gia.
- Tạm kết
Bạn trẻ cũng dễ dàng đọc Tông Huấn này trên mạng bằng tiếng Việt. Trong đó bạn sẽ nhận được biết bao ý tưởng và hướng dẫn để tham gia vào cộng đoàn giáo xứ nơi mình đang sống. Dù ở đâu, người trẻ cũng được mời gọi tham gia vào Giáo hội tại địa phương. Giáo hội là một, Thiên Chúa thì ở đâu cũng giống nhau.
Nếu người trẻ còn gặp khó khăn tham gia, xin kiên nhẫn và chân thành đối thoại. Lý do là vì Giáo hội rất vui khi thấy người trẻ chạy nhanh hơn những người chậm chạp và sợ hãi. Hãy chạy, “được thu hút bởi Dung Nhan Giêsu yêu dấu, là Dung Nhan mà chúng ta tôn thờ trong Bí tích Thánh Thể, và nhận ra trong thân xác của những anh chị em đau khổ của chúng ta. Nguyện xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy các con về phía trước trong cuộc chạy đua này. Hội Thánh cần động lực, trực giác và đức tin của các con. Chúng ta cần chúng! Và khi các con đến nơi mà Cha và những người khác chưa đến, hãy kiên nhẫn chờ đợi Cha và họ” – Đức Giáo Hoàng viết trong số cuối cùng của Tông Huấn. Chúng ta cùng nâng đỡ nhau chạy trên con đường đức tin này. Cùng chạy, cùng tham gia và cùng trao cho nhau những cơ hội để sống triển nở trong đời sống của cộng đoàn. Amen.
[1] CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Sứ Điệp cho Những Người Trẻ Nam Nữ (8 tháng 12, 1965): AAS 58 (1966), số 8
[2] https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/tong-huan-christus-vivit-chua-kito-dang-song-38964
Nguồn:hdgmvietnam
Có thể bạn quan tâm
Giáo Hạt Đầu Tiên Hành Hương Về Nhà Thờ Chính Tòa Trong Năm..
Th1
Thánh Lễ Khánh Thành Nhà Mục Vụ Giáo Xứ Bàu Sen trong Tuần..
Th1
Đức Cha Louis dâng thánh lễ khai mạc Tuần Chầu Lượt tại Giáo..
Th1
Suy Niệm Chúa Nhật II Thường Niên C: Tiệc Cưới Giao Ước Mới
Th1
TGM-GPHT: Thông Báo Thánh Lễ Tất Niên Giáp Thìn 2024 & Đặt Viên..
Th1
“Xuân Yêu Thương” Khai Sáng Niềm Hy Vọng Tại Giáo phận Hà Tĩnh
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Bình Chính Tĩnh Tâm, Gặp Mặt Và Tổng Kết..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Tất Niên Xuân Ất Tỵ 2025
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Kỳ Anh Tĩnh Tâm & Họp Bàn Công Việc..
Th1
Đức cha Louis đến thăm các Trung tâm và Mái ấm trong Giáo..
Th1
Suy niệm mỗi ngày, Tuần I Thường niên, năm lẻ
Th1
Tổng Giám mục Gądecki phê bình kiến nghị cấm trẻ vị thành niên..
Th1
Tổng Thống Biden Trao Tặng Đức Thánh Cha Huân Chương Tự Do
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 2
Th1
Sống tinh thần Năm Thánh trong thực hành cụ thể của Giáo xứ..
Th1
Hành Hương Thời Tân Ước – Phần 2: Tại Sao Hành Hương Cần..
Th1
Nước Đóng Vị Trí, Vai Trò Gì Trong Kinh Thánh?
Th1
Cáo Phó: Ông Cố Phêrô – Thân Phụ Của Linh Mục Phêrô Nguyễn..
Th1
Cẩm Nang Học Hỏi Năm Thánh 2025
Th1
Cháy rừng ở Los Angeles phá hủy một nhà thờ, nhiều trường học..
Th1