Sứ điệp của Đức Mẹ Fatima
Chúng ta đều đã quen thuộc với các sứ điệp của Đức Mẹ Fatima. Chúng ta biết rằng, không giống như nhiều mặc khải tư, Mẹ Maria đã gửi sứ điệp Fatima của mình cho mọi người, đưa ra giải pháp cho các vấn đề của thế giới. Mẹ đã yêu cầu đọc Kinh Mân côi hằng ngày, đền bù cho tội nhân và dâng hiến mọi người cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.
Một trong những điều hiếm khi được nói đến là sứ điệp Mẹ gửi trong lần hiện ra đầu tiên với 3 trẻ vào tháng 5-1917. Nó liên quan đến Luyện ngục. Trong lần đó, Luxia bắt đầu đặt câu hỏi cho Người phụ nữ xinh đẹp để tìm hiểu Bà ấy là ai. Tràn trề niềm vui khi nghe Người phụ nữ nói rằng Bà đến từ Thiên đàng, Luxia ngay lập tức hỏi về hạnh phúc vĩnh cửu của chính mình và Đức Mẹ đã yêu thương nói với cô rằng cô sẽ lên Thiên đàng. Sau khi được xác định rằng hai người bạn nhỏ của cô là Giaxinta và Phanxicô cũng sẽ lên Thiên đàng, Luxia hỏi thêm về hai người bạn khác của cô vừa qua đời: “Có phải Maria das Neves đang ở trên thiên đàng”, “Có” Đức Mẹ trả lời, “cô bé ấy đã ở trên thiên đàng”. Cuối cùng, Luxia hỏi về một người bạn của mình tên là Amelia, và Đức Mẹ trả lời: “Amelia sẽ ở trong Luyện ngục cho đến ngày tận thế”.
Amelia được mười tám tuổi khi cô qua đời. Cô đã ở trong Luyện ngục và, theo lời Đức Mẹ, sẽ ở đó cho đến ngày tận thế. Số phận của cô ấy là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta. Chúng ta hãy nhớ kỹ và tìm mọi cách để số phận khá bi thảm của Amelia sẽ không phải là của chúng ta.
Giáo huấn của Hội Thánh
Chúa Kitô và Giáo hội của Ngài dạy chúng ta điều gì về Luyện ngục? Thưa, chắc chắn có một nơi gọi là Luyện ngục bởi vì Mẹ Giáo Hội đã tuyên bố tín điều này như một giáo điều phải tin. Vào thế kỷ XV, Công đồng Florence và Trento đã long trọng công bố tín điều này cho tất cả những người con trung thành của Giáo hội.
Nhìn vào Cựu Ước, chúng ta thấy Giuđa Macabêô đã gửi một số tiền về Giêrusalem để xin cầu nguyện cho những người lính của ông đã chết trận vì ông tin rằng họ sẽ phải được thanh tẩy ở thế giới khác. (2 M 12, 43).
Trong Tân Ước, chúng ta nghe thấy lời của chính Chúa Giêsu: “Ai nói phạm đến Đức Thánh Linh, thì không được tha trong thế giới này, và cũng không được tha trong thế giới sắp tới.” (Mt 12, 32) Và ở nơi khác, Chúa so sánh Luyện ngục với một nhà tù khi Ngài nói: “Quả thật, Ta nói với ngươi, ngươi sẽ không được ra khỏi đó cho đến khi trả đến đồng xu cuối cùng”.
Mẹ Giáo Hội đã gọi Luyện ngục là “cánh cổng của Hỏa ngục” khi cầu nguyện trong các Thánh lễ An táng: “Lạy Chúa, xin cứu chúng con ra khỏi những cánh cổng của địa ngục.”
Hai hình phạt
Các hình phạt của Luyện ngục là gì? Thưa có hai loại hình phạt ở Luyện ngục: nỗi đau mất mát và nỗi đau giác quan.
Thật dễ hiểu về nỗi đau mất mát ở Luyện ngục vì sau khi chết, linh hồn đã ra khỏi thể xác và cứ theo lẽ thường thì sẽ được đến ở ngay với Thiên Chúa trong vinh quang và hạnh phúc; nhưng vì còn vướng nhiều tội nhẹ, linh hồn không phù hợp để xuất hiện trước nhan Chúa và tận hưởng sự Hiện diện mang đến tràn trề hạnh phúc của Ngài, nên phải ở lại Luyện ngục để được thanh tẩy cho đến khi hoàn toàn trong sạch.
Còn nỗi đau giác quan ở Luyện ngục được mô tả như sự đau khổ của người bị thiêu đốt đêm ngày trong một đám lửa tương tự như lửa Hỏa ngục. Theo Thánh Tôma Aquinô, không có sự khác biệt giữa những dằn vặt của Hỏa ngục và nỗi đau của Luyện ngục, ngoại trừ lửa Hỏa ngục sẽ là vĩnh viễn. “Cùng một ngọn lửa”, Thánh Augustinô nói, “thiêu đốt kẻ mất linh hồn và kẻ được cứu.” Và Thánh nhân nói: nỗi đau của Luyện ngục lớn hơn nỗi đau của tất cả các Thánh Tử đạo. Thánh Cyril của Alexandria dạy: “Tất cả những cực hình mà người ta có thể nghĩ ra trong thế giới này cũng chả là gì so với nỗi đau nhỏ nhất trong Luyện ngục”. Thánh Augustinô xác quyết rằng những người mê của cải và mê man với những người ở đời này mà lớn lên trong tội lỗi, sẽ phải ở trong Luyện ngục rất lâu dài.
Chúng ta nhìn thấy những nỗi đau của Luyện ngục không phải là để hoảng sợ, rồi nói với bản thân rằng chiến đấu chống lại tội lỗi cũng chỉ là điều vô ích thôi. Thay vì vậy, chúng ta tìm hiểu về Luyện ngục và nỗi đau của nó bởi vì những kiến thức như vậy sẽ làm cho chúng ta ghét bỏ mọi tội lỗi, ngay cả những tội nhẹ mà chúng ta thường không để ý. Biết được sự yếu đuối của mình, chúng ta hiểu rằng thật khó để tránh mọi tội nhẹ, nhưng hãy nhớ rằng chúng ta đã có những cách giải quyết; chúng ta đã biết cách loại bỏ các hình phạt tạm thời do tội lỗi khi bố thí hoặc làm các việc lành để lãnh được các ân xá do Giáo Hội ban cho.
Tác giả: Howard Rafferty, O. CARM
Linh Hữu trích dịch từ Catholictradition
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12
Hội Nghị Online Của Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh Năm 2024
Th12
Tâm Tình Của Người Công Giáo Khi Mừng Lễ Giáng Sinh
Th12
Giải truyện ngắn Năm Thánh 2025: “Hy vọng và Hoà giải”
Th12
Hội Ái Hữu Vinh – Hà Tĩnh Bắc Cali: Mở tiệc Noel chia..
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng C: Niềm Vui Ơn Cứu Độ
Th12