COP28, HƯỚNG TỚI SỰ KHỞI ĐẦU CỦA VIỆC CHẤM DỨT NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH
Marine Henriot
Đây là lần đầu tiên được hoan nghênh trên toàn thế giới. Vào rạng sáng thứ Tư, ngày 13/12/2023, tại COP28 ở Dubai, 198 bên đã thông qua một thỏa hiệp lịch sử, mở đường cho việc từ bỏ dần các năng lượng hóa thạch vốn gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Vào thứ Năm, ngày 30 tháng 11, trong lần xuất hiện đầu tiên trước các phái đoàn của 197 quốc gia tham dự, cộng với Liên minh Châu Âu, tại hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, chủ tịch COP 28, Sultan al-Jaber, đã chỉ khơi dậy những tràng pháo tay rụt rè… Vào sáng thứ Tư 13/12/2023, sau hai đêm đàm phán mệt mỏi, ông đã khép lại COP28 này với sự hoan nghênh nhiệt liệt và một thỏa thuận được mô tả là “lịch sử”.
Sultan al-Jaber, chủ tịch COP28 của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, người đã bị thách thức trong những tháng gần đây vì sự lãnh đạo của ông đối với công ty dầu mỏ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Adnoc, cho biết: “Lần đầu tiên chúng tôi đưa ra từ ngữ về năng lượng hóa thạch trong thỏa thuận cuối cùng”.
Một tín hiệu mạnh mẽ
François Gemenne, giáo sư tại HEC (Trường nghiên cứu cao cấp thương mại Paris), chủ tịch Hội đồng khoa học của Quỹ Thiên nhiên và Con người và là thành viên của GIEC (Nhóm chuyên gia liên chính phủ về sự biến đổi của khí hậu), đã vui mừng và hoan nghênh “văn bản đầy tham vọng nhất cho đến nay về vấn đề năng lượng hóa thạch. Đây thực sự là văn bản đánh dấu sự khởi đầu cho sự kết thúc của năng lượng hóa thạch vốn vạch ra quỹ đạo của chân trời năng lượng không có carbon vào năm 2050”.
Thỏa thuận này đạt được sau những cuộc đàm phán mệt mỏi, là một sự thỏa hiệp được dệt khéo léo. Ông nói về việc “chuyển đổi khỏi năng lượng hóa thạch”, công thức duy nhất có thể làm hài lòng những người ủng hộ việc “thoát khỏi” năng lượng hóa thạch như các quốc đảo nhỏ hay người châu Âu, đồng thời tránh được quyền phủ quyết của Ả Rập Saudi hay đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Văn bản cuối cùng này của COP đặt ra hướng đi tiếp theo trong những năm tới, một tín hiệu mạnh mẽ được gửi đến các quốc gia, nhưng trên hết là tới các thị trường và nhà đầu tư, “bởi vì quá trình chuyển đổi năng lượng trước hết là vấn đề đầu tư”, François Gemenne lưu ý.
Chưa bao giờ trong lịch sử các hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc toàn bộ năng lượng hóa thạch – dầu, khí đốt, than đá – đã được chỉ rõ, trong khi quá trình đốt cháy chúng kể từ thế kỷ 19 là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên.
Đoạn thứ 28, trên tổng số 196 đoàn, kêu gọi “chuyển đổi khỏi năng lượng hóa thạch trong các hệ thống năng lượng, một cách công bằng, trật tự và công minh, bằng cách thúc đẩy hành động trong thập niên quan trọng này, nhằm đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2050 theo các khuyến nghị khoa học”.
Do đó, quá trình chuyển đổi liên quan đến năng lượng chứ không phải các lĩnh vực khác như hóa dầu. Nhưng lời kêu gọi hành động trong thập niên hiện tại là yêu cầu của Liên minh Châu Âu.
François Gemenne nhắc nhớ, nếu nó được tôn trọng, văn bản này có thể giúp duy trì trong giới hạn của thỏa thuận Paris, nghĩa là nhiệt độ trung bình tăng giới hạn ở mức 1,5 độ, nhưng thời gian rất cấp bách.
Sự thất vọng của các Quốc đảo nhỏ
Tuy nhiên, một nhược điểm nhưng không kém phần quan trọng là sự thất vọng của các Quốc đảo nhỏ, những quốc gia đầu tiên bị đe dọa biến mất do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Anne Rasmussen, đại diện của Samoa, tuyên bố: “Chúng tôi không muốn làm gián đoạn sự hoan hô nhiệt liệt khi bước vào phòng, nhưng chúng tôi hơi bối rối: quý vị vừa gõ búa và Liên minh các Quốc đảo nhỏ (Aosis) không có trong phòng”. “Chúng ta đã đi đến kết luận rằng việc điều chỉnh hướng đi cần thiết vẫn chưa được đảm bảo”, bà nói thêm và đồng thời cho rằng văn bản này không đủ để hy vọng cứu các hòn đảo khỏi bị nhấn chìm bởi nước dâng cao.
Văn bản được đồng thuận thông qua, không có quốc gia nào phản đối, là một sự thỏa hiệp không hoàn hảo, nhiều đại biểu và tổ chức phi chính phủ cũng lưu ý. Nó không trực tiếp kêu gọi thoát khỏi năng lượng hóa thạch, khiến hàng trăm quốc gia yêu cầu điều đó thất vọng. Và nó bao gồm những kẽ hở cho các quốc gia muốn tiếp tục khai thác trữ lượng hydrocarbon của mình.
Hơn nữa, François Gemenne lưu ý, “nguồn tài trợ không ngang tầm, cả nguồn tài trợ cho những tổn thất và thiệt hại, do đó cho những tác động mà các quốc gia dễ bị tổn thương nhất phải gánh chịu, cũng như cho vấn đề về sự thích ứng vốn rất quan trọng, đặc biệt đối với các Quốc đảo nhỏ”.
Chuyển ngữ: Tý Linh
Theo nhật báo Vatican News (13.12.2023)
Nguồn: xuanbichvietnam.net (14.12.2023)
Có thể bạn quan tâm
Những tín hiệu đáng mừng cho Kitô giáo toàn cầu năm 2025
Th2
Họp báo tối 21/2: Đức Thánh Cha đáp ứng điều trị nhưng chưa..
Th2
VPTGM: Thông Báo Giáo Phận Hà Tĩnh Cầu Nguyện Cho Đức Thánh Cha
Th2
Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên C
Th2
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội Lần Thứ 59 Năm..
Th2
Năm Chìa Khóa Để Nuôi Dưỡng Sự Phân Định Trực Tuyến
Th2
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô
Th2
Hồng Y Chủ Tịch Caritas Quốc Tế Kêu Gọi Tổng Thống Trump Tiếp..
Th2
Lời Cầu Nguyện Cho Cuộc Hành Hương Qua Cửa Thánh
Th2
Thượng Hội Đồng: Các Điều Phối Viên Và Thư Ký Của Mười Nhóm..
Th2
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Cầu Nguyện Cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Th2
Cửa Sót – Nơi Hạt Giống Tin Mừng Đầu Tiên Được Gieo Vãi..
Th2
Hướng Dẫn Dành Cho Bậc Cha Mẹ Công Giáo Giúp Trẻ Sử Dụng..
Th2
Những Chuyến Tàu Mang Số Hiệu Hy Vọng
Th2
Bài Hát Cộng Đồng Chúa Nhật 7 Thường Niên Năm C
Th2
Nên làm gì sau khi phạm tội trọng
Th2
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 7 (11/02 – 17/02/2025): Hội Thánh..
Th2
Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Sơ Raffaella Petrini Làm Chủ Tịch Phủ Thống..
Th2
Suy Niệm Mỗi Ngày: Tuần VI Thường Niên – Năm C
Th2
Niềm Hy Vọng Kitô Giáo Trong Đời Sống Của Người Tín Hữu
Th2